BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ MAI THANH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI XĂNG DẦU TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU THANH HÓA CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
MAI THANH
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI XĂNG DẦU
TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
MAI THANH
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI XĂNG DẦU
TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU THANH HÓA
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN TÀI PHÚC
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sựhướng dẫn khoa học của giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được
sử dụng để bảo vệ một học vị nào Những thông tin được sử dụng trong luận vănnày của các tác giả khác đều đã trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng và liệt kê đầy đủtrong phần tài liệu tham khảo của luận văn
Thanh Hóa, ngày tháng năm 2013
NGƯỜI CAM ĐOAN
Mai Thanh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến tập thể Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của
Công ty xăng dầu Thanh Hóa đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập và thực hiện luậnvăn
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn bên cạnh độngviên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Mặc dù bản thân đã cố gắng rất nhiều nhưng luân văn không thể tránh khỏinhững khiếm khuyết, hạn chế Rất mong được sự góp ý chân thành của Quý thầy,
cô giáo, đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Mai Thanh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: Mai Thanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Niên khóa: 2011- 2013
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TÀI PHÚC
Tên đề tài: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI XĂNG DẦU TẠI CÔNG
TY XĂNG DẦU THANH HÓA.
1 Tính c ấp thiết của đề tài
Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc rất nhiều vàoquá trình tổ chức và quản lý tiêu thụ sản phẩm Nội dung cốt lõi của hoạt động tiêuthụ sản phẩm của doanh nghiệp là tổ chức và quản lý hệ thống phân phối trên thị
trường
Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt cũng như những biến
đổi và tác động từ các yếu tố của môi trường kinh doanh, hệ thống phân phối củacông ty đã có những bất cập, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh Trên cơ sở những
kiến thức đã được học tại trường Đại học kinh tế Huế và trong thời gian tìm hiểuhoạt động kinh doanh tại Công ty xăng dầu Thanh Hóa, cùng với sự giúp đỡ củaPGS.TS Nguyễn Tài Phúc em đã nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề
tài: “Hoàn thiện hệ thống phân phối xăng dầu tại Công ty xăng dầu Thanh
Hóa”
2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng cách tiếp cận theo phương pháp duy vật biện chứng, duyvật lịch sử; vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước trong quá trình
đổi mới kinh tế để phân tích thực trạng hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa Từ đó rút ra một số nhận xét và kiến nghị đề xuất các giải pháp đểgóp phần hoàn thiện hệ thống phân phối xăng dầu tại Công ty xăng dầu Thanh Hóa
3 K ết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn.
Mục tiêu chính của luận văn là trên cơ sở phân tích thực trạng hệ thống phânphối xăng dầu và kết quả từ hệ thống hóa cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu,luận văn sẽ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối xăng dầu tại
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6DANH MỤC VIẾT TẮT
Công ty TNHH MTV Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
của Chính phủ về Kinh doanh Xăng dầu
Petrolimex Thanh Hoa Công ty xăng dầu Thanh Hóa
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nguồn nhân lực của công ty xăng dầu Thanh Hóa 38
Bảng 2.2 Nguồn vốn của công ty xăng dầu Thanh Hóa 39
Bảng 2.3 Sự biến động nguồn vốn, vốn của Công ty qua các năm 40
Bảng 2.4: Tình hình xuất bán hàng hóa của công ty theo phương thức xuất giai đoạn 2008-2012 46
Bảng 2.5: Doanh số từ các mặt hàng chủ yếu từ năm 2008 đến 2012 48
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2008-2012 50
Bảng 2.7: Doanh thu và lợi nhuận của công ty xăng dầu Thanh Hóa giai đoạn 2009-2012 51
Bảng 2.8: Chi phí kinh doanh của công ty xăng dầu Thanh Hóa 54
Bảng 2.9: Kết quả bán lẻ trực tiếp của Công ty qua các năm 08-12 57
Bảng 2.10: Kết quả bán buôn trực tiếp của Công ty qua các năm 08-12 60
Bảng 2.11: Kết quả bán qua Tổng đại lý của Công ty qua các năm 08-12 61
Bảng 2.12: Kết quả bán qua đại lý của Công ty qua các năm 08-12 .63
Bảng 2.13: Kết quả bán hàng tạm nhập tái xuất của Công ty qua các năm 08-12 65
Bảng 2.14: Số lượng cơ cấu khách hàng điều tra theo giới tính 69
Bảng 2.15: Cơ cấu khách hàng điều tra theo trình độ học vấn 70
Bảng 2.16: Cơ cấu khách hàng điều tra theo độ tuổi 70
Bảng 2.17: Cơ cấu khách hàng điều tra theo thời gian mua hàng của công ty 71
Bảng 2.18: Kiểm định độ tin cậy đối với các biến điều tra 73
Bảng 2.19: Phân tích nhân tố đối với các biến điều tra 76
Bảng 2.20 : Ý kiến đánh giá của khách hàng về giá bán và thanh toán tiền hàng 78
Bảng 2.21 : Ý kiến đánh giá của khách hàng về số lượng, chất lượng hàng hóa 79
Bảng 2.22 : Ý kiến đánh giá của khách hàng về thái độ và trình độ của nhân viên 80 Bảng 2.23 : Ý kiến đánh giá của khách hàng về nguồn hàng và thông tin khách hàng 81
Bảng 2.24 : Ý kiến đánh giá của khách hàng về cơ chế chính sách 82
Bảng 2.25 : Phân tích và so sánh ý kiến đánh giá của khách hàng trực tiếp và gián tiếp về các biến điều tra 84
Bảng 2.26 : Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá của khách hàng đối với hệ thống phân phối công ty 93 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Trung gian phân phối giúp nhà sản xuất tiết kiệm công sức 9
Hình 1.2: Sơ đồ kênh phân phối trực tiếp 10
Hình 1.3: Sơ đồ kênh phân phối gián tiếp 12
Hình 1.4 : Sơ đồ kênh phân phối hỗn hợp 13
Hình 2.1 : Sơ đồ bộ máy quản trị của Công ty 35
Đồ thị 2.2 : Sự thay đổi trong nguồn vốn của công ty xăng dầu Thanh Hóa trong 5 năm từ năm 2008 đến năm 2012 41
Đồ thị 2.3: Các thời điểm thay đổi giá bán xăng dầu năm 2012 43
Đồ thị 2.4: Thị phần của Công ty xăng dầu Thanh Hóa năm 2012 .45
Đồ thị 2.5:Sự thay đổi sản lượng xuất bán qua các năm giai đoạn 2008-2012 .47
Đồ thị 2.6: Sự thay đổi trong doanh thu và lợi nhuận của công ty xăng dầu Thanh Hóa giai đoạn 2009-2012 (đơn vị: triệu đồng) 52
Hình 2.7 Mô hình phân phối sản phẩm của Công ty 56
Hình 2.8: Hệ thống cửa hàng bán lẻ của Công ty tại thành phố Thanh Hóa 58
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii
DANH MỤC VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vi
MỤC LỤC vii
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 1
Phần thứ 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI XĂNG DẦU 6
1.1 Những vấn đề lý luận về hệ thống phân phối 6
1.1.1 Khái niệm hệ thống phân phối hàng hóa 6
1.1.2 Đặc điểm hệ thống phân phối 7
1.1.3 Chức năng, tầm quan trọng của hệ thống phân phối 7
1.1.3.1 Chức năng hệ thống phân phối: 7
1.1.3.2 Tầm quan trọng hệ thống phân phối: 8
1.1.4 Bản chất của hệ thống phân phối: 9
1.1.5 Cấu trúc và phân loại hệ thống phân phối 10
1.1.6 Các thành viên của hệ thống phân phối hàng hóa 14
1.1.7 Các tổ chức bổ trợ 15
1.1.8 Các tác lực cạnh tranh ảnh hưởng đến hoạt động phân phối: 15
1.2 Hệ thống phân phối của Công ty xăng dầu Thanh Hóa 15
1.2.1 Đặc điểm của sản phẩm 15
1.2.2.Đặc điểm của các chủ thể tham gia kênh phân phối của Công ty 16
1.2.2.1.Nhà cung cấp 16
1.2.2.2.Tổng đại lý, đại lý 17
1.2.2.3.Người tiêu dùng 17
1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống phân phối của Công ty 17
1.2.3.1 Môi trường kinh doanh vĩ mô 17 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 101.2.3.2 Môi trường kinh doanh vi mô 21
1.2.4 Kinh nghiệm về quản lý hệ thống phân phối xăng dầu 25
Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI XĂNG DẦU TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU THANH HÓA 27
2.1 Giới thiệu về Tập đoàn xăng dầu Việt Nam và Công ty xăng dầuThanh Hóa 27
2.1.1 Tập đoàn xăng dầu Việt Nam .27
2.1.2 Công ty xăng dầu Thanh Hóa .28
2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty .29
2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ 32
2.1.2.3 Cơ cấu bộ máy quản trị 33
2.1.3 Nguồn lực của Công ty xăng dầu Thanh Hóa 38
