1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai

105 2,1K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

. Mục tiêu cụ thể+ Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.+ Đánh giá được thực trạng hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên đia bàn tỉnh Đồng Nai. + Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai.+ Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Tỉnh Đồng Nai.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết qủa nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được trích rõ nguồngốc

Đồng Nai, ngày tháng năm

2012

Học viên

Lê Thị Đạo

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lựccủa bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các đoàn thể và cá nhântrong và ngoài trường

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trường Đại họcLâm nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy PGS

TS Nguyễn Văn Tuấn, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốtthời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên Phòng Laođộng- phòng Dạy nghề - Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Đồng Nai,Trung tâm dạy nghề Định Quán, trường Trung cấp nghề Khu vực Long Thành-Nhơn trạch, Trường Cao đẳng nghề Cơ giới & Thủy Lợi và các huyện, xã có liênquan đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nội dung đề tài

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người lao động, những họcviên đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tốtnghiệp của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đồng Nai, ngày tháng năm 2012

Học viên

Lê Thị Đạo

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ……….… i

LỜI CẢM ƠN ……… ……… ii

MỤC LỤC ……… ……… iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ……… …… v

DANH MỤC CÁC BẢNG ……….……… vi

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

4 Nội dung nghiên cứu 4

Chương 1: 5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ 5

CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 5

1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 5

1.1.2 Việc làm 11

1.2 Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số nước trên thế giới và ở Việt Nam 16

1.2.1 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên thế giới 16

1.2.2 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Việt Nam 19

Chương 2: 22

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 22

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 Đặc điểm cơ bản của tỉnh Đồng Nai 22

2.1.1 Các đặc điểm tự nhiên 22

2.2 Phương pháp nghiên cứu 38

2.2.1.Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 38

2.2.2 Phương pháp thu thập liệu sơ cấp 38

Trang 4

2.2.3.Phương pháp phân tích số liệu 39

2.3 Các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu 39

Chương 3: 40

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40

3.1 Đặc điểm lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai 40

3.2 Hệ thống dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai 44

3.2.1 Số lượng cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai 44

3.2.2 Đội ngũ giáo viên tại các cơ sở dạy nghề cho LĐNT tỉnh Đồng Nai 46

3.3 Kết quả thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai 48

3.3.1 Chương trình về đào tạo nghề cho lao động của tỉnh Đồng Nai 48

3.3.2 Các chính sách khuyến khích đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai 49

3.3.3 Kết quả thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai 54

3.3.4.Một số mô hình đào tạo nghề điển hình đã thực hiện trong tỉnh Đồng Nai 57

3.3.5.Tình hình việc làm và thu nhập của LĐNT sau khi được đào tạo nghề 63

3.4 Thực trạng chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai 64

3.4.1 Thực trạng đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo 64

3.4.2 Thực trạng chất lượng nghề của lao động được đào tạo 66

3.4.3 Chất lượng đào tạo nghề qua đánh giá của cơ sở sử dụng lao động 67

3.4.4 Những nội dung đào tạo cần được tăng cường cho lao động nông thôn 71

3.5 Những thành công , tồn tại và nguyên nhân đảm bảo chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai 73

3.5.1 Những thành công 73

3.5.2 Những tồn tại 74

3.5.3 Những nguyên nhân 75

3.6 Các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 76

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 87

Trang 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC 93

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CB-CC

CNH – HĐH

CNH

CMKT

CT

CSVC

DN

ĐTN

GTVL

GD

GDCN

HTX

HN-DN

LĐNT

LĐ-TB&XH

NN&PTNT

SXKD

THPT

THCS

TT UBND

Cán bộ, công chức Công nghiệp hóa – hiện đại hóa Công nghiệp hóa

Chuyên môn kỹ thuật Chương trình

Cơ sở vật chất Dạy nghề Đào tạo nghề Giới thiệu việc làm Giáo dục

Gíao dục chuyên nghiệp Hợp tác xã

Hướng nghiệp –dạy nghề Lao động nông thôn Lao động thương binh & xã hội Nông nghiệp & phát triển nông thôn Sản xuất kinh doanh

Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung tâm

Ủy ban nhân dân

Trang 6

3.2 Thống kê số cơ sở dạy nghề cho LĐNT tỉnh Đồng Nai

động nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2011 753.12 Những nội dung đào tạo cần được tăng cường cho lao động

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Những năm gần đây, do tác động của quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc

độ nhanh trên một số vùng của đất nước dẫn đến tình trạng mất cân đối về cung,cầu lao động giữa nông thôn và thành thị Trường hợp xảy ra có tính chất phổbiến: các doanh nghiệp nhất là mới ra đời không tuyển đủ số lao động cần thiết(chủ yếu lao động có tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ) trong khi đó lao độngphổ thông không có việc làm lại dư thừa khá nhiều Mỗi năm có hàng trăm nghìnlao động phổ thông từ các vùng xung quanh các đô thị lớn đổ xô ra thành phố,thị xã tìm việc làm Các “chợ lao động” tự phát xuất hiện ở một số đường phốngày càng nhiều

