Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối xăng dầu tại Công ty PV Oil Mekong trên địa bàn Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2017 (Trang 59 - 62)

- W3,W7 + O3,O6,O

3.3.1Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm

Ngay từ khi mới được thành lập Công ty PetroMeKong Nay là Công ty PV Oil Mekong đã xác định và hình thành cho mình một hệ thống phân phối xăng dầu phù hợp với đặc thù vùng châu thổ sông nước ĐBSCL với ba kênh phân phối chủ yếu là: kênh bán lẻ; kênh bán thương mại và kênh bán công nghiệp:

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)

3.3.1.1 Kênh bán lẻ

Kênh bán lẻ là các CHXD trực thuộc Công ty do Công ty tự đầu tư, xây dựng và tổ chức hoạt động kinh doanh. Hiện nay toàn bộ Công ty có 23 CHXD trực thuộc kinh doanh bán lẻ và sản lượng tiêu thụ hàng năm chỉ chiếm khoảng từ 7-10% tổng sản lượng tiêu thụ của toàn Công ty. Tuy nhiên đây là một kênh không thể thiếu của Công ty, chính từ các CHXD này mà Công ty đã đặt nền móng đầu tiên cho việc xây dựng thành công thương hiệu Dầu khí PetroMeKong Nay là PV Oil Mekong tại ĐBSCL nói riêng, trong nước và các nước trong khu vực nói chung. PV Oil Mekong xác định đây là kênh để quảng bá thương hiệu. Do vậy việc đầu tư luôn có trọng điểm ở những vị trí giao thông thuận lợi, đắc địa và mang những tên riêng của các mỏ dầu đặc thù của ngành dầu khí như: Đại Hùng, Rubi; Rồng; Lan Tây, Lan Đỏ; Ray; Bạch Hổ, nay đã đổi thành số thứ tự Cửa hàng xăng dầu PV OIL MeKong số 01,02….đến 23. Trong kế hoạch sắp tới cũng bằng kênh này Công ty sẽ đầu tư một vài để quảng bá thương hiệu và phát triển thị trường tại Campuchia, Lào, Thái Lan và Singapore,…

3.3.1.2. Kênh bán thương mại (các đại lý)

Đây là kênh tiêu thụ chủ lực của Công ty PV Oil Mekong luôn luôn chiếm khoảng 80-85% sản lượng tiêu thụ hàng năm toàn Công ty. Với hình thức này có hai cấp: đại lý và tổng đại lý.

Đại lý: Là các đại lý ký hợp đồng trực tiếp với Công ty, đây là nhóm khách hàng tiềm năng, có năng lực tài chính tốt (đa số thanh toán trước khi nhận hàng), uy tín và rất trung thành với Công ty. Sản lượng tiêu thụ của phân khúc này chiếm khoảng từ 20-25% sản lượng của kênh bán thương mại. Công ty xác định đây là nhóm khách hàng truyền thống của Công ty và có những chính sách ưu đãi riêng cho nhóm khách hàng này.

Tổng đại lý: Về nguyên tắc PV Oil Mekong sẽ bán hàng trực tiếp cho các Tổng đại lý, sau đó Tổng đại lý cung cấp lại cho các đại lý của họ. Nhưng trên thực tế tại PV Oil Mekong lượng hàng đi theo kênh trên không nhiều mà từ kho PV Oil Mekong cấp thẳng cho các đại lý của tổng đại lý, các tổng đại lý làm thủ tục với

Công ty. Sản lượng tiêu thụ của kênh này là chủ lực và chiếm khoảng 75-80% sản lượng của kênh bán thương mại. Nhược điểm của nhóm này là đa số là các doanh nghiệp nhỏ (doanh nghiệp tư nhân là chủ yếu), khả năng về vốn ít; luôn có tư tưởng kinh doanh trên hình thức chiếm dụng vốn của người khác. Họ lấy hàng từ các tổng đại lý đa số theo hình thức trả chậm (theo thời gian khoảng 15 – 45 ngày sau ngày nhận hàng mới thanh toán tiền, tuỳ thuộc mức độ quan hệ giữa đại lý và tổng đại lý đó); theo hình thức gối đầu (nhận hàng chuyến thứ 2 mới thanh toán chuyến thứ 1); … Thêm vào đó nhóm này thường không trung thành với tổng đại lý (họ có thể huỷ hợp đồng với tổng đại lý này và ký với tổng đại lý khác có chính sách hỗ trợ về tài chính và các chính sách hỗ trợ khác hấp dẫn hơn - cả những tổng đại lý thuộc các công ty đầu mối khác như: Petimex; Sài Gòn Petro; PV Oil (mới được sát nhập giữa PDC và Petechim);…

3.3.1.3. Kênh bán công nghiệp

Hình thức này được Công ty chủ yếu bán cho các khách hàng công nghiệp tiêu thụ xăng dầu trực tiếp như: Xi Măng Holcim, Các nhà máy điện (Cần Thơ, Thủ Đức, Phú Quốc); Phà vận chuyển (Hậu Giang– bán tại văn phòng Công ty, Hàm luông – bán qua Chi nhánh Bến Tre; Vàm Cống – bán qua Chi nhánh An Giang; …); các nhà máy xi măng, nhà máy đường Phụng Hiệp, Nhà máy thuỷ sản Bin, Thép Sông Hậu; các hãng taxi, các doanh nghiệp vận tải hành khách, hàng hoá;… Đây là một kênh tiêu thụ quan trọng của bất cứ một công ty đầu mối kinh doanh xăng dầu nào, sản lượng qua kênh này chiếm khoảng 13-15% sản lượng tiêu thụ hàng năm của toàn Công ty, góp phần tăng sản lượng tiêu thụ toàn hệ thống. Tuy nhiên, nhóm khách hàng này không ổn định vì muốn bán được cho các công ty, phà, nhà máy điện, xi măng,… phải đấu thầu cạnh tranh theo từng tháng hoặc quý (tùy quy định của từng khách hàng). Các khách hàng còn lại cũng không trung thành (các doanh nghiệp vận tải) họ thường thay đổi địa chỉ, địa bàn kinh doanh,… Nhưng nhìn chung, xét trên sản lượng tiêu thụ bình quân theo thời gian thì nhóm này tiêu thụ tương đối ổn định.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối xăng dầu tại Công ty PV Oil Mekong trên địa bàn Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2017 (Trang 59 - 62)