Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các trang trại chăn nuôi, chủ yếu là trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Thống nhất tỉnh Đồng Nai. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:+ Phạm vi về nội dung:Đề tài chỉ nghiên cứu tình hình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Thống nhất.Mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi có nhiều loại hình khác nhau, ở đây chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng trang trại chăn nuôi heo, là kiểu độc lập sản xuất kinh doanh của từng gia đình. Về địa bàn khảo sát, luận văn chỉ phân tích các số liệu tại huyện Thống Nhất. Số liệu chung của cả nước, của tỉnh và các huyện lân cận chỉ sử dụng trong chừng mực nhất định khi so sánh đánh giá.+ Phạm vi không gian: Trong phạm vi huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Trong tổng số 10 xã, tác giả chọn 3 xã: Gia Kiệm, Quang Trung và Bàu Hàm 2 để điều tra khảo sát. + Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập trong năm: 2009, 2010 và 2011.
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính cuả nông nghiệp,nhưng trong thời gian dài chăn nuôi ở Việt Nam phát triển chậm, phân tán,trình độ thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp Từ năm
2000 đến nay, chăn nuôi cả nước nói chung và nhiều địa phương nói riêng đã
có biểu hiện khởi sắc và có vai trò tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tếnông nghiệp Giá trị sản xuất (GTSX) ngành chăn nuôi tăng bình quân hàngnăm trong giai đoạn 2001-2005 đạt khoảng 7,1% (gấp hơn 2 lần tốc độ pháttriển ngành trồng trọt), sản phẩm chăn nuôi đã tham gia xuất khẩu, đã cónhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn và công nghệ khá hiện đại Tuy nhiên,nhìn chung trình độ phát triển chăn nuôi của nước ta còn thấp hơn so với trình
độ của khu vực ASEAN và thấp hơn rất nhiều so với các nước chăn nuôi tiêntiến
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế hộ nôngdân đã phát huy tác dụng to lớn, tạo sức mạnh trong sự nghiệp phát triển nôngnghiệp và kinh tế nông thôn Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đãhình thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ công nghệ vàquản lý cao hơn, nhằm mở rộng quy mô hàng hoá và nâng cao năng suất, hiệuquả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường
Trên phạm vi cả nước, sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ngày 05tháng 4 năm 1988 thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ ở nôngthôn, Đảng và Nhà nước đã có một số chủ trương, chính sách tạo điều kiệnthúc đẩy cho kinh tế hộ phát triển Đặc biệt là Nghị quyết 03/NQ/CP ngày02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại, đây là văn bản pháp lý quantrọng nhất thể hiện quan điểm, chủ trương và chính sách của Nhà nước đối
Trang 2với loại hình tổ chức sản xuất mới trong nông nghiệp, nông thôn, đó là kinh tếtrang trại Phần lớn các trang trại phát huy được lợi thế của từng vùng, kinhdoanh tổng hợp lấy ngắn nuôi dài.
Tại tỉnh Đồng Nai trong những năm qua trang trại có vị trí, vai trò hếtsức quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi
và cơ cấu lao động; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật… trong nông nghiệp nôngthôn Trang trại ở Đồng Nai đã phát triển khá rộng khắp với các hình thức đadạng, phong phú Nhiều nơi các chủ trang trại đã đầu tư chiều sâu, nâng caohiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của trang trại
Để khuyến khích trang trại phát triển, Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộĐồng Nai lần thứ VI đã khẳng định “Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi
để kinh tế trang trại phát triển nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của địaphương, phát huy vai trò kinh tế tự chủ của kinh tế hộ, phát triển kinh tế trangtrại đi đôi với phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, các hình thức liênkết với các nông, lâm trường quốc doanh để tạo động lực và sức mạnh chonông nghiệp nông thôn phát triển…”
Nắm vững chủ trương trên, đồng thời thực hiện nghị quyết 03/NQ/CPngày 02/02/2000 của chính phủ về kinh tế trang trại, trong mấy năm qua, kinh
tế trang trại ở Đồng Nai nói chung cũng như ở huyện Thống Nhất nói riêng đãphát triển khá rộng khắp với các hình thức đa dạng phong phú, đặc biệt là cáctrang trại nuôi heo Ở huyện Thống Nhất, năm 2011 tổng đàn heo hơn201.000con, là địa phương có tổng đàn heo nhiều nhất tỉnh Nhiều nơi, cácchủ trang trại đã đầu tư chiều sâu, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất Kinhdoanh của trang trại
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn trong việc phát triển trang trại chăn nuôiheo ở huyện Thống Nhất hiện nay là vốn để đầu tư cho trang trại, vấn đề đất
Trang 3đai, việc ứng dụng KHKT, trình độ quản lý của chủ trang trại Nhìn chung,các trang trại heo ở nơi đây chủ yếu là của tư nhân với quy mô nhỏ, năng suấtchưa cao, Những vấn đề vướng mắc cần nhanh chóng giải quyết đểphát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là trang trại chăn nuôi, trong giai đoạnhiện nay ở Thống Nhất đó là:
- Các loại hình trang trại phát triển một cách tự phát, thiếu qui hoạch,phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Việc sử dụng khai thác nguồn tàinguyên chưa hiệu quả, chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái,
đa dạng hóa sinh học
- Năng lực chuyên môn, tay nghề, trình độ quản lý, khả năng tiếp cận thịtrường, tiếp thu – vận dụng kiến thức khoa học kỹ thuật, kiến thức vềpháp luật, đặc biệt là về các chủ trương chính sách phát triển kinh tế trang trạicủa các chủ trang trại còn hạn chế
- Chất lượng sản phẩm hàng hóa của trang trại chưa cao, sản phẩm tiêuthụ khó khăn Nhiều chủ trang trại chưa nắm được nhu cầu của thị trường nênsản xuất còn thụ động, hiệu quả thấp Tuy nhiên đa số trang trại còn chưamạnh dạn trong việc mở rộng sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm
Xuất phát từ những nhận thức trên, với ý nghĩa nghiên cứu loại hìnhtrang trại chăn nuôi heo của huyện Thống Nhất, nên tôi đã tiến hành nghiên
cứu đề tài : “Thực trạng và giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Thống Nhất - Đồng Nai”
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng sản xuất của cáctrang trại, đề xuất những giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển trang trại chănnuôi theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thống Nhất
Trang 4- Đề xuất được giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình phát triển bền
vững trang trại chăn nuôi heo ở Huyện Thống Nhất
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các trang trại chăn nuôi, chủ yếu làtrang trại chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Thống nhất tỉnh Đồng Nai
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Về địa bàn khảo sát, luận văn chỉ phân tích các số liệu tại huyện ThốngNhất Số liệu chung của cả nước, của tỉnh và các huyện lân cận chỉ sử dụngtrong chừng mực nhất định khi so sánh đánh giá
+ Phạm vi không gian:
Trong phạm vi huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai Trong tổng số 10 xã,tác giả chọn 3 xã: Gia Kiệm, Quang Trung và Bàu Hàm 2 để điều tra khảo sát
Trang 5+ Phạm vi thời gian:
Số liệu thu thập trong năm: 2009, 2010 và 2011
4 Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hoá được những vấn đề cơ bản về phát triển và phát triển bềnvững của kinh tế trang trại ở Việt Nam nói chung và ở Thống Nhất nói riêng
- Chỉ ra thực trạng phát triển của trang trại chăn nuôi trong những nămvừa qua của Thống Nhất Đồng thời, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sựphát triển cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của mô hình kinh tế trangtrại chăn nuôi của Thống Nhất
- Đưa ra những giải pháp nhằm phát triển trang trại chăn nuôi heo trongnhững năm tới của huyện Thống Nhất
Trang 6Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRANG TRẠI
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI
1.1.1 Tổng quan về trang trại
Trong lịch sử phát triển nông nghiệp của nước ta nói riêng và thế giớinói chung đã từng tồn tại các hình thức sản xuất tập trung được tiến hành trênmột quy mô diện tích đủ lớn để sản xuất ra khối lượng nông sản lớn hơn sovới hình thức sản xuất nông nghiệp truyền thống quy mô nhỏ bé, phân tán.Các hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung trong các phương thức sản xuấttrước chủ nghĩa tư bản đã tồn tại ở nhiều nước và đều có những đặc điểmchung chủ yếu là: Về mục đích sản xuất, các hình thức sản xuất nông nghiệptập trung đều nhằm mục đích chủ yếu là tự cung tự cấp để đảm bảo nhu cầutiêu dùng trực tiếp Về sở hữu, có những hình thức dựa trên sở hữu Nhà nước,nhưng đồng thời cũng có những hình thức dựa trên sở hữu riêng của một chủđộc lập
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo ra những điều kiện vàđộng lực mạnh mẽ thúc đẩy hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung lên mộttrình độ mới cao hơn, với những biến đổi cơ bản về kinh tế, tổ chức và kỹthuật sản xuất so với các hình thức sản xuất nông nghiệp mang tính tập trungtrước chủ nghĩa tư bản Những biến đổi ấy bao gồm:
- Sự biến đổi về mục đích sản xuất: Sản xuất chuyển từ tự cung tự cấp
là chủ yếu sang sản xuất hàng hóa
- Sự biến đổi về mặt sở hữu: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường,hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung về cơ bản là dựa trên quyền sở hữu
tư liệu sản xuất (hay quyền sử dụng nếu tư liệu sản xuất đi thuê) của mộtngười chủ độc lập
Trang 7- Sự thay đổi về cách thức tổ chức sản xuất và kỹ thuật sản xuất: Domục đích sản xuất hàng hóa nên ở đây sản xuất được tổ chức theo phươngthức tiến bộ hơn với kỹ thuật sản xuất cao hơn hẳn so với những hình thức sảnxuất nông nghiệp mang tính tập trung trong các phương thức sản xuất trướcchủ nghĩa tư bản.