Sở dĩ có tình trạng như vậy vì nhiều năm liền chúng ta chưa chú ý đào tạonghề cho nông dân một cách có bài bản, chưa làm tốt vấn đề phân công lao độngtrong nông nghiệp Vì vậy, vấn đề cần làm ngay trong quá trình triển khai xâydựng nông thôn mới là tập trung chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp

Cả nước ta hiện nay có gần 16 triệu hộ ở nông thôn, chiếm 69,4% số hộ với gần

38 triệu lao động, chiếm 69% số lao động của cả nước, trong đó lao động làmviệc trực tiếp trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 57,9% số lao động cảnước Mục tiêu của chúng ta là đến năm 2020 giảm xuống còn 30% số lao độnglàm nông nghiệp còn lại phải chuyển sang ngành nghề khác phi nông nghiệp.Gần một phần tư thế kỷ (1986 – 2010) thực hiện công cuộc đổi mới đất nước,chúng ta chỉ giảm được 21% (từ 79% năm 1985 còn 51,9% hiệnnay) Đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp và công nghiệp hóa đất nước, vì

sự phát triển tiến lên giàu có của nông dân, chúng ra nhất định phải tiến hành đàotạo chuyển nghề cho lao động nông thôn và đào tạo nâng cao trình độ cho nôngdân còn tiếp tục làm nông nghiệp Hàng năm, chúng ta phải tập trung đào tạochuyển nghề cho lao động nông thôn từ 700 đến 800 nghìn người và 300 nghìn

Trang 8

nông dân tiếp tục làm nông nghiệp Cơ sở, trường lớp đào tạo hiện còn chưa đápứng, cái khó nhất là đào tạo lao động phi nông nghiệp có việc làm và thu nhập

ổn định cao hơn làm ruộng ở quê

Vì vậy mấy năm gần đây, nhất là năm 2010, Chính phủ đã có chính sáchkhuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn Cầnphải coi đây là công việc thường xuyên, lâu dài về việc đào tạo chuyển nghề cholao động nông thôn gắn đào tạo chuyển nghề với doanh nghiệp

Thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 7 về nông nghiệp, nông dân vànông thôn, tháng 10 – 2008, Chính phủ đã ra nghị quyết ban hành chương trìnhhành động của Chính phủ, trong đó có mục tiêu: tập trung đào tạo nguồn nhân lực

ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch

vụ, giải quyết việc làm nhằm nâng cao thu nhập một bước cho người nông dân Nhằm cụ thể hóa chương trình hành động trên, tháng 11 – 2009 Thủtướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đếnnăm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956) Đề án nêu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước

ta là đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước,của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn,đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Nhànước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cóchính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọilao động nông thôn, khuyến khích huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội thamgia đào tạo nghề cho lao động nông thôn Đây là cơ sở hành lang pháp lý để cáchoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn phát triển nhằm nâng cao chấtlượng lao động nông thôn

Đề án đào tạo nghề cho lao động là đề án có tính xã hội và nhân văn sâusắc do đó nhận được sự đồng thuận của rất cao các tầng lớp nhân dân Sau hainăm đề án đã đi vào cuộc sống, tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, các ngành,

Trang 9

các địa phương đã có những hoạt động thiết thực, sáng tạo, tạo ra nhiều mô hìnhdạy nghề và hình thức dạy nghề thích hợp

Đồng Nai là 1 trong 11 tỉnh được chọn để thí điểm Đề án 1956/QĐ-TTg

của Thủ tướng chính phủ về Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm

2020 Theo quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn

2008-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Chính vì vậy vấn đề đào tạo nghề cho laođộng nông thôn của tỉnh Đồng Nai hết sức cần thiết nhằm cung cấp nguồn laođộng nông thôn cho toàn tỉnh

Từ yêu cầu thực tiễn của Tỉnh, người nghiên cứu đã quyết định nghiên

cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai

Trang 10

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

- Về thời gian: giai đoạn 2009- 2011

- Về nội dung: Nghiên cứu các hoạt động đào tạo nghề ngắn hạn cho laođộng nông thôn tại Tỉnh Đồng Nai

4 Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lý luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Hiện trạng hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

- Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnhĐồng Nai

Trang 11

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Đào tạo nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.1.1.1 Khái niệm đào tạo nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Giáo dục – đào tạo và dạy nghề là lĩnh vực quan trọng nhất trong sựnghiệp phát triển tiềm năng con người, là một trong những yếu tố quyết địnhđến sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia Kết quả của giáo dục đàotạo là làm tăng lực lượng lao động có trình độ, làm tăng năng suất lao động;đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới côngnghệ…, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động nhữngkiến thức - kĩ năng và thái độ lao động cần thiết để người lao động sau khihoàn thành khoá học hành được một nghề trong xã hội

