Mục tiêu (1) Cơ sở lý luận về tổ chức quản lý hệ thống phân phối, mô tả và phân tích thực trạng môi trường kinh doanh Công ty PV Oil MeKong.Mục tiêu (2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng xăng dầu qua các kênh phân phối của PV OIL MeKong khu vực ĐBSCL xác định vị thế của mình. Mục tiêu (3) Đề xuất giải pháp phát triển để hoàn thiện hệ thống phân phối của Công ty PV Oil MêKông đến năm 2017.
1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chính sách điều hành của Chính Phủ. Sự thay đổi chính sách đó có tác động trực tiếp đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Chính vì vậy, Nhà nước thay đổi cơ chế bù lỗ kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trường từ ngày 16/09/2008. Đặc biệt, từ ngày 15/12/2009 nghị định 84/2009/NĐ-CP có hiệu lực, nó tác động rất lớn đến môi trường kinh doanh của các thương nhân kinh doanh xăng dầu. Điều đó kéo theo hàng loạt các thông tư, văn bản hướng dẫn về kinh doanh xăng dầu cũng được thay đổi, cách ứng xử của các thương nhân cũng điều chỉnh tương ứng. Như vậy, môi trường kinh doanh thay đổi quá lớn, tất yếu các doanh nghiệp phải xem xét, đánh giá lại và đưa ra chiến lược kinh doanh cho phù hợp với tình hình mới. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của Công ty PV OIL Mekong không ngừng lớn mạnh và phát triển. Tuy nhiên, việc kinh doanh trong thời kỳ mới, nhất là trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo sẽ gặp không ít khó khăn và thách thức. Vấn đề đặt ra để Công ty tồn tại, phát triển ổn định và lâu dài trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi Công ty phải thích ứng nhanh với tất cả các vấn đề nảy sinh trong môi trường kinh doanh có tính nhạy cảm và cạnh tranh gay gắt. Chính vì vậy, để cho Công ty phát triển ổn định, bền vững và lớn mạnh thì việc xây dựng Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối là vô cùng cấp thiết. Do đó, tác giả chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối xăng dầu tại Công ty PV Oil Mekong trên địa bàn Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2017”. Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức hoạt động hệ thống Phân phối trong hoạt động kinh doanh xăng dầu hiện nay của Công ty, xác định đối thủ cạnh tranh, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tói chất lượng kênh phân phối để hoạch định chiến lược kinh doanh và đề xuất các giải pháp thực hiện cho công ty. 2 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu chung của đề tài là phân tích thực trạng hệ thống phân phối xăng dầu tại Công ty PV Oil Mekong trên địa bàn ĐBSCL. Từ những phân tích đó đưa ra những đánh giá, kết luận một cách chính xác nhất về những hạn chế, nhược điểm còn tồn tại và chỉ ra những mặt mạnh, những lợi thế trong hệ thống phân phối xăng dầu của Công ty cũng như đề xuất được những giải pháp cơ bản mang tính khả thi nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối xăng dầu để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu của Công ty trong những năm tới. 2.2 Mục tiêu cụ thể 2.2.1 Các mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm Mục tiêu (1) Cơ sở lý luận về tổ chức quản lý hệ thống phân phối, mô tả và phân tích thực trạng môi trường kinh doanh Công ty PV Oil MeKong. Mục tiêu (2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng xăng dầu qua các kênh phân phối của PV OIL MeKong khu vực ĐBSCL xác định vị thế của mình. Mục tiêu (3) Đề xuất giải pháp phát triển để hoàn thiện hệ thống phân phối của Công ty PV Oil MêKông đến năm 2017. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài Công ty cổ phần dầu khí Mêkông và các Chi Nhánh trực thuộc, các đầu mối cạnh tranh trong khu vực 3.2 Phạm vi Nghiên cứu của đề tài 3.2.1 Phạm vi về nội dung Nghiên cứu môi trường kinh doanh thực tế tại Công ty như: Vốn, tình hình tài chính, tình hình công nợ, tính thanh khoản, sản lượng tiêu thụ, sức chứa, các Cửa hàng trực thuộc, lượng khách hàng (môi trường bên trong). Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh, các đầu mối, các Tổng đại lý, khách hàng công nghiệp … (môi trường bên ngoài). 3 Nghiên cứu các quy định của nhà nước như chính sách giá, thuế và các điều kiện đặc thù của ngành (môi trường vĩ mô). 3.2.2 Phạm vị về không gian Địa bàn nghiên cứu chủ yếu của đề tài tập trung vào khối các CHXD trong hệ thống phân phối của PV Oil MeKong và văn phòng của Công ty tại TP.Cần Thơ, 04 chi nhánh lớn của Công ty là : An Giang, Trà Vinh, Cần Thơ và Tiền Giang. 3.2.3 Phạm vị về thời gian Tác giả nghiên cứu trong thời gian 05 năm (từ 2006 đến 2010) 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Chọn vùng nghiên cứu Vùng nghiên cứu được xác định theo địa bàn trọng điểm và nhóm mục tiêu. 4.2 Cỡ mẫu Tổng số mẫu trong nghiên cứu này được dự kiến là :583 mẫu, bao gồm: Số mẫu dự kiến phỏng vấn Đại lý : 500; Tổng Đại lý :60, Cửa hàng xăng Dầu: 23. 4.3 Phương pháp thu thập số liệu Thứ cấp: Các báo cáo ngành, các số liệu thống kê và nguồn khác. Sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia và khách hàng (đại lý/ tổng đại lý xăng dầu) thông qua các bảng câu hỏi. 4.4 Phương pháp phân tích số liệu Thống kê mô tả và tổng hợp so sánh. Phương pháp phân tích ma trận SWOT (Strengths: Điểm mạnh, Weaknesses: Điểm yếu, Opportunities: Cơ hội, Threats: Đe dọa). Bên cạnh những phương pháp căn bản, việc nghiên cứu còn dựa trên những quan điểm, đường lối của Đảng và Chính phủ, của Bộ Thương mại (nay là Bộ công Thương), Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam, Tổng Công ty dầu Việt Nam trong mục tiêu phát triển chung các ngành kinh tế, các thông tin và kiến thức có được thông qua quá trình làm việc thực tế tại Công ty PV Oil Mekong. 4 5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Trong bối cảnh môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng, tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt và khó khăn, đòi hỏi doanh nghiệp phải trả lời các câu hỏi sau: (1) Phải tập trung vào những khía cạnh nào để khai thác được những ưu điểm và tính độc đáo hoặc tìm kiếm những lợi thế so sánh với các đối thủ? (2) Phải làm gì để tìm ra những chiến lược cạnh tranh linh hoạt để tồn tại, duy trì sự phát triển và tăng lợi nhuận? 6 . Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Giải pháp hoàn thiện Hệ thống phân phôí kinh doanh xăng dầulà một lĩnh vực khoa học kinh tế còn tương đối mới ở nước ta. Để đề tài hoàn thành nghiêm túc và khoa học hy vọng đề tài này góp thêm một ít kinh nghiệm thực tiễn vào việc vận dụng kiến thức Phân phối trong kinh doanh xăng dầu, từ đó góp phần tạo nên những kinh nghiệm quản trị HTPP ở những lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Bên cạnh đó, xăng dầu đã được Nhà nước xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội nhưng từng bước phải xây dựng một môi trường kinh doanh cho xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của ngành và Công ty PV OIL MeKong nói riêng trước sự thay đổi môi trường kinh doanh, doanh nghiệp phải có giải pháp phù hợp trong điều kiện hiện nay. Đề tài này hy vọng cung cấp một điển hình để phân phối xăng dầu trong các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu nghiên cứu, rút kinh nghiệm và xây dựng kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của riêng mình, nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp. 7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI PHẦN MỞ ĐẦU Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức quản lý hệ thống phân phối Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu giải pháp hoàn thiện HTPP xăng dầu tại Công