1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu thanh hoá

136 304 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được sử dụng xuyên suốt đề tài nhằm so sánh nănglực cạnh tranh của Công ty với với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trêncùng địa bàn theo các

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sựhướng dẫn khoa học của giáo viên hướng dẫn PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà Các

số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưađược sử dụng để bảo vệ một học vị nào Những thông tin được sử dụng trong luậnvăn này của các tác giả khác đều đã trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng và liệt kê đầy

đủ trong phần tài liệu tham khảo của luận văn

Thanh Hóa, ngày 06 tháng 5 năm 2014

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Thanh Tuấn

LỜI CÁM ƠN

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

Luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường,kinh nghiệm trong quá trình công tác tại Công ty xăng dầu Thanh Hóa và với sự nỗlực cố gắng của bản thân.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy, cô giáo Trường Đạihọc kinh tế Huế đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi Đặc biệt tôi xin bày

tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà là người trực tiếphướng dẫn và dày công giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiệnluận văn

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến tập thể Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viêncủa Công ty xăng dầu Thanh Hóa đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập và thựchiện luận văn

Mặc dù bản thân đã cố gắng rất nhiều nhưng luân văn không thể tránh khỏinhững khiếm khuyết, hạn chế Rất mong được sự góp ý chân thành của Quý thầy,

cô giáo, đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thanh Tuấn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: Lê Thanh Tuấn

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Niên khóa: 2012- 2014

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHÙNG THỊ HỒNG HÀ

Tên đề tài: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XĂNG

DẦU THANH HÓA.

1 Tính cấp thiết của đề tài

- Cạnh tranh là quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường Trong nềnkinh tế đó các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải chấp nhận cạnhtranh và tuân theo các quy luật cạnh tranh của thị trường

- Là doanh nghiệp kinh doanh trong ngành đặc thù - xăng dầu, Công ty xăngdầu Thanh Hoá – Thành viên của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũngkhông nằm ngoài bối cảnh đó Với quá trình hơn 45 năm tồn tại và phát triển, nhất

là từ khi đất nước đổi mới, Công ty đã có nhiều nổ lực trong xây dựng, cải tiếntrong hoạt động để nâng cao năng lực cạnh tranh Tuy vậy, hiện tại Công ty vẫncòn nhiều hạn chế và gặp không ít khó khăn trong việc phát triển kinh doanh Sảnlượng bán ra và thị phần có xu hướng giảm, không tương ứng với tốc độ phát triểnkinh tế của Tỉnh Thanh Hoá

- Trước tình hình đó việc làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công

ty xăng dầu Thanh Hóa nhằm đạt được mục tiêu đề ra là một yêu cầu cấp bách, nóquyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty trong thời gian tới Là người đangcông tác tại Petrolimex Thanh Hóa, nhận thức được tầm quan trọng trong việc nângcao năng lực cạnh tranh của Công ty, tôi xin chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu Thanh Hoá” làm Luận văn thạc sĩ của mình.

2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã sử dụng phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra thu thập số liệu: số liệu sơ cấp và thứ cấp

- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Phần mềm SPSS

3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

Luận văn đã đạt được một số kết quả chủ yếu sau Thứ nhất, luận văn đã hệthống hóa được cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, bao gồm hệ thống các kháiniệm liên quan đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cácnhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh Luận văn cũng đã tổng hợp đượcnhững kinh nghiệm thực tiễn của một số Công ty xăng dầu trong nước và thế giới.Thứ hai, luận văn đã phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu ThanhHóa Thứ ba, luận văn đã đề xuất nhóm các giải pháp nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả tốt hơn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

PETEC

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2012 43

Bảng 2.2 Biến động thị phần sản phẩm xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thanh hóa47 Bảng 2.3 Quy mô, cơ cấu vốn và nguồn vốn của Công ty và các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn 50

Bảng 2.4 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản từ năm 2010 - 2012 51

Bảng 2.5 Năng lực tài sản, thiết bị của Công ty và các đối thủ trên địa bàn 54

Bảng 2.6 Kênh phân phối xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2012 55

Bảng 2.7 Sản lượng xăng dầu bán ra của Công ty xăng dầu Thanh Hóa .56

Bảng 2.8 Quy mô, cơ cấu lao động Công ty 57

Bảng 2.9 Chất lượng lao động của công ty năm 2012 58

Bảng 2.10 Năng suất lao động và thu nhập bình quân đầu người 60

Bảng 2.11 Hiệu quả sử dụng lao động của công ty và các đối thủ cạnh tranh năm 2012 61

Bảng 2.12 Quy mô, cơ cấu mẫu điều tra 62

Bảng 2.13 Kiểm định độ tin cậy đối với các biến điều tra 63

Bảng 2.14 Đánh giá của khách hàng về chính sách giá của công ty 65

Bảng 2.15 Ý kiến đánh giá của khách hàng về chính sách sản phẩm của công ty.67 Bảng 2.16 Ý kiến đánh giá của khách hàng về chính sách phân phối của công ty 69

Bảng 2.17 Tổng hợp ý kiến đánh giá của khách hàng về chính sách xúc tiến bán hàng của Công ty 71

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ một hệ thống kinh doanh phân phối xăng dầu đầy đủ 31

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty xăn dầu Thanh hóa 42

Đồ thị 2.1 Thị phần xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 48

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

MỤC LỤC

L ời cam đoan i

Lời cám ơn i

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế iii

Danh mục viết tắt iv

Danh mục bảng v

Danh mục sơ đồ, đồ thị vi

Mục lục vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Câu hỏi nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU 6

1.1 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 6

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh 6

1.1.2 Phân loại cạnh tranh 7

1.1.3 Vai trò của cạnh tranh 9

1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 10

1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 10

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12

1.2.3 Các công cụ để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp[7] 20

1.3 Đặc điểm ngành kinh doanh xăng dầu ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu 27

1.3.1 Đặc điểm ngành hàng xăng dầu 27

1.3.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xăng dầu 29

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

1.4 Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

kinh doanh xăng dầu 31

1.5 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu 33

1.5.1 Thị phần 33

1.5.2 Năng lực tài chính 34

1.5.3 Năng lực cơ sở vật chất 36

1.5.4 Chất lượng nguồn nhân lực 36

1.5.5 Chính sách marketing 37

1.6 Một số kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp .37

1.6.1 Kinh nghiệp thành công của Công ty xăng dầu Tuyên Quang .37

1.6.2 Kinh nghiệm của hãng PTT – Thái Lan 38

1.6.3 Bài học kinh nghiệm và điều kiện vận dụng 39

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU THANH HÓA 40

2.1 Tình hình cơ bản của Công ty xăng dầu Thanh Hóa 40

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ 41

2.1.3 Cơ cấu bộ máy quản trị 41

2.1.4 Các hoạt động chủ yếu của Công ty 42

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 43

2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu Thanh Hóa 45

2.2.1 Đối thủ cạnh tranh và thị phần của Công ty xăng dầu Thanh Hóa 45

2.2.2 Đánh giá các nguồn lực của Công ty 49

2.3 Đánh giá chính sách Marketing của Công ty qua ý kiến của đại lý bán hàng và khách hàng tiêu thụ xăng dầu 62

2.3.1 Thông tin chung về mẫu điều tra 62

2.3.2 Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số Cronbach Alpha 63

2.3.3 Đánh giá của khách hàng về nội dung các biến điều tra 64

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

2.4 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu Thanh Hóa 73

2.4.1 Những mặt mạnh 73

2.4.2 Những điểm yếu 75

2.4.3 Phân tích ma trận SWOT về năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu Thanh Hóa .75

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU THANH HÓA 77

3.1 Bối cảnh mới ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam 77

3.1.1 Bối cảnh quốc tế 77

3.1.2 Triển vọng phát triển của đất nước 80

3.2 Phương hướng phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam 81

3.2.1 Định hướng phát triển của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam 81

3.2.2 Định hướng phát triển của Công ty 82

3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh trnah của công ty .82

3.3.1 Tập trung đầu tư phát triển và mở rộng mạng lưới bán lẻ .84

3.3.2 Tăng cường quản lý chất lượng và số lượng 85

3.3.3 Hoàn thiện công tác thị trường 86

3.3.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 87

3.2.5 Tiến hành tiết giảm chi phí để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 91 3.3.6 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp 93

3.3.7 Đẩy mạnh công tác xây dựng và quản lý thương hiệu 96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98