Như vậy, khái niệm này đã không chỉ dừng lại ở trang bị những kiếnthức kĩ năng cơ bản mà còn đề cập đến thái độ lao động cơ bản Điều này thểhiện tính nhân văn, tinh thần xã hội chủ nghĩa,đề cao người lao động ngaytrong quan niệm về lao động chứ không chỉ coi lao động là một nguồn “Vốnnhân lực”, coi công nhân như cái máysản xuất Nó cũng thể hiện sự đầy đủhơn về vấn đề tinh thần và kỉ luật lao động - một yêu cầu vô cùng quan trọngtrong hoạt động sản xuất vơí công nghệ và kĩ thuật tiên tiến hiện nay

“ Đào tạo nghề là những hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghềhay kỹ năng, kỹ xảo của mỗi cá nhân đối với công việc hiện tại và trong

tương lai” [7].

Trang 12

Như vậy, đào tạo nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuấtcho người lao động để họ nắm vững được nghề nghiệp, chuyên môn, bao gồmđào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề Có thể nói, tay nghề làchìa khóa then chốt giúp cho người lao động có nhiều cơ hội trong tìm kiếmviệc làm, đồng thời đây chính là yếu tố quyết định đến sự ổn định về việc làm

và thu nhập của người lao động Do đó, đào tạo nghề cho người lao độngđược xác định là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế

xã hội của một quốc gia

1.1.1.2 Đặc thù đào tạo nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nông thôn Việt nam có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là nơicung cấp và hậu thuẫn đắc lực về nguồn nhân lực cho các khu đô thị và khucông nghiệp Thế nhưng, tồn tại một thực tế đối với lao động nông thôn hiệnnay là thị trường lao động tại khu vực này chưa thực sự phát triển, nó cònphân mảng, phân tán và sơ khai Bản thân lao động nông thôn chưa có cơ hộiphát huy khả năng cống hiến của mình cho sự nghiệp phát triển nông thôn

Trình độ văn hóa và CMKT của lao động nông thôn luôn thấp hơn sovới mức chung của cả nước Có đến trên 83% lao động nông thôn chưa quatrường lớp đào tạo CMKT nào và khoảng 18,9% lao động nông thôn chưa tốtnghiệp Tiểu học trở xuống đang làm việc, vì thế khả năng chuyển đổi nghềnghiệp, tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm tốt hơn đối với nhóm lao động này làrất khó Thêm vào đó là lề lối làm ăn trong ngành nông nghiệp truyền thống

và tình trạng ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay đã hạn chế tính chủđộng, sáng tạo của người nông dân trong sản xuất, kinh doanh, cũng như khảnăng tiếp cận thị trường của người lao động

1.1.1.3 Yêu cầu đào tạo nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế thế giới Hơn baogiờ hết, Việt Nam cần phải khẳng định vị thế của mình trên thế giới, cũng như

Trang 13

hoàn thành sự nghiệp CNH – HĐH; do đó, Việt Nam cần phải có những chiếnlược cùng với những hướng đi phù hợp với điều kiện kinh tế của mình, đồngthời phải nắm bắt kịp thời tình hình kinh tế trên thế giới Một trong những vấn

đề cần được quan tâm và giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời và đúng đắnchính là phát triển nguồn nhân lực, tức là chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đềnâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động hiện nay Không thể phủ nhậnnhững kết quả có được ngày hôm nay nhờ vào nguồn nhân lực dồi dào là thếmạnh của chúng ta Tuy nhiên, với tình hình phát triển hiện nay của nước tacũng như trên thế giới thì chất lượng nguồn nhân lực cần được quan tâm hơnnữa

CNH - HĐH đòi hỏi chất lượng lao động phải cao không những để đápứng nhu cầu lao động trong nước mà còn để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu laođộng, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế Xuất khẩu lao động là chiến lược lâudài, thường xuyên của các quốc gia phát triển Đối với nước ta, xuất khẩu laođộng không những vừa giải quyết việc làm cho lao động, tăng thu nhập chongân sách nhà nước, tăng thu nhập cho bản thân gia đình người lao động, màcòn tiếp thu học tập chuyên môn kỹ thuật hiện đại của các nước có nền côngnghiệp phát triển

Lựa chọn con đường CNH - HĐH nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn nhậnđịnh Nông nghiệp là một ngành quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tếđất nước, do đó chất lượng lao động nông thôn cũng được các cấp lãnh đạo hếtsức quan tâm Trong những năm qua, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nôngthôn được Đảng và Nhà nước ta triển khai một cách tích cực và thường xuyên,tạo nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, nhờ đó làm tăng thu nhập cho họ Tuy nhiên,trong quá trình thực hiện vẫn gặp phải những hạn chế nhất định mà chúng ta cầnphải tìm cách giải quyết một cách nhanh chóng, hợp lý

