1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố vũng tàu, tỉnh bà rịa - vũng tàu

125 2,5K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 850 KB

Nội dung

Việc xây dựng đội ngũ CB, CC cấp xã có năng lực tổ chức, quản lý điều hànhphát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và có khả năng vận động nhân dân thực hiệnđường lối của Đảng, pháp luật củ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP

LÊ THỊ THANH BÌNH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU,

TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số: 60 34 05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI BẰNG ĐOÀN

HÀ NỘI - 2011

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luậnvăn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi cũng xin cam kết rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đãđược cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./

Tác giả luận văn

Lê Thị Thanh Bình

Trang 3

Để hoàn thành khóa học và bài nghiên cứu này, đầu tiên tôi xin gửi lời biết

ơn chân thành đến PGS.TS Bùi Bằng Đoàn, người thầy đã trực tiếp chỉ bảo vàhướng dẫn tận tình để tôi thực hiện xong luận văn

Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Khoa Kế toán và Quản trị kinhdoanh, Viện Đào tạo Sau Đại học cùng các thầy cô đã giảng dạy, hướng dẫn vàđóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này

Tôi trân trọng biết ơn Ban Lãnh đạo, các anh chị đang công tác tại Sở Nội

vụ, Thành ủy Vũng Tàu, các phòng ban chuyên môn UBND thành phố Vũng Tàu,Đảng ủy, UBND Phường 6 – TP Vũng Tàu đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc thuthập số liệu và giải đáp các thắc mắc về tình hình thực trạng đội ngũ CB, CC TPVũng Tàu để tôi có thể hoàn thành luận văn

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên tôi, độngviên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học và bài luận văn này

Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 11 tháng 11 năm 2011

Tác giả luận văn

Lê Thị Thanh Bình

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục từ viết tắt vii

Danh mục bảng viii

1

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Vấn đề nghiên cứu – Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung: 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: 4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

2 PHẦN 2 5

2 Cơ sở lý luận và thực tiễn 5

2.1 Những vấn đề chung về hệ thống quản lý Nhà nước 5

2.1.1 Khái niệm về quản lý 5

2.1.2 Đặc điểm về quản lý Nhà nước 7

2.2 Một số vấn đề chung về cán bộ, công chức 8

2.2.1 Khái niệm về CB, CC 8

2.2.2 Khái quát về cán bộ, công chức cấp xã 9

2.2.3 Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã 9

2.2.4 Chức năng của cán bộ, công chức 11

2.2.5 Chức trách, nhiệm vụ của CB, CC cấp xã 11

2.2.6 Phân loại cán bộ, công chức 19

2.2.7 Phẩm chất đạo đức của CB, CC 19

2.3 Một số vấn đề về cấp xã 20

2.3.1 Khái niệm về cấp xã 20

2.3.2 Khái niệm xã, phường, thị trấn 21

Trang 5

2.3.3 Vai trò của cấp xã 22

2.4 Một số vấn đề về năng lực của cán bộ, công chức 23

2.4.1 Khái niệm chung về năng lực 23

2.4.2 Đặc điểm và nội dung phản ánh năng lực CB, CC 24

2.4.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực của cán bộ, công chức 27

2.4.4 Trình độ của cán bộ, công chức 27

2.4.5 Hiệu quả thực thi công vụ của CB, CC 29

2.5 Một số vấn đề liên quan đến năng lực CB, CC cấp xã 32

2.5.1 Cơ sở hình thành đội ngũ CB, CC cấp xã 32

2.5.2 Một số chính sách đối với CB, CC cấp xã 33

2.5.3 Nhận thức của CB, CC 35

2.6 Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực công chức 35

2.6.1 Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực công chức cơ sở ở Cộng Hòa Pháp 35

2.6.2 Kinh nghiệm về nâng cao năng lực đội ngũ CB,CC cơ sở của tỉnh Đắk Lắk 37

2.6.3 Kinh nghiệm về nâng cao năng lực đội ngũ CB,CC cơ sở ở Huyện Bình Chánh – thành phố Hồ Chí Minh 39

2.7 Các văn bản liên quan đến CB,CC cấp xã 40

2.7.1 Những văn bản của Trung ương 40

2.7.2 Các văn bản của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 41

2.7.3 Văn bản của thành phố Vũng Tàu 44

3 PHẦN 3 45

3.1 Một số đặc điểm cơ bản về thành phố Vũng Tàu 45

3.1.1 Vị trí địa lý 45

3.1.2 Đặc điểm về mặt lợi thế 45

3.1.3 Đặc điểm về kinh tế - xã hội 46

3.1.4 Cơ cấu tổ chức hành chính của thành phố Vũng Tàu 46

3.2 Phương pháp nghiên cứu 48

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 48

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 49

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 49

Trang 6

3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu dùng trong phân tích 50

4 PHẦN 4 51

4.1 Thực trạng năng lực và chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã ở nước ta hiện nay 51

4.2 Thực trạng đội ngũ CB,CC cấp xã trên địa bàn TP Vũng Tàu 54

4.2.1 Đặc điểm đội ngũ CB, CC xã, phường TP Vũng Tàu 54

4.2.2 Độ tuổi và thâm niên công tác 55

4.3 Hiệu quả thực thi công vụ61

4.3.1 Kết quả phát triển kinh tế - xã hội TP Vũng Tàu từ 2008 – 2010 614.3.2 Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã, phường từ

4.5 Công tác đào tạo bồi dưỡng CB, CC cấp xã những năm qua 78

4.6 Đánh giá của nhân dân về hiệu quả thực thi công vụ của CB, CC 80

4.7 Các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến năng lực CB,CC cấp xã thành phố Vũng Tàu 87

4.9.1 Xây dựng cơ chế theo từng khu vực, địa bàn 94

4.9.2 Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn CB, CC để xây dựng quy hoạch và cơ cấunhân sự 964.9.3 Quy hoạch nguồn CB, CC 984.9.4 Đào tạo, bồi dưỡng CB, CC 100

Trang 7

4.9.5 Tuyển dụng, bố trí CB, CC 1064.9.6 Tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cho CB, CC 1074.9.7 Tăng cường công tác đánh giá, nhận xét CB, CC cấp xã 1084.9.8 Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát CB, CC 109

5 PHẦN 5 110 5.1 Kết luận 110

5.2 Kiến nghị 111

Danh mục tài liệu tham khảo

Mẫu phiếu điều tra

Trang 8

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

HĐND: Hội đồng nhân dân

UBND: Uỷ ban nhân dân

UBMTTQ: Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc

HCCB: Hội Cựu chiến binh

HND: Hội Nông dân

HLHPN: Hội Liên hiệp Phụ nữ

Đoàn TNCSHCM: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh THCS: Trung học cơ sở

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Tổng hợp độ tuổi CB, CC cấp xã TP Vũng Tàu Trang 57

Bảng 4.3 Biến động nhân sự tại xã, phường từ năm 2008 – 2010 Trang 60Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu phát triển kinh tế

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Vấn đề nghiên cứu – Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, do đóđội ngũ CB, CC trong bộ máy hành chính tạo thành một nguồn lực lớn phục vụcho quá trình tổ chức, điều hành và hoạt động của Đảng và Nhà nước Đội ngũ

CB, CC hành chính nhà nước có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản

lý và thúc đẩy sự phát triển của toàn XH và bảo đảm cho nền hành chính quốcgia hoạt động

Một trong những nội dung quan trọng của công cuộc cải cách hành chính là xâydựng đội ngũ CB, CC hành chính vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa có năng lực,trình độ chuyên môn cao, vừa có kỹ năng quản lý, vận hành bộ máy hành chính tốt.Đội ngũ CB, CC có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả hoạtđộng của chính quyền các cấp nói chung và chính quyền cấp cơ sở nói riêng Hiệu lựcquản lý nhà nước được thực hiện bởi số lượng và chất lượng của đội ngũ CB, CC

Việc xây dựng đội ngũ CB, CC cấp xã có năng lực tổ chức, quản lý điều hànhphát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và có khả năng vận động nhân dân thực hiệnđường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thành thạo việc, tận tụy vớidân, biết phát huy sức mạnh toàn dân, không tham nhũng, không nhũng nhiễu nhândân, đồng thời quan tâm trẻ hoá đội ngũ cán bộ và chăm lo công tác đào tạo, bồidưỡng CB, CC là giải pháp hợp lý và đồng bộ đối với CB CC cấp xã

Xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống,

vì vậy hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh

tế - xã hội, tổ chức và vận động nhân dân, tăng cường đại đoàn kết toàn dân,phát huy quyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xãhội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư Một trong những nhân tố cơ bảnbảo đảm sự ổn định và phát triển ngay từ cơ sở là sự đóng góp to lớn và quyếtđịnh của đội ngũ CB, CC cấp xã Trước yêu cầu mới, phát triển toàn diện độingũ cán bộ cơ sở ngang tầm nhiệm vụ là việc cấp bách, đồng thời có ý nghĩa lâu

