Nhiệm vụ của giáo viên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chủ yếu nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo bác sĩ đa khoa hệ chính quy tại trường Đại học Y Hải Phòng (Trang 67)

Theo sơ đồ quản lí dào tạo theo mục tiêu, nhiệm vụ của ngƣời giảng viên là rất quan trọng. Họ đƣợc quyền đề xuất hình thức tổ chức dạy học, phƣơng tiện phục vụ và tài liệu ( giáo trình, thiết bị,…), và tự lựa chọn phƣơng pháp dạy học phù hợp với mục tiêu môn học, bài học, đồng thời giảng viên phải chịu trách nhiệm về kết quả học tập của sinh viên đối chiếu với mục tiêu môn học thông qua kết quả KT - ĐG (đƣợc quản lí ở cấp trƣờng). Giảng viên cần:

- Xây dựng kế hoạch giảng dạy môn học bao gồm: + Mục tiêu chi tiêt môn học tới từng bài học.

+ Đề xuất tài liệu và hƣớng dẫn sinh viên đọc tài liệu. + Đề xuất hình thức tổ chức dạy học .

+ Lựa chọn phƣơng pháp dạy học phù hợp. + Đề xuất hình thức KT -ĐG môn học. - Viết giáo án và tổ chức quá trình đào tạo .

- Có kế hoạch hƣớng dẫn sinh viên tự học môn học.

- Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, thực hiện đầy dủ các qui chế của Bộ GD-ĐT, điều lệ trƣờng đại học, qui chế tổ chức và hoạt động và các qui định khác của Nhà trƣờng do Hiệu trƣởng ban hành.

- Hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học đƣợc qui định theo giờ chuẩn.

- Giảng dạy theo nội dung, chƣơng trình đã đƣợc Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế, trƣờng qui định. Viết giáo trình, bài giảng, tài liệu phục vụ giảng dạy - học tập theo sự phân công của các cấp quản lí.

- Không ngừng tự bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, cải tiến phƣơng pháp giảng dạy để nâng cao chất lƣợng GD đào tạo.

- Tham gia chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học và công nghệ và các hoạt động khoa học công nghệ khác.

- Chịu sự giám sát của các cấp quản lí về chất lƣợng, nội dung phƣơng pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Hƣớng dẫn, giúp đỡ sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện tƣ tƣởng, đạo đức, tác phong, lối sống.

3.3. Đổi mới quản lí các điều kiện đảm bảo chất lƣợng khác.

3.3.1. Thực hiện quản lí quá trình đào tạo theo hƣớng tăng cƣờng hiệu quả.

Chất lƣợng GD-ĐT có đƣợc là do việc đảm bảo chất lƣợng của nhiều yếu tố, vì vậy để đạt đƣợc mục tiêu thì ngƣời QLGD ở đơn vị phải thực hiện tốt một số công việc nhƣ sau:

- Biết cách xác định mục tiêu quản lí của đơn vị mình. Mặc dù chúng ta đều biết mục tiêu của QLGD hƣớng tới đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng GD,

đảm bảo các điều kiện cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của đơn vị đồng thời duy trì sự ổn định và không ngừng đổi mới phát triển. Mục tiêu quản lí của trƣờng đại học Y Hải Phòng là thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu đào tạo mà chƣơng trình đào tạo đã đƣa Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế thông qua. Song để nâng cao hiệu lực, hiệu quả cho việc xác định và thực hiện mục tiêu đào tạo thì cần xác định coi trọng 3 yếu tố: đúng quy trình, gắn liền với hoàn cảnh, đặc điểm của đơn vị đặc biệt là có thể đánh giá đƣợc mức độ thực hiện. Có quy trình KT-ĐG chính xác, khách quan, việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của các thành viên trong đơn vị mình có hình thức khen thƣởng, động viên và kỷ luật đúng mức khách quan và kịp thời.

3.3.2. Quản lí việc thực hiện nội dung - chƣơng trình.

Nội dung chƣơng trình đào tạo Bác sĩ đa khoa phải đƣợc xem xét điều chỉnh sao cho thật phù hợp với yêu cầu mà sau này sinh viên đáp ứng đƣợc công tác khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Ngay từ đầu năm học nhà trƣờng xây dựng kế hoạch tổng thể của năm học trên cơ sở đó, các bộ môn phải xây dựng kế hoạch chi tiết hoạt động của cả năm học cho bộ môn dựa trên kế hoạch của bộ môn mỗi thành viên xây dựng kế hoạch cụ thể cho mình. Kế hoạch này phải đƣợc các cấp thông qua từ trƣởng bộ môn, Phòng Đào tạo và BGH.