2.1.3.1.Nguồn nhân lực 38
2.1.3.2 Nguồn vốn 39
2.1.3.3 Kinh nghiệm, uy tín thị trường và giá trị văn hóa của Công ty 41
2.2 Phân tích thực trạng hệ thống phân phối xăng dầu của công ty xăng dầu thanh Hóa .42
2.2.1 Thị trường mục tiêu 42
2.2.1.1 Tình hình cung và cầu 42
2.2.1.2 Tình hình giá cả 42
2.2.1.3 Tình hình cạnh tranh và thị phần của Công ty .44
2.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ 2008 đến 2012 46
2.2.2.1 Tình hình xuất bán của Công ty từ năm 2008 đến 2012 46
2.2.2.2 Đặc điểm về doanh thu, chi phí 49
2.2.2.3 Tổng quan hoạt động phân phối của công ty xăng dầu Thanh Hóa 55
2.3 Đánh giá của khách hàng về hệ thống phân phối của Công ty .69
2.3.1 Thông tin chung về khách hàng điều tra 69
2.3.1.1 Khách hàng điều tra theo giới tính 69
2.3.1.2 Khách hàng điều tra trình độ học vấn 70
2.3.1.3 Khách hàng điều tra theo độ tuổi 70
2.3.1.4 Khách hàng điều tra thời gian mua hàng 71
2.3.2 Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số Cronbach’s Alpha 72
2.3.3 Phân tích nhân tố 74
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 112.3.4.1.Đánh giá của khách hàng về giá bán và thanh toán tiền hàng 77
2.3.4.2 Đánh giá của khách hàng về số lượng, chất lượng hàng hóa 79
2.3.4.3 Đánh giá của khách hàng về thái độ và trình độ của nhân viên 80
2.3.4.4.Đánh giá của khách hàng về nguồn hàng và thông tin khách hàng 81
2.3.4.5.Đánh giá của khách hàng về cơ chế chính sách 82
2.3.5 Phân tích và so sánh ý kiến đánh giá của khách hàng trực tiếp và gián tiếp 82
2.3.6 Mô hình hồi quy 92
Chương 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI XĂNG DẦU TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU THANH HÓA 95
3.1 Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh xăng dầu 95
3.1.1 Định hướng của Nhà nước và Tập đoàn xăng dầu Việt Nam 95
3.1.2 Mục tiêu, phương hướng của Công ty 96
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối xăng dầu 97
3.2.1 Củng cố và hoàn thiện bộ máy tổ chức 97
3.2.2 Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường 98
3.2.3 Bảo đảm nguồn hàng và tiến hành mua hàng hợp lý để tiết giảm chi phí tồn kho .99
3.2.4 Xây dựng chiến lược hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm .100
3.2.5 Tiến hành tiết giảm chi phí để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 104
3.2.6 Tăng cường hơn nữa công tác phát triển hệ thống phân phối 105
3.2.7 Hoàn thiện bộ máy quản lý hệ thống phân phối 106
Phần thứ 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108
1 KẾT LUẬN 108
2 KIẾN NGHỊ 109
2.1 Kiến nghị với Tập đoàn xăng dầu Việt Nam 109
2.2 Những kiến nghị với nhà nước 110
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc rất nhiều vàoquá trình tổ chức và quản lý tiêu thụ sản phẩm Nội dung cốt lõi của hoạt động tiêuthụ sản phẩm của doanh nghiệp là tổ chức và quản lý hệ thống phân phối trên thị
trường Hệ thống phân phối là một hệ thống các mối quan hệ giữa các tổ chức liên
quan với nhau trong quá trình mua và bán hàng hóa
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc đặt được lợi thế cạnh tranh và duytrì trong dài hạn ngày càng trở nên khó khăn Các hình công cụ marketing (quảngcáo, khuyến mại…) chỉ đặt được lợi thế trong ngắn hạn, bởi vì sẽ có những doanhnghiệp khác làm theo Muốn duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh trong dài hạndoanh nghiệp cần tập trung nguồn lực để phát triển mạng lưới kênh tiêu thụ sảnphẩm của mình, để tạo lập và phát triển hệ thống hệ thống phân phối cần rất nhiềuthời gian và công sức nên không dễ dàng bị các doanh nghiệp khác làm theo
Công ty xăng dầu Thanh Hóa là một công ty thành viên trực thuộc Tập đoànxăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX) chuyên tiếp nhận để phân phối nhu cầuxăng dầu nhằm phục vụ nhu cầu xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Công tyxăng dầu Thanh Hóa kế thừa hệ thông phân phối chuyên sâu và rộng khắp và đây
cũng là vũ khí cạnh tranh khá hiệu quả để củng cố và phát triển vị thế của Công
ty trên thương trường
Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt cũng như những biến
đổi và tác động từ các yếu tố của môi trường kinh doanh, hệ thống phân phối củacông ty đã có những bất cập, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh Trên cơ sở những
kiến thức đã được học tại trường Đại học kinh tế Huế và trong thời gian tìm hiểuhoạt động kinh doanh tại Công ty xăng dầu Thanh Hóa Với mục tiêu tìm hiểunhững ưu nhược điểm từ hệ thống phân phối đó và ứng dụng tham số phân phốiMarketing – mix có thể đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối vàkhắc phục những nhược điểm còn tồn tại Xuất phát từu những vấn đề nêu trên và
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13quá trình làm việc tại công ty, tôi đã mạnh dạn lựa chọn và thực hiện đề tài: “Hoàn
thiện hệ thống phân phối xăng dầu tại Công ty xăng dầu Thanh Hóa” làm luận
văn thạc sĩ quản trị kinh doanh của mình
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu tổng quát
- Mục tiêu tổng quát của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng hệ thốngphân phối xăng dầu tại Công ty xăng dầu Thanh Hóa Trên cơ sở đó nhằm đề xuấtcác giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối xăng dầu tại Công ty xăng dầuThanh Hóa
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ thống phân phối
xăng dầu
- Phân tích đánh giá thực trạng của hệ thống phân phối xăng dầu tại Công ty
xăng dầu Thanh Hóa giai đoạn 2008 đến 2012
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối xăng dầu tại
Công ty xăng dầu Thanh Hóa đến năm 2015 và những năm tiếp theo
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của hệ
thống phân phối xăng dầu tại Công ty xăng dầu Thanh Hóa đặt trong tổng thể vấn
đề hệ thống phân phối của ngành xăng dầu trong cả nước nói chung và của Tậpđoàn xăng dầu Việt Nam nói riêng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong lĩnh vực phânphối xăng dầu tại Công ty xăng dầu Thanh Hóa
- Không gian: Công ty xăng dầu Thanh Hóa
- Thời gian: Nghiên cứu thực trạng hệ thống phân phối xăng dầu tại Công ty
xăng dầu Thanh Hóa từ năm 2008 - 2012, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ
thống phân phối xăng dầu đến năm 2015 và những năm tiếp theo
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 144 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đánh giá một cách toàn diện thực trạng hệ thống phân phối xăng dầu tạiCông ty xăng dầu Thanh Hóa, luận văn sử dụng các phương pháp sau:
4.1 Phương pháp luận
Luận văn vận dụng cách tiếp cận theo phương pháp duy vật biện chứng, duyvật lịch sử; vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước trong quá trình
đổi mới kinh tế để phân tích thực trạng hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa Từ đó rút ra một số nhận xét và kiến nghị đề xuất các giải pháp đểgóp phần hoàn thiện hệ thống phân phối xăng dầu tại Công ty xăng dầu Thanh Hóa
Phương pháp tiếp cận: xem xét, nghiên cứu tình hình thị trường xăng dầu trênđại bàn tỉnh, các nhân tố tác động đến hệ thống phân phối xăng dầu, trong đó tậptrung đánh giá cơ chế chính sách, thù lao, đối thủ cạnh tranh để phân tích, đánh
giá nhằm tìm ra những bất cập, mâu thuẫn hoặc những tồn tại để nhằm đề xuất một
số giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối xăng dầu trong tương lai
4.2 Phương pháp thu thập số liệu
4.2.1 Số liệu thứ cấp
Được thu thập từ các nguồn tài liệu, báo cáo của Công ty xăng dầu Thanh
Hóa; Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa; các báo cáo tài liệu của các ban ngànhliên quan tỉnh Thanh Hóa; thông tin đã được công bố trên các giáo trình, báo, tạpchí, công trình và đề tài khoa học trong và ngoài nước
4.2.2 Số liệu sơ cấp
Được tiến hành thu thập trên cơ sở các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinhdoanh xăng dầu trên địa bàn Cụ thể chọn70 khách hàng là Tổng đại lý, đại lý kinhdoanh xăng dầu, 200 khách hàng mua lẻ tại các cửa hàng, điểm bán trên toàn tỉnhThanh Hóa để tiến hành điều tra
Phương pháp điều tra bằng cách phát phiếu khảo sát đã được thiết kế sẵn,
nhằm lấy ý kiến của các khách hàng Tổng đại lý, đại lý và mua lẻ đánh giá mức độhài lòng về nhà cung cấp xăng dầu mà họ lựa chọn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15- Phương pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích đánh giá một cách khách quan,khoa học về các nội dung nghiên cứu.