1.Kết luận 98

2 Kiến nghị 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 104 Nhận xét của phản biện 1

Nhận xét của phản biện 2

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan trong tiến trình toàn cầuhóa nền kinh tế Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo ra những cơ hội thuậnlợi, đồng thời cũng đặt ra các thách thức gay gắt trong cạnh tranh trên thị trườngđối với toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như đối với từng ngành và từng đơn vịsản xuất kinh doanh nói riêng Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu tiênquyết mà các doanh nghiệp phải quan tâm Là doanh nghiệp kinh doanh trongngành đặc thù - xăng dầu, Công ty xăng dầu Thanh Hoá – Thành viên của Tậpđoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng không nằm ngoài bối cảnh đó Với quátrình hơn 45 năm tồn tại và phát triển, nhất là từ khi đất nước đổi mới, Công ty đã

có nhiều nổ lực trong xây dựng, cải tiến trong hoạt động để nâng cao năng lựccạnh tranh Tuy vậy, hiện tại Công ty vẫn còn nhiều hạn chế và gặp không ít khókhăn trong việc phát triển kinh doanh Sản lượng bán ra và thị phần có xu hướnggiảm, không tương ứng với tốc độ phát triển kinh tế của Tỉnh Thanh Hoá

Nhờ đổi mới, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ về kinh tế - xã hội rất quantrọng Cuộc sống của người dân Việt Nam ngày một nâng cao, nhu cầu mọi mặtcủa con người ngày càng tăng thêm Những phương tiện giao thông hiện đại nhưmáy bay, ô tô, xe gắn máy… trở thành quen thuộc và cần thiết trong đời sống củamỗi gia đình Đồng thời, tăng trưởng kinh tế cao cũng làm cho nhu cầu sử dụngcác nguồn năng lượng, trước hết là xăng dầu tăng nhanh Cùng với sự phát triểnchung của đất nước, tỉnh Thanh Hóa cũng có sự tăng trưởng kinh tế đáng kể trongnhững năm gần đây Thanh hóa đã và đang có nhiều chính sách thu hút và kêu gọiđầu tư hấp dẫn, ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia đầu

tư kinh doanh tại tỉnh Thanh Hóa Cũng như những lĩnh vực kinh doanh khác,ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh,tạo nên sự cạnh tranh ngày càng ngay gắt Công ty xăng dầu Thanh Hoá đang phảiđối mặt với sự cạnh tranh của những doanh nghiệp có nhiều tiềm lực với nhiềuphương thức kinh doanh linh hoạt, khả năng cạnh tranh cao

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO trong khi kinhdoanh xăng dầu, chúng ta không cam kết về việc mở cửa thị trường kinh doanh xăngdầu Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không mở cửa cho các hãng xăng dầunước ngoài vào thị trường kinh doanh ở khâu hạ nguồn, mà vấn đề chỉ còn là thời gian

cụ thể Đây là thách thức cạnh tranh không chỉ đối với Công ty xăng dầu Thanh Hoá

mà là với tất cả Công ty xăng dầu thành viên Petrolimex nói chung

Trước tình hình đó, làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công tyxăng dầu Thanh Hóa là một yêu cầu cấp bách, nó quyết định đến sự tồn tại và pháttriển của công ty trong thời gian tới Là người đang công tác tại Petrolimex ThanhHóa, nhận thức được tầm quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh củaCông ty, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu Thanh Hoá” làm Luận văn thạc sĩ của mình

2 Câu hỏi nghiên cứu

- Năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu Thanh Hóa như thế nào tại địabàn tỉnh Thanh Hóa?

- Mức độ cạnh tranh xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầutại địa bàn tỉnh Thanh Hóa?

- Phương hướng chiến lược về nâng cao năng lực cạnh tranh của Công tyxăng dầu Thanh Hóa trong thời gian tới?

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu Thanh Hóa, đề xuấtcác giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty

Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh

và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu;

- Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu Thanh Hóa;

- Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xăngdầu Thanh Hóa

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu Thanh Hóa

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: các đầu mối kinh doanh xăng dầu tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa.+ Thời gian: đánh giá thực trạng hoạt động và năng lực cạnh tranh củaCông ty xăng dầu Thanh Hóa từ năm 2010-2012, các định hướng và giải phápnâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty được dự kiến đến năm 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Chọn mẫu điều tra

Để nghiên cứu nội dung đề tài luận văn đề cập, tác giả đã tiến hành điềutra trực tiếp 3 đối tượng khách hàng chính của Công ty là khách hàng đại lý, kháchhàng công nghiệp, khách mua lẻ tại cửa hàng Địa bàn chọn và lấy mẫu điều tra làcác huyện và thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

5.2 Thu thập tài liệu thứ cấp

Thu thập từ báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo quyết toán, báocáo quản trị tài chính, báo cáo tổng kết của Công ty và Tập đoàn trong các năm2010-2012; các tài liệu khác có liên quan từ tạp chí, công báo,…

5.3 Phương pháp phân tích

Để nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Phương pháp này nghiên cứu và phân tích các hiện tượng, sự vật trong mốiquan hệ bản chất, phổ biến, trong sự vận động và phát triển liên tục từ thấp đếncao, biến đổi về lượng dẫn đến biến đổi về chất, xem xét sự vận động của sự vật vàhiện tượng liên tục, có tính hệ thống từ quá khứ đến hiện tại và tương lai

Phương pháp thống kê

Tiến hành thực hiện các phương pháp phân tổ thống kê, phân tích thốngkê; phân tích và tổng hợp đánh giá kết quả điều tra, số liệu của các tài liệu liênquan Phương pháp phân tổ sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả điều tra dựa vàocác tiêu thức thể hiện đặc điểm cơ bản của khách hàng tiêu thụ xăng dầuPetrolimex tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

Phương pháp phân tích ma trận SWOT

Phương pháp này được sử dụng để phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội vàthách thức Từ đó lựa chọn chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của Công typhù hợp nhất, phát huy những điểm mạnh và tận dụng những cơ hội; đồng thời hạnchế những điểm yếu và tránh né được những đe dọa từ bên ngoài

Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng xuyên suốt đề tài nhằm so sánh nănglực cạnh tranh của Công ty với với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trêncùng địa bàn theo các tiêu chí: thị phần, năng lực vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, hiệuquả sử dụng lao động …

Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số Cronbach Alpha

Để đánh giá các chính sách markrting của Công ty so với các đối thủ canhtranh, luận văn sử dụng bảng hỏi với thang đo likert 5 mức độ cho 2 nhóm kháchhàng là khách hàng mua lẻ và khách hàng đại lý Để đo lường độ tin cậy của thang

đo luận văn sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Theo quy ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá

là tốt phải có hệ số α ≥ 0,8 Hệ số α của Cronbach sẽ cho bạn biết các đo lường củabạn có liên kết với nhau hay không

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đếngần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được Cũng có nhànghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng đượctrong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lờitrong bối cảnh nghiên cứu

Ở đây, khi đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, biến nào có hệ số tương quanbiến tổng (Item - total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để lựa chọnthang đo là hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần lớn hơn 0,6

Phương pháp phân tích phương sai ANOVA

Phương pháp phân tích phương sai ANOVA dùng để kiểm định sự khácnhau về trị số trung bình (mức điểm trung bình) đối với ý kiến đánh giá của cácnhóm khách hàng tiêu thụ xăng dầu được phân tổ theo một hay một số yếu tố

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

Giả thiết kiểm định: Ho: µ1= µ2 = µ3

H1: µ1≠ µ2 ≠ µ3Với mức ý nghĩa thống kê < 5% cho phép kết luận có sự khác biệt về điểmtrung bình ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng phỏng vấn so với trung bìnhchung của tổng thể

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH

NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU

1.1 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh

Thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiềulĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao vàthường xuyên được nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũngnhư các phương tiện thông tin đại chúng Cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là mộtkhái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau, khái niệm này được sử dụng cho cả phạm

vi doanh nghiệp, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liênquốc gia vv điều này chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu được đặt ra ở quy mô doanhnghiệp hay ở quốc gia mà thôi Trong khi đối với một doanh nghiệp mục tiêu chủyếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế, thìđối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dânvv…Có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về thuật ngữ cạnh tranh

P.A Samuelson và W.D.Nordhaus là hai nhà kinh tế học Mỹ trong cuốnkinh tế học (xuất bản lần thứ 12), nêu: Cạnh tranh (Competition) là sự kình địchgiữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường.Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ chếthị trường được định nghĩa là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanhnhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình Theo KarlHeinrich Marx: Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bảnnhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để

thu được lợi nhuận siêu ngạch.[1]

Theo Từ điển Bách khoa Việt nam: Cạnh tranh là hoạt động tranh đuagiữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanhtrong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

[ ] Tổng hợp từ nghiên cứu.

