Môi trường bên ngoà

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối xăng dầu tại Công ty PV Oil Mekong trên địa bàn Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2017 (Trang 36 - 48)

2.1.6.1. Môi trường vĩ mô

Yếu tố kinh tế

Nền kinh tế trong những năm gần đây ở nước ta có tốc độ phát triển kinh tế chậm dần không nhanh như giai đoạn 2006 đến 2007 do ảnh hưởng chung của nên kinh tế thế giới và các nước Châu Âu. Đặc biệt là khủng hoảng tài chính của Mỹ và nợ công của các nước Châu Âu. Ngay khi khủng hoảng nợ công Hy Lạp xảy ra đầu năm 2010, giới phân tích đã dự báo về sự lan rộng của nó đối với hệ thống tài chính kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng nợ công Hy Lạp chỉ là một triệu chứng của khủng hoảng tín dụng trên toàn thế giới do việc bùng nổ cho vay dưới chuẩn hồi tháng 8/2006. Cơn hỗn loạn tài chính đã lan đến Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italy. Đây không phải là vấn đề châu lục, Liên minh châu Âu có thể tự mình xử lý mà đã trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu bởi nó ảnh hưởng xấu đến tâm lý của giới đầu tư trên toàn thế giới. Trong đó có Việt Nam. Mức độ tăng giảm tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam hàng năm không đều thậm trí có chiều hướng giảm xuống năm sau thấp hơn năm trước, và lạm phát thì có chiều ngược lại đã diễn biến ở mức hai con số. Mặc dù Đảng và Nhà Nước ta đã biết tận dụng những cơ hội từ bên ngoài. Đặc biệt nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và được bầu làm Uỷ viên không thường trực của Liên Hợp Quốc. những năm đầu mới ra nhập WTO thì tỷ lệ này rất tốt và rất ổn định và có chiều hướng phát triển, năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn trong tầm kiểm soát của Chính phủ. Trên cơ sở sự phát triển của nền kinh tế, thì trong những năm tới dự báo tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của nước ta vào khoảng từ 9 –

10% đến năm 2017 và tăng trên 10% vào những năm tiếp theo, các chuyên gia kinh tế Mỹ nhận định nền kinh tế Việt Nam sẽ đững hàng thứ 17 và lạm phát sẽ giảm xuống ở mức một con số. thay vì hai con số như thời điểm những năm gần đây.

Bảng 2.5: Mức tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát từ 2006-2010

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

GDP (%) 8,17% 8,46% 6,31% 5,32% 6,78%

Lạm phát (%) 16,2% 12,63% 19,89% 26,41% 11,75%

(Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2011)

Song song với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thì ngành năng lượng nói chung và Dầu khí nói riêng (trong đó chủ yếu là xăng dầu) cũng có sự phát triển vượt bậc, nhằm đáp ứng cao hơn nữa cho nhu cầu của thị trường. Thực tế đã cho thấy những quốc gia có nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về xăng dầu là rất lớn (Trung Quốc khi GDP tăng 12-15%/năm, thì xăng dầu tăng từ 10-12%/năm). Điều này đặt ra cho Chính phủ Việt Nam cần thiết phải có tầm nhìn chiến lược đối với ngành Dầu khí trong những năm tới.

Yếu tố chính trị và pháp luật

Tình hình chính trị nước ta rất ổn định, Chính phủ quyết tâm đổi mới và mở cửa nền kinh tế khuyến khích các thành phần kinh tế làm giàu chính đáng. Luật pháp nước ta đang được xây dựng và hoàn thiện, các chính sách của nhà nước ngày một rõ ràng hơn để định hướng cho nền kinh tế thị trường, tạo đà thông thoáng cho các doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất cũng như trong kinh doanh.

Đối với khu vực ĐBSCL, Chính phủ cũng đã ban hành một số những chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế cho cả vùng. Trong đó ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng, kêu gọi đầu tư, xúc tiến thương mại,… Những chính sách đó cùng với quyết tâm của lãnh đạo nơi đây, tin tưởng trong một tương lai không xa, ĐBSCL sẽ trở mình và phát triển mạnh theo đà tăng trưởng kinh tế của cả nước.