Trang 11

dài đối với sự phát triển của đất nước Do vậy, quản lý và nhận biết được thựctrạng năng lực của đội ngũ CB, CC cấp xã là yếu tố cơ bản có tính quyết địnhgóp phần đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc nâng cao năng lực đội ngũ

CB, CC nhằm đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý nhà nước ở cấp xã,phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã hay còn gọi là cấp cơ sở)

Thực tế cho thấy một bộ phận CB, CC cấp xã ở nước ta chưa được đàotạo bài bản, còn thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết, nhất là kỹnăng về quản lý Nhà nước, về pháp luật Chính vì vậy, công tác đào tạo, bồidưỡng, sắp sếp, bố trí cán bộ hợp lý, đúng với năng lực chuyên môn cần đượcchú trọng và được tiến hành thường xuyên, đảm bảo chỉ tiêu về số lượng và hiệuquả trong nội dung đào tạo nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ CB, CC theokịp được yêu cầu của thời kỳ đổi mới

Hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay còn nhiều mặt yếu kém, bất cập trongcông tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng; chứcnăng, nhiệm vụ của các bộ phận chưa được xác định rành mạch, trách nhiệmkhông rõ ràng, nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới, có lúc, có nơicòn có biểu hiện thiếu dân chủ, quan liêu Đội ngũ CB, CC cấp xã ít được quantâm đào tạo, bồi dưỡng; chính sách đối với CB, CC cấp xã còn nhiều bất cập Từnhững thực tế đó đòi hỏi bức xúc đặt ra là phải xây dựng tốt, chuẩn mực đội ngũ

CB, CC cấp xã, trong đó đáng chú ý là vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ chuyêntrách và công chức chuyên môn có đủ năng lực, trình độ đảm đương trọng tráchcủa mình

Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ CB, CC cấp xã trên địa bàn thành phốVũng Tàu, Đảng bộ và chính quyền TP đã đặc biệt chú trọng đến công tác đàotạo, bồi dưỡng, bố trí và quản lý CB, CC, bởi đây cũng là một vấn đề đang được

xã hội quan tâm và công tác này được các cơ quan chức năng thực hiện một

cách nghiêm túc và đã đem lại hiệu quả khả quan Tuy nhiên hiện tượng “vừa

thừa, vừa thiếu” CB, CC cấp xã trên địa bàn thành phố Vũng Tàu là một thực

trạng nhiều năm qua vẫn tồn tại Do điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước, đội

Trang 12

ngũ CB, CC được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, năng lực và trình độchuyên môn nghiệp vụ không đồng đều, có nơi một số CB chuyên trách cấp xãkhông được đào tạo đúng về chuyên môn, quản lý Nhà nước Điều này thể hiện

sự bất cập trong công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong công tác tổchức cán bộ hiện nay Trước tình hình trên, đòi hỏi phải có những biện phápnhằm nâng cao chất lượng và năng lực của CB, CC một cách thiết thực hơnnhằm tạo ra những con người ngang tầm với tình hình mới, thời kỳ CNH - HĐHđất nước góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng, an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội Xuất phát từ những vấn đề quan trọng và bức

xúc được nêu trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng

lực đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” với với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ

công sức vào việc tìm ra những hướng đi cụ thể, giải quyết những khó khăntrong công tác quản lý nhà nước đối với nguồn CB, CC cấp xã trên địa bàn TPVũng Tàu

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

+ Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ CB, CC cấp xã trênđịa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để đáp ứng yêu cầu pháttriển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước

Trang 13

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng năng lực đội ngũ CB, CC cấp xã TPVũng Tàu

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng năng lực CB, CC cấp xã ởđịa phương và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực CB, CC cấp xã

TP Vũng Tàu

+ Phạm vi không gian: TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

+ Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng các số liệu về đội ngũ CB, CC TPVũng Tàu các năm 2008 – 2009 – 2010

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2010 đến tháng 8/2011

Trang 14

PHẦN 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2 Một số vấn đề chung

2.1 Những vấn đề chung về hệ thống quản lý Nhà nước

2.1.1 Khái niệm về quản lý

Xã hội loài người xuất hiện, nhu cầu tổ chức, điều hành xã hội cũng hìnhthành như một tất yếu lịch sử Trong lịch sử, tính chất quản lý xã hội phát triển

từ thấp đến cao theo sự phát triển của xã hội Xã hội được quản lý tốt bằngnhững cơ chế, biện pháp thì ổn định, không ngừng phát triển và ngược lại Hiệnnay có nhiều cách giải thích khác nhau về thuật ngữ quản lý Có quan niệm chorằng quản lý là hành chính, là cai trị Có quan niệm khác lại cho rằng quản lý làđiều hành, điều khiển, chỉ huy Các cách nói này nhìn chung không có gì khácnhau về nội dung mà chỉ khác về cách dùng thuật ngữ, khác về cách diễn giải

Quản lý được hiểu theo hai góc độ: một là góc độ tổng hợp mang tínhchính trị xã hội; hai là góc độ khác mang tính hành động thiết thực Hai quanniệm này đều có cơ sở khoa học và thực tế Nhìn chung, quản lý thể hiện việc tổchức, điều hành tập hợp người, công cụ, phương tiện, tài chính… để kết hợp cácyếu tố đó với nhau nhằm đạt được mục tiêu định trước [9]

Dưới góc độ xã hội học, quản lý là một khái niệm chỉ chức năng của các

hệ thống có tính tổ chức, chức năng này có trong đời sống xã hội và trong quản

lý kỹ thuật Quản lý nói chung là chức năng nhằm bảo vệ và duy trì các cơ cấuxác định của một tổ chức, đồng thời duy trì chế độ hoạt động đã được ý thức hoácủa một tập đoàn người, của một tổ chức xã hội hoặc của một cá nhân nào đóvới tư cách là một chủ thể của hoạt động quản lý

Quản lý là hoạt động có từ rất lâu, gắn liền với đời sống xã hội, conngười, có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, ví dụ:

Trang 15

- Quản lý là tiến hành bao gồm các khâu: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo

và kiểm tra những nổ lực của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả cácnguồn lực khác nhau của tổ chức để đạt được mục tiêu đã định

- Quản lý là nghệ thuật đạt mục tiêu thông qua con người

- Quản lý là hoạt động phối hợp các hoạt động chung của các đoàn thểhợp tác

- Quản lý là tác động có phương hướng, có chủ đích của chủ đề quản lýtới khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt mụctiêu của tổ chức

Từ các khái niệm trên có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có tổ chức, cómục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đãđặt ra từ trước, hay quản lý là sự quan tâm của nhà quản lý đối với việc hoànthành mục tiêu và mục đích của tổ chức

Quản lý bao gồm các yếu tố cấu thành: chủ thể quản lý (cá nhân, tổ chức),khách thể quản lý (là các đích cần đạt tới trong tương lai do chủ thể và khách thểđịnh trước), môi trường quản lý (môi trường tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị).Trong quản lý phải có những nguyên tắc và phương pháp nhất định phù hợp vớiđối tượng và môi trường quản lý [9]

Tóm lại, khái niệm quản lý có thể được hiểu là: Sự tác động liên tục, có tổ

chức, có ý thức hướng mục đích của chủ thể vào đối tượng nhằm đạt được hiệu quả tối ưu so với yêu cầu đặt ra.

Mô hình hoạt động quản lý

Liên hệ trực tiếpLệnh từ cấp trên

Liên hệ ngược (thông tin phản hồi)

Trang 16

Trong khuôn khổ của đề tài, khái niệm quản lý được cụ thể hoá với chủ thể làlãnh đạo cấp huyện và đối tượng quản lý là đội ngũ CB,CC cấp xã

2.1.2 Đặc điểm về quản lý Nhà nước

Quản lý Nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước, sửdụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và các hoạt động của conngười Quản lý Nhà nước khác với dạng quản lý của các chủ thể khác ở chỗ các chủthể này không dùng quyền lực pháp luật của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ quản

lý mà chỉ dùng phương thức giáo dục, vận động quần chúng Quản lý Nhà nước cũng

có nội dung như quản lý hành chính Nhà nước là một dạng hoạt động tổ chức và điềuhành để thực hiện quyền lực Nhà nước

Quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động hành chính của các cơ quan thực thiquyền lực Nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đờisống xã hội theo pháp luật Đó là Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phươngcác cấp, không kể các tổ chức thuộc Nhà nước nhưng không nằm trong cơ cấu quyềnlực như các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp Quyền hành pháp có hai nội dung:một là lập quy, được thực hiện bằng việc ban hành văn bản pháp quy, quy phạm phápluật để chấp hành; hai là quản lý hành chính tức là tổ chức, điều hành, phối hợp cáchoạt động kinh tế - xã hội để đưa luật pháp vào đời sống

Hoạt động quản lý Nhà nước là điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạtđộng của con người bằng quyền lực của Nhà nước Hoạt động đó được thể hiện bằngcác quyết định của các cơ quan Nhà nước dưới hình thức các văn bản pháp lý Trong

đó, các nguyên tắc, quy tắc, tiêu chuẩn, biện pháp được quy định chặt chẽ để khôngngừng đáp ứng sự phù hợp giữa chủ thể và khách thể quản lý, bảo đảm sự cân đối hàihoà về sự phát triển của quá trình xã hội [9]

Tóm lại, có thể định nghĩa quản lý hành chính Nhà nước như sau: Quản lý

hành chính Nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa do các cơ quan trong hệ thống Chính phủ từ Trung ương đến cơ sở tiến hành.