[2]Từ điển Bách Khoa Việt nam tập 1 – 1996.

Giáo sư Michael Porter, người được xem là “cha đẻ” của chiến lược cạnhtranh, một trong những giáo sư nổi tiếng của trường kinh doanh Harvard đưa rađịnh nghĩa về cạnh tranh như sau: Cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh nghiệp làviệc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hang, thị phần hay nguồnlực của các doanh nghiệp Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay không phảitiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hangnhững giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình

mà không đến với đối thủ cạnh tranh.[3]

1.1.2 Phân loại cạnh tranh

Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phân ra thành nhiều loại:

Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường: cạnh tranh được chia thành 3 loại:

- Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hóacủa mình với giá cao nhất, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất Giá cảcuối cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữa hai bên

- Cạnh tranh giữa người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vàoquan hệ cung cầu trên thị trường khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nêngay gắt, giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp nhận giá cao

để mua được hàng hóa mà họ cần

- Cạnh tranh giữa người bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành giậtkhách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua.Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu được sức ép

sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn

Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế: Cạnh tranh được phân loại thành hai loại:

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệptrong cùng một nghành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa hoặc dịch vụ Kết quảcủa cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển

- Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

trong các ngành kinh tế với nhau nhằm thu hút được lợi nhuận cao nhất Trong quátrình này có sự phân bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành, kết quả làhình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.

[3] Michael Porter, 1996

Căn cứ theo cấp độ cạnh tranh: Cạnh tranh được phân thành 3 loại:

- Cạnh tranh ở cấp độ quốc gia: Thường được phân tích theo quan điểmtổng thể, chú trọng vào môi trường kinh tế vĩ mô và thể hiện vai trò Chính phủ.Cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ ở đó, dưới điều kiện thị trường tự do vàcông bằng có thể sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi củathị trường quốc tế, đồng thời duy trì và nâng cao được thu nhập của người dânnước đó

- Cạnh tranh ở cấp độ ngành: Là khả năng duy trì được lợi nhuận và thịphần trên thị trường trong và ngoài nước Cũng như cạnh tranh cấp quốc gia, quanniệm về cạnh tranh có thể khác nhau nhưng kết quả cuối cùng là ngành đứng vữngtrên thị trường

- Cạnh tranh ở mức độ sản phẩm: Sản phẩm cạnh tranh là sản phẩm đem lạigiá trị tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn sản phẩm của mìnhchứ không phải lựa chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh

Căn cứ vào tính chất cạnh tranh: cạnh tranh được phân thành 3 loại:

- Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán trênthị trường trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị trường.Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức, tức là không khácnhau về quy cách, phẩm chất mẫu mã Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh cácdoanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hóasản phẩm của mình so với đối thủ cạnh tranh

- Cạnh tranh không hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa những ngườibán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau Mỗi sản phẩm đều mang hình ảnhhay uy tín khác nhau cho nên để giành được ưu thế trong cạnh tranh, người bánphải sử dụng các công cụ hỗ trợ bán như: Quảng cáo, khuyến mại, cung cấp dịch

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

vụ, ưu đãi giá cả, đây là loại hình cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiện nay.

- Cạnh tranh độc quyền: Trên thị trường chỉ có một hoặc một số ít ngườibán một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trênthị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu

Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh chia cạnh tranh thành:

- Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩnmực xã hội và được xã hội thừa nhận, nó thường diễn ra sòng phẳng, công bằng vàcông khai

- Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào khe hở của luật pháp,trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án (như trốn thuế, buôn lậu, móc ngoặc,khủng bố…)

1.1.3 Vai trò của cạnh tranh

Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng vàtrong lĩnh vực kinh tế nói chung Cạnh tranh không những có mặt tác động tíchcực mà còn có những tác động tiêu cực Về mặt tích cực:

Ở tầm vĩ mô, cạnh tranh mang lại:

Động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế,giúp đất nước hội nhập tốt kinh tế toàn cầu

Ở tầm vi mô, đối với một doanh nghiệp cạnh tranh được xem như công

cụ hữu dụng để:

- Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn,đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đócao hơn… để đáp ứng với thị hiếu người tiêu dùng

- Người tiêu dùng được hưởng những sản phẩm hay dịch vụ tốt hơn với giáthành hợp lý

Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hội cũng như kinh tế.

- Làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, gây tranhcải, gây ra hiện tượng độc quyền, làm phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

- Dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm phápluật hay bất chấp pháp luật.

Vì lý do trên, cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi cácđịnh chế xã hội, sự can thiệp của Nhà nước

1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu nhữngnăm 1990 Theo Aldington Report (1985): “ Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh

là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội vàgiá cả thấp hơn đối thủ khác trong nước và quốc tế Khả năng cạnh tranh đồngnghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thunhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp” Định nghĩa này cũng được nhắclại trong “ Sách trắng về năng lực cạnh tranh của Vương quốc Anh” (1994) Năm

19980 Bộ thương mại và công nghiệp Anh đưa ra định nghĩa: “ Đối với doanhnghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúnggiá cả và vào đúng thời điểm Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng vớihiệu suất và hiệu quả cao hơn các doanh nghiệp khác”

Tuy nhiên, khái niệm năng lực cạnh tranh đến nay vẫn chưa được hiệu mộtcách thống nhất Theo Buckley (1988), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cầngắn kết với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp với 3 yếu tố: Các giá trị chủyếu của doanh nghiệp, mục đích chính của doanh nghiệp và các mục tiêu giúp cácdoanh nghiệp thực hiện chức năng của mình

Điểm lại các tài liệu trong và ngoài nước, có nhiều cách quan niệm về nănglực cạnh tranh doanh nghiệp Dưới đây là một số cách quan niệm về năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp đáng chú ý

Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở

rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp Đây là cách quan niệm khá phổbiến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ

so với các đối thủ và khả năng “thu lợi” của doanh nghiệp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước

sự tấn công của doanh nghiệp khác Chẳng hạn, Hội đồng chính sách năng lựccạnh tranh của Mỹ đưa ra định nghĩa: Năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế vềhàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới… Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế

có trích dẫn, khái niệm năng lực cạnh tranh theo từ điển Thuật Ngữ chính sáchthương mại (1997), theo đó, năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp

“ không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế” Quan niệm về nănglực cạnh tranh như vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lượng

Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động Theo tổ chức

Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp làsức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất cóhiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranhquốc tế Theo M Porter (1990), năng suất lao động là thước đo duy nhất về nănglực cạnh tranh Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mụctiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp

Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh

tranh Chằng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng, năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu (2005) cũng có ý kiến tương tự: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khảnăng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thịphần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững”

Ngoài ra không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpvới năng lực kinh doanh

Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh vẫn chưa đượchiểu thống nhất Để có thể đưa ra quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpphù hợp, cần lưu ý những đặc thù khái niệm này như Henricsson và các cộng sự(2004) chỉ ra: đó là tính đa nghĩa (có nhiều định nghĩa), đa trị (có nhiều cách đolường), đa cấp (với các cấp độ khác nhau), phụ thuộc, có tính quan hệ qua lại, tính

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

chất động và là một quá trình Ngoài ra khi đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp, cần lưu ý them một số vấn đề sau đây:

Một là: quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh

và trình độ phát triển trong từng thời kỳ Chẳng hạn, trong nền kinh tế thị trường tự

do trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranhđồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh; trong điềukiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa hóa số lượng hànghóa nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần; còn trong điều kiện kinh tế trithức hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mở rộng “ không gian sinh tồn”, doanhnghiệp phải cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trường, cạnh tranh tư bản và dovậy quan niệm về năng lực cạnh tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới

Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giànhgiữa các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sảnxuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa, mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn củasản phẩm, khả năng sáng tạo của sản phẩm mới

Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thứccạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyển thống và các phươngthức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh,dựa vào quy chế

Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp như sau:

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.[4]

Như vậy năng lực cạnh tranh không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà mang tínhtổng hợp, bao gồm chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định được cho nhóm doanhnghiệp (ngành) và từng doanh nghiệp

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Cũng như bản thân doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau Theo mô hình Kim Cương củaM.Porter có thể thấy, có ít nhất 6 nhóm yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp, điều kiện cầu (thị trường), điều kiện yếu tố (nguồn lực đầu vào), cácngành cung ứng và liên quan (cạnh tranh ngành), các yếu tố ngẫu nhiên và yếu tốnhà nước Tuy nhiên, có thể chia các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp làm hai nhóm: các yếu tố bên trong doanh nghiệp và các yếu tố bênngoài doanh nghiệp.