4.5 Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo
Phương pháp chuyên gia: Để làm sáng tỏ vấn đề lý luận cũng như đánh giá thực
trạng hệ thống phân phối xăng dầu hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tác giả thuthập ý kiến của các đồng chí lãnh đạo Công ty xăng dầu Thanh Hóa, Công ty CP TMPetec Thanh Hóa, Công ty Pvoil Thanh Hóa, Công ty TNHH MTV Miền Núi Thanh
Hóa, Công ty CP TM Trường Xuân, Sở công thương Thanh Hóa để đưa ra các kết
luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học nhằm đề xuất giải pháp có sức thuyếtphục cao, mang tính khả thi phù hợp với thực tiễn địa bàn nghiên cứu
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trong bối cảnh kinh tế trong nước hội nhập với kinh tế thế giới thì vấn đề thị
trường được đặt ra nhiều vấn đề, tất cả các ngành kinh doanh dịch vụ vấn đề thịtrường, hệ thống phân phối được quan tâm hàng đầu Để hoàn thiện hệ thống phân
phối của một doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng cho dù doanh nghiệp đó có
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16hoạt động lâu năm có nhiều kinh nghiệm trên thị trường, vì vậy việc xem xét cácvấn đề về hệ thống phân phối trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động ở Công ty
xăng dầu Thanh Hóa để có những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống này là hết
sức cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với đối tượngnghiên cứu
6 Kết cấu luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm có ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ thống phân phối xăng dầuChương 2: Thực trạng hệ thống phân phối xăng dầu tại Công ty xăng dầu
Trang 17Phần thứ 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỆ THỐNG
PHÂN PHỐI XĂNG DẦU 1.1 Những vấn đề lý luận chung về hệ thống phân phối
1.1.1 Khái niệm hệ thống phân phối hàng hóa
Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùngphải qua một chuỗi hoạt động mua và bán Hệ thống phân phối (HTPP) hàng hóa làmột thuật ngữ mô tả toàn bộ quá trình lưu thông, tiêu thụ hàng hóa trên thị trường
Đó cũng là những dòng chuyển quyền sở hữu hàng hóa qua các doanh nghiệp và
các tổ chức khác nhau tới người mua cuối cùng Từ nhiều quan điểm khác nhau, cóthể có những quan niệm khác nhau về HTPP hàng hóa
Theo quan điểm của các doanh nghiệp – chủ thể kinh doanh:
HTPP hàng hóa là các hình thức liên kết của các doanh nghiệp trên thị trường
để cùng thực hiện một mục đích kinh doanh Người sản xuất (hay nhập khẩu) phảiqua các trung gian thương mại để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng Vì vậy HTPP
hàng hóa là các hình thức lưu thông sản phẩm qua các trung gian khác nhau
Dưới quan điểm quản lý việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp:
HTPP hàng hóa là việc tổ chức hệ thống các quan hệ bên ngoài doanh nghiệp
để quản lý các hoạt động phân phối hàng hóa nhằm đạt các mục tiêu kinh doanh
HTPP là công cụ kinh doanh trọng yếu của các doanh nghiệp trên thị trường
Để phát triển HTPP hàng hóa của các doanh nghiệp cũng như toàn bộ HTPP
của quốc gia, chúng ta phải nắm vững qui trình của chúng Mỗi HTPP hàng hóathông qua các dòng vận động (dòng chảy) để hàng hóa đảm bảo đến được các điểmtiêu dùng Các dòng chảy kết nối các thành viên với nhau
Cơ chế “kéo đẩy”: Hàng hóa lưu thông trong HTPP thông qua cơ chế kéo đẩy
Cơ chế “kéo” nghĩa là các doanh nghiệp dùng các biện pháp tác động vào nhu
cầu của người tiêu dùng cuối cùng để tạo nên lực hút hàng hóa ra thị trường Cơ chế
“đẩy” là việc doanh nghiệp sử dụng các biện pháp thúc đẩy HTPP tăng cường hoạtđộng tiêu thụ, tạo thành lực đẩy hàng hóa ra thị trường
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 181.1.2 Đặc điểm hệ thống phân phối
- Hệ thống phân phối tồn tại ngoài doanh nghiệp Nói cách khác, nó khôngphải là một cấu trúc tổ chức nội bộ của doanh nghiệp Quản trị hệ thống phân phốitất nhiên liên quan tới sủ dụng khả năng quản lý giữa các tổ chức hơn là trong nội
bộ một tổ chức
- Hệ thống phân phối gồm các công ty hay các tổ chức – những người có thamgia vào quá trình đàm phán về việc đua hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến
người tiêu dùng cuối cùng Họ có chức năng đàm phán, mua bán, chuyển quyền sở
hữu hàng hóa dịch vụ Thông thường chỉ những công ty hay những tổ chức nàotham gia thực hiện chức năng này mới là thành viên của kênh.Các công ty khác
(thường là các tổ chức làm thuận lợi cho việc phân phối như công ty vận tải, kho
hàng, ngân hàng, bảo hiểm…) thực hiện các chức năng khác bổ trợ không phải làthành viên của kênh
- Vai trò chủ động của các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động trong kênh.Hoạt động có thể gồm từ sự thiết kế ban đầu đến các công việc quản lý cụ thể hàngngày của kênh Khi quản lý các quan hệ bên ngoài của doanh nghiệp, quyết địnhquan trọng không chỉ liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp mà liên
quan đến các thành viên khác trong kênh Điều này không có nghĩa là doanh nghiệp
quản lý kênh cần sự điều khiển toàn bộ hay phần lớn kênh Nói cách khác, bằng tổchức hoạt động phân phối, người quản lý kênh đang cố gắng điều khiển có ý thứccác hoạt động của kênh
- Quản lý hệ thống phân phối phải có các mục tiêu phân phối xác định Cấutrúc và quản lý hệ thống phân phối là nhằm đạt các mục tiêu phân phối của công ty.Khi các mục tiêu này thay đổi, các yếu tố trong tổ chức quan hệ bên ngoài và cáchquản lý các hoạt động có thể cũng sẽ thay đổi
1.1.3 Chức năng, tầm quan trọng của hệ thống phân phối
1.1.3.1 Ch ức năng hệ thống phân phối
Hệ thống phân phối giúp hàng hóa lưu thông từ các nhà sản xuất đến ngườitiêu dùng Nhờ đó khắc phục được những ngăn cách về thời gian, địa điểm, quyền
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19sở hữu hàng hóa và dịch vụ mới với những người tham gia hệ thống Các thành viêncủa HTPP làm chức năng rất quan trọng:
+ Nghiên cứu thu thập thông tin cần thiết để lập kế hoạch và tạo thuận lợi choviệc trao đổi
+ Kích thích chiêu thị và quảng cáo, chiêu thị những thông tin về hàng hóa
+ Thiết lập, tạo dựng và duy trì mối quan hệ với những khách hàng tiềm năng.+ Phát triển sản phẩm làm cho hàng hóa đáp ứng được yêu cầu khách hàng
+ Tiến hàng thương lượng, thỏa thuận với nhau về giá cả và những điều kiện
khác để thực hiện bước tiếp theo để chuyển quyền sở hữu
+ Tổ chức lưu thông hàng hóa – vận chuyển, bảo quản và dự trữ hàng hóa
+ Đảm bảo kinh phí – tìm kiếm và sử dụng nguồn vốn để bù đắp chi phí cho
các hoạt động của hệ thống
1.1.3.2 T ầm quan trọng hệ thống phân phối
Vấn đề tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanhcủa một doanh nghiệp Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trườngsản phẩm gì, với giá bao nhiêu mà còn là đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào?
Đây chính là chức năng của kênh phân phối Chức năng này được thực hiện thông
qua mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Các kênh phân phối tạo nên lợi thế cạnh tranh phân biệt giữa các doanhnghiệp Phát triển một chiến lược phân phối thành công trong môi trường cạnh tranhkhốc liệt ngày nay là một công việc hết sức khó khăn phức tạp Việc đạt được lợithế về tính ưu việt của sản phẩm ngày càng trở nên khó khăn Các chiến lược cắtgiảm giá không chỉ nhanh chóng và dễ dàng bị sao chép bởi những đối thủ cạnhtranh mà còn dẫn đến sự giảm sút hoặc bị mất khả năng có lợi nhuận Các chiến
lược quảng cáo và xúc tiến sáng tạo thường chỉ có kết quả trong ngắn hạn và cũng
bị mất tác dụng trong dài hạn Vì thế tập trung sự chú ý nhiều hơn vào các kênhphân phối là một cơ sở cho sự cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường Hàng ngàn
công ty đang thấy rằng để cạnh tranh thành công họ không phải chỉ cung cấp sản
phẩm và dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh mà còn phải làm cho chúng có ở đúng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20thời gian, địa điểm và phương thức mà người tiêu dùng mong muốn Chỉ có quaviệc tổ chức và quản lý các kênh phân phối khoa học những khả năng này mới đượcthực hiện.