ty Cổ Phần Dầu Khí MeKong trên địa bàn ĐBSCL 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI 1.1. Cơ sở lý luận về hệ thống phân phối Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp vào cùng một lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất không thể bán (hoặc khó có thể bán) trực tiếp sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng cuối cùng, mà họ phải sử dụng đến “các trung gian Marketing”. Thông qua các trung gian, hàng hoá được phân phối đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất, thoả mãn tốt hơn mục tiêu của doanh nghiệp và nhu cầu khách hàng. Chính những người làm nhiệm vụ phân phối trung gian này đã tạo nên hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp đây là 01 trong 04 yếu tố quan trọng bậc nhất của hệ thống Marketing – Mix. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, thì tính cạnh tranh trong kinh tế diễn ra rất khốc liệt. Nói cạnh tranh ở đây không chỉ giữa các đơn vị kinh tế với nhau, mà còn giữa các quốc gia này với quốc gia khác trong việc điều hành nền kinh tế. Chính vì vậy, chúng ta coi đây vừa là cơ hội để phát triển nhanh nền kinh tế vừa là thách thức trong quá trình hội nhập. Để có khả năng trụ vững và vươn lên trong giai đoạn này, cũng như xác định việc tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai, đòi hỏi các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường ngoài việc phải trang bị về nhân lực, vật lực, thì một nhân tố có ảnh hưởng đến sự thành bại của công ty đó là việc hiểu để xây dựng và phát triển cho được một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, kênh phân phối hợp lý và hiệu quả. Công ty Dầu khí MêKông (PV. OIL Mekong) là Công ty con của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV. OIL) thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty PV OIL Mekong là, tồn trữ và phân phối các sản phẩm xăng dầu tại khu vực Tây Nam bộ. Tuy thị phần của Công ty đã ít nhiều có chỗ đứng trên thị trường xăng dầu trong nước và thị trường khu vực; nhưng đối với Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) nói chung và Công ty PV OIL Mekong nói riêng thì lĩnh vực phân phối xăng dầu còn tương đối mới mẻ. Bởi lẽ thế mạnh chính 6 của Tổng Công ty Dầu Việt Nam từ khi thành lập đến nay sản xuất Nhớt VIDAMO, xuất khẩu dầu thô…sản xuất chế biến xăng A83 từ condensate trong khi đó toàn bộ khâu phân phối gần như là sân chơi độc quyền của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (trực thuộc Bộ Thương mại, nay là Bộ Công thương). Chính vì vậy, để công ty PV OIL Mekong thiết lập và phát triển được một mạng lưới tiêu thụ phù hợp và hiệu quả nhất trong hoàn cảnh trên tuy hoàn toàn không phải là công việc dễ dàng, nhưng đó lại là một yêu cầu rất thực tế và cấp bách. . 1.1.1. Khái niệm kênh phân phối Có rất nhiều khái niệm về kênh phân phối. Tuỳ theo những góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta có thể đưa ra khái niệm khác nhau về kênh phân phối. Xét ở tầm vĩ mô, kênh phân phối được coi là con đường vận động của khách hàng và dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Dưới góc độ người tiêu dùng, kênh phân phối tập hợp những trung gian nên họ phải mua sản phẩm với giá cao hơn giá của người sản xuất, còn đối với người sản xuất, người muốn tổ chức hệ thống kênh phân phối là sự tổ chức quan hệ bên ngoài (chuyển quyền sở hữu, đàm phán,….) nhằm thực hiện hoạt động phân phối sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp theo cách thức chính sách của doanh nghiệp đặt ra. Xét dưới góc độ quản lý, kênh phân phối được xem như là một lĩnh vực quyết định trong Marketing. Kênh phân phối được xem là “một sự tổ chức các tiếp xúc bên ngòai để quản lý các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu phân phối của nó” Điều này cho