1.2.2.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp [5]

Có nhiều yếu tố bên trong doanh nghiệp tác động tới năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đang sử dụng các chỉ tiêuthuộc 5 nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp trong việc xác định năng lực cạnhtranh gồm: năng lực quản lý (triết lý kinh doanh, sự tin tưởng vào quản lý nghiệp

vụ, sự hiện diện chuỗi giá trị), chất lượng nhân lực (mở rộng đào tạo nhân viên),năng lực marketing (định hướng khách hàng, đổi mới mẫu mã, tăng cường tiếp thị,

mở rộng thị trường quốc tế, kiểm soát hoạt động phân phối ở nước ngoài, mở rộngmạng lưới bán lẻ), khả năng đổi mới, năng lực nghiên cứu và phát triển (chỉ tiêucho nghiên cứu và phát triển)

[4] TS Nguyễn Hữu Thắng: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong

xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà nội, 2008, tr.29.

Theo cách tiếp cận truyền thống, các yếu tố bên trong của doanh nghiệp ảnhhưởng đến năng lực cạnh tranh gồm: năng lực tổ chức quản ý của doanh nghiệp,trình độ công nghệ, năng lực tài chính, trình độ tay nghề của người lao động… cóthể phân bổ thành 4 nhóm yếu tố bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp như sau:

- Trình độ, năng lực và phương thức quản lý

Trang 23

a) Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp

Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp được coi là yếu tố quyết định sự tồntại và phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như năng lực cạnh tranh doanhnghiệp nói riêng Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp được thể hiện ở các mặt sau:

- Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý: trình độ của đội ngũ này không chỉđơn thuần là trình độ học vấn mà còn thể hiện những kiến thức rộng lớn và phứctạp thuộc rất nhiều lĩnh vực liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,

từ pháp luật trong nước và quốc tế, thị trường, ngành hàng… đến kiến thức về xãhội, nhân văn

- Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp: thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơcấu tổ chức bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận.Việc hình thành tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp theo hướng tinh gọn, nhẹ vàhiệu quả cao có ý nghĩa quan trọng không chỉ bảo đảm hiệu quả quản lý cao, raquyết định

nhanh chóng, chính xác, mà còn làm giảm tương đối chi phí quản lý doanhnghiệp Nhờ đó mà nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

[5] TS Nguyễn Hữu Thắng: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, NXB Chính trịQuốc Gia, Hà nội, 2008, tr.51,52,53,54,55

- Trình độ, năng lực quản lý doanh nghiệp còn thể hiện trong việc hoạch địnhchiến lược kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp… điều này có ý nghĩa lớntrong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn

và do đó có tác động mạnh tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

b) Trình độ thiết bị, công nghệ

Thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đếnnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thờigian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sảnphẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩmcủa doanh nghiệp Công nghệ còn tác động đến tổ chức sản xuất của doanh nghiệp,nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của doanh nghiệp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

c) Trình độ lao động trong doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp, lao động vừa là yếu tố đầu vào vừa là lực lượng trực tiếp

sử dụng phương tiện, thiết bị để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ Lao độngcòn là lực lượng tham gia tích cực vào quá trình cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quá trìnhsản xuất và thậm chí góp sức vào những phát kiến và sáng chế…do vậy, trình độ củalực lượng lao động tác động rất lớn đến chất lượng và độ tinh xảo của sản phẩm, ảnhhưởng lớn đến năng suất và chi phí của doanh nghiệp Đây là một yếu tố tác động trựctiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Để nâng cao sức cạnh tranh, doanhnghiệp cần chú trọng bảo đảm cà chất lượng và số lượng lao động, nâng cao tay nghềngười lao động dưới nhiều hình thức, đầu tư kinh phí thỏa đáng, khuyến khích ngườilao động tham gia vào quá trình quản lý, sáng chế, cải tiến…

d) Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở quy mô vốn, khả nănghuy động và sử dụng vốn có hiệu quả, năng lực quản lý tài chính… trong doanhnghiệp Trước hết năng lực tài chính gắn với vốn – là yếu tố sản xuất cơ bản và làmột đầu vào của doanh nghiệp Do đó, sử dụng vốn có hiệu quả, quay vòng vốnnhanh… có ý nghĩa rất lớn trong việc làm giảm chi phí vốn, giảm giá thành sảnphẩm Đồng thời, vốn còn là tiền đề đối với các yếu tố sản xuất khác

Việc huy động vốn kịp thời nhằm đáp ứng vật tư, nguyên liệu, thuê nhâncông, mua sắm thiết bị, công nghệ, tổ chức hệ thống bán lẻ…Như vậy, năng lực tàichính phản ánh sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp, là yêu cầu đầu tiên, bắt buộcphải có nếu muốn doanh nghiệp thành công trong kinh doanh và nâng cao năng lựccạnh tranh

Để nâng cao năng lực tài chính, doanh nghiệp phải củng cố và phát triểnnguồn vốn, tăng vốn tự có, mở rộng vốn vay dưới nhiều hình thức Đồng thời, điềuquan trọng là doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, hoạt độngkinh doanh có hiệu quả để tạo uy tín đối với khách hàng, với ngân hàng và nhữngngười cho vay vốn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

e) Năng lực marketing của doanh nghiệp

Năng lực marketing của doanh nghiệp là khả năng nắm bắt nhu cầu thịtrường, khả năng thực hiện chiến lược 4P (Product, place, Price, Promotion) tronghoạt động marketing Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêuthụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thịphần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp Đây là nhóm nhân tố rấtquan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Vì vậy điều tra cầu thị trường và dựa trên khả năng sẵn có của doanh nghiệp

để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp, tạo ra sản phẩm có thương hiệu đượcngười sử dụng chấp nhận

Trong điều kiện kinh tế hàng hóa phát triển, văn minh tiêu dùng ngày càngcao, thì người tiêu dùng càng hướng tới tiêu dùng những hàng hóa có thương hiệu

uy tín Vì vậy, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một tất yếu đối với nhữngdoanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường

Mặt khác năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều khâu nhưtiêu thụ, khuyến mãi, nghiên cứu thị trường… do đó dịch vụ bán hàng và sau bánhàng đóng vai trò quan trọng đến doanh số tiêu thụ - vấn đề sống còn của mỗidoanh nghiệp

f) Năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp

Năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp là yếu tố tổng hợp gồnnhiều yếu tố cấu thành như nhân lực, nghiên cứu, thiết bị, tài chính cho hoạt độngnghiên cứu và phát triển (R & D), khả năng đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp.Năng lực nghiên cứu và phát triển có vai trò quan trọng trong cải tiến công nghệ, nângcao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao năng suất, hợp lý hóa sản xuất

1.2.2.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp[6]

Có rất nhiều nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) dựa trên mô hình kim cương của M.Porter

để đưa ra các yếu tố bên ngoài tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpdưới tiêu đề môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, với 56 chỉ tiêu cụ thể (các

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

chỉ tiêu này được lượng hóa để xếp hạng cho các quốc gia) thuộc 4 nhóm yếu tốnhư sau:

Một là, các điều kiện yếu tố đầu vào, gồm 5 phân nhóm: kết cấu hạ tầng vật

chất – kỹ thuật; hạ tầng hành chính, nguồn nhân lực, hạ tầng công nghệ, thị trườngtài chính

Hai là, các điều kiện về cầu: sở thích của người mua, tình hình pháp luật về

tiêu dùng, về công nghệ thông tin…

Ba là, các ngành cung ứng và ngành liên quan: chất lượng và số lượng các

nhà cung cấp địa phương, khả năng tại chỗ về nghiên cứu chuyên biệt và dịch vụđào tạo, mức độ hợp tác giữa các khu vực kinh tế, khả năng cung cấp tại chỗ cácchi tiết và phụ kiện máy móc

Bốn là, bối cảnh đối với chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp, gồm

hai phân nhóm là động lực và cạnh tranh (các rào cản vô hình, sự cạnh tranh củacác nhà sản xuất địa phương, hiệu quả của việc chống độc quyền)

Theo logic truyền thống, các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp được chiathành các nhóm sau đây; thị trường, thể chế - chính sách, kết cấu hạ tầng, cácngành hỗ trợ…

a)Thị trường

Thị trường là môi trường kinh doanh rất quan trọng đối với doanh nghiệp.Thị trường vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm đầu vào thông qua hoạt độngmua – bán hàng hóa dịch vụ đầu ra và các yếu tố đầu vào Thị trường còn đồngthời là công cụ định hướng, hướng dẫn hoạt động của doanh nghiệp, thông quamức cầu, giá cả, lợi nhuận để định hướng chiến lược, kế hoạch kinh doanh Nhưvậy, sự ổn định của thị trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động củadoanh nghiệp nói chung và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng

Để phát huy vai trò của yếu tố thị trường đối với doanh nghiệp, cần cps sự canthiệp của nhà nước vào thị trường nhằm ổn định thị trường (hạn chế những biếnđộng lớn của thị trường), thông qua việc xây dựng và thực hiện tốt pháp luậtthương mại, tạo lập môi trường thị trường cạnh tranh, tích cực và hiệu quả, chốnggian lận thương mại, hạn chế độc quyền kinh doanh…

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

Điều quan trọng là tạo lập môi trường thị trường cạnh tranh tích cực, tăngsức ép đổi mới quản lý, cải tiến quy trình sản xuất, ứng dụng thành tựu khoa học –công nghệ, đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm… tạo động lực cho doanh nghiệp đểvươn lên.