Trang 17

2.2 Một số vấn đề chung về cán bộ, công chức

2.2.1 Khái niệm về CB, CC

Các nước khác nhau thì khái niệm về CB, CC cũng khác nhau, đa số các nướcđều giới hạn CB, CC trong phạm vi bộ máy hành chính nhà nước (Chính phủ và cấpđịa phương) Ở nước ta, phù hợp với thể chế chính trị và tổ chức bộ máy Đảng, nhànước, đoàn thể, chúng ta dùng khái niệm “cán bộ, công chức” Theo Pháp lệnh CB,

CC ban hành ngày 09/03/1998 và các văn bản khác của Chính phủ thì CB, CC là côngdân Việt Nam trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm:

- Những người do bầu cử để đảm nhận chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơquan Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội

- Những người làm việc trong tổ chức chính trị – xã hội và một số tổ chức xãhội nghề nghiệp, được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc phân công làm nhiệm vụ thườngxuyên

- Những người làm việc trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp được tuyểndụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong biên chế, được phânloại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn và được xếp vào một ngạch

- Các thẩm phán, kiểm sát viên được bổ nhiệm

- Những người làm việc trong các cơ quan thuộc quân đội công an nhân dân màkhông phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, được tuyển dụng,

bổ nhiệm hoặc giao làm nhiệm cụ thường xuyên trong biên chế

- Thành viên hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, giám đốc,phó giám đốc, kế toán trưởng trong các doanh nghiệp nhà nước

Theo Luật Cán bộ công chức (Luật số 22/2008/QH12, ngày 13/11/2008) củaQuốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam:

- Cán bộ là người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danhtheo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chínhtrị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

- Công chức là người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danhtrong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội

Trang 18

2.2.2 Khái quát về cán bộ, công chức cấp xã

Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của cấp cơ sở và đội ngũ cán bộ cơ sở,một yêu cầu khách quan đặt ra là: đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn cần được xếpvào đội ngũ CB, CC trong biên chế nhà nước Chính vì vậy, Pháp lệnh cán bộ côngchức sửa đổi, bổ sung năm 2003, tại tiết (g) và (h) điều 1 chương I đã quy định CB,

CC cấp cơ sở bao gồm:

- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ (gọi chung là

cán bộ chuyên trách) gồm các chức danh sau: Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ; Chủ tịch,Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch UBMTTQ; Bí thưĐoàn Thanh niên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân và Chủ tịchHội Cựu chiến binh

- Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp

vụ thuộc UBND cấp xã (gọi chung là công chức cấp xã), gồm các chức danh: Trưởngcông an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy); Chỉ huy trưởng quân sự; Vănphòng – Thống kê; Địa chính – Xây dựng; Tài chính – Kế toán; Tư pháp – Hộ tịch;Văn hóa – Xã hội

Với quy định mới này địa vị pháp lý của đội ngũ CB, CC cấp xã có sự thay đổilớn Quyền hạn và trách nhiệm của họ được quy định chặt chẽ hơn, đồng thời yêu cầuđối với họ cũng cao hơn để đảm nhận trách nhiệm do Đảng, Nhà nước và nhân dângiao phó [7]

2.2.3 Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã

CB, CC cấp xã là một bộ phận không thể thiếu trong đội ngũ CB, CC nước ta,mọi hoạt động ở cơ sở đều do CB, CC cấp xã đảm nhận thực hiện Xác định rõ vai tròquan trọng của cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp xã đối với sự nghiệp cách mạng củanước ta, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương lớn về công tác cán bộ như

Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị “về công tác quy hoạch

cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ CNH – HĐH đất nước”, Nghị định

121/2003/NĐ-CP, ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với CB, CC ở xã,phường…

Trang 19

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá VII) khẳng định trong công cuộc đổi

mới đất nước đối với tầm quan trọng và đề cao vị trí của cán bộ cơ sở như sau: “Cán

bộ cũng có vai trò cực kỳ quan trọng, hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới Cán bộ nói chung có vai trò rất quan trọng, cán bộ cơ sở nói riêng có vị trí nền tảng

cơ sở Cấp cơ sở là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong thực tế Pháp luật của Nhà nước có được thực thi tốt hay không, có hiệu quả hay không hiệu quả một phần quyết định là ở cơ sở Cấp cơ sở trực tiếp gắn với quần chúng; tạo dựng phong trào cách mạng quần chúng.

Cơ sở xã, phường, thị trấn mạnh hay yếu một phần quan trọng phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn”

Đội ngũ CB, CC cấp xã là lực lượng đóng vai trò nòng cốt, điều hành và thựcthi hoạt động của bộ máy tổ chức xã Vì vậy, đội ngũ CB, CC hệ thống chính trị cấp

xã có tầm quan trọng đặc biệt về nhiều mặt và là một trong những nhân tố có ý nghĩachiến lược, mặc dù cấp xã là cấp đơn vị hành chính nhỏ nhất nhưng lại là nơi gần dânnhất, nơi mà mọi đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trực tiếp đivào đời sống người dân, đồng thời là nơi tiếp thu những ý kiến của dân để phản ánhcho Đảng và Nhà nước kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế Một quanniệm khá phổ biến cho rằng cán bộ xã việc ít, dễ, nên không đòi hỏi trình độ cao,nhưng thực tế cho thấy CB, CC xã hàng ngày chịu nhiều áp lực bởi phải giải quyếtmột khối lượng công việc rất lớn, đa dạng và phức tạp, liên quan đến con người, đếntất cả mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh tạiđịa phương

Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao CB, CC cấp xã phải thường xuyên tiếpxúc với nhân dân để giải quyết các thủ tục hành chính liên quan và triển khai thực hiệnchủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như trựctiếp lắng nghe, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân địa phương Như vậy, CB,

CC cấp xã là mắt xích, là chất keo gắn kết nhân dân với Đảng và Nhà nước Đồngthời, để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, người CB, CC cấp xã phải gương mẫu thựchiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên; có bản lĩnh chính trị, có khả năng triển khai

Trang 20

chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để tổ chức tuyên truyền,giải thích để nhân dân hiểu và thuyết phục nhân dân làm theo hay thi hành mộtcách nghiêm túc Về khía cạnh này, có thể nói người CB, CC xã không chỉ làngười quản lý địa bàn mà còn phải thực hiện tốt công tác dân vận, đóng vai trònhư một tuyên truyền viên tích cực Do đó năng lực công tác của đội ngũ CB,

CC cấp xã ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của chủ trương,chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước khi đi vào cuộc sống Mặt khác, dotính chất công việc và vị trí công tác nên người CB, CC cấp xã phải đảm nhậnquản lý mọi mặt hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: quản lý hành chính, lĩnh vựctài chính, đất đai, an ninh trật tự, tư pháp, văn hoá – xã hội… và chịu tráchnhiệm với công việc của mình [9]

2.2.4 Chức năng của cán bộ, công chức

Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm

vụ, quyền hạn được giao Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nộiquy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khiphát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bímật nhà nước Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìnđoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả,tiết kiệm tài sản nhà nước được giao Chấp hành quyết định của cấp trên Khi có

căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng

văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết địnhviệc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng khôngchịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếpcủa người ra quyết định Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

về quyết định của mình Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

2.2.5 Chức trách, nhiệm vụ của CB, CC cấp xã

* Chức trách, nhiệm vụ của cán bộ chuyên trách cấp xã

Cán bộ chuyên trách cấp xã gồm: Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủtịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam, Bíthư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ,Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

Trang 21

- Bí thư, Phó Bí thư cấp xã là cán bộ chuyên trách công tác Đảng ở Đảng

bộ cấp xã, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực hiện chức năng,nhiệm vụ của Đảng bộ, cùng tập thể Đảng bộ lãnh đạo toàn diện đối với hệthống chính trị ở cơ sở trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách,pháp luật của đảng và Nhà nước trên địa bàn cấp xã

+ Nhiệm vụ của Bí thư là nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đườnglối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thịcủa cấp trên và chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ cấp mình; nắm vững nhiệm vụtrọng tâm, giải quyết có hiệu quả công việc đột xuất; nắm chắc và sát tình hìnhđảng bộ, tổ chức đảng trực thuộc và của nhân dân trên địa bàn; chịu trách nhiệmchủ yếu về các mặt công tác của đảng bộ