- Trong điều kiện kinh tế thị trường, quy mô gia đình ngày càng trởthành phổ biến và chiếm tuyệt đối đại bộ phận số lượng các đơn vị sản xuấtnông nghiệp mang tính tập trung
Như vậy có thể thấy rằng trong điều kiện kinh tế thị trường về bản chất,
"trang trại" là thuật ngữ gắn liền với sản xuất nông nghiệp, nó là một loại hìnhkinh tế có tính tập trung trên một diện tích đủ lớn nhằm sản xuất nông sảnphẩm hàng hóa với quy mô gia đình là chủ yếu
1.1.2 Trang trại và kinh tế trang trại
Trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đìnhnông dân, hình thành và phát triển chủ yếu trong điều kiện kinh tế thị trườngkhi phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến.Một số tác giả khi nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển kinh tế trangtrại trên thế giới cho rằng, các trang trại được hình thành từ cơ sở của các hộtiểu nông sau khi từ bỏ sản xuất tự cung tự cấp khép kín, vươn lên sản xuấthàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường trong điều kiện cạnh tranh
Kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế sản xuất hàng hoá phát triểntrên cơ sở kinh tế hộ nhưng ở quy mô lớn hơn, được đầu tư nhiều hơn về cảvốn và kỹ thuật, có thể thuê mướn nhân công để sản xuất ra một hoặc vài loạisản phẩm hàng hoá từ nông nghiệp với khối lượng lớn cho thị trường
Về thực chất "trang trại" và "kinh tế trang trại" là những khái niệmkhông đồng nhất Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản
Trang 8xuất và các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động củatrang trại, còn trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và làchủ thể của các quan hệ kinh tế đó Các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quátrình tồn tại và phát triển của trang trại có thể tóm lược thành hai nhóm đó làquan hệ giữa trang trại với môi trường bên ngoài và quan hệ giữa trang trạivới môi trường bên trong Quan hệ giữa trang trại với môi trường bên ngoàibao gồm hai cấp độ, môi trường vĩ vô (cơ chế, chính sách chung của Nhànước ) và môi trường vi mô (các đối tác, khách hàng, bạn hàng, đối thủ cạnhtranh ) các quan hệ nội tại bên trong trang trại rất đa dạng và phức tạp nhưcác quan hệ về đầu tư, phân bổ nguồn lực cho các ngành, các bộ phận trongtrang trại, các quan hệ lợi ích kinh tế liên quan đến việc phân phối kết quả làm
ra, trong đó lợi ích của chủ trang trại với tư cách là người chủ sở hữu tư liệusản xuất và lợi ích của người lao động làm thuê là rất quan trọng Để tạo rađộng lực thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển thì các quan hệ về lợi ích phảiđược giải quyết một cách thoả đáng
Ngoài mặt kinh tế, trang trại còn có thể được nhìn nhận từ mặt xã hội vàmôi trường
Về mặt xã hội, trang trại là một tổ chức cơ sở của xã hội, trong đó cácmối quan hệ xã hội đan xen nhau
Về mặt môi trường, trang trại là một không gian sinh thái, trong đó diễn
ra các quan hệ sinh thái đa dạng Không gian sinh thái trang trại có quan hệchặt chẽ và ảnh hưởng qua lại trực tiếp với hệ sinh thái của vùng Ba mặt trêncủa trang trại có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau Sự kếthợp hài hoà ba mặt này sẽ bảo đảm cho kinh tế trang trại phát triển bền vững
và bảo vệ tốt môi trường, sử dụng tối ưu các nguồn lực
Trong các mặt kinh tế- xã hội và môi trường của trang trại thì mặt kinh tế
là mặt cơ bản chứa đựng những nội dung cốt lõi của trang trại Vì vậy trong
Trang 9nhiều trường hợp khi nói đến kinh tế trang trại, tức là nói tới mặt kinh tế củatrang trại, người ta gọi tắt là trang trại.
Có thể nói rằng trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hànghoá dựa trên cơ sở lao động, đất đai, tư liệu sản xuất cơ bản của hộ gia đình,hoàn toàn tự chủ, sản xuất kinh doanh bình đẳng với các tổ chức kinh tế khác,sản phẩm làm ra chủ yếu là để bán và tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình
Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất của trang trại là sản xuất hànghóa, vì vậy, các yếu tố sản xuất phải được tập trung với quy mô nhất định.Mặt khác, tư liệu sản xuất của trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền
sử dụng của một người chủ độc lập; nên họ cũng chính là người quyết địnhcác phương án sản xuất, kinh doanh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật cao hơnnông hộ để sản xuất ra sản phẩm đáp ứng với nhu cầu của thị trường
Từ những nhận thức nêu trên, theo các nhà kinh tế có thể hiểu khái
niệm về trang trại như sau: “Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ
sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường.” (Nguyễn Đình Hương, 2003).
Qua thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở nước ta, Nghị quyết số03/2000/NQ-CP ngày 02 tháng 2 năm 2000 của Chính phủ đã nêu khái niệm
về kinh tế trang trại là: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ
Trang 10nông, lâm, thủy sản Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững…”
1.1.3 Vai trò và đặc trưng của trang trại
1.1.3.1 Vai trò của trang trại
Qua nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp của các nước trên thế giới và
ở nước ta trong thời gian qua, có thể khẳng định rằng trang trại là hình thức tổchức sản xuất có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền nông nghiệp Loại hìnhtrang trại gia đình là xu hướng phát triển chủ yếu trong nông nghiệp của cácnước, nó cung cấp tuyệt đại bộ phận nông sản phẩm cung cấp cho xã hội Sựphát triển của trang trại đã tạo ra những chuyển biến tích cực cả về mặt kinh
tế, cũng như về mặt xã hội và môi trường trong nông nghiệp, nông thôn
+Về mặt kinh tế, các trang trại đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,đầu tư, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, tổ chứcsản xuất với quy mô lớn, hạn chế tình trạng sản xuất phân tán, manh mún, tạonên những vùng chuyên môn hóa, sản xuất hàng hóa tập trung với trình độthâm canh cao
Các trang trại đã tạo ra một khối lượng nông sản hàng hóa lớn nên đãgóp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến vàdịch vụ sản xuất ở nông thôn
Việc phát triển kinh tế trang trại luôn đi liền với việc khai thác và sửdụng một cách đầy đủ và có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp, nôngthôn Đây là vai trò nổi trội của kinh tế trang trại so với kinh tế nông hộ
Phát triển kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và pháttriển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn Vì các trang trại luôn đi đầu trongviệc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp
Trang 11nên đã tạo ra năng suất, chất lượng các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh
tế cao; đồng thời khai thác có hiệu quả các nguồn lực hiện có…Đây là nhữngyếu tố cơ bản góp phần vào sự tăng trưởng trong nông nghiệp, đồng thời cũng
là điều kiện để thực hiện công bằng xã hội trong nông thôn
Phát triển kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng
ở nông thôn (điện, đường, thủy lợi ) Cùng với sự đầu tư phát triển cơ sở hạtầng của Nhà nước, các trang trại cũng tham gia đóng góp đầu tư nhằm pháttriển hạ tầng phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sản xuất, theo phương châm “Nhànước và nhân dân cùng làm”
+Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làmtăng số hộ giàu có ở nông thôn, tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập cho laođộng, thực hiện có hiệu quả chương trình “xóa đói, giảm nghèo” trong nôngthôn Phần lớn các chủ trang trại ít nhiều đều có những kinh nghiệm thực tế
về quản lý sản xuất kinh doanh, đây là những tấm gương sống động cho các
hộ nông dân noi theo
+Về mặt môi trường, việc sản xuất kinh doanh tự chủ và gắn với lợi íchthiết thực, lâu dài nên các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý cácyếu tố phục vụ sản xuất và quan tâm tới yếu tố bảo vệ môi trường Các trangtrại trồng rừng đã tích cực khai hoang phủ xanh đất trống, đồi trọc và sử dụng
có hiệu quả tài nguyên đất đai, để tạo ra cảnh quan, sinh thái tốt trong vùng.Các chủ trang trại chăn nuôi xây dựng các hầm biogas chứa chất thải của giasúc, gia cầm tạo khí phát điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong các trangtrại
Kinh tế trang trại của nước ta tuy mới phát triển trong thời gian quanhưng đã góp phần quan trọng đối với sự phát triển trong lĩnh vực nôngnghiệp Chính vì vậy, Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của
Trang 12Chính phủ về kinh tế trang trại đã khẳng định: “…Phần lớn các trang trại phát huy được lợi thế của từng vùng, kinh doanh tổng hợp, lấy ngắn nuôi dài.