Trong khi đó đối với mặt hàng xăng dầu, Chính phủ đã có những chỉ đạo đúng đắn và kịp thời phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Bằng Nghị định 55/2007/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, bước đầu đã tạo đà cho các doanh nghiệp

đầu mối tự chủ về giá bán lẻ. Nhưng thực tế cho thấy Nhà nước vẫn kiểm soát về giá của mặt hàng xăng dầu, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Do giá xăng dầu thế giới tăng, giảm liên tục (chủ yếu là tăng), năm 2008 tăng lên mức kỷ lục từ trước đến nay có thời điểm vượt ngưỡng 147 USD/thùng và diễn biến hết sức phức tạp đến nay luôn nằm ở ngưỡng trên 100 USD/thùng dẫn đến Chính phủ buộc phải điều chỉnh giá trong nước cho phù hợp mặc dù biết rằng việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu như vậy chắc chắn sẽ tác động mạnh đến chi phí đầu vào của các ngành then chốt khác như: Sắt thép, xi măng, vật tư nông nghiệp….

Với bức tranh của ngành kinh doanh xăng dầu như trên, thì không thể không có sự can thiệp của Nhà nước để đảm bảo những mục tiêu quan trọng hơn như: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định xã hội,…Nhưng nó cũng gây không ít khó khăn cho tất cả các đầu mối kinh doanh xăng dầu trong đó có công ty Cổ phần Dầu Khí Mekong. Mà Công ty sẽ gặp nhiều bất lợi hơn cả, do lượng nhập xăng dầu của Công ty luôn thấp hơn so với một số đầu mối khác. Do đó giá chắc chắn sẽ cao hơn, vì vậy trong lúc giá thế giới ở mức cao thì Công ty luôn luôn phải gánh chịu một khoản chi phí cao hơn.

Yếu tố về dân số và về điều kiện tự nhiên

ĐBSCL hiện nay về địa giới hành chính có 13 tỉnh, thành phố có tổng diện tích tự nhiên gần 40.000 km2, dân số khoảng 17 triệu người. Đây là vùng châu thổ đồng bằng lớn nhất Đông Nam Á, có điều kiện lý tưởng cho dân cư sinh sống và sinh hoạt. Đất đai phì nhiêu để phát triển nông nghiệp, nguồn lợi về thủy, hải sản là rất lớn. Mặt khác nơi đây có địa hình tự nhiên là sông ngòi, kênh rạch dày đặc và chằng chịt, tạo lên một mạng lưới giao thông thuỷ hết sức đa dạng cho toàn vùng. Mặt khác với hàng trăm km tiếp giáp với biển rất thuận lợi phát triển kinh tế biển, giao thông thủy, nuôi trồng, đánh bắt, khai thác, chế biến thuỷ hải sản nên nhu cầu về các măt hàng xăng, dầu vì vậy cũng tăng rất cao.

Với đặc thù về điều kiện tự nhiên như vậy do đó việc kinh doanh xăng dầu trên địa bàn cũng đa dạng và nhiều thuận lợi:

- Về vận chuyển: Việc vận chuyển xăng dầu không chỉ bằng xe bồn, mà có thể dùng tàu, xà lan, ghe, thuyền là có thể vận chyuển an toàn từ nơi tập kết, kho trung chuyển đến cho khách hàng.

- Về phân phối: Thường thì đường quốc lộ, hương lộ,… cặp bên là những con sông, rạch,… Đây là những nơi mà các cửa hàng, trạm bán xăng dầu có thể phục vụ cho khách hàng cả đường bộ lẫn đường thủy. Một điều dễ nhận thấy là hầu hết các tổng kho, kho của tất cả các đầu mối kinh doanh xăng dầu trên địa bàn đều nằm bên bờ của các con sông lớn, điều đó cho thấy có sự khác biệt ở vùng ĐBSCL so với các khu vực khác.

- Về mặt kinh tế: Với ưu thế đó thì chi phí đầu tư và vận chuyển giảm đi nhiều so với nơi khác. Thêm vào đó đây là một trong những nơi an toàn để có thể đặt tổng kho dự trữ quốc gia vì không những ít bị tác động do thiên tai như bão, động đất, mà còn là nơi gần các trung tâm kinh tế lớn của cả nước là TP Hồ Chí Minh, Đông Nam bộ và cả khu vực ĐBSCL nữa.

- Dân số ĐBSCL hiện nay chiếm hơn 20% dân số của cả nước, mặt khác trong những năm qua Đảng và Nhà nước có những chính sách phát triển các vùng nông thôn thông qua các chương trình 134, 135,…, qua đó làm cho không chỉ đời sống, văn hoá, tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao. Điện, đường, trường, trạm ở vùng sâu, vùng xa đầu được hình thành. Kéo theo lượng phương tiện giao thông tăng vọt, do đó nhu cầu về xăng dầu để phục vụ cho đối tượng này cũng không nhỏ, nhất là nhu cầu phục vụ bán lẻ.