+ Nhiệm vụ của Phó Bí thư là giúp Bí thư Đảng bộ về các mặt công táccủa Đảng bộ Tổ chức việc thông tin tình hình và chủ trương của Ban Chấphành, Ban Thường vụ cho các ủy viên Ban Chấp hành và tổ chức đảng trựcthuộc Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên,của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ

Tiêu chuẩn cụ thể:

+ Tuổi đời: Không quá 45 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu

+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông

+ Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp chính trị trở lên

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Trình độ trung cấp chuyên môn trở lên Đã quabồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ quản lý hành chínhNhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế

- Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựuchiến binh là cán bộ chuyên trách đứng đầu UBMTTQ Việt Nam và các đoàn thểchính trị - xã hội ở cấp xã; chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ theo quy định của điều lệ của tổ chức đoàn thể, đường lối, chính sáchcủa Đảng và pháp luật của Nhà nước Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể cùngcấp vận động, hướng dẫn cán bộ, đoàn viên, hội viên tổ chức mình, các tầng lớp nhân

Trang 22

dân tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, thựchiện quy chế dân chủ tại xã, phường, thị trấn và các phong trào thi đua của tổ chứcmình theo chương trình, nghị quyết của tổ chức chính trị - xã hội cấp trên tương ứng

đề ra Tổ chức, chỉ đạo việc học tập chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vàpháp luật Nhà nước; các chủ trương, nghị quyết đối với đoàn viên, hội viên của tổchức mình Tham mưu đối với cấp uỷ Đảng ở xã, phường, thị trấn trong việc xây dựngđội ngũ cán bộ của tổ chức mình Bám sát hoạt động các phong trào, định kỳ tổ chứckiểm tra, đánh giá và báo cáo với cấp uỷ cùng cấp và các tổ chức đoàn thể cấp trên vềhoạt động của tổ chức mình

+ Lý luận chính trị: Có trình độ sơ cấp và tương đương trở lên

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụlĩnh vực công tác mà cán bộ đang đảm nhiệm tương đương trình độ sơ cấp trở lên

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND là cán bộ chuyên trách của HĐND xã,phường, thị trấn, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chức năng,nhiệm vụ của HĐND cấp xã, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật

tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn

Nhiệm vụ của Chủ tịch HĐND là chủ trì trong việc tham gia xây dựng nghịquyết của HĐND Giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết củaHĐND Tổ chức kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân

Trang 23

dân Chủ trì và phối hợp với UBND trong việc quyết định đưa ra bãi nhiệm đại biểuHĐND theo đề nghị của UBMTTQ Việt Nam cùng cấp.

Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch HĐND là căn cứ vào nhiệm vụ của Chủ tịchHĐND, Phó Chủ tịch HĐND tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch HĐNDphân công cụ thể

Tiêu chuẩn cụ thể:

+ Tuổi đời của Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch HĐND do Chủ tịch UBNDcấp tỉnh quy định phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương

+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông

+ Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị hoặc phải được bồidưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Đã qua lớp bồi dưỡng quản lý hành chính Nhànước, nghiệp vụ quản lý kinh tế, kiến thức và kỹ năng hoạt động đại biểu HĐNDcấp xã

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND là cán bộ chuyên trách lãnh đạo UBND cấp xã,chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của UBND và hoạt độngquản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đã đượcphân công trên địa bàn xã, phường, thị trấn

Nhiệm vụ của Chủ tịch UBND là lãnh đạo, tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm trađối với công tác chuyên môn thuộc UBND Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ,quyền hạn của Chủ tịch UBND cấp xã; quản lý và điều hành bộ máy hành chính ở xã,phường, thị trấn hoạt động có hiệu quả Ngăn ngừa, đấu tranh chống biểu hiện tiêu cựctrong cán bộ công chức Nhà nước và trong bộ máy chính quyền địa phương cấp xã;tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định củapháp luật; giải quyết và trả lời các kiến nghị của UBMTTQ Việt Nam và các đoàn thểnhân dân ở xã, phường, thị trấn Trực tiếp quản lý, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụtheo quy định của pháp luật

Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch UBND là tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm

vụ theo khối công việc (khối kinh tế - tài chính, khối văn hoá - xã hội ) của UBND do

Trang 24

Chủ tịch UBND phân công và những công việc do Chủ tịch UBND ủy nhiệm khi Chủtịch UBND đi vắng

Tiêu chuẩn cụ thể:

+ Tuổi đời: Tuổi đời của Chủ tịch UBND và Phó chủ tịch UBND do Chủ tịchUBND cấp tỉnh quy định phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương nhưng tuổitham gia lần đầu phải đảm bảo làm việc ít nhất hai nhiệm kỳ

+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông

+ Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên hoặc phảiđược bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Trình độ trung cấp chuyên môn trở lên Ngànhchuyên môn phải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng loại hình đơn vị hànhchính xã, phường, thị trấn Đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hành chính Nhànước, quản lý kinh tế [7]

* Chức trách, nhiệm vụ đối với công chức cấp xã

Công chức cấp xã là công chức làm công tác chuyên môn thuộc UBND cấp xã;

có trách nhiệm giúp UBND cấp xã quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác (Tài chính,

Tư pháp, Địa chính, Văn phòng, Văn hoá - Xã hội, Công an, Quân sự) và thực hiệncác nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp xã giao

- Nhiệm vụ của công chức Tài chính - Kế toán là xây dựng dự toán thu chingân sách trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, giúp UBND trong việc tổ chức thựchiện dự toán thu, chi ngân sách, quyết toán ngân sách, kiểm tra hoạt động tài chínhkhác của xã Thực hiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản công tại xã,phường, thị trấn theo quy định Kiểm tra các hoạt động tài chính, ngân sách theo đúngquy định, tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên Thực hiệnchi tiền theo lệnh chuẩn chi; thực hiện theo quy định về quản lý quỹ tiền mặt và giaodịch đối với Kho bạc Nhà nước về xuất nhập quỹ

- Nhiệm vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch là giúp UBND cấp xã soạn thảo,ban hành các văn bản quản lý theo quy định của pháp luật; giúp UBND cấp xã tổ chứclấy ý kiến nhân dân đối với dự án luật, pháp lệnh theo kế hoạch của UBND cấp xã và

Trang 25

hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên; giúp UBND cấp xã phổ biến, giáo dụcpháp luật trong nhân dân xã, phường, thị trấn Thực hiện trợ giúp pháp lý cho ngườinghèo và đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dânnghiên cứu pháp luật; phối hợp hướng dẫn hoạt động đối với tổ hoà giải Thực hiệnviệc đăng ký và quản lý hộ tịch theo các nhiệm vụ cụ thể được phân cấp quản lý vàđúng thẩm quyền được giao Thực hiện việc chứng thực theo thẩm quyền đối với cáccông việc thuộc nhiệm vụ được pháp luật quy định Quản lý lý lịch tư pháp, thống kê

tư pháp ở xã, phường, thị trấn Giúp UBND cấp xã về công tác thi hành ánh theonhiệm vụ cụ thể được phân cấp Giúp UBND cấp xã trong việc phối hợp với các cơquan, tổ chức liên quan quyết định việc giáo dục tại xã, phường,thị trấn Thực hiện cácnhiệm vụ Tư pháp khác theo quy định của pháp luật

- Nhiệm vụ của công chức Địa chính - Xây dựng là lập sổ địa chính đối với chủ

sử dụng đất hợp pháp, lập sổ mục kê toàn bộ đất của xã, phường, thị trấn Giúp UBNDcấp xã hướng dẫn thủ tục, thẩm tra để xác nhận việc tổ chức, hộ gia đình đăng ký đấtban đầu, thực hiện các quyền công dân liên quan tới đất trên địa bàn xã, phường, thịtrấn theo quy định của pháp luật; chỉnh lý sự biến động đất đai trên sổ và bản đồ địachính đã được phê duyệt Thẩm tra, lập văn bản để UBND cấp xã và UBND cấp trênquyết định về giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình và cá nhân và tổ chức thựchiện quyết định đó Kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đãđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Bảo quản hồ sơ địa giới hành chính,bản đồ địa giới địa chính, bản đồ chuyên ngành, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai, số liệu thống kê, kiểm

kê, quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất Tham mưu cho UBND cấp xã quản lý công tácxây dựng, giám sát về kỹ thuật trong việc xây dựng các công trình phúc lợi ở địaphương Phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp trên trong việc đo đạc, lập bản đồ địachính, bản đồ địa giới hành chính, giải phóng mặt bằng và thường xuyên kiểm tranhằm phát hiện các trường hợp vi phạm đất đai tại địa bàn