Sự phát triển kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển; tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo; tăng thêm nông sản hàng hóa Một
số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng…”
1.1.3.2 Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại
Xuất phát từ khái niệm trang trại được thừa nhận nêu trên, kinh tế trangtrại mang những đặc trưng cơ bản sau:
- Mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất nông sản phẩmhàng hóa theo nhu cầu của thị trường
Đặc trưng về mục đích sản xuất hàng hóa là đặc trưng quan trọng nhấtcủa kinh tế trang trại, bởi vì mục đích sản xuất hàng hóa chi phối và ảnhhưởng rất lớn, thậm chí quyết định tới các đặc trưng khác của kinh tế trangtrại Các hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung trước kinh tế thị trường dùsản xuất ra khối lượng nông sản phẩm lớn hơn so với hình thức sản xuất phântán, song mục đích chủ yếu vẫn là nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếpcủa chủ nhân chúng Còn kinh tế trang trại thì ngay từ khi ra đời đã mang tínhhàng hóa và càng ngày tính chất và trình độ sản xuất hàng hóa càng cao
- Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sửdụng của một người chủ độc lập
Người chủ độc lập ở đây là người hoàn toàn có quyền tự chủ trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh, nhưng không biệt lập, tách rời khỏi các quan hệliên kết và hợp tác với các chủ thể kinh tế khác
Trang 13- Trong các trang trại, các yếu tố sản xuất trước hết là ruộng đất và tiềnvốn được tập trung tới quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển sản xuất hànghóa.
Sự tập trung các yếu tố sản xuất mặc dù theo yêu cầu sản xuất hàng hóasong cũng có những giới hạn nhất định của các yếu tố sản xuất nội lực và đặcđiểm ngành nông nghiệp
- Các trang trại đều có thuê mướn lao động
- Kinh tế trang trại có cách thức tổ chức và quản lý tiến bộ dựa trên cơ
sở chuyên môn hóa sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thực hiệnhạch toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên tiếp cận thị trường
- Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiếnthức và kinh nghiệm sản xuất, đồng thời có hiểu biết nhất định về kinh doanh
Những đặc trưng cơ bản của trang trại là những điểm khác biệt mangtính bản chất của trang trại so với các hình thức sản xuất nông nghiệp tậptrung khác và so với kinh tế nông hộ
1.1.4 Tiêu chí xác định trang trại
Tiêu chí chung nhận dạng kinh tế trang trại để phân biệt trang trại với
hộ sản xuất là dựa vào mặt định tính và mặt định lượng của trang trại đã đivào sản xuất ổn định, đó là:
+Về mặt định tính của trang trại là: trình độ sản xuất hàng hóa cao củatrang trại và được biểu hiện bằng trình độ ứng dụng khoa học – công nghệ vàquản lý kinh doanh của trang trại…
+Về mặt định lượng: Chủ yếu dựa vào chỉ tiêu giá trị sản lượng hànghóa và dịch vụ bình quân 01 năm của trang trại Ngoài ra còn dựa vào các tiêu
Trang 14chí định lượng khác như quy mô đất đai, vốn, lao động… tùy theo từng loạihình sản xuất của trang trại.
Trước năm 2000, ở nước ta chưa có tiêu chí thống nhất để nhận dạngkinh tế trang trại Tiêu chí nhận dạng kinh tế trang trại phải hàm chứa đượcnhững đặc trưng cơ bản nhất của trang trại nhưng phải đơn giản và dễ vậndụng khi nhận dạng Tiêu chí gồm hai mặt định tính và định lượng Mặt địnhtính hàm chứa những đặc trưng cơ bản nhất Mặt định lượng gồm những chỉtiêu biểu hiện về mặt lượng của các đặc trưng đó Trên thực tế, mặt định tính
và định lượng có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ, quy định lẫn nhau và phảitrên cơ sở định lượng đủ lớn mới mới đạt tới tiêu chí định tính
Mặt định tính của kinh tế trang trại là trình độ sản xuất hàng hóa đượcbiểu hiện bằng giá trị sản lượng hàng hóa và tỷ suất hàng hóa, trình độ khoahọc - công nghệ và quản lý kinh doanh của trang trại v.v những tiêu chí đólại do các tiêu chí định lượng quy định như quy mô ruộng đất, vốn, lao độngv.v đủ lớn mới có thể trở thành sản xuất hàng hóa Hơn nữa các tiêu chíđịnh lượng lại rất khác nhau ở các vùng khác nhau, ở các loại trang trại khácnhau và ở các giai đoạn kinh doanh khác nhau Vì vậy, trong thời gian Nhànước chưa có quy định thống nhất về tiêu chí định lượng đối với trang trại,các địa phương đã tự đặt ra tiêu chí cho địa phương mình, nên các tiêu chí vềmặt định lượng rất khác nhau Việc định lượng tiêu chí nhận dạng trang trạithường căn cứ vào các điểm sau đây:
- Mặc dù chỉ tiêu sản lượng hàng hóa là chỉ tiêu chủ yếu, các chỉ tiêu vềquy mô là bổ sung, nhưng khi vận dụng các địa phương đã sử dụng một cáchlinh hoạt theo từng trường hợp cụ thể Đối với các trang trại đã định hình, đã
ổn định sản xuất kinh doanh thì lấy chỉ tiêu sản lượng hàng hóa hoặc tỷ suấthàng hóa là chủ yếu, còn trường hợp đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản,
Trang 15chưa có sản phẩm hàng hóa thì dựa chủ yếu vào các chỉ tiêu quy mô đất, vốnđầu tư, lao động, số đàn con gia súc
- Các chỉ tiêu còn phụ thuộc vào hướng sản xuất kinh doanh cụ thể đốivới cây trồng, vật nuôi, ngành nghề Chẳng hạn trang trại trồng rừng thì quy
mô đất đai lớn, trái lại trang trại trồng hoa cây cảnh, nuôi đặc sản thì quy môdiện tích không lớn nhưng quy mô vốn đầu tư và vốn kinh doanh phải lớn
- Các chỉ tiêu phải được quy định theo vùng cụ thể: miền núi, đồngbằng, ven biển, ven đô và theo từng thời điểm nhất định
Sau khi Chính phủ có Nghị Quyết 03/NQ/CP ngày 02/02/2000, Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê đã ban hành Thông tưliên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000, Thông tư liên tịch số62/TTLT/BNN-TCTK ngày 20/5/2003 và Thông tư số 74/2003/ TT-BNNngày 04/7/2003 hướng dẫn tiêu chí xác định trang trại như sau:
Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản được xácđịnh là kinh tế trang trại đạt một trong 2 tiêu chí định lượng sau:
* Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân/năm: Đối với cáctỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên Đối với cáctỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên
* Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông
hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế
a Đối với trang trại trồng trọt
(1) Trang trại trồng cây hàng năm: Từ 2ha trở lên đối với các tỉnh phíaBắc và Duyên hải miền Trung Từ 3ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam vàTây Nguyên
(2) Trang trại trồng cây lâu năm: Từ 3ha trở lên đối với các tỉnh phía
Trang 16Bắc và Duyên hải miền Trung Từ 5ha trở lên đối với ở các tỉnh phía Nam vàTây Nguyên Trang trại trồng hồ tiêu 0,5ha trở lên.