- Cầu Cần thơ hoàn thành năm 2009 và đi vào khai thác sử dụng từ năm 2010 đã mang lại sự kiện quan trọng góp phần thúc đẩy giao thương trong tòan khu vực. Kinh tế vùng ĐBSCL sẽ có điều kiện phát triển hơn và sẽ tác động tích cực đến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của vùng.

Yếu tố văn hoá và xã hội

Trình độ dân trí ĐBSCL thuộc một trong những nhóm có trình độ dân trí thấp nhất cả nước. Những kiến thức về khoa học kỹ thuật, trong đó có những kiến thức cơ bản về máy móc, thiết bị và nhiên liệu được ít người biết đến. Tuy nhiên,

cùng với sự phát triển chung của xã hội, trình độ nhận thức của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao. Nhu cầu về các sản phẩm chất lượng cao và các dịch vụ tiện ích khi mua sản phẩm ngày càng có xu hướng tăng. Lượng xăng không chì phẩm cấp cao ngày càng được tiêu thụ nhiều đó là xăng 92, xăng 95.

Yếu tố về kỹ thuật và công nghệ

Trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng các thành tựu mới vào thiết kế, thi công xây dựng các công trình kho cảng, bồn chứa, phương tiện vận tải xăng dầu, cửa hàng bán lẻ xăng dầu, hệ thống công nghệ và trang thiết bị đo lường ngày càng nhanh chóng và hoàn hảo. Các trang thiết bị mới được ra đời với độ chính xác cao và kỹ thuật hiện đại, được sản xuất hàng lọat, lưu thông dễ dàng từ nơi sản xuất đến nơi có nhu cầu. Tất cả điều kiện thuận lợi trên cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu rút ngắn được thời gian thi công, xây dựng, triển khai các dự án đầu tư công trình xăng dầu nhanh chóng góp phần mang lại hiệu quả đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công nghệ quản lý và điều hành

Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, ngày nay doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có điều kiện đều có thể quản lý và điều hành họat động của đơn vị mình theo công nghệ mới. Từ việc đo tính quản lý xăng dầu trong bồn bể, theo dõi tình hình tài chính, quản lý đường trung chuyển hàng hóa…. đều được tự động hóa và cập nhật dữ liệu kịp thời đầy đủ, nhanh chóng giúp người quản lý có đủ thông tin để ra quyết định chính xác, kịp thời. Điều này làm cho chất lượng quản lý điều hành ngày một nâng cao.

2.1.6.2. Môi trường vi mô

Khách hàng

Xăng dầu là sản phẩm có tính chất đặc thù, hơn nữa nó lại là mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất kinh doanh toàn xã hội và phục vụ đời sống nhân dân. Chính vì vậy mà khi khách hàng quyết định mua xăng dầu tương đối dễ dàng ít khi chịu sự chi phối của các yếu tố khác. Thêm vào đó hầu hết xăng dầu kinh doanh

trong nước đều là nguồn nhập khẩu, cho nên chất lượng hàng hoá gần như tương đương nhau và không có khác biệt lớn.

Nhu cầu sử dụng xăng dầu tăng lên theo nhịp độ phát triển kinh tế của khu vực. Tại ĐBSCL các ngành sản xuất như: Công nghiệp chế biến (thủy, hải sản; nông sản); sản xuất điện năng (ngoài nhà máy Nhiệt điện Trà Nóc, nhà máy Khí điện đạm Cà Mau, thì còn có nhà máy Nhiệt điện Ô Môn đang được xây dựng); sản xuất nông nghiệp; đánh bắt thủy sản; giao thông vận tải; xây lắp điện; xây dựng cơ sở hạ tầng; khu công nghiệp; khu chế xuất;…đều phát triển với nhịp độ cao. Trong số đó có những khách hành truyền thống và cũng có khách hàng tiềm năng của Công ty.

Nhìn chung khách hàng của công ty Dầu khí Mekong là rất đa dạng, không loại trừ bất kể thành phần kinh tế hay tầng lớp dân cư nào. Hiện tại khách hàng của Công ty được phân ra làm 4 nhóm chính gồm: Tổng đại lý, đại lý, khách hàng công nghiệp và người tiêu dùng trực tiếp.