Trang 26

- Nhiệm vụ của công chức Văn phòng - Thống kê là giúp UBND cấp xã xâydựng chương trình công tác, lịch làm việc và theo dõi thực hiện chương trình, lịch làmviệc đó; tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, tham mưu giúp UBND trong việcchỉ đạo thực hiện Quản lý công văn, sổ sách, giấy tờ, quản lý việc lập hồ sơ lưu trữ,biểu báo cáo thống kê; theo dõi biến động số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp

xã Giúp UBND về công tác thi đua khen thưởng ở xã, phường, thị trấn Giúp HĐND

và UBND thực hiện nghiệp vụ công tác bầu cử đại biểu HĐND và UBND Nhận vàtrả kết quả trong giao dịch công việc giữa UBND với cơ quan, tổ chức và công dântheo cơ chế “một cửa”

- Nhiệm vụ của công chức Văn hoá - Xã hội là giúp UBND cấp xã trong việcthông tin tuyên truyền giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhànước, tình hình kinh tế - chính trị ở địa phương; báo cáo thông tin về dư luận quầnchúng về tình hình môi trường văn hoá ở địa phương Giúp UBND trong việc tổ chứccác hoạt động thể dục, thể thao, văn hoá văn nghệ quần chúng, các câu lạc bộ, lễ hộitruyền thống, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh ở địa phương,điểm vui chơi giải trí và xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, ngăn chặn việctruyền bá tư tưởng phản động, đồi trụy dưới hình thức văn hoá, nghệ thuật và các tệ nạn

xã hội khác ở địa phương Lập chương trình, kế hoạch, nắm số lượng và tình hình cácđối tượng chính sách lao động - thương binh và xã hội Thống kê dân số, lao động, tìnhhình việc làm, ngành nghề trên địa bàn; Hướng dẫn và nhận hồ sơ của người xin họcnghề, tìm việc làm, người được hưởng chính sách ưu đãi, chính sách xã hội trình UBND

xã giải quyết theo thẩm quyền Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện chi trả trợ cấp chongười hưởng chính sách lao động, thương binh và xã hội Phối hợp với các đoàn thểtrong việc chăm sóc, giúp đỡ các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội và chăm sóc cácđối tượng xã hội ở cộng đồng Theo dõi thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo

- Nhiệm vụ của Trưởng Công an xã là tổ chức lực lượng công an xã, nắm chắctình hình an ninh trật tự trên địa bàn; tham mưu đề xuất với cấp uỷ Đảng, UBND xã

và cơ quan công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh trật

tự trên địa bàn và tổ chức thực hiện Tổ chức phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội

Trang 27

phạm, các tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác trên địa bàn theo quy định củapháp luật Tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, giữ trật tự công cộng

và an toàn giao thông, quản lý vũ khí, chất nổ dễ cháy; quản lý hộ khẩu, kiểm tra cácquy định về an ninh trật tự trên địa bàn theo thẩm quyền Xử lý người có hành vi viphạm pháp luật theo quy định; tổ chức việc quản lý, giáo dục đối tượng trên địa bàntheo quy định của pháp luật

- Nhiệm vụ của Công chức Chỉ huy trưởng Quân sự là tham mưu đề xuất vớicấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã về chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và trựctiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, xây dựng lực lượng dân quân,lực lượng dự bị động viên Xây dựng kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ;huy động lực lượng dự bị động viên; phối hợp với các đoàn thể triển khai thực hiệncác nhiệm vụ liên quan tới công tác quốc phòng, quân sự trên địa bàn Tổ chức thựchiện đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, quân nhân dự bị

và dân quân theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác động viên, gọi thanh niênnhập ngũ Chỉ đạo dân quân phối hợp với công an và lực lượng khác thường xuyênhoạt động bảo vệ an ninh trật tự, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và tổ chứckhắc phục thiên tai, sơ tán, cứu hộ, cứu nạn Thực hiện chính sách hậu phương quânđội; tổ chức thực hiện nghiêm chế độ quản lý sử dụng, bảo quản vũ khí trang bị, sẵnsàng chiến đấu; quản lý công trình quốc phòng theo phân cấp; thực hiện chế độ kiểmtra, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, quân sự ở xã, phường, thị trấn

Tiêu chuẩn chung của cán bộ chuyên trách cấp xã:

+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu

+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông

+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luậnchính trị với trình độ tương đương sơ cấp trở lên

+ Chuyên môn nghiệp vụ: Đối với từng chức danh công chức, có từng quy địnhriêng về chuyên môn, tối thiểu phải có trình độ trung cấp chuyên ngành mà công chức đóđang công tác; phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn Riêng đối

Trang 28

với chức danh công chức trưởng công an và chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự phường thìyêu cầu phải sử dụng thành thạo trang, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn [7]

2.2.6 Phân loại cán bộ, công chức

Mỗi đối tượng CB, CC khác nhau về chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, trình độchuyên môn, do đó nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cũng khác nhau Việc phân loại CB,

CC cũng là một cơ sở để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng đúng cácnhu cầu đào tạo đó

- Công chức lãnh đạo, quản lý là những người được bầu cử hoặc bổ nhiệm giữ

chức vụ lãnh đạo, chỉ đạo, có thẩm quyền pháp lý và được sử dụng một cách đầy đủthẩm quyền ấy trong quá trình quản lý, có nhiệm vụ hoạch định chủ chương công tác

và điều khiển quá trình thực hiện ở một cấp độ nào đó nhưng ảnh hưởng lớn đến chấtlượng công việc Đối tượng này được quy hoạch, đào tạo căn bản cả về lý luận chínhtrị lẫn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành, có khả năng tổng hợp và khái quát cao,

đủ năng lực đảm nhiệm chức trách, nhiệm vụ được giao theo chuẩn quy định [5]

- Công chức chuyên môn là những người đã được đào tạo, bồi dưỡng ở các

trường lớp, có khả năng chuyên môn, được tuyển dụng, đảm nhận các chức vụ chuyênmôn, nghiệp vụ trong cơ quan hành chính Nhà nước Có trách nhiệm thực hiện nhữnghoạt động nghiệp vụ chuyên ngành, họ được quy hoạch đào tạo theo tiêu chuẩn kiến thứcnghiệp vụ với hai phân nhánh lý thuyết hoặc thực hành; có số lượng đông và hoạt độngcủa họ có tính chất quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan và đơn vị [5]

2.2.7 Phẩm chất đạo đức của CB, CC

Đây là một tiêu chuẩn quan trọng đối với CB CC, họ phải là người hết lòngtrong công việc, vì sự nghiệp phục vụ nhà nước, là công bộc của nhân dân, có đạo đứctốt, có tư cách đúng đắn trong thực thi công vụ

Người CB, CC trước tiên phải có một lịch sử bản thân rõ ràng, có một lý lịchphản ánh rõ ràng mối quan hệ gia đình và xã hội Cán bộ phải biết đặt lợi ích củaĐảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, lấy quyền lợi của nhân dân làm mục tiêu

quan trọng nhất trong công việc: “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có

hại cho dân phải hết sức tránh” Điều quan trọng để CB,CC được dân tin yêu, ủng hộ

Trang 29

không đơn thuần vì danh nghĩa mà chính là ở chỗ CB, CC phải có đạo đức, trung thực,thực sự gương mẫu trước dân, lo trước dân, vui sau dân, hết lòng chăm lo cho cuộcsống của dân Tinh thần phục vụ nhân dân của CB, CC phải thể hiện được trong tácphong làm việc, muốn làm tốt việc lãnh đạo, vận động nhân dân thực hiện đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước [2]

2.3 Một số vấn đề về cấp xã

2.3.1 Khái niệm về cấp xã

Từ khi Nhà nước xuất hiện và có sự phân chia lãnh thổ thì vấn đề phân chia lãnhthổ thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ luôn là vấn đề quan trọng Ở Việt Nam, vấn đềnày được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng và được quy định trong Hiến pháp – vănbản có tính pháp lý cao nhất Theo Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2002 vàLuật Tổ chức HĐND và UBND, chính quyền địa phương được tổ chức thành 3 cấp:

- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh)

- Cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện)

- Cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã hay cấp cơ sở)

Cấp xã là cấp gần dân nhất, được gọi là cấp cơ sở trong hệ thống chính quyền 4cấp Gọi cấp xã là cấp cơ sở bởi những lý do sau:

Thứ nhất, cấp này thoả mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành của một cấp:

- Được Nhà nước trao cho chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để thay mặt choNhà nước quản lý công việc địa phương

- Có cơ chế bầu cử cán bộ địa phương

- Có tính tự quản nhất định

- Chịu sự kiểm soát của cấp trên

Thứ hai, đây là cấp thấp nhất, không có cấp nào thấp hơn cấp xã, phường, thị

trấn Đây là cấp gần dân nhất, sâu sát nhân dân nhất so với các cấp khác

Thứ ba, cấp xã là nền móng của bộ máy nhà nước, là cái gốc của hệ thống nhà

nước 4 cấp

Mặc dù là cấp thấp nhất nhưng cấp cơ sở có một vai trò rất quan trọng trong hệthống chính quyền 4 cấp và vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống chính trị cơ sở [9]