chúng ta thấy tầm quan trọng của “quan hệ bên ngoài”, “sự tổ chức kênh”, các hoạt động phân phối”…. Tóm lại: Kênh phân phối được định nghĩa là tuyến đường giúp nhà sản xuất đưa sản phẩm của họ đến tay người tiêu dùng hay người sử dụng công nghiệp một cách hiệu quả (Lưu Thanh Đức Hải, 2007). */ Một kênh phân phối đầy đủ bao gồm các đối tượng sau: - Nhà sản xuất, thành viên trung gian tham gia phân phối, người tiêu dùng */ Hệ thống kênh phân phối gồm có: - Người cung cấp và người tiêu dùng cuối cùng 7 - Hệ thống các thành viên trung gian phân phối - Cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển và tồn trữ - Hệ thống thông tin thị trường và các dịch vụ của hoạt động mua bán. 1.1.2 Vai trò của kênh phân phối (Lưu Thanh Đức Hải, 2007) - Hoạt động phân phối được xem là cầu nối giúp nhà sản xuất cung cấp cho khách hàng đúng chủng loại sản phẩm mà họ cần, đúng thời điểm theo nhu cầu, đúng địa điểm, đúng kênh và luồng hàng cung ứng. - Phân phối còn thực hiện nhiệm vụ tập trung sản phẩm, điều hòa và phân phối sản phẩm cho các khu vực, địa bàn khác nhau. - Thông qua hoạt động phân phối sẽ gián tiếp làm tăng giá trị sản phẩm theo yếu tố thời gian (tồn trữ cung cấp lúc nghịch mùa), yếu tố không gian (vận chuyển đến vùng khan hiếm), yếu tố hình thành sản phẩm (chia nhỏ, chuẩn bị hàng hóa dưới dạng thích hợp). - Hoạt động phân phối còn giúp doanh nghiệp tổ chức điều hành vận chuyển hàng hóa tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro thiệt hại. 1.1.3 Tầm quan trọng của nhà trung gian phân phối (Lưu Thanh Đức Hải, 2007) - Nhà trung gian tham gia phân phối được xem là đường dây kết nối quan trọng giữa các hoạt động sản xuất và tiêu dùng. - Nhà trung gian phân phối tham gia cung cấp dịch vụ đi kèm như bốc vác, vận chuyển, tồn trữ, phân loại hàng hóa trong lưu thông. - Ngoài ra nhà trung gian phân phối còn tham gia cung cấp thông tin mua bán, đảm nhận vai trò thương thuyết và giao dịch kinh doanh. - Nhà trung gian phân phối còn thực hiện nhiệm vụ tập trung sản phẩm, điều hòa và phân phối sản phẩm cho các thị trường. + Tập trung nhiều loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tổng hợp. + Chuẩn bị, chia nhỏ sản phẩm từ lô hàng, kiện hàng lớn. + Dự trữ để điều hòa lúc nghịch mùa. - Thông qua các hoạt động phân phối, nhà trung gian phân phối gián tiếp làm tăng giá trị sản phẩm dưới các hình thức. 8 + Vận chuyển, thay đổi vị trí sản phẩm. + Tồn trữ, thay đổi thời điểm cung cấp. + Đóng gói lại, thay đổi một phần hình thể sản phẩm. 1.1.4 Các chức năng của quá trình phân phối sản phẩm Chức năng của quá trình phân phối sản phẩm được biểu thị qua mô hình sau: (Nguồn: Lưu Thanh Đức Hải, 2007) Hình 1.1 Các chức năng của quá trình phân phối - Chức năng đầu tiên của quá trình phân phối là phải tìm hiểu, khảo sát, tiếp cận với khách hàng, người mua để quảng bá thông tin về hàng hóa của mình. - Nếu khách hàng đồng ý đặt hàng thì công việc tiếp theo là xử lý đơn đặt hàng, thu thập chứng từ và chuẩn bị lập hóa đơn bán hàng. - Song song đó nhà phân phối phải thực hiện bước tiếp theo phân chia và tạo ra các phân cấp mặt hàng theo yêu cầu khách hàng để chuẩn bị giao hàng. - Công việc kế tiếp là tổ chức vận chuyển, giao hàng đúng theo hợp đồng, trên tinh thần tiết kiệm chi phí vận chuyển và hạn chế rủi ro thất thoát trong quá Bán hàng và giúp đỡ bán hàng Xử lý đơn hàng, thu thập chứng từ và lập hóa đơn Vận chuyển và giao hàng Tiếp cận người mua, thông tin bán hàng Tồn trữ, lưu kho Phân chia và tạo ra các phân cấp mặt hàng Cung cấp tài chính TD và thu hồi tiền hàng Chức năng của phân phối 9 trình vận chuyển. Việc chọn lựa phương tiện vận chuyển, tải trọng, bố trí xe, tàu,… là quan trọng. - Chức năng tồn trữ, lưu kho hàng hóa để điều hòa cung cầu trên thị trường và cung cấp kịp thời đầy đủ hàng