1.1.4 Bản chất của hệ thống phân phối
Hình 1.1: Trung gian phân phối giúp nhà sản xuất tiết kiệm công sức
Người sản xuất chấp nhận từ bỏ một số quyền kiểm soát đối với sản phẩm,tránh được áp lực về tài chính khi tiến hành phân phối trực tiếp Họ có điều kiện tập
trung vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh thay vì đầu tư cho mạng lưới bán hàngtrực tiếp
Việc sử dụng trung gian đem đến hiệu quả rộng khắp và đưa tới các thị trườngmục tiêu
Nhờ quan hệ tiếp xúc, kinh nghiệm, chuyên môn hóa, các trung gian thươngmại sẽ thực hiện tốt công tác phân phối hơn là công ty tự làm lấy
Qua 2 sơ đồ dưới, ta thấy được số lần tiếp xúc của nhà sản xuất với khách hàng
giảm từ 9 xuống còn 6 khi có trung gian thương mại
M*C=3*3=9M: nhà sản xuấtC:Khách hàng
B(B) số lần tiếp xúc:
M+C=3+3=6TGTM: Trung gian
thương mại
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 211.1.5 Cấu trúc và phân loại hệ thống phân phối
Hệ thống phân phối của doanh nghiệp có cấu trúc giống như hệ thống mạng
lưới, bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau Các
thành viên của HTPP có liên quan mật thiết với nhau trong quá trình hoạt động
Hình 1.2: Sơ đồ kênh phân phối trực tiếp
Có 3 yếu tố cơ bản phản ánh cấu trúc hệ thống phân phối:
- Chiều dài của hệ thống phân phối: Được xác định bởi cấp độ trung gian cómặt trong hệ thống phân phối
- Bề rộng của hệ thống phân phối: Biểu hiện ở số lượng trung gian ở mỗi cấp
- Các loại trung gian ở mỗi cấp độ của hệ thống phân phối
Cấu trúc của hệ thống phân phối thông thường được chia thành hai dạng: mộtdành cho hàng hoá dịch vụ tiêu dùng, một dành cho hàng hoá dịch vụ công nghiệp
Sau đây là các dạng kênh phân phối với các cấp độ trung gian khác nhau
Là hệ thống phân phối trực tiếp bởi nhà sản xuất tới người tiêu dùng mà không
hề qua trung gian thương mại nào Ba phương thức bán hàng trực tiếp cơ bản là:
bán hàng lưu động, bán theo đơn đặt hàng và bán qua cửa hàng của nhà sản xuất.Thông thường các nhà sản xuất lựa chọn kênh này khi họ không có các trung gian
hoặc khi bắt đầu tung sản phẩm mới ra thị trường hoặc do đặc thù của sản phẩm,mục tiêu của doanh nghiệp và tính chất của vòng đời sản phẩm
Trang 22Ưu điểm: Ưu điểm cơ bản của việc sử dụng dạng kênh này là doanh nghiệp có
thể thông qua tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để hiểu rơ và đáp ứng tốt nhu cầucủa họ Đồng thời với việc sử dụng kênh trực tiếp doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt
hơn quá trình bán hàng, kiểm soát và điều chỉnh tốt hơn các mục tiêu và công cụ
Marketing của mình
Nhược điểm: Trong trường hợp sử dụng kênh trực tiếp có thể mang lại hiệu
quả không mong muốn cho doanh nghiệp, để sử dụng kênh trực tiếp đòi hỏi doanhnghiệp phải phát triển mạnh lực lượng bán hàng của mình, bộ phận bán hàng phảirất lớn, chi phí cho bộ phận này cao và doanh nghiệp không có khả năng chuyênmôn hoá Khi khu vực thị trường mục tiêu rộng và nhóm khách hàng phân tán, kênhphân phối trực tiếp sẽ gặp khó khăn Để khắc phục nhược điểm này của kênh trựctiếp, doanh nghiệp nên lựa chọn kênh phân phối có sự tham gia của các thành viênkhác nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh của mình
Kênh gián tiếp Kênh gián tiếp bao gồm các kênh chủ yếu sau đây:
Kênh 1 cấp: ở dạng kênh này doanh nghiệp không trực tiếp bán hàng tới tận
tay người tiêu dùng mà thông qua hệ thống các trung gian bán lẻ Hệ thống phân
phối này thường hình thành khi người bán lẻ có quy mô lớn có thể mua khối lượnglớn sản phẩm từ người sản xuất Ở đây người sản xuất và người bán lẻ thấy rằng họ
tự đảm nhận các chức năng bán buôn sẽ hiệu quả hơn là sử dụng thêm các nhà bán
buôn độc lập
Ưu điểm: Ưu điểm của loại kênh này là một mặt vẫn phát huy được những lợi
thế của loại kênh trực tiếp, mặt khác phần nào giải phóng cho nhà sản xuất chức
năng lưu thông để chuyên môn hoá và phát triển năng lực sản xuất của mình, đảm
bảo một trình độ quản lí cao hơn, ổn định và hợp lý hơn trong việc phân phối cácsản phẩm hàng hoá được sản xuất ra
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23Hình 1.3: Sơ đồ kênh phân phối gián tiếp:
Nhược điểm: Dạng kênh này vẫn có những hạn chế nhất định, nó chưa phát
huy được hết các ưu thế của phân công lao động xã hội ở trình độ cao, các nhà sản
xuất hoặc người bán lẻ phải kiêm chức năng bán buôn Do vậy làm hạn chế trình độ
xã hội hoá lưu thông, phân bổ dự trữ trong kênh phân phối sẽ không cân đối và
chưa hợp lý Vì vậy, loại hình này chỉ áp dụng có hiệu quả đối với một số kiểu cơ
sở sản xuất bán lẻ nhất định, một số mặt hàng xác định phục vụ nhu cầu thườngxuyên và ổn định của người tiêu dùng
Kênh 2 cấp: Đây là kênh phân phối điển hình, phổ biến nhất trong phân phối
hàng tiêu dùng Các doanh nghiệp sản xuất với một số lượng hàng hoá tương đốilớn trên thị trường nên không có khả năng tiếp xúc trực tiếp với hàng nghìn các cửahàng bán lẻ trên thị trường rộng lớn, trong trường hợp này nhà sản xuất thường tổchức tập hợp những người bán buôn để tập hợp, điều chỉnh dự trữ hàng hoá và làmhậu cần cho thị trường bán lẻ tổng hợp
Ưu điểm: Ưu điểm của dạng kênh này là trình độ chuyên môn hoá cao hơn
trong hoạt động lưu thông
Nhược điểm: Hệ thống phân phối có thêm cấp thành viên do đó bắt đầu xuất
hiện mâu thuẫn giữa các thành viên trong kênh
Kênh 3 cấp (dạng kênh đầy đủ): Được nhiều nhà sản xuất sử dụng ở đây đại
lý được sử dụng để giúp tập hợp hàng hoá và phân phối với khối lượng lớn
Doanh nghiệp
của DN
Khách hàng Người mua trung gian
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24Kênh phân phối dạng đầy đủ đáp ứng tốt nhất yêu cầu phân công lao động xãhội giữa sản xuất và lưu thông và cả trong nội bộ lưu thông Nó cho phép xã hội tối
đa hoá hoạt động thương mại trên mọi vị trí bán lẻ và mọi địa bàn dân cư
Kênh hỗn hợp
Đây là dạng kênh phân phối được xác lập dựa trên cơ sở sử dụng đồng thời cả
hai dạng kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp Doanh nghiệp vừa tổ chức bán hàng
đến tận tay người sử dụng vừa khai thác lợi thế trong hệ thống phân phối cúa người
mua trung gian Dạng kênh này được miêu tả như sau:
Hình 1.4 : Sơ đồ kênh phân phối hỗn hợpTheo mức độ liên kết giữa các thành viên, các HTPP có thể chia ra thành 2kiểu tổ chức là HTPP truyền thống và HTPP liên kết dọc
- Các HTPP truyền thống (HTPP hình thành ngẫu nhiên): là dòng vận độngcủa hàng hóa trên thị trường được hình thành ngẫu nhiên và tự phát Các doanhnghiệp và cá nhân tham gia vào HTPP truyền thống không muốn phụ thuộc nhautrong quá trình kinh doanh Những người tham gia vào hoạt động phân phối tự pháttìm kiếm lợi ích bất cứ khi nào, ở đâu và bằng mọi cách có thể Chính cơ chế thị
trường tự do và tín hiệu giá cả đã tạo nên các HTPP truyền thống
- Các HTPP liên kết dọc: là các HTPP có chương trình trọng tâm và quản lýchuyên nghiệp được thiết kế nhằm đạt hiệu quả phân phối cao và ảnh hưởng tối đa
đến thị trường Thành viên có sự liên kết chặt chẽ với nhau và hoạt động như một
thể thống nhất Doanh nghiệp sử dụng HTPP liên kết dọc có thể kiểm soát được
Doanh nghiệp
Đại lý
Kháchhàng
Trang 25theo qui mô trong phân phối và xóa bỏ những công việc trùng lặp Do vậy cácdoanh nghiệp cần phát triển HTPP liên kết dọc.