Trang 14

Vấn đề cấp bách hiện nay là phải khẩn trương bồi dưỡng về mọi mặtcho số công nhân, số lao động chưa qua đào tạo đầy đủ, tăng nhanh về qui môvới chất lượng cao Muốn vậy phải nâng cao chất lượng dạy nghề, bởi nhữngnăm qua cùng với sự suy giảm về số lượng, chất lượng dạy nghề cũng đã cónhững giảm sút nghiêm trọng Nguyên nhân của sự giảm sút đó là:

- Trang thiết bị hiện nay ở các cơ sở dạy nghề thiếu thốn, lạc hậu

- Đội ngũ giáo viên dạy nghề chưa đồng đều Trình độ ít được nâng caocho phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ Trình

độ sư phạm và quản lý nhiều năm qua ít được chú ý, bổ sung, bồi dưỡng, đàotạo lại

- Chương trình nội dung đào tạo, hệ thống giáo trình vẫn trong tìnhtrạng lạc hậu, thiếu thống nhất, vì vậy chưa theo kịp sự tiến bộ của khoa học –công nghệ mới

- Đối với lao động nông thôn, mặc dù chiếm phần lớn tổng lực lượnglao động trong cả nước nhưng năng suất lao động của lực lượng này thấp do

họ làm việc chỉ dựa vào kinh nghiệm chứ không qua trường lớp đào tạo nàodẫn đến chất lượng sản phẩm làm ra thấp, ít có tính cạnh tranh trên thị trườngthế giới

Những nguyên nhân trên đã trực tiếp làm cho chất lượng đào tạo đặcbiệt là đào tạo kỹ năng nghề của người học nghề chưa đáp ứng được yêu cầucủa thị trường lao động, nên rất khó tìm việc làm; không đáp ứng được yêucầu của CNH – HĐH Có thể nói rằng, lựa chọn sự nghiệp CNH – HĐH đấtnước là chúng ta bắt đầu quá trình phát triển theo chiều sâu, trong đó chấtlượng lao động có ý nghĩa quyết định Cùng với việc mở rộng qui mô đào tạo,nâng cao chất lượng dạy nghề là một đòi hỏi khách quan, cấp bách nhằm thựchiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.1.1.4 Mục đích đào tạo nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Trang 15

Đào tạo nghề và tạo việc làm có thu nhập ổn định cho người nôngdân là góp phần đảm bảo an sinh xã hội Trong những năm qua, Đảng và Nhànước ta không ngừng quan tâm đến việc triển khai thực hiện công tác đào tạonghề cho lực lượng lao động có chất lượng phục vụ sự nghiệp CNH – HĐHđất nước Nghị quyết Đại hội XI đã chỉ rõ: “Phát triển hệ thống hướng nghiệp

và dạy nghề, nhất là các nghề cho nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp; đadạng hóa các loại hình dạy nghề, phát triển nhanh đào tạo nghề dài hạn theohướng hiện đại” [4,tr 9]

Các chủ trương của Đảng về vấn đề dạy nghề đã được cụ thể hóa thànhnhững mục tiêu cụ thể Nhằm đưa công tác đào tạo nghề đến với nông nghiệp,nông thôn; để mạng lưới các cơ sở dạy nghề trải khắp trên địa bàn cả nước,ngày 11/4/2002 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 48/2002/QĐ- TTgphê duyệt mạng lưới dạy nghề giai đoạn 2002 – 2010 Mục tiêu của quyhoạch này nhằm xây dựng mạng lưới trường dạy nghề và các cơ sở dạy nghềkhác đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh – quốcphòng, phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước; từng bước nâng cao chấtlượng dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, khắc phục nhữngbất hợp lý về cơ cấu nhân lực; tạo cơ hội cho đông đảo người lao động đượctrang bị những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực tiếp thu công nghệmới để tự tạo việc làm, chủ động tìm kiếm cơ hội lập nghiệp Như vậy, vớiNghị quyết này, người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn và lao độngnghèo không có cơ hội đi học xa sẽ được học tập và được hưởng các chế độgiáo dục Đây sẽ là điều kiện thuận lợi giúp cho lao động nông thôn tìm kiếmviệc làm tốt và có thu nhập ổn định

Với quan điểm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp củaĐảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượnglao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn;

Trang 16

ngày 27 tháng 11 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1956/

QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” Với bản đề án này, công tác đào tạo nghề sẽ được đổi mới và phát

triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuậnlợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn,điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình

Mục tiêu tổng quát của bản đề án: bình quân hàng năm đào tạo nghềcho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo và bồi dưỡng100.000 lượt cán bộ, công chức xã; nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạonghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn, góp phầnchuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH –HĐH nông nghiệp, nông thôn