hóa cũng không kém phần quan trọng đối với hoạt động phân phối. - Một chức năng khá đặc biệt của phân phối là bán hàng hóa và giúp đỡ bán hàng. Các trung tâm phân phối phải thường xuyên viếng thăm các đại lý bán hàng, nhà buôn sỉ, buôn lẻ để giúp đỡ, hỗ trợ họ việc trưng bày, quản lý hàng hoá và cách tổ chức các dịch vụ sau bán hàng. Một số nhà trung gian còn cung cấp các thiết bị bán hàng cho đại lý bán hàng của mình. - Cuối cùng hoạt động phân phối còn góp phần cung cấp tài chính tín dụng cho các khách hàng trung gian và thực hiện nhiệm vụ thu hồi tiền hàng. 1.1.5 Lựa chọn kênh phân phối hiệu quả Để lựa chọn kênh phân phối hiệu quả người ta thường căn cứ vào các tiêu chuẩn chủ yếu sau đây: - Kênh chuyển tải được đa số lượng hàng hoá. - Kênh có tương đối ít thành viên trung gian. - Tiết kiệm chi phí Marketing. - Tỷ lệ thiệt hại rủi ro thấp. Trong thực tế các doanh nghiệp thường dùng phương pháp xếp hạng cho điểm mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn nói trên để đánh giá hiệu quả tổng hợp các kênh phân phối (Lưu Thanh Đức Hải, 2007). 1.1.6 Cấu trúc kênh phân phối a) Định nghĩa Nội dung cấu trúc kênh là một trong những vấn đề thường được tranh luận trong các tài liệu marketing. Các tác giả thường nhấn mạnh vào kích thước cụ thể của cấu trúc kênh và sau đó tiến hành thảo luận chi tiết mà không định nghĩa nó là gì. Có thể phần lớn các kích thước điển hình được thảo luận là số lượng các cấp độ 10 trung gian của kênh. Khi cấu trúc kênh được thảo luận chúng ta thường thấy sơ đồ biểu diễn dưới dạng sau (Philip Kotler, 1997): M C M R C M W R C M A W R C Trong đó: M: Người sản xuất, A: Đại lý, W: Người bán buôn, R: Người bán lẻ, C: Người tiêu dùng. Hình 1.2: Cấu trúc kênh phân phối b) Phân loại cấu trúc kênh Các kênh Marketing thường được phân loại dựa trên đặc điểm hoạt động của kênh và cấu trúc của nó. Ở đây chúng ta phân loại kênh marketing dựa trên mức độ liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong kênh. Nói cách khác, các cấu trúc kênh được phân loại dựa trên sự phát triển mức độ phụ thuộc lẫn nhau được thừa nhận của các thành viên trong kênh. Ba loại kênh được phân chia sắp xếp từ ít nhất đến nhiều nhất sự thừa nhận tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên kênh (Philip Kotler, 1997): Các kênh trao đổi đơn. Các kênh thông thường. Hệ thống marketing theo chiều dọc. Phần lớn các quan hệ phân phối đang được thực hiện qua các thị trường trung tâm (các chợ) nhưng đã và đang xuất hiện các hệ thống nhiều giai đoạn dựa trên chuyên môn hoá và phân công lao động. Trên thị trường các kênh marketing đan xen vào nhau tạo nên mạng lưới các dòng chảy hàng hoá dịch vụ nhiều chiều, nhiều cấp độ. [...]... Hội Đồng Thành Viên về việc đổi tên Công ty TNHH Dầu Khí Mekong thành Công ty Cổ Phần Dầu Khí Mekong (PetroMeKong) đến tháng 10 năm 2011 được đổi thành (Pv OIL MeKong) trực thuộc Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) với vốn điều lệ 113 tỷ đồng với các thành viên sáng lập gồm: Tổng Công ty Dầu Việt Nam 56%, Công ty nông sản xuất khẩu TP Cần thơ 20%, Công ty TM Vĩnh Long 4%, Công ty TM Trà Vinh 4%, Công ty. .. Cảng Mỹ Thới 4%, Công ty Gạo chất lượng cao Sóc Trăng 4%, Công ty TM Du Lịch Bạc Liêu 4%, Công ty TM Du Lịch Cà Mau 4% tháng 08 năm 2011 Công ty Petromekong chính thức được đổi tên thành Công ty PV OIL MeKong trực thuộc Tổng Công ty Dầu Việt nam (PV OIL) 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của PV OIL Mekong 2.1.2.1 Chức năng của Công ty PV Oil MeKong 17 Địa bàn hoạt động của Công ty chủ yếu tại 08 tỉnh, thành... Nhiệm vụ của Công ty PV Oil MeKong Căn cứ vào chức năng và năng lực của Công ty, đồng thời dựa trên chủ trương của Nhà nước, địa phương, ngành cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Công ty Dầu Việt