1.1.6 Các thành viên của hệ thống phân phối hàng hóa
Các thành viên chính thức tham gia đàm phán phân chia công việc phân phối
và chuyển quyền sở hữu hàng hóa Các tổ chức bổ trợ cung cấp dịch vụ phân phối
chuyên môn hóa trên cơ sở ký hợp đồng với các thành viên của các hệ thống Các
thành viên chính thức của HTPP trên thị trường bao gồm:
(1)Người sản xuất: là người khởi nguồn HTPP trên thị trường Họ cung cấp
cho thị trường sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường tiêu dung
(2)Người trung gian: bao gồm các doanh nghiệp và các cá nhân kinh doanhthương mại độc lập trợ giúp người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng thực hiện
các công việc phân phối sản phẩm và dịch vụ Có 2 loại trung gian phân phối làtrung gian bán buôn và bán lẻ
Các trung gian bán buôn: gồm các doanh nghiệp và cá nhân mua hàng để bánlại cho các doanh nghiệp và tổ chức khác Trong thực tế, các doanh nghiệp vừa cóthể bán buôn, vừa bán lẻ
Các trung gian bán lẻ: gồm các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng trực tiếp
cho người tiêu dùng Vai trò của người bán lẻ trong các HTPP là phát hiện, tìm
kiếm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng Thường người bán lẻ được phân chiathành nhiều loại theo nhiều tiêu thức khác nhau Ví dụ theo mặt hàng có thể chiathành cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bách hóa, đại lý, siêu thị…các cửa hàngtrung gian bán lẻ khác nhau có quy mô phương thức kinh doanh và sức mạnh chiphối thị trường khác nhau Tất nhiên, họ cũng có khả năng điều khiển HTPP khácnhau
(3) Người tiêu dùng cuối cùng: là các cá nhân và tổ chức sử dụng, tiêu thụ
hàng hóa và dịch vụ Chỉ khi nào hàng hóa tới người tiêu dùng quá trình phân phốimới hoàn thành
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 261.1.7 Các tổ chức bổ trợ
Các tổ chức bổ trợ là các doanh nghiệp và nhà cung cấp cho các thành viên củaHTPP ngoài chức năng mua bán và chuyển quyền sở hữu như là: vận tải, kho bãi,nghiên cứu thị trường, bảo hiểm…Họ góp phần quan trọng làm cho HTPP hoạt
động hiệu quả và thông suốt
Chu kỳ sống của mỗi loại hình trung gian thương mại bán lẻ được chia làm 4
giai đoạn (1) đổi mới, (2) phát triển, (3) bão hòa, (4) suy thoái Giai đoạn đổi mớiđược đặc trưng bỏi lượng bán hàng tăng lên nhanh chóng Trong suốt giai đoạn phát
triển, lượng bán và lợi nhuận tăng vượt bậc Giai đoạn bão hòa lượng bán hàng tăngvới tốc độ giảm dần và lợi nhuận vẫn tiếp tục tăng Trong giai đoạn suy thoái, cả
lượng bán và lợi nhuận đều giảm
Tại thị trường Việt Nam, các trung gian thương mại bán lẻ đang ở những giai
đoạn khác nhau cần có những biện pháp quản lý khác nhau Ví dụ: siêu thị đangtrong giai đoạn đổi mới, trong khi đó các bách hóa tổng hợp đang ở trong giai đoạn
bảo hòa, các hộ kinh doanh ở chợ đang ở trong giai đoạn suy thoái…
1.1.8 Các tác lực cạnh tranh ảnh hưởng đến hoạt động phân phối
Xác định các tác lực cạnh tranh nhằm xác định được các lợi thế, chiến lược
kinh doanh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong một môi trường,thể chế kinh doanh giống nhau Doanh nghiệp khai thác được các điểm mạnh củacác tác lực cạnh tranh và hạn chế điểm yếu của mình Đồng thời chống lại điểmmạnh và khai thác điểm yếu của đối thủ
Bao gồm các tác lực: Tác lực của chiến lược sản phẩm, tác lực của chiến lượcgiá, tác lực chiến lược phân phối, tác lực chiến lược chiêu thị cổ động và quan hệcông chúng
1.2 Hệ thống phân phối của Công ty xăng dầu Thanh Hóa
Trang 27Đặc điểm chung của nhóm sản phẩm này là : Dễ cháy, đặc biệt khi nén ở áp
suất cao chuyển thành thể khí Khi cháy chúng phát sáng, thể tích tăng đột ngột vàsinh nhiệt
Xăng dầu là loại hàng hóa được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống và trong các
ngành Công nghiệp
- Xăng dầu được dùng để thắp sáng và tạo ra nhiệt : Xăng, dầu hỏa, nhiên liệu
Điêzen, nhiên liệu phản lực
- Xăng dầu dùng cho các loại động cơ đốt trong
- Nhiên liệu Điêzen dùng cho các loại động cơ nổ Điêzen
- Nhiên liệu phản lực dùng cho các loại động cơ phản lực
- Nhóm dầu nhờn dùng cho các loại động cơ nổ với mục đích là mát động cơ,
bôi trơn làm giảm masat cho các bộ phận và chi tiết chuyển động làm tăng tuổi thọ
Nhà cung cấp hàng hóa của Công ty xăng dầu Thanh Hóa chính là Tập đoàn
xăng dầu Việt Nam Hàng tháng và ngày 15 của tháng trước Công ty xăng dầu
Thanh Hóa phải đặt hàng nhu cầu hàng hóa của tháng tiếp theo Tập đoàn căn cứ
đơn hàng của các công ty lập nhu cầu mua hàng, hàng hóa từ các tầu ngoại sẽ được
chuyển về các cảng lớn (Kho cảng B12 Công ty xăng dầu Quảng Ninh, Kho cảng
Nhà Bè Công ty xăng dầu KV2, kho cảng Đà Nẵng Công ty xăng dầu KV5) hànghóa sau khi được vào các kho đầu mối sẽ được di chuyển về các Công ty tuyến sau
để tổ chức bán hàng Hàng hóa di chuyển vào các kho tuyến sau bằng hình thứcbơm ống, vận chuyển bằng tầu, vận chuyển bằng xe xitec
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 281.2.2.2.T ổng đại lý, đại lý
Đây là các khách hàng mua hàng trực tiếp của Công ty xăng dầu Thanh Hóa để
bán lẻ ra thị trường qua hệ thống cửa hàng bán lẻ của khách nằm trong địa bàn tỉnhThanh Hóa Các khách hàng này mua hàng của Công ty xăng dầu Thanh Hóa vớigiá bán Tổng đại lý, đại lý thấp hơn giá bán lẻ trên thị trường (chênh lệch giữa giábán lẻ và giá bán Tổng đại lý, đại lý gọi là thù lao Tổng đại lý, đại lý) sau đó bán racho khách hàng mua lẻ để hưởng chênh lệch này
1.2.2.3 Người tiêu dùng
Là người trực tiếp tiêu thụ các mặt hàng này, người tiêu dùng trực tiếp có hai
loại:
+ Người tiêu dùng mua lẻ tại các cửa hàng : Đây là khách hàng mua hàng để
sử dụng trực tiếp vào các phương tiện của mình, đối với kahcsh hàng này thườngmua với sản lượng ít và mua tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty hay các cửa hàngbán lẻ của Tổng đại lý, đại lý
+ Người tiêu dùng trực tiếp mua buôn để phục vụ hoạt động sản xuất kinhdoanh: Đây là khách hàng mua hàng với sản lượng lớn, hàng thường được nhận tại
kho của công ty và vận chuyển vào kho của khách hàng để phục vụ sản xuất kinhdoanh của khách hàng, giá bán cho khách hàng này là giá bán buôn và thường cao
hơn giá bán cho Tổng đại lý, đại lý
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống phân phối của Công ty
1.2.3.1 Môi trường kinh doanh vĩ mô
Môi trường vĩ mô luôn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của
doanh nghiệp, nó tạo ra các cơ hội để doanh nghiệp phát triển đồng thời cũng hìnhthành nên các mối đe doạ cản trở bước tiến của doanh nghiệp Do vậy, trong quátrình xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp, việc phân tích môi trường vĩ mô là rấtcần thiết Sau đây ta sẽ phân tích các ảnh hưởng chính của môi trường vĩ mô
+ Nhân tố kinh tế
Công ty xăng dầu Thanh Hóa đã và đang hoạt động trong nền kinh tế toàn cầu,
chính vì vậy nó không những chịu ảnh hưởng của nền kinh tế Việt Nam mà còn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29chịu tác động của nền kinh tế thế giới bởi hiện nay, mặc dù ở thời điểm hiện tại đã
đưa vào hoạt động nhà máy lọc dầu Dung Quất và đang trong quá trình xây dựng vàđưa vào hoạt động nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn – huyện Tĩnh Gia, tỉnh ThanhHóa, nhưng theo phân tích và đánh giá của một số chuyên gia thì lượng xăng dầu
này chỉ có thể cung cấp được một lượng nhỏ nhu cầu tiêu dùng, phần lớn chúng tavẫn sẽ phải nhập từ nước ngoài nên lĩnh vực xăng dầu vẫn sẽ chịu tác động mạnh
mẽ của nền kinh tế thế giới cả về giá cả, số lượng lẫn chất lượng xăng dầu Nhữngnhân tố kinh tế có thể ảnh hưởng trực tiếp tới Công ty bao gồm:
Sự ổn định của tỷ giá hối đoái
Hoạt động chính của Công ty xăng dầu Thanh Hóa là kinh doanh xăng dầu vàcác sản phẩm hoá dầu, có liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu dầu của thế giớinên có liên quan trực tiếp tới tỷ giá hối đoái Do vậy, chính sách điều tiết về tỷ giáhối đoái sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty Hiện nay, tỷ giá
USD/VNĐ đang không ngừng biến động dẫn tới hoạt động xuất nhập khẩu đang bịảnh hưởng rất lớn nhất là như giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay
Ảnh hưởng của giá xăng dầu và cầu trên thị trường
Hai năm vừa qua, giá xăng dầu luôn biến động không ngừng, chỉ tính năm
2012 vừa qua, giá xăng đã thay đổi tổng cộng 12 lần, trong đó có 6 lần tăng và 6 lầngiảm, đến đầu năm 2013 giá xăng tăng thêm một lần nữa vào ngày 28/03/2013 Sựbiến động của giá liên tục làm cho nhu cầu trên thị trường thay đổi liên tục Điều đó
ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như tác động vào
doanh thu, lợi nhuận kinh doanh của Công ty
+ Nhân tố chính trị - luật pháp
Kinh doanh xăng dầu là ngành kinh doanh có điều kiện Xăng dầu có vị trí
quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội Để đảm bảo an ninh xăng dầu Chínhphủ phải ban hành các Nghị quyết, Công văn hướng dẫn thi hành chi tiết đối vớitừng đơn vị kinh doanh xăng dầu Thông qua các văn bản đó, Chính phủ chủ trươngxây dựng hệ thống cung ứng xăng dầu phát triển ổn định, từng bước phù hợp với cơchế thị trường có sự quản lý của Nhà nứơc đảm bảo an toàn năng lượng quốc gia