Bản đề án chia làm ba giai đoạn với những mục tiêu cụ thể:

Giai đoạn 2009 – 2010:

Tiếp tục dạy nghề cho khoảng 800.000 lao động nông thôn theo mụctiêu của Dự án “ Tăng cường năng lực dạy nghề” thuộc Chương trình mụctiêu quốc gia Giáo dục – Đào tạo đến năm 2010; Thí điểm các mô hình dạynghề cho lao động nông thôn với khoảng 18.000 người, 50 nghề đào tạo vàđặt hàng dạy nghề cho khoảng 12.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dântộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh

tế Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề theo các mô hình này tối thiểu đạt 80%

Giai đoạn 2011 – 2015:

Đào tạo nghề cho 5.200.000 lao động nông thôn, trong đó: khoảng4.700.000 lao động nông thôn được học nghề (1.600.000 người học nghềnông nghiệp; 3.100.000 người học nghề phi nông nghiệp) Tỷ lệ có việc làmsau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 70%

Giai đoạn 2016 – 2020:

Trang 17

Đào tạo nghề cho khoảng 6.000.000 lao động nông thôn, trong đó:Khoảng 5.500.000 lao động nông thôn được học nghề (1.400.000 người họcnghề nông nghiệp; 4.100.000 người học nghề phi nông nghiệp) Tỷ lệ có việclàm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%.

Với những mục tiêu rõ ràng và phân theo từng giai đoạn cụ thể; cùngvới những nỗ lực không ngừng nghỉ trong quá trình triển khai thực hiện củacác cấp, các ngành, đoàn thể; hy vọng công tác đào tạo nghề thực sự mang lạinhững kết quả khả quan, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hộichung của cả nước, đồng thời mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc chongười lao động, đặc biệt là bộ phận lao động nông thôn – nguồn nhân lựcquan trọng cho sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn [7]

1.1.2 Việc làm

1.1.2.1 Khái niệm về việc làm

Việc làm là mối quan tâm số một của người lao động và giải quyết việclàm là công việc quan trọng của tất cả các quốc gia Cuộc sống của bản thân

và gia đình người lao động phụ thuộc rất lớn vào việc làm của họ Sự tồn tại

và phát triển của mỗi quốc gia cũng gắn liền với tính hiệu quả của chính sáchgiải quyết việc làm Với tầm quan trọng như vậy, việc làm được nghiên cứudưới nhiều góc độ khác nhau như kinh tế, xã hội học, lịch sử

Khi nghiên cứu dưới góc độ lịch sử thì việc làm liên quan đến phươngthức lao động kiếm sống của con người và xã hội loài người Các nhà kinh tếcoi sức lao động thông qua quá trình thực hiện việc làm của người lao động làyếu tố quan trọng của đầu vào sản xuất và xem xét vấn đề thu nhập của ngườilao động từ việc làm Ở Việt Nam trước đây, trong cơ chế kế hoạch tập trung,quan liêu bao cấp, người lao động được coi là có việc làm và được xã hội thừanhận, trân trọng là người làm việc trong thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa(Quốc doanh, tập thể) Theo cơ chế đó, xã hội không thừa nhận việc làm ở các

Trang 18

thành phần kinh tế khác và cũng không thừa nhận thiếu việc làm, thấtnghiệp

Ngày nay các quan niệm về việc làm đã được hiểu rộng hơn, đúng đắn

và khoa học hơn, đó là các hoạt động của con người nhằm tạo ra thu nhập, màkhông bị pháp luật cấm Điều 13, chương II Bộ luật Lao động Nước cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồnthu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” [10,tr.42]

Theo quan niệm trên, việc làm là các hoạt động lao động được hiểu nhưsau:

Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương hoặc hiện vật chocông việc đó Làm những công việc tự làm mang lại lợi ích cho bản thân hoặctạo thu nhập cho gia đình, cho cộng đồng, kể cả những công việc không đượctrả công bằng hiện vật Theo khái niệm trên, một hoạt động được coi là việclàm cần thoả mãn hai điều kiện:

Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động

và các thành viên trong gia đình

Hai là, người lao động được tự do hành nghề, hoạt động đó không bị

pháp luật cấm Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm

Hai điều kiện này có quan hệ chặt với nhau, là điều kiện cần và đủ củamột hoạt động được thừa nhận là việc làm quan niệm đó đã góp phần mở rộngquan niệm về việc làm, khi đa số lao động đương thời chỉ muốn chen chânvào trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước Về mặt khoa học, quan điểmcủa Bộ luật lao động đã nêu đầy đủ yếu tố cơ bản nhất của việc làm

1.1.2.2 Sự cần thiết của việc làm

Giải quyết việc làm cho người lao động có ý nghĩa quan trọng trong quátrình phát triển kinh tế, xã hội Bởi vì, con người là mục tiêu, động lực của sựphát triển kinh tế và là yếu tố tạo ra lợi ích kinh tế xã hội Lý luận và thực tiễn