Biên chế nhân sự năm học là kế hoạch cụ thể tiến hành công tác giảng dạy của thầy và học tập của trò, căn cứ vào biên chế số lƣợng giảng viên, căn cứ vào chƣơng trình, khối lƣợng bài giảng. Bộ môn phân phối sắp xếp thời khoá biểu (TKB) sao cho phù hợp. Các cá nhân tuân thủ TKB có lịch trình cụ thể cho công tác giảng dạy của mình. Muốn giảng dạy có hiệu quả thì việc sắp xếp TKB cũng phải tuân thủ tính khoa học,logic vệ mặt kiến thức, bệnh cạnh đó cũng phải tính đến điều kiện hoàn cảnh của từng giáo viên. Nếu có đƣợc TKB hợp lí, sẽ tạo điều kiện tốt cho mọi ngƣời thực hiện và thuận lợi cho việc

quản lí. Tăng cƣờng quản lí công tác chuyên môn của trƣờng, của phòng đào tạo. Sử dụng sổ đầu bài nhƣ một công cụ quản lí hữu hiệu, mỗi bài giảng, tiết giảng đều phải ghi đầy đủ chi tiết tên bài học, thời gian học, số sinh viên có mặt, vắng mặt. Hàng tuần, hàng tháng phòng đào tạo kiểm tra, đôn đốc và đánh giá đƣợc tiến độ thực hiện theo kế hoạch đánh giá đƣợc tình hình học tập cảu sinh viên.

Việc thực hiện chƣơng trình và kế hoạch phải đƣợc giám sát, theo dõi thƣờng xuyên, chặt chẽ, phải đƣợc ghi chép đầu đủ chính xác của thanh tra giao dục, và đƣợc thông báo trong các buổi họp chuyện môn, hay giao ban của phòng Đào tạo với các bộ môn hàng tháng để bộ môn nào, cá nhân nào chƣa thực hiện đúng kế hoạch sẽ phải có kế hoạch bổ xung nhằm đảm bảo đúng tiến độ chƣơng trình.

Giờ lên lớp của giảng viên phải đƣợc đảm bảo, nó là yếu tố quan trọng tác động đến chất lƣợng môn học. Do vậy phải quản lí chặt chẽ thông qua việc kiểm tra giám sát của cán bộ quản lí, từ đó có thể biết đƣợc các yếu tố c ủa quá trình dạy học có đảm bảo đƣợc hay không?

+ Đảm bảo yêu cầu của giờ lên lớp

+ Đảm bảo nội dung, chƣơng trình giảng dạy

+Việc thực hiện nội quy, quy chế chuyên môn (ra, vào lớp, cùng việc chuẩn bị giáo án, dụng cụ và phƣơng tiện giảng dạy).

- Đặc biệt là các giờ giảng lâm sàng cho sinh viên, đây là giờ giảng vô cùng quan trọng vì nó gắn liền với bệnh nhân, sinh viên đƣợc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân qua đó thể hiện cả về mặt kiến thức, kỹ năng khám bệnh và thái độ trƣớc ngƣời bệnh. Việc giảng viên chuẩn bị chu đáo về mặt bệnh, về mặt kiến thức và phƣơng pháp giảng cho sinh viên là một yếu tố quan trọng tạo nên kỹ năng lâm sàng cho sinh viên. Ngƣời quản lí phải nắm đƣợc cụ thể chi tiết , đồng thời có kế hoạch điều tiết cho phù hợp để sinh viên đƣợc học đúng chƣơng trình, tiến trình, và logic về các mặt bệnh.

3.3.3. Tổ chức tốt việc đổi mới phƣơng pháp dạy - học.

Đội ngũ giáo viên là lực lƣợng lòng cốt quyết định đến chất lƣợng đào tạo, phƣơng pháp dạy học của thầy quyết định phƣơng pháp học của trò, do đó đổi mới PPDH ở trƣờng Đại học Y Hải Phòng nhằm tích cực hoá hoạt động học tập, phát huy tính chủ động sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên là một vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa mang tính chiến lƣợc. GV giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển, định hƣớng quá trình dạy học, còn sinh viên ngƣời học - giữ vai trò chủ đạo trong quá trình học tập của mình. Với quan điểm trên, trƣờng Đại học Y Hải Phòng đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo đổi mới PPDH và nâng cao nhận thức của giáo viên về sứ mạng mới của ngƣời thầy, quan hệ mới về dạy và học.

Ngƣời thầy, trong xã hội thông tin không còn giữ vai trò độc tôn cung cấp tri thức nữa. Ngƣời thầy ngày nay cần phải có năng lực hƣớng dẫn sinh viên tự học, tự đánh giá, có năng lực lôi cuốn sinh viên tích cực tham gia vào quá trình GD - ĐT, biết thu thập thông tin để tự biến đổi mình.