Nguồn cung cấp

Hiện nay lượng xăng dầu trong nước phụ thuộc hoàn toàn vào lượng nhập khẩu (chiếm hơn 95%) thông qua 12 Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối được Chính phủ cấp phép. Nguồn cung cấp này chủ yếu nhập từ các quốc gia như: Sigapore; Trung Quốc; Thái Lan; Trung Đông; Nhật; Nga;…Công ty Dầu khí Mêkông nhập khẩu chủ yếu thông qua đấu thầu quốc tế, chọn ra những đối tác nước ngoài có giá cạnh tranh nhất, chất lượng đảm bảo theo quy định của Nhà nước (được kiểm định tại Việt Nam bởi Công ty giám định độc lập trước khi nhập vào các bồn chứa tại Tổng kho đầu mối Cần Thơ) và ký hợp đồng, nhập khẩu trực tiếp theo từng thời điểm và luôn đảm bảo mức nhập khẩu theo Quota nhập khẩu được Bộ Công Thương cấp.

Năm 2009) Việt Nam đã đưa vào vận hành nhà máy lọc dầu số 1 tại Dung Quất, Quảng Ngãi, với công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, Nhà máy đã hoạt động ổn định và ngày càng tăng công suất lến đến 9,5 triệu tấn năm 2010 và nâng công suất lên 105% cuối năm 2010 và năm 2011 và tiếp tục ổn định và phát triền cho các

năm tiếp theo đã cung cấp ra thị trường 30% sản lượng tiêu thụ trong nước dự tính nhà máy sẽ (đây là một dự án do Tập đoàn dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư). Như vậy, là một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn, khi đó Công ty sẽ có thêm nguồn cung cấp nội địa với những chính sách ưu đãi riêng áp dụng cho các Công ty thành viên trong ngành. Bên cạnh đó, việc Tập đoàn đầu tư liên tiếp hai nhà máy liên hợp lọc hóa dầu đó là nhà máy lọc dầu số 2 tại Nghi Sơn, Thanh Hóa và nhà máy lọc dầu số 3 tại Long Sơn, Bà Rịa Vũng Tàu. Dự án khí điện đạm Nam Côn Sơn hiện đang triển khai pha 2 là tuyến Phú Mỹ-TP.HCM. Dự án này hoàn thành sẽ có tác động rất lớn đến sản lượng tiêu thụ qua kênh bán công nghiệp của Công ty hiện nay qua 2 sản phẩm chủ yếu là dầu FO và DO. Tuy nhiên, với Công suất theo thiết kế khi cả 3 nhà máy lọc dầu trên đi vào hoạt động thì lượng xăng dầu sản xuất trong nước cũng chỉ đáp ứng khoảng trên 60% nhu cầu của toàn quốc. Vì vậy, Chính phủ vẫn phải nhập khẩu gần 40% sản lượng thông qua 12 Công ty xăng dầu đầu mối. Khi đó Công ty cũng cần tính đến giá cả, chất lượng của hai nguồn cung cấp này.

Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay tình hình cạnh tranh trên thị trường xăng dầu vùng ĐBSCL đang diễn ra hết sức gay gắt. Các đầu mối ra sức mở rộng mạng lưới bán lẻ tại các tỉnh, thành phố. Các thành phần kinh tế, nhất là doanh nghiệp tư nhân đang phát triển rất mạnh và đầu tư các cửa hàng xăng dầu bán lẻ nhằm chuẩn bị cho chiến lược kinh doanh lâu dài một khi Nhà nước phá độc quyền kinh doanh xăng dầu đối với thị trường nội địa. Trước mắt các đối thủ cạnh tranh của công ty gồm:

1. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) có 08 công ty thành viên tại các tỉnh. Trong đó có công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ là lớn nhất có trụ sở đặt tại TP.Cần Thơ. Do có nhiều lợi thế khi gia nhập thị trường, nhất là về thương hiệu, nên hiện tại đơn vị này vẫn có thị phần rất lớn trong địa bàn ĐBSCL với khoảng hơn 40%.

2. Công ty dầu khí TP.HCM (SàigònPetro) có chi nhánh tại Cần Thơ, Tiền Giang, Cà Mau. Đây là đơn vị cũng có những lợi thế lớn về chính sách ưu đãi do trực thuộc một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Tuy vậy, trong

những năm qua công ty này cảm thấy “hài lòng” với vị thế của mình, nên không

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối xăng dầu tại Công ty PV Oil Mekong trên địa bàn Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2017 (Trang 36 - 48)