Trang 19

đã khẳng định: Bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng đều là sự kết hợp của

ba yếu tố cơ bản, đó là sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động,

là những yếu tố vật chất cho quá trình lao động diễn ra Thực vậy, tư liệu sảnxuất tự nó không thể tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cần thiết củacon người và xã hội, nếu như không có sự kết hợp của sức lao động

C.Mac và P.Ăng Ghen khi nghiên cứu vai trò của sản xuất xã hội và cácyếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất đã cho rằng: Sản xuất ra của cảivật chất là cơ sở của đời sống xã hội loài người và là hoạt động cơ bản nhấttrong tất cả các hoạt động của con người Ngày nay, con người với trình độkhoa học công nghệ cao là một thành tố quan trọng của lực lượng sản xuấtcũng như trong công cuộc xây dựng đổi mới đất nước, các chính sách củaĐảng và Nhà nước ta là chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con ngườivới tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu chung của cách mạng Đảng tacoi việc phát huy nhân tố con người như là một nguồn lực quan trọng nhất của

sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đây chính là nguồn tàinguyên vô giá, nguồn nội lực dồi dào cần chăm sóc để phát triển Đầu tư vàocon người và phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản để phát triểnnhanh và bền vững

Việc làm đối với người lao động là nhu cầu để tồn tại và phát triển, là yếu

tố khách quan của người lao động Con người tồn tại phải được tiêu dùng mộtlượng tư liệu sinh hoạt nhất định như: Thức ăn, đồ mặc, nhà ở, học tập,phương tiện đi lại Để có những thứ đó con người phải sản xuất và tái sảnxuất với quy mô ngày càng mở rộng Như vậy, để tồn tại và phát triển conngười bằng sức lao động của mình, là yếu tố của quá trình sản xuất, là lựclượng sản xuất cơ bản nhất tạo ra giá trị hàng hoá dịch vụ

Sự phát triển kinh tế, xã hội suy cho cùng là nhằm mục tiêu phục vụ conngười làm cho cuộc sống mỗi người ngày càng tốt đẹp hơn, xã hội ngày càng

Trang 20

văn minh hơn Từ lý luận và thực tiễn đã chứng minh có ba điều kiện cơ bảnnhất để phát triển con người là phải đảm bảo an toàn lương thực, an toàn việclàm và an toàn môi trường.

Giải quyết việc làm là cơ sở để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội gópphần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệphoá, hiện đại hoá Vì vậy, giải quyết việc làm không chỉ là trách nhiệm của cơquan trực tiếp quan hệ đến lao động, việc làm mà còn là trách nhiệm của tất

cả các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và cả bản thânngười lao động Điều 13 Bộ luật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam đã nêu rõ: “Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khảnăng lao động đều có việc làm là trách nhiệm của nhà nước, của các doanhnghiệp và của toàn xã hội” [10, tr.42]

1.1.2.3 Việc làm của lao động nông thôn

Khu vực nông thôn của các nước đang phát triển thường có dân số tăngnhanh, cấu trúc dân số trẻ, nguồn lao động tăng với tốc độ hàng năm cao, ViệtNam cũng là nước có đặc điểm trên rất rõ Vì vậy khả năng đáp ứng nhu cầuviệc của nền kinh tế luôn thấp hơn nhu cầu việc làm của lao động nông thôn

Ở Việt Nam, số việc làm tăng hàng năm ở nông thôn chỉ đáp ứng được dưới60% nhu cầu Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp là lĩnh vực tạo việc làmtruyền thống và thu hút nhiều lao động của cư dân nông thôn Tuy nhiên bịhạn chế bởi diện tích đất canh tác, vốn hạn hẹp và có xu hướng giảm dần doquá trình đô thị hoá và CNH đang diễn ra mạnh ở các địa phương Điều này

đã hạn chế khả năng giải quyết việc làm ở nông thôn, và hậu quả ngày càngthiếu việc làm cho người lao động nông nghiệp, nếu lực lượng này khôngchuyển dần sang khu vực sản xuất khác

Sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và chi phối mạnh mẽ của quyluật sinh học và các điều kiện tự nhiên cụ thể của từng vùng, tiểu vùng như:

Trang 21

Đất đai, khí hậu, thời tiết… Do đó mà tính thời vụ trong nông nghiệp rất cao,thu hút lao động không đều, trong trồng trọt lao động chủ yếu tập trung chủyếu vào thời điểm gieo trồng và thu hoạch, thời gian còn lại là rỗi rãi, đó làthời gian lao động “nông nhàn” trong nông thôn Trong thời gian nông nhàn,một bộ phận lao động nông thôn chuyển sang làm các công việc phi nôngnghiệp hoặc đi sang các địa phương khác làm việc để tăng thu nhập Tìnhtrạng thời gian nông nhàn cùng với thu nhập thấp trong sản xuất nông nghiệp

là nguyên nhân đầu tiên gây nên hiện tượng di chuyển lao động nông thôn từvùng nay đến vùng khác, từ nông thôn ra thành thị, tạm thời hoặc lâu dài.Trong nông thôn các hoạt động sản xuất nông nghiệp, và phi nông nghiệp(tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) thường bắt nguồn từ lao độngcủa kinh tế hộ gia đình Các thành viên trong gia đình có thể chuyển đổi, thaythế để thực hiện công việc của nhau Vì vậy, việc chú trọng thúc đẩy việc pháttriển các hoạt động khác nhau của kinh tế hộ gia đình là một những biện pháptạo việc làm có hiệu quả

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn là hoạt động phi nông nghiệpvới một số nghề thủ công mỹ nghệ được lưu truyền từ đời này qua đời kháctrong từng gia đình, từng dòng họ, từng làng xã, dần dần hình thành nênnhững làng nghề truyền thống, tạo ra những sản phẩm hàng hoá tiêu dùng độcđáo vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị văn hoá nghệ thuật đặc trưng chotừng cộng đồng, từng dân tộc Hoạt động dịch vụ nông thôn bao gồm nhữnghoạt động cung ứng đầu vào cho sản xuất nông - lâm – ngư nghiệp và các mặthàng nhu yếu phẩm cho đời sống dân cư nông thôn, là khu vực thu hút đáng

kể lao động nông thôn và tạo ra thu nhập cao cho người lao động

Nói chung, việc làm ở nông nghiệp, nông thôn thường là những côngviệc đơn giản, thủ công ít đòi hỏi tay nghề cao, tư liệu sản xuất chủ yếu là đấtđai và công cụ cầm tay, dễ học hỏi, dễ chia sẻ Vì vậy, khả năng thu dụng lao

Trang 22

động cao, nhưng sản phẩm làm ra thường chất lượng thấp, mẫu mã thườngđơn điệu, năng suất lao động thấp, nên thu nhập bình quân của lao động nôngthôn nói chung không cao, tỷ lệ đói nghèo ở nông thôn còn khá cao so vớikhu vực thành thị Ở nông thôn, có một số lượng khá lớn công việc tại nhàkhông định thời gian như: Trông nhà, trông con cháu, nội trợ, làm vườn…cótác dụng tích cực hỗ trợ tăng thêm thu nhập cho gia đình, đã có những nghiêncứu thống kê cho thấy 1/3 quỹ thời gian của lao động làm các công việc phụmang tính hỗ trợ cho kinh tế gia đình Thực chất đây cũng là việc làm có khảnăng tạo thu nhập và lợi ích đáng kể cho người lao động Thị trường sức laođộng ở nông thôn thực tế đã có từ lâu nhưng kém phát triển Lao động thủcông, cơ bắp là chính Một số nơi chưa phát triển được ngành nghề, dẫn đến

dư thừa lao động, nhất là vào thời gian nông nhàn, người lao động phải đi làmthuê ở vùng khác, xã khác hoặc ra đô thị tìm kiếm việc làm Những đặc điểmtrên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chủ trương chính sách và định hướng tạoviệc làm ở nông thôn của Nhà nước Nếu có cơ chế và biện pháp phù hợpthích ứng sẽ góp phần giải quyết tốt mối quan hệ dân số - việc làm tại chỗ

1.2 Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số nước trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên thế giới

* Thái Lan

Thái Lan áp dụng trung tâm gắn liền chính sách phát triển quốc gia vớichính sách phát triển nông thôn thông qua hình thái phát triển xí nghiệp ởlàng quê nghèo Phát triển doanh nghiệp nhỏ, mở rộng các trung tâm dạy nghềđặc biệt là ở nông thôn để giảm bớt quỹ thời gian lao động nhàn rỗi Nhờ hoạtđộng của Ban phát triển nông thôn (IBIRD) và tổ chức hiệp hội dân số và pháttriển cộng đồng (PDA) theo trung tâm trên, hàng năm Thái Lan giải quyết chogần 1 triệu lao động có việc làm [15]

Trang 23

Các chính sách và chương trình hỗ trợ nông thôn khác như chương trìnhtưới tiêu, cung cấp tín dụng và trợ giá nông nghiệp, đưa giáo dục nông họcvào trường phổ thông, hình thành các trung tâm nghiên cứu và trạm ứng dụngthử nghiệm phục vụ nông dân Những chương trình này đã tạo thêm việc làm

và thu nhập cho nông dân Nhật Bản Sức mua ở các khu vực nông thôn tănglên, tạo điều kiện để phát triển kinh tế phi nông nghiệp và công nghiệp, từ đóthu nhập của các hộ nông dân đã không ngừng tăng lên

Một nguyên nhân thành công của Nhật Bản trong việc duy trì tỷ lệ thấtnghiệp là mở rộng các dịch vụ ngành nghề nông nghiệp,bán lẻ và phân phốitrong các lĩnh vực, nền kinh tế thoát khỏi áp lực của di dân và cạnh tranhquốc tế [15]

*Trung Quốc

Trung quốc là nước đã dành được thành tích trong giải quyết việc làm.