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30Để giải quyết tốt vấn đề đó Nhà nước cần áp dụng các biện pháp kinh tế hoàn chỉnh
để can thiệp vào thị trường xăng dầu đặc biệt là áp dụng chính sách giá định hướng
theo sự chỉ đạo của Nhà nước và cơ chế giá giao cùng với chính sách trợ giá, hỗ trợ
cước vận tải đối với địa bàn xa trung tâm đầu mối giao hàng nhằm bình ổn thịtrường đảm bảo mục tiêu chính trị, đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh, đảm
bảo cho doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu mỏ bù đắp chi phí và tíchluỹ cho đầu tư phát triển
Một số quy định của Nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu và đại lý kinh
doanh xăng dầu:
- Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về
kinh doanh xăng dầu
- Thông tư 28/2011/TT-BCT hướng dẫn quản lý kinh doanh xăng dầu tại khuvực biên giới
- Thông tư số 11/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa Học và Công nghệ Quy định
về quản lý đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu
- Thông tư số 234/2009/TT-BTC ngày 9/12/2009 của Bộ Tài chính về hướngdẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu theo quy định
- Thông báo số 135/TB-BTCQĐ của Bộ tài chính Về việc điều chỉnh chi phí
kinh doanh định mức xăng, dầu
Việc Nhà nước quản lý chặt chẽ các điều kiện kinh doanh xăng dầu, các tiêuchuẩn đại lý phân phối, tiêu chí đặt Cửa hàng bán lẻ và hoa hồng đại lý,…có ảnh
hưởng lớn đến quyết định lựa chọn thành viên, hình thức và chính sách phân phối
không chỉ riêng đối với Công ty xăng dầu Thanh Hóa mà đối với toàn bộ các đơn vị
kinh doanh xăng dầu Kinh doanh xăng dầu là hoạt động chủ đạo do đó hiệu quả
hoạt động phân phối sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của toàn đơn vị
+ Nhân tố khoa học công nghệ
Tác dụng tích cực của việc đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian
qua đã đem lại cho Việt Nam những máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất hiệnđại, mang lại hiệu quả sản xuất cao Đến nay, bằng chính sách đầu tư, xây dựng củaTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31Nhà nước và sự hỗ trợ của các đầu tư, nước ta đã có được nhiều công nghệ tốt để
phục vụ ngành lĩnh vực kinh doanh Xăng dầu
Hiện nay, nhờ vào sự phát triển của thị trường khoa học nói chung Công ty
xăng dầu Thanh Hóa đã không ngừng phát triển khoa học công nghệ đó là:
- Nâng cấp, xây dựng mới hệ thống tự động hóa tại các cửa hàng xăng dầu,
kho xăng dầu trực thuộc
- Không ngừng đổi mới, sửa chữa nâng cấp hệ thống kho chứa nhằm tăng sứcchứa và độ an toàn
- Áp dụng khoa học - kỹ thuật vào quản lý đó là tin học hoá quản lý hiện naycòn nhiều hạn chế, dẫn tới việc quản lý chưa thực sự chặt chẽ
+ Nhân tố xã hội
Trong nhiều năm qua, kinh doanh xăng dầu của Công ty xăng dầu Thanh Hóa
luôn được sự hỗ trợ tích cực của nhiều tổ chức như tổ chức Nghiên cứu phát triển, Tổ
chức Bảo vệ môi trường Nhờ vậy việc kinh doanh của công ty gặp nhiều thuận lợi.Các tổ chức này luôn cung cấp cho các doanh nghiệp những thông tin cần thiết về giá
cả, thị trường, sự biến động tiêu thụ của thị trường thế giới, đồng thời còn giúp cácdoanh nghiệp kiến nghị lên các cơ quan cấp cao để được ưu tiên một số chính sách.Chính vì thế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng kháchhàng, nắm bắt kịp thời thông tin để đề ra chiến lược kinh doanh thích hợp
Thu nhập người dân
Thu nhập bình quân của người dân tăng đáng kể so với những năm trước (tạithời điểm năm 1992 chỉ mới ở mức 140 USD thì hiện nay, thu nhập bình quân đầu
người năm 2012 đã gần 1.600 USD Như vậy, sau 20 năm phát triển, thu nhập bìnhquân đầu người của Việt Nam đã tăng 11,43 lần) (theo báo Dân trí Công bố), kéo
theo mức chỉ tiêu của họ cũng tăng lên Thay vì trước đây người dân chủ yếu đibằng xe đạp, đun bằng bếp than, bếp củi thì hiện nay nhu cầu sử dụng xe máy, ô tô,bếp gas ngày càng tăng, số lượng ô tô sử dụng tăng lên một cách nhanh chóng Dovậy, ảnh hưởng mạnh tới các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói chung và Công
ty xăng dầu Thanh Hóa nói riêng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32Ảnh hưởng của trình độ lao động
Tuy dân số Việt nam đông và lực lượng lao động dồi dào nhưng số lao động
có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu ngàycàng cao của các doanh nghiệp trong nước Nhất là trong tình hình hội nhập hiện
nay, đòi hỏi về trình độ chuyên môn của doanh nghiệp ngày càng cao mà số lượngđáp ứng được còn rất thấp, khiến cho nguồn nhân lực tại Công ty Xăng dầu Thanh
Hóa bị hạn chế mặc dù trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Công ty xăng dầuThanh Hóa là một Công ty có đội ngũ lao động có kinh nghiệm, có trình độ chuyênmôn khá vững vàng tuy nhiên vẫn bị ảnh hưởng không ít của trình độ lao độngchung ở Việt Nam
+ Nhân tố tự nhiên
Hiện nay hệ thống phân phối của Công ty xăng dầu Thanh Hóa trải rộng khắp
địa bàn tỉnh với hơn 400 cửa hàng bán lẻ và 6 đầu mối tham gia kinh doanh trên địa
bàn tỉnh Chính vì vậy nó chịu ảnh hưởng không nhỏ của điều kiện tự nhiên Từ kho
trung tâm đến cửa hàng xa nhất thuộc huyện Ba Thước dài hơn 200km, đường giao
thông vận chuyển khó khăn, nên chịu ảnh hưởng lớn của mức giá Ngoài ra giá xăngdầu của Công ty là giá vùng 2 nên luôn cao hơn so với giá xăng dầu của các tỉnhNinh Bình và Nghệ An chính vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến công tác kinh doanh của
Công ty Chính điều này tạo ra một nghịch lý cơ bản đó là: Nơi có điều kiện thuận
lợi thì bất cứ cái gì cũng được thuận lơn Nơi khó khăn thì vẫn luôn phải chịu những
điều kiện khó khăn, chính điều này cũng là một nguyên nhân nhỏ tạo ra sự chênh
lệch giàu nghèo ngày càng tăng hiện nay
1.2.3.2 Môi trường kinh doanh vi mô
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không chỉ phải chú ý
đến nội lực mà còn phải quan tâm đến ngoại lực, đó là cá yếu tố có ảnh hưởng gián
tiếp đến chất lượng hoạt động của công ty nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng,bởi nó có thể làm cho công ty bị khách hàng "tẩy chay" vì vấn đề chất lượng hay vì
uy tín, bị giảm lợi nhuận Do vậy, để duy trì hoạt động kinh doanh ổn định và lâu
dài, Công ty Xăng dầu Thanh Hóa cần đề ra các chiến lược phát triển cho mìnhTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33trong ngắn hạn và dài hạn, tuy nhiên trong đó công ty cần chú ý phân tích kỹ ảnh
hưởng của môi trường tác vi mô Môi trường này bao gồm 5 yếu tố: khách hàng, đối
thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nhà cung cấp và các sản phẩmthay thế được thể hiện cụ thể dưới đây
+ Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Ngành được xác định bao gồm các công ty có thực hiện hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực xăng dầu Hiện nay cùng với sự hoà nhập vào nền kinh tế thế giới cácdoanh nghiệp kinh doanh xăng dầu dang không ngừng thực hiện các chiến lượcchiếm lĩnh và mở rộng thị tường Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của Công ty lànhững đối thủ cùng theo đuổi những thị trường mục tiêu giống nhau với chiến lượcgiống nhau, là nhóm các công ty cùng áp dụng một chiến lược giống Công ty xăngdầu Thanh Hóa trên một thị trường mục tiêu nhất định bao gồm những doanhnghiệp trong nành và những doanh nghiệp ngoài ngành Những doanh nghiệp kinhdoanh trong ngành bao gồm: Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh, Công ty xăng dầunghệ An …, số lượng đối thủ cạnh tranh của Công ty tăng lên một cách đáng kể,ngoài những doanh nghiệp kinh doanh trong ngành, các đối thủ cạnh tranh ngoàingành bao gồm Công ty kỹ thuật và thương mại và đầu tư Petech, Công ty CPPvoil, Tổng công ty Xăng dầu quân đội, công ty chế biến và kinh doanh dầu mỏ
PDC, Công ty xăng dầu Hoàng Sơn… Số lượng các công ty kinh doanh xăng dầu
rất lớn, vì vậy Công ty xăng dầu Thanh Hóa phải có chiến lược kinh doanh đúng
đắn để giữ vững và không ngừng mở rộng thị trường, tạo uy tín, thương hiệu trên
thị trường xăng dầu Công ty xăng dầu Thanh Hóa phải không ngừnh theo dõi chiến
lược của các đối thủ cạnh tranh, những đối thủ cạnh tranh giàu nguồn lực thườngthay đổi chiến lược sau một thời gian vì vậy Công ty cũng không ngừng thay đổi
chiến lựơc kinh doanh để không ngừng nâng cao vị thế trên thị trường
+ Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Do ngành kinh doanh xăng dầu là ngành kinh doanh năng lượng hiện nay đang
tăng trưởng nhanh và có tiềm năng phát triển rất lớn, chính vì thế mà có rất nhiềucông ty nước ngoài muốn xâm nhập vào ngành xăng dầu Việt Nam Những đốiTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34tượng đó chính là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Công ty Xăng dầu Thanh Hóa.
