Những điểm mạnh

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối xăng dầu tại Công ty PV Oil Mekong trên địa bàn Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2017 (Trang 51 - 56)

(Liệt kê những điểm mạnh)

Các chiến lược SO:

Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng các cơ hội Các chiến lược ST Sử dụng những điểm mạnh để hạn chế các nguy cơ W: Những điểm yếu:

(Liệt kê những điểm yếu)

Các chiến lược WO

Hạn chế các điểm yếu để tận dụng cơ hội

Các chiến lược WT

Hạn chế các điểm yếu để giảm bớt nguy cơ

- Ý nghĩa: Là tính tần số của từng biểu hiện, được tính bằng cách đếm và cộng dồn; tần suất tính theo tỷ lệ % bằng cách lấy tần số của mỗi biểu hiện chia cho tổng số mẫu quan sát; tính phần trăm hợp lệ là tính trên số quan sát có thông tin trả lời; tính phần trăm tích luỹ do cộng dồn các phần trăm từ trên xuống, nó cho biết có bao nhiêu phần trăm từ trên xuống ứng với có bao nhiêu phần trăm đối tượng ta đang khảo sát ở mức độ nào đó trở xuống hay trở lên.

c/ Các đại lượng thống kê mô tả

Các đại lượng thống kê mô tả chỉ được tính đối với các biến định lượng. Nếu tính các đại lượng này đối với các biến định tính thì kết quả sẽ không có ý nghĩa.

- Các đại lượng thống kê mô tả là:

 Mean : Trung bình cộng

 Sum : Tổng cộng (sử dụng khi điều tra toàn bộ)

 Std.Deviation: Độ lệch chuẩn

 Minimum : Giá trị nhỏ nhất

 Maximum : Giá trị lớn nhất

 SE mean : Sai số chuẩn khi ước lượng trị trung bình.

- Ý nghĩa: Trong tổng số mẫu quan sát tính trung bình (mean) xem được bao nhiêu trong mẫu khi quan sát; độ lệch chuẩn cho biết mức độ phân tán của các giá trị quanh giá trị trung bình; giá trị nhỏ nhất gặp được trong các giá trị của biến ít nhất khi khảo sát được; giá trị lớn nhất gặp được trong các giá trị lớn nhất của biến trong các mẫu quan sát được; sai số chuẩn khi dùng giá trị trung bình mẫu để ước lượng giá trị trung bình của tổng thể.

d/ Lập các biểu đồ tần số

Thông thường có thể vừa lập bảng đồ tần số vừa đồng thời tính các đại lượng thống kê mô tả. Nhưng trong thực tế ít khi dùng lệnh tính các đại lượng thống kê mô tả riêng lẻ mà ta thường kết hợp vừa lập bảng tần số vừa tính các đại lượng thống kê mô tả.

- Sau khi tính toán và xem xét từng biến một, tiến hành khảo sát mối liên hệ giữa các cặp kết hợp của các biến để giải quyết các vấn đề nghiên cứu. Kỹ thuật thực hiện bằng cách đi chọn các biến phụ thuộc vào tính chất của các biến. Để thực hiện, khi yêu cầu về thông tin đòi hỏi phải xem xét tần số hay tần suất của các biểu hiện theo sự phân loại của biến. Trong tổng các mẫu thu thập, khi chọn hàm thống kê để tính toán các chỉ tiêu thì việc lựa chọn phần trăm theo cột hay hàng phụ thuộc vị trí sắp xếp biến cần quan tâm tuỳ theo thông tin muốn tìm hiểu.

- Ý nghĩa: Tính số phần trăm của biến cần quan sát hoặc chiếm bao nhiêu phần trăm so với biến khác. Đồng thời kiểm tra các số liệu biến tổng cộng và phần trăm cuối mỗi dòng và mỗi cột để có cơ sở đối chiếu kết quả.

Phương pháp hoạch định chiến lược marketing hỗn hợp 4P

Hình thành ma trận SWOT cho hệ thống phân phối xăng dầu của Công ty, dựa trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sức tiêu thụ xăng dầu để hình thành các giải pháp. Đồng thời sử dụng phương pháp hoạch định chiến lược marketing hỗn hợp 4P (Marketing Mix), trong đó chú trọng đến P3 và P4 (Place and Promotion) nhằm giải quyết mục tiêu cụ thể thứ 3 là Đề xuất giải pháp cơ bản mang tính khả thi nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối xăng dầu tại Công ty trên địa bàn ĐBSCL”.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1. Những cơ hội và nguy cơ của Công ty PV Oil Mekong 3.1. Những cơ hội và nguy cơ của Công ty PV Oil Mekong

Như đã phân tích ở phần trên về môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Từ đó cho thấy những cơ hội và nguy cơ chủ yếu sau đặt ra cho Công ty PV Oil Mekong là:

Cơ hội

1. Khách hàng đa dạng và khá trung thành (các đại lý trực thuộc). 2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực luôn ở mức cao.