(3) Trang trại lâm nghiệp: Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cảnước
b Đối với trang trại chăn nuôi
(1) Chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò…): Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa cóthường xuyên từ 10 con trở lên Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 contrở lên
(2) Chăn nuôi gia súc (lợn, dê…): Chăn nuôi sinh sản có thường xuyênđối với hơn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên Chăn nuôi lợnthịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa); dê thịt từ 200 contrở lên
(3) Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, v.v có thường xuyên từ2.000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi)
c Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
- Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên (riêng đốivới nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên)
d Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy
sản và thuỷ đặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá
Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện các tiêu chí trên để xác định trangtrại có nhiều bất cập, hạn chế Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn ban hành Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 về banhành quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cóhiệu lực thi hành từ ngày 28/5/2011 (thay thế Thông tư liên tịch số69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000), quy định các tiêu chí để xác
Trang 17định trang trại như sau:
Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủysản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
+ Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phảiđạt:
Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
* 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long;
* 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại
Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm
+ Đối với cơ sở chăn nuôi: phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên;
+ Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp: phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
1.1.5 Các hình thức trang trại
Trang trại trong nông nghiệp bao gồm các loại hình khác nhau Việcphân loại trang trại có thể thực hiện theo những tiêu thức phân loại nhấtđịnh và việc phân loại trang trại theo những tiêu thức nào tùy thuộc vàomục đích nghiên cứu của việc phân loại Theo tính chất và quy mô sở hữu,
có những loại hình trang trại như sau:
+Trang trại gia đình;
+Trang trại tiểu chủ;
+Trang trại tư nhân
Ba loại hình trang trại nêu trên không những khác biệt về tính chất
và quy mô sở hữu mà còn có sự khác biệt về tính chất và quy mô sử dụnglao động
Trang 18Loại hình trang trại gia đình sử dụng lao động của gia đình để phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ yếu
Trang trại tiểu chủ sử dụng lao động thuê mướn là chủ yếu, nhưng
số lượng lao động thuê mướn thấp hơn mức quy định của pháp luật để xácđịnh là doanh nghiệp tư nhân
Loại hình trang trại tư nhân, lao động sử dụng để sản xuất kinhdoanh là hòan toàn thuê mướn, với số lượng lao động bằng hay lớn hơn sốlượng lao động được pháp luật quy định để xác định là doanh nghiệp tưnhân
1.1.6 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển trang trại
1.1.6.1 Các yếu tố thuộc về môi trường của các chủ thể trang trại
a.Tác động của Nhà nước đến môi trường kinh tế và pháp lý cho phát triển kinh tế trang trại.
Sự tác động của Nhà nước có vai trò to lớn trong việc tạo lập môitrường kinh tế và pháp lý để kinh tế trang trại hình thành và phát triển Kinh
tế trang trại là sự biểu hiện tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và cácquan hệ kinh tế trong quá trình tồn tại và hoạt động của các trang trại Kinh tếtrang trại là sự phát triển ở mức cao hơn của kinh tế hộ nông dân và chủ yếuđược hình thành từ kinh tế hộ nông dân sản xuất tự cấp, tự túc là chính Đó làquá trình tích tụ và tập trung các yếu tố sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất,thay đổi mục đích và phương thức sản xuất kinh doanh…Quá trình đó diễn ramột mặt do kết quả hoạt động của các hộ nông dân, mặt khác do sự tác độngtích cực của Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý của nền kinh tế quốcdân, trong đó có nông nghiệp
Trang 19Sự tác động của Nhà nước thường được thực hiện thông qua:
(1) Định hướng cho sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại thôngqua các quy hoạch phát triển và ban hành các chính sách kinh tế - xã hội theohướng khuyến khích kinh tế trang trại
Nhà nước có vai trò ổn định kinh tế cho phát triển kinh tế nói chung vàphát triển kinh tế trang trại nói riêng
(2).Khuyến khích sự hình thành, phát triển kinh tế trang trại thông quacác đòn bẩy kinh tế nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế trang trại vàkhuyến khích các hình thức liên kết kinh tế phục vụ cho kinh tế trang trại
(3) Hỗ trợ các nguồn lực cho sự hình thành và phát triển của kinh tếtrang trại như hỗ trợ kinh phí cho đào tạo chủ trang trại, lao động của trangtrại; xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật…
(4) Nhà nước công nhận địa vị pháp lý để trang trại ra đời và pháttriển
Trang trại là một trong những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanhtrong nông nghiệp, là bộ phận cấu thành hệ thống nông nghiệp của các nướctheo mô hình kinh tế thị trường Tuy nhiên kinh tế trang trại chỉ hình thành vàphát triển khi có môi trường pháp lý phù hợp và thuận lợi
Để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho kinh tế trang trại trước hết cầntạo sự nhận thức thống nhất trong xã hội về vai trò, vị trí của kinh tế trangtrại, phải coi các trang trại như một loại hình sản xuất kinh doanh chủ yếutrong nông nghiệp Từ đó ban hành những văn bản pháp quy phù hợp nhằmkhuyến khích kinh tế trang trại phát triển, trước hết cần có các văn bản phápquy xác định địa vị pháp lý và quy định khuôn khổ pháp lý cho trang trại hoạtđộng
Trang 20b.Khung pháp lý cho sự tích tụ và tập trung ruộng đất của Nhà nước.
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặcbiệt, là nguồn gốc tạo ra các sản phẩm nông nghiệp Vì vậy đất đai là yếu tốquan trọng, có mối quan hệ sống còn đối với trang trại, góp phần hình thànhnên trang trại Ngược lại trang trại là một trong những hình thức sử dụng đấtđai có hiệu quả nhất trong nông nghiệp Nguồn lực đất đai với quy mô lớn là
cơ sở tự nhiên và chủ yếu tạo ra số lượng lớn về nông sản dẫn đến sự trao đổihàng hóa trong nông nghiệp Đất đai là yếu tố của sản xuất nông nghiệp, đồngthời tạo nên sự thu hút các yếu tố khác (vốn, lao động, công nghệ…) để tạo ranông sản phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thường xuyên của con người Ởnước ta dân số tương đối đông trong khi quy mô diện tích đất dùng cho sảnxuất nông, lâm nghiệp thấp dưới mức trung bình tính theo đầu người của thếgiới, vì vậy nó có tác động ảnh hưởng nhất định đến việc hình thành và pháttriển trang trại
c Ảnh hưởng của sự phát triển công nghiệp chế biến:
Sự phát triển của công nghiệp chế biến là một trong những điều kiệncần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự hình thành và phát triểnkinh tế trang trại Điều này bắt nguồn từ đặc điểm của các sản phẩm nôngnghiệp và mối quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp chế biến
Công nghiệp chế biến có vai trò quan trọng đối với sự phát triển củanông nghiệp và giữa nông nghiệp, công nghiệp chế biến có mối quan hệ trựctiếp, khăng khít với nhau Quan hệ trên càng trở nên đậm nét trong điều kiệnsản xuất nông nghiệp được tổ chức dưới hình thức trang trại Bởi vì, trang trại
là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp có quy mô lớn hơn kinh
tế nông hộ, mục đích sản xuất của trang trại là tạo sản phẩm để bán, nếu
Trang 21không có sự hỗ trợ đắc lực của công nghiệp chế biến thì hoạt động sản xuấtcủa trang trại sẽ bị ảnh hưởng rất lớn Sự phát triển của công nghiệp chế biến
là nhân tố kích cung của các trang trại vì công nghiệp chế biến phát triển sẽtạo thị trường rộng lớn và ổn định cho các trang trại
Như vậy, để hình thành và phát triển kinh tế trang trại tất yếu cần có
sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến, nhưng phải là công nghiệp chế biến xuấtphát từ yêu cầu của phát triển nông nghiệp và phù hợp với nhu cầu thị trường.Phát triển công nghiệp chế biến phải đi từ khả năng giải quyết thực tế vấn đềnguyên liệu, hay phải từ yêu cầu khai thác các nguồn lực của nông nghiệp,phải có sự hỗ trợ của nông nghiệp theo quan điểm hai bên cùng có lợi, côngnghiệp cũng cần tới nông nghiệp để tồn tại và phát triển
d Tác động của sự phát triển của kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp:
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật của sản xuất nông nghiệp như (điện, giaothông, hệ thống thủy lợi ) là những điều kiện vật chất kỹ thuật không thểthiếu đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹthuật giúp người sản xuất chế ngự, giảm thiểu những tác động tiêu cực của tựnhiên, đáp ứng yêu cầu sinh học (cung cấp nước tưới) của sản xuất nôngnghiệp và yêu cầu vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường Kinh tế trang trại chỉ được hình thành khi sản xuất diễn ra với quy môlớn, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cao, tổ chức sản xuất tiến bộ, và nông sảnphẩm được tạo ra phải đáp ứng được yêu cầu của xã hội về số lượng, chấtlượng, giá cả và thời điểm cung cấp Để đáp ứng yêu cầu trên đòi hỏi hoạtđộng của trang trại phải được tiến hành trên cơ sở một hệ thống kết cấu hạtầng kỹ thuật phát triển ở một trình độ nhất định, bao gồm kết cấu hạ tầng trênđịa bàn (hoặc vùng) hoạt động của các trang trại và cơ sở vật chất kỹ thuậttrong phạm vi từng trang trại
Trang 22Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại phải có sự trợ giúp củaNhà nước trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất.Nhà nước đóng vai trò quan trọng và chủ yếu để tạo ra kết cấu hạ tầng kỹthuật cho sản xuất nông nghiệp nói chung, cho sự hình thành và phát triểnkinh tế trang trại nói riêng trên từng địa bàn, đồng thời hỗ trợ xây dựng cơ sởvật chất kỹ thuật để phát triển sản xuất kinh doanh trong mỗi trang trại.
e Ảnh hưởng của sự hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hóa.