Trong điều kiện thị trường lạnh mạnh và ổn định thì doanh nghiệp mới cóđiều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Ngoài ra, cần tạođiều kiện thuận lợi cho việc gia nhập thị trường, tạo ra nhiều nhà cung cấp cũngnhư nhiều đối tác kinh doanh, nhiều khách hàng cho doanh nghiệp

b) Thể chế, chính sách

Thể chế, chính sách là tiền đề quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp.Nội dung của thể chế, chính sách bao gồm các quy định pháp luật, các biện pháphạn chế hay khuyến khích đầu tư hay kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ, ngànhnghề, địa bàn… Thể chế, chính sách, bao gồm pháp luật, chính sách về đầu tư, tàichính, tiền tệ, đất đai, công nghệ, thị trường… nghĩa là các biện pháp điều tiết cảđầu vào và đầu ra cũng như toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp Do vậyđây là nhóm yếu tố rất quan trọng và bao quát rất nhiều vấn đề liên quan tới hoạtđộng của doanh nghiệp nói chung và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp nói riêng

Các thể chế, chính sách đối với doanh nghiệp có thể được đánh giá theotừng chính sách hoặc bằng chỉ tiêu tổng hợp với nhiều cách tiếp cận khác nhau.Chẳng hạn, để đánh giá việc thực hiện thể chế, chính sách đối với các doanhnghiệp ở Việt Nam, Quỹ Châu Á và Phòng thương mại và công nghiệp ViệtNam (VCCI) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá môi trường kinh doanh với 9 chỉtiêu thành phần: về đăng ký kinh doanh, chính sách đất đai, tình hình tranh tra –kiểm tra, chính sách phát triển, tính minh bạch, chi phí giao dịch, năng độngcủa chính quyền

Trang 28

đào tạo… Đây là tiền đề quan trọng, tác động mạnh đến hoạt động của doanhnghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả của sản phẩm Diễn đàn Kinh tế thếgiới (WEF) đã sử dụng tới tiêu chí phản ánh kết cấu hạ tầng trong tổng số 56 tiêuchí đánh giá về môi trường kinh doanh được sử dụng để tính năng lực cạnh tranhquốc gia.

Để bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động bình thường và nâng cao năng lựccạnh tranh, cần có hệ thống kết cấu hạ tầng đa dạng, có chất lượng tốt Điều đó đòihỏi có sự đầu tư đúng mức để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

d) Các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ

Hoạt động sản xuất kinh doanh với mỗi doanh nghiệp sẽ liên quan tới mộtchuỗi các ngành khác và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như: những ngành cung cấpnguyên liệu đầu vào, dịch vụ vận tải, cung cấp điện, cung cấp nước…Nếu sử dụngcác dịch vụ với chi phí thấp, chất lượng phục vụ tốt sẽ tạo ra lợi thế cho doanhnghiệp tăng năng lực cạnh tranh, bởi vì mỗi lĩnh vực hoạt động sẽ có cơ hội đểthực hiện mức độ chuyên môn hóa cao hơn làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

Vì vậy, doanh nghiệp rất cần duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với cácngành có liên quan nhằm tạo ra lợi thế tiềm tang cho cạnh tranh

Trong nền sản xuất hiện đại, cùng với sự cạnh trạnh ngày càng khốc liệt thì

sự liên kết, hợp tác cũng phát triển mạnh mẽ Thực tế chỉ ra rằng, khi trình độ sảnxuất càng hiện đại thị sự phụ thuộc lẫn nhau càng lớn

e) Trình độ nguồn nhân lực

Trình độ nguồn nhân lực quốc gia nói chung có vai trò rất quan trọng đốivới sự phát triển doanh nghiệp Trong nền sản xuất hiện đại, đặc biệt là trong xuhướng chuyển sang nền kinh tế tri thức thì chất lượng nguồn nhân lực của quốc giahay của một vùng lãnh thổ là yếu tố được quan tâm nhất khi các doanh nghiệp lựachọn đầu tư Trình độ và các điều kiện về nguồn nhân lực thể hiện ở kỹ năng củanguồn nhân lực, mức lương, hệ thống lương, điều kiện làm việc, sức khỏe và antoàn, đầu tư cho đào tạo, vai trò của công đoàn Để nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, cần chú trọng giáo dục và đào tạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các cơ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

sở đào tạo, các hoạt động đào tạo phát triển thông qua cơ chế, chính sách và cácbiện pháp khác nhau của Nhà nước.

[6] TS Nguyễn Hữu Thắng: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, NXB Chính trịQuốc Gia, Hà nội, 2008, tr.59,60,61,62,63

1.2.3 Các công cụ để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp[7]

Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp phải chịu rất nhiều sức ép

từ các đối thủ cạnh tranh Để tồn tại và phát triển được trong điều kiện như vậy,mỗi doanh nghiệp đều có những công cụ riêng của mình để tạo ra lợi thế cạnhtranh so với các đối thủ khác trên thị trường Các công cụ thường được sử dụng là:giá cả, sản phẩm, hệ thống phân phối, các hoạt động xúc tiến

Cạnh tranh bằng đặc tính sản phẩm và chất lượng sản phẩm

Khi nói về sản phẩm, người ta thường quy nó về một hình thức tồn tại vậtchất cụ thể và do đó nó chỉ bao hàm những thành phần hoặc yếu tố có thể quan sátđược Đối với các chuyên gia marketing, họ hiểu sản phẩm - hàng hoá ở một phạm

vi rộng lớn hơn Cụ thể là:

Sản phẩm của doanh nghiệp là một hệ thống thống nhất các yếu tố có liênquan chặt chẽ với nhau nhằm thoả mãn đồng bộ các yêu cầu của khách hàng baogồm sản phẩm vật chất, bao bì, nhãn hiệu, các dịch vụ kèm theo

Gắn liền với sản phẩm là khái niệm về chất lượng Theo ISO 8402, chấtlượng là tập hợp các tính chất, đặc trưng của một sản phẩm có khả năng thoả mãnnhu cầu của khách hàng Nhu cầu của khách hàng là nhu cầu đã nêu hoặc nhu cầutiềm ẩn

Sản phẩm và chất lượng của sản phẩm là một công cụ cạnh tranh quan trọngcủa các doanh nghiệp trên thị trường, bởi vì khách hàng luôn có xu hướng so sánhsản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác nhằm lựachọn cho mình cái tốt nhất Người tiêu dùng thường quan tâm trước tiên đến chấtlượng khi lựa chọn một sản phẩm nào đó, nhiều lúc họ sẵn sàng chấp nhận mức giá

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

cụ để tăng khả năng cạnh tranh bằng cách làm ra các sản phẩm có chất lượng caonhằm phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng, hoặc là tạo ra sựkhác biệt để thu hút khách hàng Mặt khác doanh nghiệp nào có sản phẩm chấtlượng càng cao thì uy tín và hình ảnh của nó trên thị trường cũng càng cao Đồngthời chất lượng sản phẩm tạo nên sự trung thành của khách hàng đối với các nhãnhiệu của doanh nghiệp Vì vậy nó tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn và lâu dài cho doanhnghiệp trước các đối thủ cạnh tranh.