Đào tạo đại học ở nƣớc ta đang có những chuyển động mạnh mẽ,vừa phản ánh sự phù hợp với triết lí GD thế kỷ XXI, vừa phù hợp với mục tiêu phát triển đất nƣớc. Vì thế năng lực của con ngƣời phải đƣợc nâng lên mạnh mẽ, nhờ vào trƣớc hết “biết cách học”, ngƣời dạy biết “cách dạy học” Phải chuyển từ kiểu đào tạo lấy thầy và kiến thức làm trung tâm sang kiểu đào tạo lấy trò và năng lực làm trung tâm. Chỉ đạo giảng viên dạy học theo kiểu tƣơng tác và khuyến khích.

“Trò tự mình tìm ra kiến thức dƣới sự hƣớng dẫn của thầy”

Đối thoại: Trò - trò, Trò - thầy; hợp tác với bạn hoặc thầy; do thầy tổ chức. Học cách học, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề, cách sống.

Tự đánh giá, tự điểu chỉnh, cung cấp liên hệ ngƣợc cho thầy đánh giá có tác dụng khuyến khích tự học.

Thầy là thầy học, chuyên gia về việc học, dậy cách học cho trò tự học chữ, tự học nghề, tự học lên ngƣời [44 tr.: 16].

Để thực hiện việc đổi mới phƣơng pháp quản lí đào tạo phải biết vận dụng các chức năng, phƣơng pháp quản lí vào việc tổ chức chỉ đạo quá trình đổi mới phƣơng pháp ở từng giờ lên lớp, từng giáo viên có thể và đƣa vào nội dung bắt buộc sinh hoạt chuyên môn và bình giảng.

Việc nâng cao nhận thức cho giáo viên là một việc làm quan trọng và hết sức cần thiết. Khi giáo viên đã có nhận thức đúng trong việc thay đổi quan niệm thì họ sẽ quyết tâm, dành hết tâm huyết và sức lực để soạn bài giảng, giáo trình cho phù hợp với yêu cầu.

3.3.4. Chỉ đạo và kiểm tra đánh giá việc soạn bài giảng của giảng viên. viên.

Soạn bài là công cụ của giảng viên trên lớp, đƣợc coi là bản thiết kế xác định rõ mục đích, yêu cầu của bài giảng về kiến thức, thái độ, kỹ năng, đồng thời vạch ra cong đƣờng dẫn dắt ngƣời hoc tiếp thu kiến thức đạt kết quả cao nhất, soạn bài là việc chuẩn bị quan trọng nhất của giáo viên cho giờ lên lớp. Theo đánh giá của các nhà sƣ phạm, việc chuẩn bị bài tốt có thể đạt 70% thành công về mặt chất lƣợng của một bài giảng trên lớp. Có thể mới vận dụng tốt PPDH tích cự, và mới thực sự biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo,vì vậy việc chỉ đạo việc biên soạn tài liệu giảng dạy và kiểm tra chúng ta cần phải đảm bảo đƣợc yêu cầu sau:

- Trƣớc hết, cần phải xác định mục tiêu bài giảng phải hƣớng vào ngƣời học, cho ngƣời học; phù hợp với nội dung và điều kiện để đạt đƣợc nó, c hứ không phải là mục tiêu tuyên bố. Nó có thể đo, kiểm chứng mức độ đạt đƣợc.

- Nội dung bài soạn phải phù hợp với chƣơng trình, phải có tính khoa học, tính hiện đại, tính thực tiễn, phải vừa sức với ngƣời học, và luôn đặt ra một cái ngƣỡng để sinh viên muốn vƣơn tới: khi nêu nội dung phải nêu rõ

cách thức chuyển tải nó theo hƣớng dạy học tích cực, tạo điều kiện cho sinh viên tƣ duy, vận dụng.

- Cấu trúc bài giảng phải có tính logic, ngôn ngữ phải trong sáng dễ hiểu. + Sự chỉ dẫn với từng bài, từng chuyên đề phải kích thích đƣợc tính tích cực, độc lập của ngƣời học bằng hệ thống các câu hỏi (Case study),bài tập, sách và tài liệu tham khảo

Khi ta đánh giá việc soạn bài của giảng viên theo các quy trình sau: - Duyệt - thông qua đề cƣơng bài giảng

- Cho giáo viên giảng thử, nhất là với các bài mới. - Dự giờ lên lớp (có phiếu dự giờ).

- Lấy ý kiến của sinh viên (qua phiếu thăm dò ý kiến).

Trong quá trình dạy thầy có gì bất cập, điều chỉnh ngay để thành một đề cƣơng bài giảng ngày một hoàn thiện.