Chuyên môn hóa sản xuất là một trong các hình thức tổ chức sản xuấtcủa nền sản xuất xã hội, trong đó có nông nghiệp Trong phạm vi nôngnghiệp, chuyên môn hóa được thể hiện dưới các hình thức khác nhau, trong
đó chuyên môn hóa theo vùng, kết quả là hình thành nên các vùng chuyêncanh sản xuất tập trung, có vai trò hết sức quan trọng Về hình thức, chuyênmôn hóa sản xuất theo vùng là sự tập trung các điều kiện sản xuất của vùng
để sản xuất ra những nông sản hàng hóa nhất định Vì vậy, trong điều kiệnkinh tế thị trường sự hình thành các vùng chuyên môn hóa sản xuất nôngnghiệp và các trang trại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo tiền đề, điềukiện để phát triển kinh tế trang trại
Việc hình thành các vùng chuyên môn hóa sản xuất trong nông nghiệp
có ảnh hưởng tích cực và rõ rệt tới sự hình thành và phát triển của kinh tếtrang trang trại, vì các vùng chuyên canh tập trung luôn gắn liền với côngnghiệp chế biến, tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm của trang trại
Để hình thành các các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hóa,Nhà nước và chính quyền địa phương phải tiến hành quy hoạch, phân vùng để
bố trí sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi thích hợp, tạo các điều kiện thựchiện các phương án sản xuất sản phẩm thông qua xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ
Trang 23thuật và sử dụng các đòn bẩy kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướngchuyên canh Đây là những tiền đề hết sức cần thiết cho sự hình thành và pháttriển kinh tế trang trại Vì vậy có thể nói rằng sự hình thành các vùng chuyênmôn hóa cũng là quá trình hình thành và phát triển của kinh tế trang trại
f Ảnh hưởng của sự phát triển các hình thức liên kết kinh tế trong nông nghiệp.
Như phân tích ở trên, trình độ chuyên môn hóa càng cao thì yêu cầuliên kết kinh tế càng lớn; bởi vì chuyên môn hóa là hình thức biểu hiện cụ thểcủa phân công lao động và liên kết kinh tế là hình thức biểu hiện của hiệp táclao động trong sản xuất Phân công và hiệp tác là hai mặt của quá trình tổchức trong sản xuất nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng
Sự hình thành của kinh tế trang trại là quá trình phát triển theo hướngchuyên môn hóa sản xuất trong trang trại Đó là quá trình tích tụ và tập trungcác điều kiện cho trang trại khai thác lợi thế so sánh trên cơ sở chuyên mônhóa kết hợp với phát triển tổng hợp Mặt khác, sản xuất hàng hóa của trangtrại đòi hỏi phải có sự phối hợp cân đối nhịp nhàng để đạt hiệu quả kinh tếcao Vì vậy liên kết trong kinh doanh của các trang trại ngày càng có vai tròquan trọng đối với hoạt động của trang trại và sự phát triển các hình thức liênkết kinh tế trong nông nghiệp ngày càng trở thành điều kiện cần thiết cho sựhình thành và phát triển kinh tế trang trại
Do vậy, cần tạo lập môi trường thuận lợi cho các chủ thể kinh doanhliên kết với nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó đặc biệt lưu
ý tới việc phát triển các hợp tác xã và các hình thức hợp tác tự nguyện tronglĩnh vực dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, đa dạng hóa các loại hình liên kết kinh tếtrong nông nghiệp, có tính đến đặc thù của sản xuất nông nghiệp trong cơ chếthị trường Đồng thời cũng tạo môi trường bình đẳng để các chủ thể kinh tế
Trang 24dựa trên các hình thức sở hữu khác nhau được bình đẳng Có như vậy quátrình liên kết mới diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao cho mỗi bên tham gialiên kết.
1.1.6.2.Các yếu tố thuộc về chủ thể trang trại
a Ý chí và quyết tâm làm giàu từ nông nghiệp của chủ trang trại
Nông nghiệp là ngành sản xuất nặng nhọc, phức tạp, mức sinh lời thấp,tính rủi ro cao Vì vậy, sự thu hút đầu tư của nông nghiệp kém hơn các ngànhkhác Trong khi đó, phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế trang trại cần
có sự đầu tư tiền của, tri thức và công sức lớn hơn nhiều so với nông hộ đểsản xuất kinh doanh Vì vậy, điều kiện về ý chí và quyết tâm làm giàu từ nôngnghiệp là một trong những điều kiện quan trọng cho sự hình thành và pháttriển kinh tế trang trại Chỉ có những người có ý chí và quyết tâm làm giàu từnghề nông mới dám đầu tư tiền của, tri thức và công sức vào nghề nông lời ít,rủi ro nhiều
b Kinh nghiệm sản xuất, tri thức và năng lực sản xuất kinh doanh của chủ trang trại.
Về nguồn gốc hình thành, đa số các trang trại hình thành từ sự chuyểnbiến về chất của kinh tế nông hộ Quá trình chuyển biến đó là quá trình tíchlũy kinh nghiệm sản xuất, tích lũy tri thức và năng lực sản xuất kinh doanh.Không có quá trình tích lũy thứ hai này thì không thể có kinh tế trang trại, bởi
vì đây không chỉ là điều kiện cho sự hình thành các trang trại mà còn là điềukiện để các trang trại trụ lại và phát triển dưới sự tác động khắc nghiệt của cơchế thị trường
Trên thực tế, khi người chủ trang trại có kinh nghiệm sản xuất, có trình
độ và năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp thì mới dám đầu tưkinh doanh cây, con nào để đáp ứng được nhu cầu thị trường, để khai thác
Trang 25được các nguồn lực để lựa chọn phương hướng sản xuất kinh doanh và tổchức quá trình sản xuất kinh doanh theo sự lựa chọn đó Như vậy sự tích lũykinh nghiệm, tri thức và năng lực sản xuất kinh doanh là một yếu tố ảnhhưởng lớn đến phát triển kinh tế trang trại
Để đáp ứng yêu cầu trên, ngòai sự tích lũy của bản thân chủ trang trạicần có sự hỗ trợ của Nhà nước về nguồn lực và tổ chức để có thể truyền tảicác tiến bộ khoa học, kỹ thuật nông nghiệp, kiến thức tổ chức sản xuất kinhdoanh…cho các chủ trang trại và cho các chủ hộ trong nông nghiệp
c Sự tập trung nhất định về tiền vốn để phát triển trang trại:
Trang trại là một phương thức kinh doanh nông nghiệp, là một đơn vịsản xuất kinh doanh cơ sở trong nông nghiệp có quy mô lớn hơn so với trình
độ sản xuất cao hơn nông hộ Vì vậy việc thừa nhận trang trại có quy mô sảnxuất lớn hơn nông hộ cũng tức là thừa nhận trong các trang trại các yếu tố vềruộng đất, vốn và tư liệu sản xuất được tập trung tới quy mô lớn hơn ở nông
hộ Do đó có thể coi sự tập trung yếu tố tiền vốn là một trong những điều kiện
ra đời và phát triển của kinh tế trang trại Sự tập trung các yếu tố sản xuấttrong trang trại trong đó có yếu tố tiền vốn được thể hiện dưới các hình thứckhác nhau Yếu tố tiền vốn có thể thuộc quyền sở hữu của chủ trang trại hoặcvay mượn từ Nhà nước hoặc họ hàng, người thân…Đây là điểm khác biệt củakinh tế trang trại so với kinh tế hộ và đòi hỏi Nhà nước phải có cơ chế vàchính sách tạo thuận lợi cho sự tập trung các yếu tố sản xuất, trong đó yếu tốtiền vốn là cơ sở, điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất kinh doanh trongcác trang trại Quy mô tập trung về tiền vốn, đất đai và các tư liệu sản xuấtkhác của trang trại không phải là vô hạn mà có giới hạn Đó là sự giới hạn bởicác đặc điểm sinh học của sản xuất nông nghiệp và giới hạn tối ưu của cácyếu tố để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao
Trang 26Quá trình tích tụ và tập tiền vốn để phát triển trang trại bao gồm sựtích tụ và tập trung các nguồn nội lực trong nông nghiệp; đồng thời cũng baohàm các nguồn lực từ bên ngoài nông nghiệp Những yếu tố của nguồn lựcnày cần được khai thác để phát triển nông nghiệp nói chung, kinh tế trang trạinói riêng.