[7] Thư viện học liệu mở việt nam,Tác giả Lê Quốc UY, Những vấn đề cơbản về khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Chính vì vậy việc kiểm tra chất lượng sản phẩm là rất cần thiết Tuy nhiên

để có căn cứ đánh giá chất lượng, doanh nghiệp phải xác định các tiêu chuẩn chấtlượng sản phẩm: chỉ tiêu về hình dáng màu sắc kích thước, trọng lượng, tính chất

cơ lý hoá, độ bền, độ an toàn và các chỉ tiêu khác

Thực tế cho thấy các doanh nghiệp thành đạt trong kinh doanh đều có thái độtích cực như nhau trong quản lý chất lượng sản phẩm Nguyên tắc chung của họ làđảm bảo chất lượng tuyệt đối với độ tin cậy cao khi sử dụng và tính trung thực trongquan hệ mua bán Chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, khichất lượng sản phẩm không được đảm bảo không thoả mãn nhu cầu của khách hàngthì ngay lập tức khách hàng sẽ rời bỏ doanh nghiệp Do đó, để tồn tại và chiến thắngtrong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm

Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm

Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền giá trị của hàng hoá Nó thể hiện mốiquan hệ trực tiếp giữa người mua và người bán Đối với các doanh nghiệp, giá cảtrực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận thực tế Còn đối với người mua, giá hànghoá luôn được coi là chỉ số đầu tiên để họ đánh giá phần “được” và chi phí phải bỏ

ra để sở hữu và tiêu dùng hàng hoá Vì vậy, những quyết định về giá luôn giữ vaitrò quan trọng và phức tạp nhất mà một doanh nghiệp phải đối mặt khi soạn thảocác chiến lược cạnh tranh của mình

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

Cùng với chất lượng sản phẩm thì giá bán cũng là công cụ cạnh tranh chủyếu của các doanh nghiệp Giá cả tác động rất lớn đến cạnh tranh, chúng thườngđược sử dụng khi doanh nghiệp mới ra thị trường hoặc khi muốn thâm nhập vàomột thị trường mới hoặc muốn tiêu diệt một đối thủ cạnh tranh khác Cạnh tranh vềgiá sẽ có ưu thế hơn đối với các doanh nghiệp có vốn và sản lượng lớn hơn nhiều

• Chính sách định giá thấp: Là chính sách định giá thấp hơn giá thị trường

để thu hút khách hàng về phía mình Chính sách này đòi hỏi doanh nghiệp thựchiện nó phải có tiềm lực vốn lớn, phải tính toán chắc chắn và đầy đủ mọi tìnhhuống rủi ro Nếu thành công nó sẽ giúp cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường

cũ, thâm nhập vào thị trường mới và bán được khối lượng sản phẩm lớn

• Chính sách định giá ngang thị trường: Đây là chính sách định giá phổbiến, doanh nghiệp sẽ định giá bán sản phẩm của mình xoay quanh mức giá bántrên thị trường của các đối thủ khác Với chính sách này, doanh nghiệp phải tăngcường công tác tiếp thị, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất đểđứng vững trên thị trường

• Chính sách định giá cao: Là chính sách giá bán sản phẩm cao hơn giáthống trị trên thị trường, cao hơn nhiều so với giá trị thực của sản phẩm Chínhsách này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có sản phẩm hoặc dịch vụ độc quyềnhoặc với doanh nghiệp có chất lượng cao hơn hẳn Chính sách này giúp cho cácdoanh nghiệp thu được lợi nhuận siêu ngạch

• Chính sách định giá phân biệt: Nếu đối thủ cạnh tranh chưa có chính sáchphân biệt thì đây là một thứ vũ khí cạnh tranh không kém phần lợi hại của doanhnghiệp Chính sách này được thể hiện là với cùng một loại sản phẩm nhưng có

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

nhiều mức giá khác nhau và các mức giá đó được phân biệt theo nhiều tiêu thứckhác nhau Ví dụ người mua nhiều được ưu đãi giá hơn so với người mua ít (phânbiệt theo lượng mua), người thanh toán ngay được ưu đãi giá hơn so với người trảchậm (phân biệt theo phương thức thanh toán).

Ngoài ra còn có phân biệt theo lượng mua, theo phương thức thanh toán,theo thời gian…

• Chính sách bán phá giá: Giá bán thấp hơn hẳn so với giá thị trường, thậmchí còn thấp hơn cả giá thành Doanh nghiệp sử dụng chính sách này nhằm đánhbại đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường Nhưng để làm được điều này doanhnghiệp phải có thế mạnh về tài chính, tiềm lực khoa học công nghệ và uy tín trênthương trường Việc bán phá giá chỉ thực hiện trong thời gian nhất định để có thểloại bỏ được những đối thủ nhỏ, khó loại bỏ được những đối thủ lớn Tuy nhiêntrong nhiều trường hợp doanh nghiệp không được sử dụng chính sách này do luậtchống bán phá giá mà nhà nước quy định

Xúc tiến bán hàng

Theo quan niệm của marketing, đây là một trong 4 nhóm công cụ chủ yếucủa marketing - mix mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tác động vào thị trườngmục tiêu nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Xúc tiến bán hàngđược hiểu là: các hoạt động có chủ đích trong lĩnh vực marketing của các doanhnghiệp nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ Nộidung của xúc tiến bán hàng được xác định bao gồm các nội dung chủ yếu: quảngcáo bán hàng, khuyến mại, tham gia hội chợ triển lãm, bán hàng trực tiếp và quan

hệ công chúng

Xúc tiến bán hàng là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị trường vàtăng tính cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường.Thông qua xúc tiến, các doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường tiềm năng củamình, cung cấp cho khách hàng tiềm năng những thông tin cần thiết, những dịch

vụ ưu đãi để tiếp tục chinh phục khách hàng của doanh nghiệp và lôi kéo kháchhàng của đối thủ cạnh tranh Hoạt động xúc tiến sẽ tạo ra hình ảnh đẹp về doanh

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

nghiệp trước con mắt của khách hàng, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ thế

mà không ngừng tăng lên

Thêm vào đó, xúc tiến bán hàng còn kích thích người tiêu dùng mua sảnphẩm của doanh nghiệp nhiều hơn, thu hút được các khách hàng tiềm năng từ đólàm tăng khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp, doanh nghiệp ngày càng được kháchhàng ưa chuộng hơn Vì vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh, một vấn đề quantrọng ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là phải tổ chức tốtxúc tiến bán hàng

Cạnh tranh bằng nghệ thuật phân phối, tiêu thụ sản phẩm

Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến phân phối như làbiến số marketing tạo lợi thế cạnh tranh dài hạn cho doanh nghiệp trên thị trường.Hoạt động phân phối giải quyết vấn đề hàng hoá dịch vụ được đưa như thế nào đếnngười tiêu dùng Vì vậy, doanh nghiệp nào có cách thức tổ chức hệ thống phânphối sản phẩm, dịch vụ của mình tốt, tạo ra sự thuận tiện nhanh chóng cho ngườitiêu dùng thì việc đó sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệptrên thị trường lên khá nhiều Các doanh nghiệp tổ chức và quản lý hoạt động phânphối thông qua các hệ thống kênh phân phối

Kênh phân phối là con đường mà hàng hoá được lưu thông từ nhà sản xuấtđến người tiêu dùng Nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà khắc phục được nhữngkhác biệt về thời gian địa điểm và quyền sở hữu giữa người sản xuất với người tiêudùng các hàng hoá, dịch vụ Các kênh phân phối phải thực hiện các chức năng chủyếu sau:

• Nghiên cứu thị trường, thu thập các thông tin cần thiết

• Xúc tiến khuyếch trương: Cho những sản phẩm họ bán Soạn thảo vàtruyền bá những thông tin về hàng hoá

• Phân phối vật chất: Vận chuyển, bảo quản, dự trữ hàng hoá

• Thiết lập các mối quan hệ: Tạo dựng và duy trì mối liên hệ với nhữngngười mua tiềm năng

Hiện nay, các doanh nghiệp sử dụng nhiều hình thức khác nhau để phân

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

phối hàng hoá tới người tiêu dùng nhưng về lý thuyết có hai loại kênh phân phối

Việc tổ chức mạng lưới cửa hàng để đưa hàng hoá đến người tiêu dùngtrong các kênh phân phối cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp Mạng lưới cửa hàng rộng rãi trên nhiều khu vực, có vị trí ở những nơi giaothông thuận tiện sẽ tạo ra sự tiện lợi khi mua sắm của khách hàng Các cửa hàng cókhông gian rộng, nội thất trang trí đẹp, hàng hoá bày biện nhiều, đa dạng, đẹp mắt

sẽ thu hút được khách hàng vào mua Nhờ đó, nó góp phần làm tăng khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp lên

Bên cạnh việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể đẩy mạnhhoạt động tiếp thị quảng cáo, yểm trợ bán hàng để thu hút khách hàng Hoạt độngtiếp thị bao gồm các hoạt động chiêu thị và hội trợ Chiêu thị bao gồm chào hàng,quảng cáo khuyến mại và chiêu hàng