3.3.4.1. Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả (KT- ĐG) hiệu quả giờ lên lớp của giảng viên và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Quan điể m KTĐG hiệu quả giờ lên lớp của giảng viên và KT-ĐG kết quả học tập của sinh viên.

Trƣớc hết ta phải khẳng định KT-ĐG giờ lên lớp của giảng viên là một khâu quan trọng của chu trình QLGD, là một trong những điều kiện cơ bản để nâng cao hiệu quả giờ lên lớp; KT-ĐG đúng sẽ góp phần tích cực thúc đẩy hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên, đảm bảo đƣợc chất lƣợng đào tạo.Bởi vậy, yêu cầu đối với KT-ĐG giờ lên lớp của giảng viên phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, có kế hoạch, phải sử dụng các tiêu chuẩn, mục tiêu…. dễ hiểu, tiện dùng, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, phải đƣợc tiến hành khách quan, linh hoạt, có cơ sở khoa học và gắn với thực tiễn với giảng viên đang thực hiện công tác giảng dạy.

Song KT-ĐG nhƣ thế nào cho không gò bó, áp đặt mà chất lƣợng cao. Cần phải có quan điểm cải tiến, đổi mới trong KT-ĐG hiệu qủa giờ lên lớp của giảng viên và KTĐG quả học tập của sinh viên theo 2 hƣớng cơ bản sau:

+ Chuyển từ đo đạc, phản ánh, mô tả sang tác động, phát triển

+ Bên cạnh việc tìm hiểu thực trạng, phải xác định đƣợc điều kiện, nguyên nhân của nó.

Những kết luận KT-ĐG xác nhận giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ chất lƣợng, hiệu quả giờ lên lớp, nhận định đƣợc trình độ, sự phát triển, kinh nghiệm đƣợc hình thành của giảng viên… trên cơ sở đó nâng cao tinh thần chủ động sáng tạo của giảng viên, tính tích cực học tập, rèn luyện của sinh viên trong giảng dạy theo hƣớng đổi mới PPDH, nêu ra sự động viên, khuyến khích hoặc những động tác uốn nắn, điều chỉnh và giúp đỡ giảng viên hoàn thành nhiệm vụ. Một vấn đề nữa cũng cần đƣợc chú ý khi cử các thành viên KT-ĐG phải là những ngƣời có NLCM nghiệp vụ, có tƣ tƣởng và phẩm chất tốt, có thái độ làm việc nghiêm túc đặc biệt là thật cùng tâm.

Song song với việc KT-ĐG giờ lên lớp của giảng viên, KT-ĐG kết quả học tập của sinh viên cũng đòi hỏi phải khách quan, chính xác, chân thực và gắn bó thực tiễn, có tác dụng trực tiếp đến việc tìm nguyên nhân và đề ra những giải pháp tích cực có hiệu quả. Những quan điểm KT-ĐG dù có đổi mới đến đâu mà bản thân giáo viên không tự giác thì cũng khó mà thực hiện đƣợc. Vậy về phần mình CBQL thay vì trực tiếp giám sát kiểm tra lên kêt hợp giao quyền KT-ĐG cho chính giáo viên bằng cách tác động đến giáo viên hƣớng theo nguyên lí "tự KT-ĐG" . Nghĩa là phải dần hình thành và phát triển đƣợc ý thức và khả năng tự KT-ĐG cho mỗi gián viên, sinh viên. Tự KT-ĐG càng có ý thức tự giác cao thì việc kiểm tra từ trên xuống phần nào càng giảm nhẹ. Khi đó chúng ta có một tập thể vững mạnh. Tuy nhiên, muốn KT-ĐG có hiệu quả phải tốt chức tốt hoạt động KT-ĐG.

Tổ chức tốt hoạt động KT-ĐG giờ lên lớp của giáo viên và kết quả học tập của sinh viên .

Hoạt động KT-ĐG đƣợc tổ chức càng chu đáo càng công phu càng đạt hiệu quả quản lí cao. Trƣởng bộ môn cần lập kế hoạch cụ thể chi tiết, huy động các lực lƣợng, các bộ phận hỗ trợ tích cực nhƣ giáo vụ bộ môn, các giảng viên giỏi, chủ nhiệm lớp tổ trƣởng công đoàn. thang đánh giá cần phải định lƣợng hoá các tiêu chuẩn hoạt động do ban kiểm tra thống nhất trên từng hoàn cảnh, đối tƣợng kiểm tra cũng có thể tự đánh giá đƣợc kết quả giảng dạy, và

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chủ yếu nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo bác sĩ đa khoa hệ chính quy tại trường Đại học Y Hải Phòng (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)