d Yếu tố lao động trong các trang trại.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại là sản xuất hàng hóavới mục đích chủ yếu là tạo thu nhập và có lợi nhuận cao Do vậy lao độngcủa trang trại là nhân tố quan trọng nhất để kết hợp các yếu tố sản xuất để sảnxuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm hàng hóa Lao động trong các trang trại,trước hết là chủ trang trại phải là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý,
có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, đồng thời có hiểu biết nhất định vềkinh doanh Tuy nhiên, những tố chất nói trên không phải hoàn toàn hội đủngay từ khi trang trại mới bắt đầu hình thành mà trong phần lớn các chủ trangtrại, sự hội tụ các tố chất cần thiết cũng trải qua một quá trình nhất định Mức
độ hoàn thiện của các tố chất cũng gắn liền với các giai đoạn phát triển củatrang trại Phần lớn các trang trại đều cần phải thuê mướn lao động, do quy
mô sản xuất lớn hơn hẳn so với quy mô sản xuất hộ nông dân Điều này dẫnđến nhu cầu về lao động trong các trang trại đều vượt quá khả năng của nguồnlao động gia đình và do đó các trang trại phải thuê mướn lao động
Trang 271.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM
1.2.1 Tình hình phát triển trang trại trên thế giới
Nước Mỹ là nơi có kinh tế trang trại rất phát triển Năm 1950 ở Mỹ có5.648.000 trang trại và có xu hướng giảm dần về số lượng Năm 1960 còn3.962.000, năm 1970 còn 2.954.000 và năm 1992 còn 1.925.000 Như vậy sốlượng trang trại từ 1950 đến 1992 giảm bình quân là 2,6% Trong khi đó diệntích bình quân của trang trại cũng tăng lên, năm 1950 là 86 ha, năm 1960 là
120 ha, năm 1970 là 151 ha và năm 1992 là 198,7 ha, diện tích trang trại tăngbình quân hàng năm 2%.(Nguyễn Điền,Trần Đức 1993)
Ở Châu Âu, năm 1950 có 453.000 trang trại, đến năm 1987 giảm xuống254.000 trang trại Tốc độ giảm bình quân hàng năm là 2,1% Nước Phápnăm1955 có 2.285.000 trang trại, năm 1993 còn 801.400 trang trại, tốc độtrang trại giảm bình quân hàng năm là 2,7% Diện tích bình quân của trangtrại qua các năm có xu hướng tăng lên (nước Anh năm 1950 là 36 ha, năm
1987 là 71 ha, ở Pháp1955 là 14 ha, năm 1985 là 35,1 ha, ở Cộng hoà LiênBang Đức năm 1949 là 11 ha,năm 1985 là 15 ha, Hà Lan 1950 là 7 ha, năm
1987 là 16 ha) (Ban vật giá chính phủ,2000)
Như vậy, ở các nước tư bản Tây Âu và Mỹ, số lượng trang trại đều có
xu hướng giảm, quy mô trang trại lại tăng lên
Ở Châu Á, kinh tế trang trại trong nông nghiệp chịu sự chi phối củađiều kiện tự nhiên, dân số nên có những đặc điểm khác với trang trại ở cácnước Âu - Mỹ về nhiều mặt, đặc biệt là về số lượng và quy mô trang trại.Điều đáng chú ý là các nước và lãnh thổ ở khu vực Châu Á, do đất canh táctrên đầu người vào loại thấp nhất trên thế giới, hiện nay bình quân có 0,15 hatrên đầu người, điển hình là các nước và lãnh thổ Đông Á, diện tích đất đai
Trang 28nông nghiệp bình quân đầu người vào loại thấp nhất trên thế giới như ĐàiLoan (0,047 ha), Malaixia (0,25 ha), Hàn Quốc (0,053 ha), Nhật Bản (0,035ha), trong khi đó ở các quốc gia và lãnh thổ này dân số đông nên có ảnhhưởng đến quy mô trang trại (Ban vật giá chính phủ,2000)
Phần lớn các nước Châu Á nền kinh tế còn ở trình độ thấp đang tronggiai đoạn tiến hành công nghiệp hoá Trừ một số nước như Nhật Bản, HànQuốc và lãnh thổ như Đài Loan có nền kinh tế phát triển nên tác động củacông nghiệp vào nông nghiệp của trang trại rất mạnh mẽ Ở Nhật Bản, năm
1950 số trang trại là 6.176.000, năm 1993 là 3.691.000 Số lượng trang trạigiảm bình quân hàng năm 1,2% Diện tích trang trại bình quân năm 1950 là0,8 ha, năm 1993 là 1,38 ha, tốc độ tăng diện tích bình quân hàng năm 1,3%,
ở Đài Loan, năm 1955 số trang trại là 744,000 năm 1988 là 739.000 Tốc độtrang trại giảm bình quân 0,02% Diện tích trang trại bình quân năm 1955 là1,12 ha năm 1988 là 1,21 ha Tốc độ tăng diện tích trang trại bình quân hàngnăm 0,2%, ở Hàn Quốc, năm 1953 có 2.249.000 trang trại, năm 1979 giảmxuống 1.172.000 trang trại Số lượng trang trại giảm bình quân hàng năm0,7%, diện tích bình quân của trang trại tăng bình quân hàng năm là 0,9%(Ban vật giá chính phủ,2000)
Do bình quân ruộng đất thấp nên ở một số nước và lãnh thổ Châu Á,Nhà nước đã quy định mức hạn điền với nông dân như ở Nhật Bản, Hàn Quốc(không quá 3 ha) Ấn Độ (không quá 7,2 ha) Ở Nhật bản năm 1990 số trangtrại dưới 0,5 ha chiếm 41,9%, từ 0,5% ha đến 1 ha chiếm 30,7% trên 1 hachiếm 25,6% Ở Hàn Quốc năm 1985 diện tích trang trại dưới 0,5 ha chiếm29,7%; từ 0,5 đến 1 ha chiếm 34,7% trên 1 ha chiếm 35,6% (Trần Đức,1995)
Như vậy ở Châu Á nói chung hiện tượng tích tụ ruộng đất diễn ra chậmnên tình trạng phân tán manh mún ruộng đất cũng là một trong những trở ngại
Trang 29trong vấn đề phát triển kinh tế trang trại Trong sự phát triển kinh tế trang trạigia đình, vấn đề tích tụ ruộng đất để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanhkhông chỉ chịu sự tác động từ cạnh tranh, phân hoá mà còn chịu tác động từchính sách luật pháp của Nhà nước.
1.2.2 Tình hình phát triển trang trại ở Việt Nam
Kinh tế trang trại đã xuất hiện khá lâu trong nền nông nghiệp hàng hóa
và hiện nay nó đang tiếp tục phát triển đa dạng trong nền kinh tế thị trường ởnước ta Bởi lẽ, như nhà triết học Hêghen người Đức đã từng nói: cái gì hợp lýthì nó tồn tại và phát triển
Thật vậy, ở nước ta ngay từ những năm 60, ở miền Bắc, Đảng và nhànước đã có cuộc vận động nhân dân vùng đồng bằng có mật độ dân cư đông
đi xây dựng nông trang nơi các vùng đất hoang ở trung du, miền núi Trongthời kỳ này cùng với phong trào hợp tác hóa nên gọi là nông trang tập thể vàsau đó được sát nhập vào các hợp tác xã hoặc nông lâm trường quốc doanh Ởmiền Nam trong thời kỳ Pháp thuộc, Mỹ ngụy ở các tỉnh đồng bằng sông CửuLong, Tây nguyên, với các chính sách hạn điền 10 ha/hộ kinh tế trang trạicũng phát triển mạnh Ở Tây nguyên bên cạnh những đồn điền cao su, cà phê,chè của thực dân Pháp kinh tế trang trại của nông dân cũng phát triển Saugiải phóng năm 1975 các trang trại cũng được tập thể hóa vào hợp tác xã,hoặc sát nhập vào các nông, lâm trường quốc doanh (Ban tư tưởng văn hoáTrung ương, 2002)
Từ sau khi phong trào hợp tác xã nông nghiệp bị giảm sút, sản xuấtnông lâm ngư nghiệp gặp nhiều khó khăn, kinh tế hộ nông dân đã được khẳngđịnh vị trí, vai trò trong đường lối phát triển nông nghiệp ở nước ta Trongquá trình phát triển một bộ phận kinh tế nông hộ đã tiến lên sản xuất nông sảnhàng hoá theo mô hình kinh tế trang trại ở các vùng từ đồi núi, đồng bằng và
Trang 30ven biển với nhiều loại hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp khá phong phú
và đa dạng cụ thể như sau:
Vùng đồi miền núi nước ta từ Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây nguyên và ĐôngNam Bộ có quỹ đất trống đồi núi trọc Đất đai và khí hậu hợp với trồng rừng,cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc Những năm gần đây xuấthiện nhiều hộ nông dân đi vào sản xuất hàng hoá hình thành nên các trang trạitrồng rừng, trồng cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, điều, chè, quế ở YênBái cho thấy hơn 60% giá trị kim ngạch xuất khẩu là sản xuất hàng hoá từ khuvực trang trại Toàn tỉnh Yên Bái có 45,55% trang trại thiếu từ 5-25 lao động,vùng trồng rừng kinh tế đạt 60.000 ha, góp phần đưa độ che phủ cao 31,5%.Huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang đi lên kinh tế trang trại từ cây vải thiều,huyện Vân Yên (Yên Bái) phát triển kinh tế trang trại từ cây quế; huyện ĐắcTrung (Lâm Đồng), Đắc Min (Đắc Lắc) phát triển trang trại từ cây cà phê,huyện Bình Long (Bình Phước), Bến Cát (Bình Dương) phát triển kinh tếtrang trại từ cây cao su (Trần Kiên, 2000)
Nước ta có vùng ven biển dài hơn 2000 km từ Móng Cái đến Hà Tiên
có nhiều eo biển, bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn với tổng diện tích trên400.000 ha và vùng lãnh hải rộng lớn có điều kiện để phát triển nuôi trồng,khai thác hải sản Về nuôi trồng hải sản tôm cua, cá, sò huyết đến 1997 có15.666 trang trại nhỏ từ 1ha đến 5 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, 139 trangtrại có quy mô từ 5ha - 20ha và 15 trang trại tư bản tư nhân có quy mô lớnhơn Hiện nay, đang phát triển các trang trại nuôi tôm trên cát khá phổ biến ởkhu vực Duyên Hải miền trung
Theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn và thuỷ sản năm 2001,như quy định của Tổng cục thống kê về tiêu chuẩn trang trại thì đến ngày1/10/2001, cả nước có 61.017 trang trại Cơ cấu các loại trang trại: cây hàng
Trang 31năm có 21.756 trang trại (chiếm 35,66%), cây lâu năm có 16.578 trang trại(chiếm 27,17%), nuôi trồng thuỷ sản có 17.016 trang trại( 27,69%), lâmnghiệp có 1.668 trang trại (chiếm 2,73%), kinh doanh tổng hợp là 2.240 trangtrại (chiếm 3,67%) Các trang trại đã sử dụng 369,6 ngàn ha đất và mặt nước,bình quân một trang trại 6,08 ha đất và mặt nước đang sử dụng Các trang trại
đã sử dụng 168.134 lao động của gia đình chủ trang trại và 206.067 lao độngthuê mướn ngoài, bình quân 1 trang trại có 6,13 lao động Tổng vốn đầu tưcủa các trang trại là 8.294,7 tỷ đồng, bình quân một trang trại 135,9 triệu đồngvốn sản xuất Tổng thu của các trang trại là 5.360,9 tỷ đồng, bình quân mộttrang trại 87,85 triệu đồng, tỷ suất hàng hoá 92,6% Thu nhập bình quân mộtnhân khẩu của hộ chủ trang trại là 584 ngàn đồng, cao gấp 2,5 lần thu nhậpbình quân một người lao động ở nông thôn
Nhìn chung, kinh tế trang trại ở ta được hình thành từ rất sớm Tuynhiên, do những đặc điểm phát triển kinh tế của nước ta qua các thời kỳ khácnhau mà mô hình này có những giai đoạn phát triển theo những xu thế khácnhau, có lúc mất đi, có lúc phát triển nhanh Đặc biệt trong những năm gầnđây, kinh tế trang trại có tốc độ phát triển nhanh chóng cả về số lượng vớinhiều thành phần kinh tế tham gia, nhưng chủ yếu vẫn là trang trại gia đìnhnông dân và một số tỷ lệ đáng kể của gia đình cán bộ, công nhân, bộ đội, công
an đã nghỉ hưu Nhìn chung kinh tế trang trại ở nước ta phát triển mạnh ở 3vùng: đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, sông Hồng và Tây Nguyên
1.2.3 Phát triển trang trại ở tỉnh Đồng Nai
Mô hình kinh tế trang trại đã xuất hiện ở Đồng Nai từ lâu dưới dạng cácđồn điền trồng cây công nghiệp dài ngày, các vườn chuyên trồng cây ăn quảvới quy mô lớn… Tuy nhiên, tất cả các đồn điền và vườn cây đều thuộc sởhữu của các tầng lớp giàu có, người nghèo vẫn là người lao động làm thuê
Trang 32Trong khoảng thời gian từ 1976-1985, thực hiện chính sách cải tạo xãhội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, phần lớn đồn điền đã được quốc hữu hóa.Nhà nước thành lập những nông trường quốc doanh, công ty liên doanh đểtiếp quản và khai thác mở rộng sản xuất Ở nông thôn Đồng Nai, hợp tác xã
và tập đoàn sản xuất cũng phát triển mạnh, kinh tế hộ gia đình được thay bằngkinh tế tập thể, theo đó mô hình kinh tế trang trại cũng theo dần mất đi
Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới theo tinh thần nghị quyếtđại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Đồng Nai là một trong nhữngtỉnh chuyển nhanh qua nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần Các loại hìnhkinh tế trang trại chỉ phát triển nhanh chóng từ sau năm 1990, đặc biệt từ
1993 khi luật đất đai được quốc hội ban hành Đến năm 1995, Đồng Nai đã có
889 trang trại được thành lập Đến năm 2000, số trang trại trên toàn tỉnh đã là2.875 trang trại Năm 2003 số trang trại của tỉnh đã tăng đến 3.117 trang trại
và năm 2006 là 3.240 trang trại, năm 2008 là 3.387 trang trại, năm 2009 là3.183 trang trại (Ngô Thị Bích Thuận, 2009)
Tỉnh Đồng Nai hiện có 3.666 trang trại, tăng 549 trang trại so với năm2003; với tổng diện tích đất sản xuất - kinh doanh là 13.109 ha; trong đó có:1.547 trang trại trồng cây lâu năm, 195 trang trại trồng cây hằng năm, 1.464trang trại chăn nuôi, 223 trang trại thủy sản, 15 trang trại lâm nghiệp, 222trang trại tổng hợp Tổng vốn đầu tư sản xuất của các trang trại trên toàn địabàn là 1.361 tỉ đồng, mức vốn bình quân cho một trang trại đạt hơn 371 triệuđồng; trong đó vốn tự có là 1.138 tỉ đồng, vốn vay ngân hàng và các đốitượng khác hơn 223 tỉ đồng
Đa số các trang trại ở Đồng Nai đều áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹthuật vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế Các trang trại trồng trọt đềuđưa giống mới vào sản xuất, áp dụng biện pháp xử lý ra hoa trên cây ăn quả,
Trang 33quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên đồng ruộng, có hệ thống tưới nước tiếtkiệm Các trang trại chăn nuôi đều sử dụng giống mới, một số trang trại đã sửdụng hệ thống làm mát chuồng trại, chủ động sản xuất, chế biến nguồn thức
ăn chăn nuôi Tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực chăn nuôi của các trang trại hiệnđạt trên 1.992 tỉ đồng (bình quân 625 triệu đồng/trang trại) và đạt tổng thunhập bình quân 382,83 tỉ đồng/năm, bình quân một trang trại chăn nuôi đạt
120 triệu đồng/năm Tính chung, tổng giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụcủa kinh tế trang trại toàn tỉnh (cả trồng trọt và chăn nuôi) đạt 1.220 tỉđồng/năm, bình quân 333 triệu đồng/trang trại Bên cạnh thu hút một khốilượng lớn tiền vốn trong dân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, việc phát triểnkinh tế trang trại của Đồng Nai đã giải quyết việc làm thường xuyên cho11.292 lao động, 6.769 lao động thời vụ, có ý nghĩa rất lớn trong việc xóa đóigiảm nghèo và gián tiếp góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội ở vùng nôngthôn (Tạp chí cộng sản số 15, 2010)
1.2.4 Các danh mục công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan
Vấn đề kinh tế trang trại ở nước ta được đề cập và quan tâm từ sau đổimới, nhất là từ sau năm 1986 Ở trong nước và khu vực các tỉnh, thành phốlân cận tỉnh Đồng Nai đã có nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu được đăngtrên nhiều tạp chí Mỗi bài viết đề cập đến một vài khía cạnh riêng Một sốcông trình nghiên cứu, bài viết đáng quan tâm là:
1) Đào Hữu Hòa (2007), Vai trò của trang trại gia đình trong quá trình phát triển một nền nông nghiệp bền vững Bài viết.