• Chào hàng: Là một phương pháp chiêu thị thông qua các nhân viên củadoanh nghiệp để tìm kiếm khách hàng và bán hàng Qua việc chào hàng cần hiểu

rõ được ưu điểm của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu sở thích và nhucầu của khách hàng để thoả mãn nhu cầu đó Trong việc chào hàng nhân viên chàohàng đóng vai trò rất lớn nên doanh nghiệp phải biết tuyển chọn, bồi dưỡng và đãingộ nhân viên chào hàng

• Quảng cáo: Là nghệ thuật sử dụng các phương tiện truyền tin về hàng hoá,dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng, nhằm làm cho khách hàng chú ýđến sự hiện diện của doanh nghiệp cũng như sản phẩm và dịch vụ mà doanh

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

nghiệp sẽ cung cấp ra thị trường Quảng cáo giúp cho việc khác biệt hoá sản phẩmđược rõ nét hơn và thúc đẩy tăng doanh số bán một cách có hiệu quả, không làmtổn thương đến lợi nhuận của doanh nghiệp và tất nhiên đó phải là một quảng cáo

có hiệu quả Khi thực hiện các hoạt động quảng cáo như một công cụ cạnh tranhcần tính được doanh nghiệp sẽ tăng lên bao nhiêu doanh số tính cho một đơn vịquảng cáo, phải định lượng được những thay đổi của thị trường để đảm bảo đượchiệu quả của quảng cáo

• Khuyến mại: Có tác dụng kích thích người tiêu dùng sản phẩm, khuyếnmại thường áp dụng ở khâu thứ 3 của chu kỳ sản phẩm khi mà thị trường mục tiêu

đã ở trạng thái bão hòa Khuyến mại làm tăng doanh số bán, nó đánh vào lợi íchkinh tế của cá nhân làm cho việc quyết định mua sản phẩm tăng lên đặc biệt làtrong trường hợp phân vân giữa các đối thủ Khuyến mại thường thích hợp choviệc hấp dẫn khách hàng hiện tại làm cho việc thâm nhập sâu vào thị trường đượcnhanh hơn

• Chiêu hàng: Là biện pháp được các doanh nghiệp sử dụng để khuyếnkhích tiêu thụ sản phẩm, hình thức chiêu hàng thường được sử dụng như: Tặng quàcho khách hàng khi mua hàng, trưng bày hàng hoá để khách hàng nhìn thấy và cóđiều kiện tìm hiểu, hỏi han về hàng hoá đó, gửi mẫu hàng đến khách hàng dùngthử

Bên cạnh các công tác chiêu thị thì hoạt động tham gia hội trợ cũng rất quantrọng Hội trợ là nơi doanh nghiệp có thể trưng bày giới thiệu các sản phẩm củamình, gặp gỡ bạn hàng, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh

Khi chọn phương pháp tiếp thị bằng việc tham gia hội trợ, doanh nghiệp cầncân nhắc lựa chọn tham gia đúng hội trợ cần tham gia Các yếu tố cần lựa chọn làthị trường thâm nhập, địa điểm và uy tín của hội trợ, các doanh nghiệp tham gia,chủng loại sản phẩm, lệ phí tham gia Việc tham gia hội trợ giúp cho các doanhnghiệp mở rộng mạng lưới tiêu thụ trong và ngoài nước

Các dịch vụ kèm theo

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính cạnh tranh cao như hiện nay,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

vai trò của các dịch vụ kèm theo hàng hoá ngày càng quan trọng Nó bao gồm cáchoạt động trong và sau bán hàng như vận chuyển, bao gói, lắp đặt, bảo dưỡng, bảohành, tư vấn Cải tiến dịch vụ cũng chính là nâng cao chất lượng hàng hoá của doanhnghiệp Do đó phát triển hoạt động dịch vụ là rất cần thiết, nó đáp ứng mục tiêu phục

vụ khách hàng tốt hơn, tạo ra sự tín nhiệm, sự gắn bó của khách hàng đối với doanhnghiệp đồng thời giữ gìn uy tín của doanh nghiệp Từ đó doanh nghiệp có thể thu hútđược khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá của mình trên thị trường

1.3 Đặc điểm ngành kinh doanh xăng dầu ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

1.3.1 Đặc điểm ngành hàng xăng dầu

Xăng dầu là tên gọi chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu mỏ,dùng làm nhiên liệu gồm: xăng động cơ, dầu Điêzen, dầu hỏa, dầu mazut, nhiênliệu máy bay; các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm cácloại khí hóa lỏng Xăng dầu là sản phẩm từ dầu mỏ với thành phần cơ bản là cácloại cacbuahydro Tùy theo công dụng, xăng dầu được chia thành: các loại xăng,dầu hỏa thông dụng, nhiên liệu phản lực, nhiên liệu điêzen và dầu bôi trơn…

Đặc điểm chung của nhóm sản phẩm này là dễ cháy, đặc biệt khi nén ở ápsuất cao chuyển thành thể khí Khi cháy chúng phát sáng, thể tích tăng đột ngột vàsinh nhiệt Xăng dầu là một loại hàng hóa được sử dụng rất rộng rãi trong cuộcsống và trong các ngành công nghiệp Xăng dầu được dùng để thắp sáng và tạonhiệt (xăng, dầu hỏa, dầu điêzen, nhiên liệu phản lực) Xăng dầu dùng cho các loạiđộng cơ đốt trong, làm nhiên liệu cho động cơ nổ điêzen, nhiên liệu dùng cho động

cơ phản lực Nhóm dầu nhờn dùng trong các động cơ nổ với mục đích làm mátđộng cơ, bôi trơn làm giảm ma sát cho các bộ phận và chi tiết chuyển động làmtăng tuổi thọ thiết bị Xăng dầu dùng làm dung môi trong nhiều ngành công nghiệpđặc biệt là công nghiệp sơn do có khả năng hòa tan nhiều chất hữu cơ

Xăng dầu là hàng hóa quan trọng vì:

- Xăng dầu là yếu tố đầu vào quan trọng và chưa thể thay thế được chosản xuất

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

- Xăng dầu là năng lượng phục vụ dân sinh, quốc phòng, an ninh.

Do xăng dầu là hàng hóa quan trọng nên các quốc gia đều có chính sách,chiến lược và các biện pháp quản lý sản xuất, kinh doanh dự trữ xăng dầu Xăngdầu là mặt hàng chiến lược, có tầm quan trọng, có tác động mạnh mẽ tới sự pháttriển kinh tế và sự ổn định xã hội của mỗi quốc gia Xăng dầu là yếu tố đầu vàoquan trọng của sản xuất, đồng thời là loại năng lượng có hạn, không thể tái sinh vàchưa thể thay thế được Sự biến động của xăng dầu trên thị trường thế giới ảnhhưởng rất mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nóiriêng và của nền kinh tế quốc gia nói chung

Tất cả những đặc tính nêu trên đòi hỏi trong kinh doanh xăng dầu phải cónhững giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật, công nghệ; đồng thời đặt ra yêu cầutrong quản lý Nhà nước về kinh doanh xăng dầu phải có các qui định chặt chẽnhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả chung cho doanh nghiệp và công đồng

Yêu cầu đối với Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu:

- Cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị sử dụng trong kinh doanh xăngdầu phải là những thiết bị, phương tiện chuyên dụng, hệ thống công nghệ phảiđược thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn nhằm đảm bảo an toàn phòng chốngcháy nổ, bảo vệ môi trường; trong quá trình kinh doanh phải quản lý chặt chẽ,không để sự cố xảy ra, nếu không sẽ gây thiệt hại lớn về người và tài sản đồng thờilàm giảm uy tín của Doanh nghiệp Cơ sở vật chất phải được đầu tư với chi phí khácao, bao gồm kho, cửa hàng xăng dầu, phương tiện vận tải, cầu cảng, phòng hóanghiệm, tùy theo qui mô kinh doanh, trong đó cửa hàng xăng dầu giữ vị trí quantrọng và là điều kiện tối thiểu để kinh doanh xăng dầu

- Phải có các biện pháp về phòng chống độc hại, thực hiện chế độ bảo hộlao động, bồi dưỡng chống độc hại đối với những người lao động trực tiếp, thườngxuyên tiếp xúc với xăng dầu

- Trong quản lý, phải có các phương án nhằm ứng phó với các sự cố, rủi ronhư phương án phòng cháy chữa cháy, phương án đề phòng và khắc phục sự cốtràn dầu, rò rĩ bồn bể, đường ống công nghệ,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

- Người lao động trong hoạt động kinh doanh xăng dầu phải được huấnluyện, đào tạo để hiểu được các đặc tính kỹ thuật của xăng dầu, nắm được các biệnpháp phòng tránh, xử lý các tình huống xảy ra.