Giống như các đối thủ cạnh tranh hiện tại, các đối thủ mới tham gia vào ngành nàycũng mang lại nhiều đe doạ cho Công ty và có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận củaCông ty Bởi những đối tượng này được hình thành sau nên họ có thể kế thừa vàhọc hỏi kinh nghiệm của những người đi trước và đề ra được chiến lược mang tínhcạnh tranh hơn dựa trên những thành công và thất bại trước đó Hiện nay, theo lộtrình năm 2015 Chính Phủ sẽ tiến hành mở cửa thị trường bán lẻ, lúc đó các Công ty
nước ngoài sẽ tham gia thị trường xăng dầu, với trình độ, kinh nghiệm hoạt động.Hơn nữa họ lại có ưu thể hơn về vốn và công nghệ Chính vù vậy nên Công ty Xăng
dầu Thanh Hóa cần phải có chiến lựơc đúng đắn đề chiếm lĩnh thị trường, xây dựng
thương hiệu tạo rào cản gia nhập cho đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Công ty phải nhạy
bén với thay đổi mong muốn của khách hàng và cách thức mà đối thủ thay đổi chiến
lược để đáp ứng những mong muốn mới xuất hiện này
+ Áp lực từ phía khách hàng
Công ty chủ yếu chú trọng đến thị trường nội địa bởi khách hàng chủ yếu của
Công ty Xăng dầu Thanh Hóa chủ yếu là khách hàng trong nước bao gồm:
Các cửa hàng bán lẻ trực thuộc tổng công ty: thường gây sức ép lớn trongCông nợ, chiếm dụng vốn, công tác quản lý, thị trường của kênh này là các nhà
máy, phương tiện giao thông như xe máy, ô tô sử dụng xăng, dầu mỡ nhờn
Các Tổng đại lý và đại lý: Thường gây sức ép lớn đối với Công ty về mặt hoahồng Đại lý, hơn nữa cũng gây áp lực đối với chính sách đầu tư hỗ trợ bán hàng
Tuy nhiên những khách hàng này ít có thể gây áp lực về mặt giá cả đối vớiCông ty bởi hiện nay mặc dù nhà nước đã ban hành chính sách thả nổi giá nhưngthực tế nhà nước vẫn đang áp đặt về giá cả trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu Tuynhiên khách hàng là các tổng Đại lý và các đại lý cũng có thể gây sức ép với Công
ty Xăng dầu Thanh Hóa bằng cách giảm giá (giảm mức hoa hồng Đại lý đượchưởng) nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần để tăng về mặt thị phần
+ Áp lực từ phía nhà cung ứng
Nhà cung cấp ở đây được hiểu trên phương diện rộng bao gồm:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35Nhà cung ứng sản phẩm
Nhà cung cấp sản phẩm của Công ty xăng dầu Thanh Hóa chủ yếu do Tập
đoàn xăng dầu Viêt Nam bảo đảm, trong đó các công ty được Tập đoàn giao nhiệm
vụ cung cấp nguồn hàng cho Công ty là Công ty xăng dầu B12, Công ty xăng dầu
Hà Nam Ninh, Công ty xăng dầu Nghệ An Nguồn sản phẩm hiện nay hoàn toàn là
do nhập khẩu xăng dầu Theo kế hoạch năm 2016 thì nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn
hoàn thành và đi vào hoạt động tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia thì
nguồn xăng dầu này tuy là góp thêm vào cùng với Nhà máy lọc dầu Dung Quất đảmbảo cung cấp một phần nhu cầu xăng dầu trong cả nước nhưng vẫn không đủ để đáp
ứng được nhu cầu thị trường ngày càng lớn hiện nay, và chủ yếu chúng ta vẫn phải
nhập khẩu nguồn xăng dầu Vì vậy Công ty xăng dầu Thanh Hóa đều phải chịu sức
ép nhiều yếu tố như tỷ giá hối đoái, giá xăng dầu thế giới Nhà cung cấp độc quyền
là Tập đoàn xăng dầu Việt Nam quyết định độc quyền về giá theo quy định của cơchế kinh doanh xăng dầu và giá xăng dầu trên thế giới
Nhà cung cấp vốn
Hiện nay nguồn vốn kinh doanh của Công ty xăng dầu Thanh Hóa bao gồm vốnchủ sở hữu và vốn vay ngân Hàng, nguồn vốn Công ty vay ngân hàng chịu ảnh hưởnglớn của lãi suất Khi lãi suất vay vốn lớn, sẽ dẫn tới giảm lợi nhuận của Công ty
Nhà cung cấp công nghệ, thiết bị
Hầu hết máy móc và thiết bị của công ty được mua từ nhiều hãng sản xuất nổitiếng trong nước và nước ngoài bao gồm hệ thống báo tự động, phương tiện kỹ thuật
văn phòng, hệ thống báo cháy Những nhà cung cấp này ảnh hưởng tới chi phí kinh
doanh của Công ty vì vậy nó cũng gây sức ép cho Công ty Xăng dầu Thanh Hóa
bị cạn kiệt thì người ta có thể thay bằng nguyên liệu gas cho các phương tiện giao
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36thông Hoặc để đảm bảo cho môi trường thì người ta có thể sử dụng nguyên liệu
sinh hoá như xe chạy bằng năng lượng mặt trời, bằng sức gió hoặc bằng năng lượng
hạt nhân Một số hộ tiêu dùng thay vì sử dụng các phương tiện xe máy họ sẽ chuyểnsang sử dụng xe đạp điện nếu như giá xăng dầu tăng quá cao
1.2.4 Kinh nghiệm về quản lý hệ thống phân phối xăng dầu
Trong quá trình phát triển và hoạt động hệ thống phân phối xăng dầu luôn cónhững những tồn tại cần có những bài học kinh nghiệm được đúc kết và rút ra để hệthống phân phối xăng dầu ngày càng được hoàn thiện hơn:
Bài học thứ nhất : Giá bán sản phẩm là một yếu tố quan trọng trong quá trình
duy trì và phát triển hệ thống phân phối nhưng không phải là yếu tố quyết định sựtồn tại và phát triển hệ thống phân phối của doanh nghiệp, ngoài giá bán các doanhnghiệp kinh doanh xăng dầu cần đầu tư để hoàn thiện về số lượng, chất lượng xăngdầu Trong quá trình hoạt động và kinh doanh xăng dầu luôn có những doanhnghiệp bất chấp tất cả để giảm giá bán nhưng chất lượng và số lượng xăng dầu
không đảm bảo gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của doanh nghiệp
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có rất nhiều đầu mối tham gia kinh doanh
xăng dầu, hầu hết các đầu mối tham gia kinh doanh đều thực hiện tốt các quy định
của Nhà nước về chất lượng và số lượng hàng hóa tuy nhiên còn một số đầu mối vìmuốn giảm giá bán nên làm thay đổi tính chất của hàng hóa làm hàng hóa không đủ
điều kiện để cung cấp ra thị trường dẫn đến ảnh hưởng đến người tiêu dùng
Bài học thứ hai : Trong quá trình hội nhập và phát triển thương hiệu của doanh
nghiệp cũng cần được quan tâm, ngoài các yếu tố chất lượng, số lượng và giá bánthì vấn đề nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp cần phải được đặt lên hàng đầu
Để hoàn thiện được bộ tiêu chuẩn nhận diện thương hiệu các doanh nghiệp kinhdoanh xăng dầu cần đầu tư một cách bàn bản để nhận biết và phân biệt rõ hệ thống
phân phối của mình với hệ thống phân phối của các đối thủ cạnh tranh nhằm gia
tăng vị thế và uy tín của mình trên thị trường xăng dầu
Petrolimex là một thương hiệu nổi tiếng và được khẳng định trên thị trườngbán lẻ xăng dầu trong nhiều năm trở lại đây Trong thời gian qua một số thương
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37hiệu hàng hóa trong nước khi đăng ký thương hiệu của nước ngoài đều bị các tổchức nước ngoài đăng ký rồi nên một số mặt hàng trong nước không xuất sang một
số nước được, để giải quyết vấn đề này Tập đoàn xăng dầu Việt Nam nói chung và
Công ty xăng dầu Thanh Hóa nói riêng ngoài việc tiếp tục khẳng định vị thế,thương hiệu của mình trên thị trường trong nước cần phải có một cái nhìn tổng quát