3. Nhu cầu sử dụng xăng dầu với nhịp độ cao và đều đặn qua mỗi năm tại khu vực ĐBSCL.

4. Xăng dầu vẫn là mặt hàng không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.

5. Chính sách quản lý xăng dầu của Nhà nước rõ ràng.

6. Nhận thức của người tiêu dùng về mặt hàng xăng dầu ngày càng cao. 7. Thị phần ngày càng được cải thiện.

8. Hệ thống an ninh, chính trị luôn ổn định.

Nguy cơ

1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là hệ thống Petrolimex còn rất mạnh. 2. Nguồn dầu mỏ ngày càng có nguy cơ cạn kiệt và khan hiếm. 3. Đối thủ tiềm ẩn có ưu thế khi tham gia kinh doanh trên địa bàn.

4. Về lâu dài xăng dầu sẽ được thay thế một phần bởi các nguồn năng lượng khác trong một số lĩnh vực.

5. Tính bất ổn của nguồn cung, giá cả phụ thuộc vào thị trường thế giới. 6. Áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành.

3.2. Phân tích ma trận SWOT

3.2.1. Ma trận điểm mạnh - Điểm yếu, cơ hội – Nguy cơ (SWOT)

Từ những phân tích môi trường bên trong để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, môi trường bên ngoài để thấy được đâu là cơ hội, đâu là nguy cơ mà Công ty gặp phải. Qua ma trận SWOT sẽ chỉ ra cho Công ty cần phát huy những mặt mạnh, hạn chế những điểm yếu, đồng thời Công ty cũng tận dụng những cơ hội, tránh những nguy cơ để đề ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, khả thi nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, từ đó tạo đà cho Công ty phát triển bền vững và lớn mạnh hơn.

Bảng 3.1: Ma trận SWOT của công ty PV Oil Mekong

SWOT

Các cơ hội (O)

1. Khách hàng đa dạng và khá trung thành (các đại lý). 2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

của khu vực luôn ở mức cao.

3. Nhu cầu sử dụng xăng dầu với nhịp độ cao và tăng qua mỗi năm tại khu vực ĐBSCL.

4. Xăng dầu vẫn là mặt hàng không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.

5. Chính sách quản lý xăng dầu của Nhà nước ngày càng thông thoáng và rõ ràng.

6. Nhận thức của người tiêu dùng về mặt hàng xăng dầu ngày càng cao. 7. Thị phần ngày càng được cải thiện. 8. Hệ thống an ninh, chính trị luôn ổn định. Các nguy cơ (T) 1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là hệ thống Petrolimex còn rất mạnh.

2. Nguồn dầu mỏ ngày càng có nguy cơ cạn kiệt và khan hiếm.

3. Đối thủ tiềm ẩn có nhiều ưu thế khi được tham gia kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.

4. Về lâu dài Xăng dầu sẽ được thay thế một phần bởi các nguồn năng lượng khác trong một số lĩnh vực.

5. Tính bất ổn của nguồn cung cấp và giá cả do phụ thuộc vào thị trường thế giới.

6. Áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành.

7. Là mặt hàng rất dễ gây cháy nổ và ô nhiễm môi trường.

Các điểm mạnh (S)

1. Hệ thống phân phối rộng khắp trong khu vực ĐBSCL.

2. Đội ngũ nguồn nhân lực trẻ và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 3. Chất lượng sản phẩm được khách hàng tin dùng. 4. Bước đầu đã khẳng định được thương hiệu. 5. Được nhập khẩu trực tiếp xăng dầu theo yêu cầu kinh doanh. 6. Kho đầu mối và các

kho trung chuyển ở gần khắp các tỉnh ĐBSCL.

7. Có mối quan hệ tốt với Tập đoàn Dầu khí và các địa phương Phối hợp SO - S1,S2,S5,S6,S7 + O2,O3,O4: Mở rộng thị trường bằng cách tận dụng các điểm mạnh của mình đồng thời tranh thủ các cơ hội

Chiến lược thâm nhập thị trường (phát triển kênh phân phối).

- S1,S2,S3,S4 + O4,O5,O6,O7

Nâng cao chất lượng dịch vụ, nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

Phối hợp ST

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối xăng dầu tại Công ty PV Oil Mekong trên địa bàn Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2017 (Trang 51 - 56)