Yêu cầu đối với Nhà nước về quản lý kinh doanh xăng dầu

- Nhà nước có những qui định rất chặt chẽ về công tác đảm bảo an toànphòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường đối với mặt hàng này Trong hoạtđộng kinh doanh và tiêu dùng xăng dầu, công tác phòng cháy chữa cháy được đưalên hàng đầu

- Nhà nước ban hành các tiêu chuẩn về chất lượng xăng dầu, tiêu chuẩnthiết bị, phương tiện đo lường trong kinh doanh xăng dầu, đồng thời phải tổ chứckiểm tra, kiểm soát để hạn chế thiệt hại đối với người tiêu dùng và giúp cho môitrường kinh doanh lành mạnh

- Qui định nhiệm vụ, chức năng của một số cơ quan Nhà nước để quản lýhoạt động kinh doanh xăng dầu, vì đây là ngành kinh doanh có điều kiện

1.3.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xăng dầu

Theo nghị định 84/2009/ NĐ – CP của Chính phủ Việt Nam về việc “Kinh doanh xăng dầu” Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động sau: Xuấtnhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu; gia công xuất khẩu xăng dầu nguyênliệu, sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước;Dịch vụ cho thuê kho, cảng, bảo quản, vận chuyển xăng dầu

Hiện nay khối lượng xăng dầu tiêu dùng ở nước ta chủ yếu là nhập khẩu

Do vậy, giá cả và nguồn hàng xăng dầu phụ thuộc phần lớn vào thị trường thế giới

và khu vực Trong những năm qua giá dầu thế giới diễn biến bất thường và cóchiều hướng tăng cao, làm cho giá xăng dầu trong nước cũng tăng liên tục

Trong điều kiện đó, kinh doanh xăng dầu phải có lượng xăng dầu dự trữnhất định nhằm đảm bảo đủ lượng tồn kho để cung cấp cho thị trường khi nguồnhàng khan hiếm Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải thường xuyên theodõi những biến động của thị trường xăng dầu thế giới, dự kiến được những tácđộng có thể ảnh hưởng đến giá cả, nguồn hàng xăng dầu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

Dầu mỏ là nguyên liệu để sản xuất xăng dầu, là tài nguyên tự nhiên cóhạn, chỉ tập trung ở một số nước; trong khi xăng dầu thì quốc gia nào cũng cần,cho nên các biến động về chính trị, kinh tế thế giới rất dễ gây ra biến động về giá

cả, nguồn hàng xăng dầu Trong số đó những tác động liên quan đến các nướcthuộc khối OPEC là lớn nhất vì đây là những nước cung cấp phần lớn nguồn dầuthô để chế biến xăng dầu cho thế giới

Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu

Vì xăng dầu là mặt hàng quan trọng, có tính chiến lược nên Nhà nước đưa

ra các qui định quản lý chặt chẽ kinh doanh xăng dầu, bao gồm: điều kiện đối vớicác doanh nghiệp tham gia kinh doanh xăng dầu, quyền và nghĩa vụ của doanhnghiệp kinh doanh xăng dầu, giá bán, đo lường, chất lượng, dự trữ lưu thông, bảo

vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy Điều kiện kinh doanh xăng dầu được quiđịnh cụ thể theo từng chức năng hoạt động: xuất nhập khẩu, sản xuất, chế biến,kinh doanh phân phối, kinh doanh dịch vụ xăng dầu Ở nước ta, hiện nay các điềukiện này được qui định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chínhphủ và các văn bản hướng dẫn

Xuất nhập khẩu xăng dầu: Thương nhân xuất nhập khẩu xăng dầu phải là

doanh nghiệp nhà nước, có đủ các điều kiện về cầu cảng chuyên dụng, kho tiếpnhận và dự trữ, phương tiện vận chuyển chuyên dụng, hệ thống phân phối tối thiểu(cửa hàng trực thuộc, đại lý) Thông thường gọi tắt các thương nhân xuất nhập

khẩu, chế biến xăng dầu là các đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Kinh doanh phân phối xăng dầu: Các đầu mối kinh doanh xăng dầu được

thực hiện phân phối xăng dầu thông qua các đơn vị trực thuộc, bao gồm các doanhnghiệp thành viên, chi nhánh, kho, cửa hàng, trạm bán lẻ của doanh nghiệp hoặcthông qua hệ thống đại lý, bao gồm các tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu Để làtổng đại lý, đại lý xăng dầu, các doanh nghiệp cũng phải tuân thủ các điều kiệntương ứng Đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống phân phối là cửa hàng bán lẻ cũng phảichấp hành các qui định về qui hoạch, xây dựng và các yêu cầu kỹ thuật khác

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ một hệ thống kinh doanh phân phối xăng dầu đầy đủ

Giá bán xăng dầu: Các kinh doanh xăng dầucăn cứ vào giá nhập khẩu

bình quân 10 ngày hoặc 30 ngày quyết định mức giá bán lẻ phù hợp với nguồn lựccủa từng DN, sau đó trình lên Bộ tài chính phê duyệt Tuy nhiên trong điều kiện cónhiều DN tham gia kinh doanh xăng dầu nên các hệ thống kinh doanh phân phốiluôn áp dụng nhiều mức giá khác nhau, ưu đãi giảm giá tuỳ theo đối tượng nhằmthu hút khách hàng để mở rộng kênh phân phối, tăng sản lượng bán ra, phát triểnthị phần nên đôi khi giá bán lẻ giữa các doanh nghiệp có sự chênh lệch, gây hiểunhầm cho người tiêu dùng Hiện nay Chính phủ giao cho Bộ tài chính kiểm soát vềđầu vào giá nhập khẩu, giá đầu ra, thuế bảo vệ môi trường, trích quỹ bình ổngiá,… để nền kinh tế bình ổn, người tiêu dùng an tâm và Doanh nghiệp kinh doanhxăng dầu không bị lỗ

Đặc điểm trên cho thấy trong kinh doanh xăng dầu mặc dù có sự quản lýcủa Nhà nước, trong đó có giá bán, nhưng các hệ thống kinh doanh phân phối vẫn

DN Nhập khẩu

– Chế biến

Xăng dầu

Đơn vịthành viên

Tổngđại lý

Cửa hàngĐại lý

Ngày đăng: 08/11/2016, 11:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Nguyễn Tuấn Anh (2012), Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp, Ebook onlie 2- Nguyễn Thị Kim Anh (2007), Quản trị chiến lược, NXB Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược
Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh (2012), Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp, Ebook onlie 2- Nguyễn Thị Kim Anh
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2007
3- Phạm Lan Anh (2004), Quản trị chiến lược, NXB Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược
Tác giả: Phạm Lan Anh
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2004
4- Dương Ngọc Dũng (2008), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Machael E.Porter, Nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Machael E."Porter
Tác giả: Dương Ngọc Dũng
Nhà XB: Nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh
Năm: 2008
5- Fedr.David (2006), Khái luận về Quản trị chiến lược - Concepts of strategic management, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái luận về Quản trị chiến lược - Concepts of strategicmanagement
Tác giả: Fedr.David
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2006
6- Lê Chí Hoà (2007), Cơ sở lý thuyết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trước thách thức hội nhập WTO, Luận văn thạc sỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý thuyết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho cácdoanh nghiệp trước thách thức hội nhập WTO
Tác giả: Lê Chí Hoà
Năm: 2007
11- Lê Thành Long (2003), Tài liệu Quản trị chiến lược, Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Quản trị chiến lược
Tác giả: Lê Thành Long
Năm: 2003
12- Nguyễn Thế Nghĩa (2007), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp Việt nam, Tạp chí cộng sản điện tử số 23(143) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cácdoanh nghiệp Việt nam
Tác giả: Nguyễn Thế Nghĩa
Năm: 2007
7- Hoàng Hữu Hòa (1997), Giáo trình thương mại – Trường Đại học kinh tế Huế Khác
8- Hoàng Hữu Hòa (2008), Phương pháp phân tích thống kê dùng cho cao học, Trường đại học kinh tế Huế Khác
9- Vũ Trọng Hùng (2006), Quản Trị Maketing – Philip Kotler, Người dịch, NXB thống kê Khác
10- Bùi Văn Huyền (8/2008), năng lực cạnh tranh – yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp trong nước hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (số 363), học viện CTQG Hồ Chí Minh Khác
13- Ngô Quý Nhâm (2010), Văn Hóa Doanh nghiệp, Trường Đại Học Ngoại Thương Khác
14- Trần Nguyên – Nguyễn Thơ (2013), Đổi mới sáng tạo là cứu cánh của doanh nghiệp, Tạp chí tia sáng Khác
15- Phan Trọng Phúc (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w