Trang 30

2.3.2 Khái niệm xã, phường, thị trấn

- Xã là cấp cơ sở ở nông thôn, có đặc điểm là địa bàn rộng (trung bình trên5.000ha); dân cư chủ yếu là nông dân, sống theo cộng đồng làng xóm; kinh tế chủyếu là nông nghiệp (theo nghĩa rộng) đang trong quá trình biến đổi cơ cấu theohướng CNH – HĐH

- Phường theo Từ điển tiếng Việt của viện Ngôn ngữ học - Uỷ ban khoa học xãhội Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, năm 1998, “phường” được định nghĩa như sau:

“Là đơn vị hành chính cơ sở ở nội thành, nội thị, tổ chức theo khu vực dân cư ởđường, phố, dưới quận Diện tích phường không lớn nhưng đông dân cư, sống theocộng đồng đường phố Kinh tế chủ yếu là công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ”

Định nghĩa nêu trên đã chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của phường Đó là tổchức của một cộng đồng người được giới hạn bởi những công việc nhất định, cùngsinh sống và tồn tại trong địa giới tự nhiên hoặc do Nhà nước quy định, ở đó có nhữngquy ước, quy định và thiết chế riêng được mọi người trong phường thống nhất và cùngnhau thực hiện

Về lãnh thổ, phường hiện nay ở nước ta chủ yếu được cấu thành từ các vùng đôthị nhỏ Phường có vị trí địa lý được giới hạn trong địa giới hành chính của các quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh, là địa bàn đô thị thu nhỏ, có mật độ dân cư cao Về dân

cư, cộng đồng dân cư ở phường có sự gắn bó trực tiếp và chặt chẽ với nhau về các nhucầu và lợi ích vật chất cũng như tinh thần Dân cư của phường về cơ bản được tập hợp

từ nhiều vùng, miền khác nhau, đa dạng, phức tạp và tập trung với mật độ cao, chủyếu có lối sống phi nông nghiệp

Về tổ chức, cấp phường là một đơn vị hành chính xác định Tổ chức bộ máyhành chính cấp phường bao gồm toàn bộ các cơ quan, tổ chức hành chính được tổchức và hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụquản lý hành chính nhà nước tại địa phương

Với những đặc điểm trên, hoạt động của phường có những điểm phức tạpriêng, đòi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu để tăng cường vị trí và vai trò của cấpphường trong hệ thống chính trị nước ta giai đoạn hiện nay

Trang 31

Hiến pháp 1980 quy định việc phân chia các đơn vị hành chính của nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:

+ Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị hànhchính tương đương

+ Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã

+ Thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện

+ Huyện chia thành xã và thị trấn

+ Thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã

+ Quận chia thành phường

Như vậy, phường là đơn vị hành chính cơ sở ở nội thành, nội thị được côngnhận từ năm 1981, được quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo Quyết định

số 94/HĐBT năm 1981 của Hội đồng Bộ Trưởng và Luật Tổ chức HĐND và UBNDđược Quốc hội thông qua ngày 30/6/1983

- Thị trấn cũng là cấp cơ sở, nhưng ở đó thường là nơi tập trung các cơquan huyện, thị xã Do đó thị xã là trung tâm chính trị, kinh tế, văn háo, khoahọc của huyện Là đầu mối giao lưu hàng hóa quan trọng giữa nông thôn vàthành thị Thị trấn vừa mang dáng dấp đô thị nhưng còn xen kẽ các yếu tố củanông thôn cả về kinh tế lẫn dân cư [14]

2.3.3 Vai trò của cấp xã

Cấp xã là cầu nối, là nơi giao lưu trực tiếp giữa Nhà nước và nhân dân, đồngthời cấp xã là nơi biểu hiện tập trung nhất, rõ nhất những ưu việt hay hạn chế của chế

độ XHCN Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cấp xã là cấp gần dân nhất, là nền tảng

của hành chính Cấp xã làm được thì mọi việc đều xong xuôi” Chính vì vậy, chất

lượng hoạt động của cấp xã ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, lòng tin của nhân dân vớiĐảng và Nhà nước

Cấp xã là nơi thể hiện tính hiệu lực, hiệu quả của chủ trương, đường lối, chínhsách pháp luật của Đảng và Nhà nước Đây là nơi trực tiếp thực thi, kiểm nghiệm vàphản ánh tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống thể chế, chính sách Do đó, chất lượng

Trang 32

của hệ thống thể chế chính sách phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của hệ thốngchính trị ở cấp cơ sở.

Cấp xã trực tiếp quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương Nhữngvấn đề của địa phương mà cấp cơ sở có thẩm quyền giải quyết thì chính quyền cơ sởđại diện cho nhân dân địa phương trực tiếp giải quyết

Cấp xã là nơi thể hiện đồng thời phản ánh tâm tư nguyện vọng và lợi ích củanhân dân địa phương Mọi chủ trương, đường lối, chính sách đều được xuất phát từ cơ

sở và hướng về cơ sở Không ai khác ngoài cấp cơ sở hiểu rõ và đảm nhận vai trò thuthập, phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân địa phương; đồng thời giúp Nhànước đề ra các biện pháp tổ chức, quản lý phù hợp với đặc điểm của một địa phương,đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân địa phương

2.4 Một số vấn đề về năng lực của cán bộ, công chức

2.4.1 Khái niệm chung về năng lực

Năng lực là khả năng của một người để làm một việc gì đó để xử lý một tìnhhuống và để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một môi trường xác định Nói cáchkhác năng lực là khả năng sử dụng các tài sản, tiềm lực của con người như kiến thức,

kỹ năng và các phẩm chất khác để đạt được các mục tiêu cụ thể trong một điều kiệnxác định Thông thường năng lực gồm có các thành tố là kiến thức, kỹ năng và thái độ

Năng lực ở mỗi người không giống nhau, năng lực được hình thành trongquá trình phát triển của con người trong xã hội Nghĩa là có bao nhiêu hình thứchoạt động của con người thì có bấy nhiêu loại năng lực; trong mỗi chuyên ngànhcòn biểu hiện năng lực ở mỗi góc độ đảm nhiệm khác nhau, nói cách khác

“Năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứngnhững yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quảcao” [5]

Theo đó, năng lực CB, CC được xem xét một cách toàn diện từ trình độ,khả năng; kỹ năng, phương pháp triển khai tổ chức thực hiện và làm việc; hiệuquả thực thi công vụ; phẩm chất, đạo đức CB, CC; văn hoá ứng xử cho đến sứckhoẻ (thể chất, tâm lý) của họ Trong đó, yếu tố hiệu quả thực thi công vụ, yếu

Trang 33

tố trình độ và yếu tố phẩm chất, đạo đức CB, CC được xem là quan trọng nhất

để xem xét năng lực của CB, CC

2.4.2 Đặc điểm và nội dung phản ánh năng lực CB, CC

Năng lực của CB, CC không phải là năng lực bất biến, được sử dụng trong mọihoàn cảnh, môi trường Ở thời điểm hay môi trường này, năng lực được thể hiện, pháthuy tác dụng, nhưng ở thời điểm khác thì cần phải có loại năng lực khác Mỗi thời kỳ,mỗi hoàn cảnh, môi trường khác nhau đặt ra yêu cầu về năng lực khác nhau Vídụ: Người có năng lực tổ chức trong kháng chiến không có nghĩa là có năng lực

tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ giỏi trong điều kiện phát triển kinh tế hànghóa thị trường

Năng lực của CB, CC luôn gắn với mục đích tổng thể, với chiến lược phát triểncủa tổ chức và phải gắn với lĩnh vực, điều kiện cụ thể

Năng lực liên quan chặt chẽ đến quá trình làm việc, phương pháp làm việc hiệuquả và khoa học công nghệ Yêu cầu năng lực sẽ thay đổi khi tình hình công việc vànhiệm vụ thay đổi

Trình độ được đào tạo chính quy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luậnchính trị tuy không phải là điều kiện quyết định để phản ảnh thực chất về nănglực của một cá nhân, vì năng lực không phải là bằng cấp, thế nhưng trình độ làmột trong những tiêu chí, nền tảng cơ bản về mặt lượng để đánh giá về năng lực,trong khi việc thể hiện qua hiệu quả công tác, năng lực chỉ đạo… là phản ảnh vềmặt chất của năng lực

Trong một tổ chức có năng lực tồn tại những cá nhân chưa có năng lựccông tác và ngược lại, có những cá nhân có năng lực công tác tồn tại trong tổchức hoạt động kém hiệu quả

Thông thường người ta phân thành 4 mức độ của năng lực:

- Có thể thực hiện công việc khi được hướng dẫn, kèm cặp cụ thể thường xuyên

- Thực hiện được công việc, nhưng thỉnh thoảng vẫn cần sự hướng dẫn

- Có thể thực hiện tốt công việc một cách thành thạo, độc lập

- Thực hiện công việc một cách thành thạo và có khả năng hướng dẫnđược cho người khác