phát triển ra thị trường nước ngoài, để làm được điều đó ngoài tất cả các yếu tốPetrolimex cần phải đăng ký thương hiệu nhận diện ra thị trường thế giới tránh tìnhtrạng không được phép kinh doanh trên thị trường một số nước như một số sảnphẩm trong nước thời gian qua
Bài học thứ ba : Cần phải có cài nhìn tổng quát về thị trường để có thể đánh
giá và rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm định vị lại thị trường xăng dầu trên địa
bàn, định hướng phương thức phân phối xương sống nhằm tạo đà để phát triển toàn
diện trong tương lai gần và tương lai xa
Trong thời gian qua Công ty đã phát triển mạnh hệ thống cửa hàng bán lẻ trênthị trường trong tỉnh, nắm được sự khó khăn trong tương lai Công ty cần phải có cáinhìn tổng quát để phát triển kênh phân phối bán lẻ trên thị trường tỉnh nhằm gia
tăng sản lượng, phát triển hệ thống kênh phân phối bán lẻ nhằm ổn định sản lượng
bán lẻ, lấy bán lẻ làm kênh phân phối xương sống phát triển ổn định và bền vững
trong tương lai khi Việt Nam mở cửa hội nhập và nhiều đầu mối cung cấp xăng dầu
của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam làm cạnh tranh trong thị trường bán lẻ xăngdầu trở nên khốc liệt hơn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI XĂNG DẦU TẠI
CÔNG TY XĂNG DẦU THANH HÓA 2.1 Giới thiệu về Tập đoàn xăng dầu Việt Nam và Công ty xăng dầu Thanh
Hóa
2.1.1 Tập đoàn xăng dầu Việt Nam
Tên tiếng Việt : TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM
Tên tiếng Anh: VIETNAM NATIONAL PETROLEUM CORPORATION
Tên viết tắt: PETROLIMEX
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) được hình thành từ việc cổ phầnhóa và cấu trúc lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam theo Quyết định số 828/QĐ-
TTg ngày 31 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, là công ty đại chúng theovăn bản số 2946/UBCK-QLPH ngày 17 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban Chứngkhoán Nhà nước
Lĩnh vực kinh doanh chính của Petrolimex là xuất nhập khẩu và kinh doanh
xăng dầu, lọc - hóa dầu, đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác để kinh doanh các
ngành nghề mà Petrolimex đang kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh kháctheo quy định của pháp luật
Bên cạnh các lĩnh vực xăng dầu, dầu mỡ nhờn & các sản phẩm hóa dầu, khíhóa lỏng và vận tải xăng dầu; Petrolimex đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề:Thiết kế, xây lắp, cơ khí và thiết bị xăng dầu; bảo hiểm, ngân hàng và các hoạt động
thương mại dịch vụ khác; trong đó, nhiều thương hiệu được đánh giá là dẫn đầu
Việt nam như PLC, PGC, VIPCO, VITACO, PJICO, …
Trong lĩnh vực xăng dầu, Petrolimex tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trên thị
trường nội địa theo đúng chỉ đạo của Chính phủ Cùng với 14 doanh nghiệp đầu mốikinh doanh xăng dầu khác, Petrolimex bảo đảm đầy đủ và kịp thời các chủng loạixăng dầu phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an
ninh quốc phòng và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân 42/68 đơn vị thành viênPetrolimex trực tiếp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn 62/63 tỉnh, thành phố Ở
nước ngoài, Petrolimex có Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Singapore,Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Lào và đã mở Văn phòng đại diệnPetrolimex tại Campuchia.
Đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu; trong số khoảng 13.500 cửa hàng xăng dầu
thuộc tất cả các thành phần kinh tế, Petrolimex sở hữu 2.170 cửa hàng hiện diệntrên khắp cả nước tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng sử dụng hàng hoá, dịch
vụ do Petrolimex trực tiếp cung cấp Tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và
đặc biệt khó khăn - nơi hiệu quả kinh doanh thấp nhưng ý nghĩa chính trị- xã hội
cao, Petrolimex có thị phần cao hơn so với thị phần bình quân của toàn Tập đoàn.Tính chung trên phạm vi cả nước và căn cứ sản lượng xăng dầu thực xuất bán tại thị
trường nội địa (tại Việt Nam) năm 2012, thị phần thực tế của Petrolimex khoảng
48%
Bên cạnh mặt hàng xăng dầu, tại cửa hàng xăng dầu Petrolimex còn có cáchàng hóa, dịch vụ khác như dầu mỡ nhờn, gas, bảo hiểm, ngân hàng, v.v… do các
đơn vị thành viên Petrolimex sản xuất, cung cấp Petrolimex là doanh nghiệp đầu
tiên áp dụng phương thức bán xăng dầu thanh toán bằng thẻ Flexicard với nhiều tiệních và sẽ triển khai dịch vụ chuyển tiền nhanh tại Việt Nam
Tiền thân của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là Tổng công ty Xăng dầu mỡ
được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12 tháng 01 năm 1956 của BộThương nghiệp Ngày truyền thống: 13 tháng 3 hàng năm
2.1.2 Công ty xăng dầu Thanh Hóa
Tên tiếng Việt: CÔNG TY XĂNG DẦU THANH HÓA – CÔNG TY TNHHMTV
Tên viết tắt: CÔNG TY XĂNG DẦU THANH HÓA
Chủ tịch kiêm giám đốc: Ông Hoàng Văn Bình
Địa chỉ : 305 đường Bà Triệu, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, tỉnh
Trang 40sự hỗ trợ của các ngành Trung ương và tỉnh bạn đã liên tiếp hoàn thành kế hoạch
Nhà nước đề ra cho địa phương Bộ mặt Thanh Hoá thay đổi từng ngày, đời sốngnhân dân được cải thiện nhanh chóng Chỉ có mười năm chưa tròn, trong cuộc sống
xây dựng hoà bình mà nông nghiệp Thanh Hoá đã đạt trên nửa triệu tấn lương thựcmột năm, lâm, ngư nghiệp phát triển song song; các mỏ crômmít, phốt phát được
mở rộng, giao thông, thuỷ lợi bước đầu được quy hoạch, phát triển
Xăng dầu, một loại nhiên liệu thiết yếu cho những hoạt động phát triển kinh
tế, là một ngành hoạt động còn hết sức mới mẻ của Thanh Hoá Chiến tranh vừa qua
đi, dầu xăng còn lại không đáng kể, Trung ương Đảng và Nhà nước ta đã kịp thời đề
ra chủ trương nhanh chóng tiếp nhận viện trợ khẩn cấp dầu của Liên Xô, TrungQuốc bằng đường thuỷ Sở dầu Thượng Lý (Hải Phòng, Tổng kho xăng dầu ĐứcGiang (Hà Nội) được nhanh chóng khôi phục, xây dựng mới để tiếp nhận xăng dầu
từ những tàu đầu tiên đến Việt Nam (tàu Đờ-rô Gô-pích, ngày 3 tháng 10 và tàu
Matxcơva, ngày 6 tháng 10 năm 1955 cập cảng Hải Phòng là những tàu xăng dầuđầu tiên đến Việt Nam sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng) Từ đó, hoạtđộng của ngành xăng dầu đã trở nên khá nhộn nhịp, nhưng mới chỉ ở các thành phố
và khu vực công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Nam Định Ở ThanhHoá - một tỉnh nông nghiệp, mãi đến cuối những năm 60 mới chỉ có một cửa hàngduy nhất đặt ở trước cửa ga Thanh Hoá với hai bể chứa 60m3 và một số bể, xi técnhỏ của quân đội dự trữ ở các huyện Ngọc Lạc, Bá Thước
Toàn bộ những hoạt động tiếp nhận, cung ứng xăng dầu trên địa bàn tỉnh thời
kỳ này đều do Công ty vật liệu kiến thiết, sau đổi là Công ty điện máy hoá chất đảmnhiệm Công ty lúc ấy chỉ có chưa đầy một chục cán bộ, công nhân chuyên trách
Trường Đại học Kinh tế Huế