Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối xăng dầu tại Công ty PV Oil Mekong trên địa bàn Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2017 (Trang 50 - 51)

2.2.3.1. Xử lý số liệu

Công tác nhập và xử lý số liệu được thực hiện như sau: + Mã hoá và nhập vào máy tính.

+ Tính toán các biến nghiên cứu cần thiết. + Kiểm tra, chỉnh lý và bổ sung số liệu.

2.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu theo các mục tiêu nghiên cứu

Phương pháp phân tích ma trận SWOT

Phương pháp này được được sử dụng cho việc nghiên cứu mục tiêu cụ thể thứ 1 là “Mô tả và phân tích thực trạng môi trường kinh doanh xăng dầu của Công ty trong 05 năm từ năm 2006 đến năm 2010”. Từ việc thu thập số liệu thứ cấp tại Công ty và kết quả điều tra thực tế, sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT đưa ra một bức tranh thực trạng để từ đó có những đánh giá và đề xuất trong việc khai thác, phát huy những điểm mạnh và tận dụng được các cơ hội cũng như giúp hạn chế các nguy cơ trong kinh doanh xăng dầu của Công ty.

a/ Các bước xây dựng ma trận SWOT

Theo Fred R. David (Nguyễn Thị Liên Diệp, 2003) có 8 bước để xây dựng ma trận SWOT:

Bước 1: Liệt kê các cơ hội quan trọng bên ngoài doanh nghiệp. Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài doanh nghiệp. Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh bên trong doanh nghiệp.

Bước 4: Liệt kê các điểm yếu bên trong doanh nghiệp.

Bước 5: Kết hợp điểm mạnh với cơ hội để hình thành chiến lược SO. Bước 6: Kết hợp điểm yếu với cơ hội để hình thành chiến lược WO. Bước 7: Kết hợp điểm mạnh với đe dọa để hình thành chiến lược ST. Bước 8: Kết hợp điểm yếu với đe dọa để hình thành chiến lược WT.

b/ Ma trận điểm mạnh- điểm yếu- cơ hội- đe dọa (SWOT)

Ma trận SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) giúp ta phát triển bốn loại chiến lược:

Bảng 2.7: Ma trận điểm mạnh - điểm yếu – cơ hội – nguy cơ (SWOT)

Mục đích ma trận SWOT là đề ra các chiến lược khả thi có thể chọn lựa, chứ không quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Do đó, trong số các chiến lược phát triển trong ma trận SWOT, chỉ một số chiến lược tốt nhất được chọn để thực hiện.

Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng cho việc nghiên cứu mục tiêu cụ thể thứ 2 là “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ xăng dầu qua các kênh phân phối của Công ty”, bằng việc mô tả và trình bày số liệu thống kê được thông qua các bảng, thông tin thu thập làm cơ sở để phân tích từ đó có những kết luận phù hợp với thực trạng phát triển PV Oil MeKong qua 5 năm và hiện nay.

Các công cụ cơ bản để tóm tắt và trình bày dữ liệu trong phần này là: Bảng tần số, các đại lượng thống kê mô tả, biểu đồ tần số, bảng kết hợp nhiều biến.

a, Bảng tần số

- Dùng để đếm tần số trong một bộ dữ liệu có sẵn, từ đó xác định các đối tượng nghiên cứu có những biểu hiện gì ở thuộc tính cụ thể là bao nhiêu, nhiều hay ít… Có thể thực hiện bảng tần số với tất cả các biến kiểu định tính lẫn định lượng.

+ Frequency: Tần số: Cho biết số lần xuất hiện của các nhân tố cần trong mẫu nghiên cứu.

+ Percent: Phần trăm (%): Cho biết nhân tố đó xuất hiện chiếm bao nhiêu phần trăm trong số mẫu quan sát thực.

+ Valid Percent: Phần trăm lũy tiến (cộng dồn): Cho biết lượng phần trăm xuất hiện của từng các nhân tố nghiên cứu được cộng dồn theo thứ tự từ trên xuống.

SWOT O: Những cơ hội

(Liệt kê những cơ hội)

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối xăng dầu tại Công ty PV Oil Mekong trên địa bàn Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2017 (Trang 50 - 51)