Trang 34

Ta có thể hiểu rõ hơn khái niệm về năng lực CB, CC qua việc tìm hiểucác hình thức biểu hiện về năng lực CB,CC dưới đây [5]

* Năng lực chuyên môn

Năng lực chuyên môn của một người thường được đánh giá tương đươngvới trình độ học vấn và kinh nghiệm tích lũy được Cụ thể được thể hiện qua:

- Trình độ văn hóa và chuyên môn (thông qua chỉ tiêu bậc học, ngành được đàotạo, hình thức đào tạo, ngạch, bậc công chức…)

- Kinh nghiệm công tác (thông qua chỉ tiêu thâm niên công tác, vị trí công tác

đã kinh qua)

- Kỹ năng (thành thạo nghiệp vụ, biết làm các nghiệp vụ chuyên môn)

- Tháo vát, sáng kiến, biết cần phải làm gì và làm như thế nào trong mọi tìnhhuống, có những giải pháp sáng tạo

* Năng lực tổ chức

Năng lực tổ chức biểu hiện ở các khả năng lôi cuốn, tập hợp, giáo dục, quản lý

và thúc đẩy mọi người hoàn thành nhiệm vụ bao gồm khả năng động viên và giảiquyết các công việc, đó là khả năng tổ chức và phối hợp các hoạt động của các nhânviên của đồng nghiệp, khả năng làm việc với con người và đưa tổ chức tới mục tiêu,biết dự đoán, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, điều hành, phối hợp công việc và kiểmsoát công việc Năng lực này đặc biệt cần thiết và quan trọng đối với CB,CC, vì vậynăng lực tổ chức hay được xem xét khi đề bạt, bổ nhiệm [6]

* Năng lực lãnh đạo

Có rất nhiều định nghĩa về “năng lực lãnh đạo” nhưng khái quát nhất có thểđịnh nghĩa năng lực lãnh đạo là sự kết hợp giữa uy tín và tính chủ động, nhờ đó, ý chícủa một người có thể tác động đến cả nhóm để đạt được một mục đích nào đó Mộtvài mô tả về năng lực lãnh đạo:

- Năng lực lãnh đạo là khả năng tạo ra động lực và hứng khởi cho bản thân vàsau nữa là truyền sự hứng khởi cho người khác, là khả năng giành được sự ủng hộ và

nỗ lực tối đa từ nhóm

- Là khả năng nhìn ra vấn đề, nhận thức được nó, vạch ra giải pháp và thực hiệngiải pháp đó mà không cần người khác thúc đẩy

Trang 35

- Là sự nâng tầm nhìn của con người lên một tầm cao mới, nâng thành tích củacon người lên một tiêu chuẩn mới, và bồi đắp một nhân cách vượt xa mọi giới hạnthông thường.

- Là khả năng khiến mọi người muốn làm những điều mà bình thường họkhông nghĩ mình sẽ làm; là khả năng khiến mọi người coi mục tiêu chung như mụctiêu của chính mình

- Quyết đoán, dám ra quyết định và dám chịu trách nhiệm

* Năng lực quản lý

Năng lực quản lý là khả năng thể hiện qua hiệu quả quản lý, hiệu quả côngviệc, kỹ năng vận dụng vào thực tiễn Trong đó cốt lõi là trong việc quản lý nhân sự,quản lý công nghệ thông tin, tư vấn pháp lý, cũng như trong quan hệ với quần chúng,trong quản lý và phân công lao động; kiểm soát được mục tiêu công việc và phươngtiện để đạt được mục đích, làm chủ được kiến thức và quản lý thực tiễn Cách nhậnbiết một người có năng lực quản lý có thể dựa vào những tiêu chuẩn mang tính địnhtính:

- Biết mình, nhất là biết nhìn mình qua nhận xét của người khác

- Biết người, nghĩa là biết nhìn nhận con người đúng với thực chất của họ vàbiết sử dụng họ, giao việc cho họ phù hợp với khả năng của người ấy

+ Có khả năng tiếp cận dễ dàng với những người khác

+ Biết tập hợp những người khác nhau vào một tập thể theo nguyên tắc bổ sung nhau.+ Biết giao việc cho người khác và kiểm tra việc thực hiện của họ

* Năng lực vận động

Việc nắm bắt tâm tư, tình cảm và thái độ của người khác và làm cách nào đểđối tượng hiểu và hướng dẫn họ thực hiện đúng chính là khả năng thuyết phục, tuyêntruyền, vận động, giải thích nhằm định hướng cho họ thực hiện đúng

Năng lực vận động đòi hỏi đối tượng phải có kinh nghiệm, am hiểu những vấn

đề nhất định liên quan đến lĩnh vực họ tham gia công tác vận động Nội dung vậnđộng phải luôn mới mẻ, bằng nhiều hình thức khác nhau thì mới lôi kéo được đốitượng tham gia và thay đổi suy nghĩ, nhận thức [5]

Trang 36

2.4.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực của cán bộ, công chức

CB, CC phải có trình độ và tiêu chuẩn nhất định

- Tiêu chí đánh giá năng lực CB, CC thể hiện về mặt chất là hiệu quả công việc(không chỉ là văn bằng theo tiêu chuẩn mà thể hiện qua năng lực cá nhân, tư duy sángtạo, hiệu qủa công tác, năng lực chỉ đạo…)

- Tiêu chí đánh giá năng lực CB,CC thể hiện về mặt lượng phản ánh qua:

+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị; lập trường, quanđiểm chính trị; phẩm chất đạo đức… Trong thực thi nhiệm vụ hướng đến lợi ích của

xã hội, của cộng đồng, vì lợi ích chung

Thứ nhất, trình độ học vấn là mức độ đạt được trong hệ thống trình độ kiến

thức phổ thông, bao gồm các mức: Tiểu học, THCS và THPT Đây là hệ thống kiếnthức phổ thông về tự nhiên, xã hội làm nền tảng cho nhận thức, tư duy và hoạt độngcủa con người Trình độ học vấn không phải là yếu tố quyết định đến toàn bộ năng lực

và hiệu quả làm việc nhưng là yếu tố cơ bản ảnh hưởng, đồng thời cũng là chỉ tiêuquan trọng để đánh giá năng lực và hiệu quả hoạt động của đội ngũ CB, CC Hạn chế

về trình độ học vấn sẽ làm hạn chế khả năng của người CB, CC trong hoạt động côngtác như: hạn chế khả năng tiếp thu, lĩnh hội đường lối, chủ trương, chính sách và phápluật của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của cấp trên; làm hạn chế khả năng phổ biếnnhững chủ trương, chính sách đó cho nhân dân; làm hạn chế năng lực tổ chức triểnkhai, kiểm tra, đôn đốc, vận động quần chúng…

Trang 37

Thứ hai, trình độ chuyên môn là mức độ đạt được về một chuyên môn, một

ngành nghề nào đó Đây là những kiến thức trực tiếp phục vụ cho công việc chuyênmôn của người CB, CC, đặc biệt là công chức, những người thực hiện một công vụthường xuyên trong cơ quan hành chính nhà nước

Thứ ba, trình độ lý luận chính trị là mức độ đạt được trong hệ thống những kiến

thức lý luận về lĩnh vực chính trị Hệ thống kiến thức này trang bị và củng cố lậptrường giai cấp, lập trường quan điểm của Đảng lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam

Nó giúp cho mỗi CB, CC có quan điểm và lập trường đúng đắn trong quá trình thựchiện nhiệm vụ của mình

Thứ tư, trình độ quản lý hành chính nhà nước là mức độ đạt được trong hệ thống

tri thức về lĩnh vực quản lý nhà nước, bao gồm các kiến thức về hệ thống bộ máy nhànước, pháp luật, nguyên tắc, công cụ quản lý nhà nước Hệ thống kiến thức này giúpngười CB, CC hiểu rõ quyền hạn, nghĩa vụ của mình là gì và thực hiện như thế nào, cụthể là họ được làm những gì và không được làm những gì; công cụ quản lý, kỹ năng vàphương pháp điều hành ra sao, hiểu được sự vận hành của hệ thống tổ chức bộ máy nhànước nói chung và ở cơ sở nói riêng, từ đó thực thi công việc đúng pháp luật và có hiệuquả

Thứ năm, trình độ tin học là mức độ đạt được về những kiến thức, những kỹ

năng trong lĩnh vực tin học Hiện nay, trong thời đại công nghệ thông tin, trong xu thếhội nhập, toàn cầu hoá nền kinh tế quốc tế, việc trang bị kiến thức về tin học đối vớicán bộ, công chức ngày càng trở nên cấp thiết Bởi mọi công việc từ việc quản lý hồ

sơ, văn bản đến việc giải quyết công việc đều thông qua hệ thống máy tính và mạnginternet Máy tính và kỹ thuật tin học là những công cụ có vai trò rất quan trọng trongviệc nâng cao hiệu quả công việc, nó giúp công việc được tiến hành nhanh chóng vàchính xác, làm tăng năng suất lao động và giảm bớt công việc cho người CB, CC cấp

cơ sở Những kiến thức tin học mà CB, CC cần nhất hiện nay đó là tin học cơ bản, tinhọc văn phòng (Word, Excel); những kiến thức về kế toán máy, kế toán tổng hợp,…