nam (PV OIL) thì nhiệm vụ chính của công ty là tự xây dựng hệ thống hệ thống phân phối xăng dầu theo luật định, đề nghị phân nguồn xăng dầu đảm bảo nguồn cung cho hệ thống thuộc công ty quản lý, đồng thời... KHO XĂNG DẦU CẦN THƠ PHÒNG CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ HỆ THỐNG KHO TC TRỰC THUỘC CTY PHÒNG QUẢN LÝ HÀNG HOÁ HỆ THỐNG CHXD TRỰC THUỘC CTY Hình 2.1 : Mô hình tổ chức và quản lý của công ty PV OIL MeKong 19 • Quy mô hoạt động của Công ty PV Oil MeKong Ngoài trụ sở chính của Công ty đặt tại trung tâm TP.Cần Thơ, hiện nay Công ty đã tạo dựng được một hệ thống phân phối xăng dầu rộng khắp tại các địa phương trên địa. .. mối vì công ty mẹ - Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) chỉ đạo Theo đó, từ năm 2012, PV Oil sẽ nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm xăng dầu và phân bổ lại cho các đơn vị trực thuộc trong đó có PV OIl Mê Kông Trước đó PV Oil MeKong tham gia thị trường xăng dầu với tư cách là doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp Như vậy, từ năm 2012, toàn bộ sản lượng tiêu thụ năm 2012 của PV OIl Mê Kông sẽ do PV Oil phân nguồn... chi nhánh tại Thủ đô Phnompenh của Vương Quốc Campuchia Công ty hiện có 01 tổ bán hàng tại Miền Đông Nam bộ (quản lý hai địa bàn tại TP.Hồ Chí Minh và khu vực Đồng Nai) Với nhu cầu phát triển ngày càng mở rộng của mình, Công ty đang xúc tiến thành lập 02 văn phòng đại diện tại hai nước: Singapore và Lào Hệ thống phân phối xăng dầu: Tính đến thời điểm tháng 03 năm 2012 hệ thống phân phối xăng dầu (các... thuộc Công ty là một thế mạnh thực sự của Công ty trong thời gian qua so với các đối thủ cạnh tranh Hệ thống các kho chứa: Với mục tiêu của Hội đồng Thành viên Công ty đặt nền móng cho sự phát triển việc kinh doanh và phát triển hạ nguồn tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Vì vậy đến tháng 03/2005, Công ty đã đầu tư xây dựng xong một tổng kho xăng dầu đầu mối với sức tồn chứa 36.000 m3 xăng dầu các loại trên. .. 3 đến 4.000m3 cùng với các kho nhỏ đi thuê dài hạn, nâng tổng sức chứa của toàn Công ty tính đến thời điểm tháng 03 năm 2012 là 50.000 m3 xăng dầu các loại để cung cấp xăng dầu đến tận các cửa hàng, khách hàng nhằm đáp ứng nhanh nhất khả năng phân phối cho hệ thống và khách hàng Hệ thống các phương tiện vận chuyển: Hiện này Công ty đã đầu tư gần như hoàn thiện hệ thống các phương tiện vận chuyển xăng. .. bán lẻ) trong toàn Công ty là 547, bao gồm: Các CHXD trực thuộc Công ty, các CHXD của các đại lý trực thuộc Công ty và các CHXD của các đại lý thuộc tổng đại lý (xem phụ lục 12 -Hệ thống phân phối của PV Oil MeKong và phụ lục 7 Bảng phân bổ số mẫu thu thập) Với hệ thống các CHXD bán lẻ này, Công ty đã cơ bản đáp ứng được cho nhu cầu của thị trường xăng dầu trong khu vực Có thể nói hệ thống cửa hàng, nhất... doanh xăng dầu, hoá dầu của toàn hệ thống đặc biệt chú trọng đến giai đoạn 2005 – 2010, vì đây đươc xem là thời kỳ bản lề cho sự hội nhập của ngành với thị trường xăng dầu quốc tế; 16 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu 2.1.1 Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu Quá trình hình thành và phát triển của Công ty PV OIL MeKong Ngày 26/04/1997, Công . Cửu Long. Vì vậy đến tháng 03/ 2005, Công ty đã đầu tư xây dựng xong một tổng kho xăng dầu đầu mối với sức tồn chứa 36 .000 m 3 xăng dầu các loại trên diện tích 8, 63 ha tại khu 20 Công nghiệp. chứa trung bình từ 2.000m 3 đến 4.000m 3 cùng với các kho nhỏ đi thuê dài hạn, nâng tổng sức chứa của toàn Công ty tính đến thời điểm tháng 03 năm 2012 là 50.000 m 3 xăng dầu các loại để cung. số mẫu trong nghiên cứu này được dự kiến là :5 83 mẫu, bao gồm: Số mẫu dự kiến phỏng vấn Đại lý : 500; Tổng Đại lý :60, Cửa hàng xăng Dầu: 23. 4 .3 Phương pháp thu thập số liệu Thứ cấp: Các báo