2) Nguyễn Võ Hoàng (2007), Kinh tế trang trại tỉnh Bình Phước thực trạng và giải pháp phát triển Luận văn thạc sỹ, trường ĐH Kinh tế TP Hồ
Chí Minh
Trang 343) Phạm Đăng Thuần (2008), Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến tre Luận văn thạc sỹ, trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
4) Nguyễn Đăng Vang, Những vấn đề cần ưu tiên nghiên cứu nhằm
nâng cao thu nhập trong chăn nuôi nông hộ.Viện Chăn nuôi
5) Ngô Thị Bích Thuận (2009), Phân tích kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lý kinh tế xã hộ Luận văn thạc sỹ, Trường đại học sư
phạm TP Hồ Chí Minh
6) Nguyễn Quán (2004), Thực trạng và hiệu quả các loại hình kinh tế trang trại Báo Nhân dân
Trang 35Chương 2:
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN THỐNG NHẤT
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí đía lý
Huyện Thống Nhất được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từngày 01/01/2004 theo Nghị định số 97/2003/NĐ-CP ngày 21/8/2003 củaChính phủ, địa giới huyện Thống Nhất được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Định Quán;
- Phía Đông giáp thị xã Long Khánh;
- Phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ và huyện Long Thành;
- Phía Tây giáp huyện Trảng Bom
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 24.724 ha và tổng dân số năm
2010 là 151.277 người, mật độ dân số 612 ngườ/km2
Huyện có 10 đơn vị hành chính cấp xã: Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3,Gia Kiệm, Quang Trung, Bàu Hàm 2, Xã Lộ 25, Hưng Lộc, Xuân Thiện,Xuân Thạnh
Trung tâm hành chính của huyện nằm ở phía Đông Bắc ngã ba DầuGiây, cách Tp Hồ Chí Minh khoảng 68km, Tp Biên Hoà khoảng 30km vànằm cạnh giao điểm của các tuyến quốc lộ 1A - Quốc lộ 20 - cao tốc Tp HồChí Minh – Long Thành –Dầu Giây – Đà Lạt Những đặc điểm trên tạo choHuyện có lợi thế thu hút đầu tư, phát triển dịch vụ, thương mại, mở rộng hợptác phát triển, đào tạo và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nói chung, nông sảnhàng hóa nói riêng thuận lợi Tuy nhiên, vị trí địa lý của Huyện cũng nảy sinhnhiều phức tạp trong quản lý trật tự xã hội và kiểm soát lây lan dịch bệnh từbên ngoài, sức hút cạnh tranh thu hút đầu tư giai đoạn đầu có thể bị phân tánbởi nhiều khu công nghiệp tại các huyện lân cận như Trảng Bom, Long
Trang 36Thành, Long Khánh, nên cần phải tăng cường quan hệ hợp tác trong phát triểncông nghiệp, dịch vụ và thu hút đầu tư
2.1.1.2 Địa hình, khí hậu và thời tiết
Địa hình
Toàn bộ huyện Thống Nhất nằm trong vùng địa hình đồi thấp xen kẽ vớicác trãng bằng, thoải và lượn sóng là một số ngọn đồi núi dốc ở khu vực phíabắc Địa hình được phân hoá khá rõ thành 2 tiểu vùng:
Tiểu vùng phía bắc có độ dốc phổ biến từ 8-15o, hầu hết các suối trongtiểu vùng này đều chảy về phía hồ Trị An và sông La Ngà;
Tiểu vùng phía Nam có độ dốc nhỏ, phổ biến từ 0-8o, cao độ thấp dầntheo hướng từ bắc xuống nam, hầu hết các suối trong tiểu vùng này đều đổ vềphía huyện Long Thành và chảy xuống hạ lưu sông Đồng Nai
So với toàn tỉnh, địa hình của Huyện có độ dốc bình quân cao hơn: diệntích đất có độ dốc từ 0-80 chiếm 61,2%, thấp hơn mức bình quân toàn tỉnh(77,8%); diện tích đất có độ dốc từ 8-150 chiếm 24,2%, cao hơn 2 lần so vớimức bình quân toàn tỉnh (10,5%) và diện tích đất có độ dốc trên 150 chiếm10,1%, cũng cao hơn mức bình quân chung toàn tỉnh (8,7%)
Hầu hết các khu vực đất bằng (0-80) được sử dụng cho trồng cây cao su,chỉ còn khoảng 5.000 ha sử dụng cho trồng lúa và rau màu; khu vực đất sườnthoải (8-150) chủ yếu sử dụng cho trồng cây lâu năm; khu vực đất dốc (>150)bao gồm các núi Sóc Lu, Võ Dõng và Bình Lộc, phần lớn diện tích sử dụngcho trồng chuối và các cây lâu năm khác
Khí hậu, thời tiết
Huyện Thống Nhất nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xíchđạo, nắng nhiều (trung bình 2.600-2.700 giờ/năm), nhiệt độ cao đều trongnăm (trung bình 25-260C, tối thấp 21-220C, tối cao 34-350C), tổng tích ôn lớn(trung bình 9.4090C), rất thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất và tăng vụcũng như nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa Lượng mưa lớn (2.139mm/năm), nhưng phân hoá sâu sắc theo mùa, trong đó: mùa mưa từ tháng 5đến tháng 10 với lượng mưa chiếm trên 85-90% tổng lượng mưa cả năm; mùa
Trang 37khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa chỉ chiếm 10-15% tổnglượng mưa cả năm Lượng bốc hơi trung bình 1.100-1.400 mm/năm, nhưngmùa khô lượng bốc hơi thường chiếm 64-67% tổng lượng bốc hơi cả năm,gây nên tình trạng mất cân đối về chế độ ẩm trong mùa khô, nhất là các tháng
cuối mùa
Hầu như không có bão tố, giá lạnh và rất ít thiên tai, tạo lợi thế chophát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là với các loại cây lâu năm như cao su,điều, cây ăn quả, riêng với cây hàng năm thì bị hạn chế bởi nguồn tưới vàomùa khô; nhưng khi đã có nước tưới thì sản xuất trong mùa này thường chonăng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn so với sản xuất vào mùa mưa
2.1.1.3 Đặc điểm thổ nhưỡng và phân bố sử dụng đất đai
đất đá bọt + Nhóm đất đỏ vàng (feralsolas: Fr): diện tích 12.050,93ha, chiếm
48,75%, phân bố chủ yếu trên địa hình đồi thấp và lượn sóng của xã XuânThiện và Xuân Thạnh Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng (tỉ lệsét từ 45-65%), phản ứng đất từ vừa đến chua (pHH2O= 5-6, pHkcl= 4-5); đạm,lân, kali và mùn tổng số khá giàu Đây là loại đất tốt nhất của huyện, thíchhợp trồng cây cao su, cây ăn trái và các cây có giá trị kinh tế cao
+ Nhóm đất đen (Luvisol – Lv): diện tích 11.321,31ha, chiếm 45,8%,phân bố ở khu vực quanh miệng núi lửa thuộc các xã Gia Kiệm, Quang Trung
và số ít ở các xã Hưng Lộc, Xã Lộ 25 Đất có thành phần cơ giới trung bình,phản ứng đất từ ít chua đến trung tính (pHH2O= 5,5-7,8; pHKCl= 5-6,5), hàmlượng đạm, lân, kaly và mùn tổng số khá giàu nhưng có nhiều đá lộ đầu và đá
Trang 38phiến nên khó cơ giới hóa Khả năng sử dụng phụ thuộc vào địa hình và khảnăng thoát nước; trong đó trên đất có độ dốc lớn được sử dụng trồng chuối vàcác loại cây lâu năm khác, đất bằng trồng lúa, màu.
+ Nhóm đất tầng mỏng (Leptosol – Lp): diện tích 170ha, chiếm 0,69%,phân bố tập trung ở khu vực núi Sóc Lu, tầng đất canh tác mỏng do quá trìnhbào mòn bề mặt xảy ra mạnh, có nhiều kết von và đá lẫn, không thích hợp chocanh tác nông nghiệp
+ Nhóm đất đá bọt (Andosol: An): diện tích 65,67ha, chiếm 0,27% diệntích tự nhiên toàn huyện, phân bố trên địa hình dốc nên đất bị rửa trôi mạnh,
có tỉ lệ đá lẫn cao (60-90%), có nhiều hạn chế đối với sản xuất nông nghiệp
Bảng 2.1:Diện tích các loại đất trên địa bàn huyện Thống Nhất
Nguồn: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp.
Nhìn chung, đất đai trên địa bàn của huyện thuộc loại đất tốt, địa hình ítdốc, tầng đất dày, hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp với phát triển cây lâunăm cho hiệu quả kinh tế cao như cao su, tiêu, cà phê, cây ăn quả, số ít diện
Trang 39tích trên địa hình thấp cục bộ (khoảng 5-6 ngàn ha) thích hợp với trồng lúanước vào mùa mưa và rau, màu vào mùa khô
Hiện trạng sử dụng đất.
Theo số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2010, hầu hết diệntích trên địa bàn huyện đã được đưa vào sử dụng, trong đó:
- Đất nông nghiệp: diện tích 20.950 ha, chiếm 84,74%;
- Đất phi nông nghiệp: diện tích 3.680 ha (làm tròn số), chiếm 14,75%
- Đất chưa sử dụng chỉ còn 94 ha, chiếm 0,38%
Sử dụng đất nông nghiệp đã phát huy được lợi thế đất đai của từng khuvực trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 20.380ha, chiếm 97,28% diệntích đất đất nông nghiệp; đất lâm nghiệp 124ha, chiếm 0,59%; đất nuôi trồngthủy sản 125ha, chiếm 0,6%
- Trong đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa 1.300ha, đất trồng màu
và cây ngắn ngày khác 1.716ha, đất trồng cây lâu năm 17.363ha, chiếm86,19% diện tích đất sản xuất nông nghiệp
- Trong đất trồng cây lâu năm, đất cây cao su 4.372ha, cà phê 633ha,tiêu 409ha, điều 3.128ha, cây ăn quả các loại 6.483ha, các loại cây lâu nămkhác 2.338ha
- Trong đất lúa, hầu hết diện tích đã trồng 2 – 3 vụ chuyên lúa và lúamàu, trên đất cây hàng năm khác cũng được sản xuất từ 2-3 vụ/năm, số ít diệntích có tưới trồng rau từ 3-4 vụ/năm
Trang 40Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Thống Nhất giai đoạn 2006-2010
Diện tích năm 2010 (ha)
So với năm 2005 (ha) Diện tích
năm 2006
Tăng(+) giảm(-)
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thống Nhất, năm 2010.