Trang 38

Tóm lại, đây là những kiến thức cơ bản mà một người CB, CC nói chung hoạt

động trong lĩnh vực hành chính của hệ thống cơ quan nhà nước cần phải có để có thểthực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo yêu cầu của vị trí công việc

2.4.5 Hiệu quả thực thi công vụ của CB, CC

Hiệu lực hiệu quả của bộ máy nhà nước nói chung, của hệ thống hành chính nói riêng suy cho cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và kết quả công tác của đội ngũ CB,CC nhà nước Kết quả thực hiện nhiệm vụ là tiêu chí đánh giá đầu ra của quá trình thực thi hoạt động quản lý nhà nước, là tiêu chí cơ bản phản ánh năng lực thực thi hoạt động quản lý nhà nước của CB, CC Hiệu quả thực thi công vụ bao gồm kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của riêng của cá nhân, kết quả thực hiện nhiệm vụ chung của tập thể và còn được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau ví dụ như kết quả thực hiện một vụ việc, kết quả thực hiện nhiệm vụ trong ngày, kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tháng, trong năm, trong nhiệm kỳ [6]

Hoạt động quản lý nhà nước bao gồm nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội vốn rất phong phú và đa dạng Chính vì vậy, đánh giá kết quả thực thi công vụ của CB, CC cũng hết sức đa dạng Có những nội dung công việc làm ra được kết quả ngay, ví dụ như các quyết định xử phạt hành chính, nhưng cũng có những nội dung công việc phải trải qua một thời gian dài mới có thể đánh giá được kết quả ví dụ như kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ một nhiệm kỳ (5 năm), Nghị quyết của HĐND về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh hàng năm hay như chính sách vay xoá đói giảm nghèo, đầu tư cơ

- Sự quản lý, điều hành về nhiệm vụ phát triển về kinh tế – văn hóa – xã hội, sự

ổn định về quốc phòng – an ninh và hệ thống chính trị ở cơ sở

- Ban hành các quyết định quản lý hành chính nhà nước mà cấp xã được phépban hành

- Triển khai các hoạt động quản lý hành chính cũng như cung cấp dịch vụ côngcho xã hội, công dân hay cho khách hàng có nhu cầu (hoạt động hành chính)

Hiệu quả thực thi công vụ của hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước nóichung và của cấp xã nói riêng được quyết định bởi năng lực quản lý điều hành về việcphát triển địa phương thể hiện qua việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch đượcgiao và tình hình đời sống của nhân dân trên địa bàn

Ngoài ra hiệu quả thực thi công vụ còn thể hiện rõ qua chất lượng của các vănbản quản lý hành chính Nhà nước mà cấp xã ban hành; qua hiệu quả thực thi công vụcủa CB, CC xã được thể hiện thông qua chất lượng của các dịch vụ công mà UBND

Trang 39

xã phải cung cấp theo quy định của pháp luật như: chứng thực, hộ tịch, đất đai,… Chấtlượng của những dịch vụ công này được đánh giá dựa trên những tiêu chí cụ thể như:Việc thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ công của CB, CC có tuân thủ theonhững quy trình bắt buộc theo quy định của pháp luật hay không; cách làm của họ đãhợp lý, hiệu quả hay chưa; người dân (người sử dụng các loại dịch vụ này) nhận xét vàđánh giá như thế nào, mức độ hài lòng và thoả mãn của họ,…

Như vậy, hiệu quả thực thi công vụ của CB, CC xã chính là kết quả của sự pháttriển về kinh tế – xã hội, sự ổn định về an ninh trật tự, sự vững mạnh của hệ thống chínhtrị ở cơ sở và chất lượng của các loại văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền banhành của cấp xã và các quyết định hành chính của Chủ tịch UBND xã Bên cạnh đó,hiệu quả thực thi công vụ của CB, CC cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, đó là:

- Năng lực của CB,CC (trong đó có trình độ, kỹ năng làm việc, phương pháplàm việc, tác phong);

- Kiến thức thực tế;

- Sức khoẻ (thể chất, tâm lý);

- Năng khiếu bẩm sinh;

- Các điều kiện khách quan như: cơ chế, chính sách, pháp luật; cơ sở vật chất kỹthuật; chế độ đãi ngộ;…

Như vậy hiệu quả thực thi công vụ của CB, CC thể hiện một cách trực tiếp nhất

là việc nhận thức, khả năng giải quyết công việc, đồng thời phương pháp và kỹ nănglàm việc cũng như kết quả giải quyết công việc cũng thể hiện hiệu quả thực thi công

vụ của CB, CC

Nhưng việc đánh giá năng lực của CB, CC nếu chỉ xem xét ở một khía cạnh làhiệu quả thực thi công vụ mà không xem xét về phương pháp làm việc như thế nào thìthật là thiếu sót

Phương pháp giải quyết công việc là cách thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ haymột chủ trương, chính sách, một công việc cụ thể Nếu nhiệm vụ là việc phải làm tức

là trả lời cho câu hỏi “làm gì?” thì phương pháp là cách thức phải làm tức là trả lời cho câu hỏi “làm như thế nào?” để đạt hiệu quả cao nhất Phương pháp để hoàn thành

Trang 40

nhiệm vụ chính là tiêu chí đánh giá quá trình “xử lý” để đạt được kết quả đầu ra củathực thi hoạt động quản lý nhà nước Người CB, CC có trình độ kiến thức, có phươngpháp làm việc tốt sẽ thực thi công vụ “thấu tình đạt lý”, hợp lòng dân, có khả năng lôikéo, khơi dậy sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, được nhân dân tin yêu Ngược lại,nếu có trình độ kiến thức mà không có phương pháp thực hiện nhiệm vụ tốt và phùhợp thì công việc khó hoàn thành, hoặc có hoàn thành nhưng khả năng phát sinh cácvấn đề khiếu nại, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân rất dễ xảy ra, sẽ gây ra những hậuquả đáng tiếc, khó lường hoặc làm mất lòng dân.

Phương pháp giải quyết công việc thể hiện phong cách, thái độ ứng xử và sự sáng tạo của CB, CC trong thực thi nhiệm vụ Với mỗi việc phát sinh, người CB, CC có nhận định đúng và đưa ra cách giải quyết hiệu quả nhất hoặc với mỗi đối tượng có cách ứng xử phù hợp Với kết quả giải quyết công việc như nhau nhưng người có phương pháp tốt sẽ cho kết quả trong thời gian ngắn nhất, kết quả đạt được sẽ có sức thuyết phục cao, được nhân dân hài lòng hơn, tin tưởng hơn.

Kỹ năng trong thực thi công vụ CB, CC là khả năng vận dụng khéo léo, thành thạo những kiến thức và kinh nghiệm thu được trên một lĩnh vực nào đó vào thực tế Trong thực thi công vụ đòi hỏi rất nhiều kỹ năng như: kỹ năng quản

lý (thu thập và xử lý thông tin, phân tích, hoạch định, ra quyết định, tổ chức, kiểm tra, đánh giá); kỹ năng giao tiếp; kỹ năng vận động quần chúng; kỹ năng sử dụng các thiết bị văn phòng; kỹ năng sử dụng các thiết bị nghiệp vụ; kỹ năng tác nghiệp Mỗi công việc, mỗi chức trách đòi hỏi có những kỹ năng khác nhau, ở những mức độ khác nhau.

Như vậy, phương pháp và kỹ năng của CB, CC thể hiện năng lực thực tế của CB, CC đó trong việc thực hiện công

vụ của họ.

2.5 Một số vấn đề liên quan đến năng lực CB, CC cấp xã

Trong khuôn khổ luận văn này, người thực hiện chỉ đề cập đến những yếu tốthực tiễn trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực của CB, CC cấp xã

2.5.1 Cơ sở hình thành đội ngũ CB, CC cấp xã

Đây được coi là nhân tố đầu tiên, ảnh hưởng đến chất lượng, năng lực của độingũ CB, CC Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy rằng việc lựa chọn cán bộ và tuyển chọncông chức đúng tiêu chuẩn, khách quan thì sẽ xây dựng được một đội ngũ CB, CC cónăng lực, có trình độ và ngược lại Theo quy định của pháp luật, đội ngũ cán bộ cấp xãđược hình thành theo cơ chế bầu cử, đội ngũ công chức cấp xã được hình thành từ cơchế tuyển dụng [7]

* Bầu cử cán bộ cấp xã

- Đối với cán bộ chuyên trách cấp xã công tác tại Đảng uỷ xã, phường thựchiện việc bầu cử theo Quy chế bầu cử trong Đảng tại Quyết định số 220-QĐ/TW,

Ngày đăng: 17/01/2015, 21:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w