Với hơn 800 triệu nông dân trong tổng số 1,2 tỷ dân, những khó khăn mà xãhội Trung Quốc gặp phải trong công việc giải quyết số nhân khẩu lao động ởnông thôn, lớn hơn bất kỳ ở một số quốc gia nào khác Cách đây mấy nămbáo chí Trung Quốc đã dự tính rằng: Nếu không có cách giải quyết thì từ năm

2000 trở đi Trung Quốc phải xây dựng thêm 70 thành phố, mỗi thành phố từ 1

Trang 24

triệu dân trở lên.

Xuất phát từ chỗ nhận thức lại kinh tế nông nghiệp Nếu như trước đâyngười ta cho rằng: Kinh tế nông thôn là kinh tế "đơn nghiệp" thì bây giờ theoquan điểm thị trường nó được coi như là kinh tế "đa nghiệp", "đa doanh", đaphương, đa dạng Cần tận dụng nguồn sức lao động, hàng triệu người ở nôngthôn không chỉ làm nông nghiệp mà còn phát triển kinh tế hộ gia đình, mởmang hàng chục ngành nghề, nâng cao đời sống nhân dân, cải thiện một cáchđáng kể thị trường nội địa

Nhờ làm vậy, những năm qua ở nông thôn Trung Quốc, ngoài sản xuấtnông nghiệp, đã xuất hiện hàng chục vạn doanh nghiệp vừa và nhỏ, các xínghiệp và tổ hợp hương trấn sản xuất, kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp,thu hút được 40 - 60 % lực lượng lao động dôi dư trong nông nghiệp, tạođược việc làm cho hàng trăm triệu người Ngoài ra, ở Trung Quốc hình thànhnhiều "Công ty dịch vụ việc làm" Những công ty dịch vụ lao động đầu tiênđược thành lập từ năm 1979 đến nay đã được phát triển, mở rộng, hiện nay đã

có 80.771 công ty dịch vụ lao động, trong đó có 3144 do các vụ lao độngquản lý, 5964 do chính quyền các cấp: Quận, huyện và các Uỷ ban lãnh đạo,68.810 công ty thuộc sự chỉ đạo của các xí nghiệp, viện và tổ chức Nhà nướckhác Tổng số có 9 triệu người được các công ty dịch vụ lao động đào tạo vàxếp việc làm Trong 6 năm qua các công ty dịch vụ lao động đã lập ra235.000 đơn vị chi nhánh thực hiện sản xuất, bán buôn, bán lẻ và các nghềdịch vụ sử dụng gần 7 triệu lao động

Mạng lưới các công ty, dịch vụ lao động đã được hình thành ở hầu hếtcác thành phố, thị xã và trong một số vùng nông thôn Nhờ đó mà giải quyếtđược quá trình thuyên chuyển lực lượng lao động thặng dư đến các khu vựcphi nông nghiệp Ngay từ khi mới thành lập các công ty dịch vụ lao động đãchú trọng việc đào tạo lại nghề cho những người tìm việc, hàng năm các trungtâm đào tạo của Trung Quốc đã đào tạo được khoảng 2,06 triệu người Hầu

Trang 25

hết các chương trình dạy nghề đều do các công ty dịch vụ quản lý.

Giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dôi dư và phát triển doanhnghiệp vừa và nhỏ là 2 vấn đề lớn nhưng không phải mới, mà nước nàocũng tính tới Đã có những nước phát triển doanh nghiệp và và nhỏ, thu hútđược nhiều lao động nông nghiệp dôi dư rời bỏ nông thông ra thành thịkiếm sống ngày một đông Nhưng cái mới, cái đáng nói ở Trung Quốc là 2vấn đề đó đã được giải quyết trong điều kiện "Bất ly hương" Dĩ nhiên, đểthực hiện "Ly nông bất ly hương" sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề khó khănphức tạp khác [15]

1.2.2 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Việt Nam

Dưới thời Pháp thuộc, nước ta đã có hệ thống trường Cao đẳng để ngăncản phong trào xuất dương du học và hệ thống các trường trung cấp, sơ cấp kĩnghệ để dạy các ngành nghề dưới sự bảo trợ của thực dân Pháp

Khi cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ đã chú trọng đếncông tác xoá mù chữ và đào tạo nghề

Tháng 3 năm 1951 thành lập vụ GDCN theo nghị định 346

Tháng 8 năm 1952 chính phủ đã thông qua chính sách GD chuyên nghiệp Năm 1969 thành lập Tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuật

Năm 1978 thành lập Cục dạy nghề

Năm 1984 ban hành Quy chế trường nghề

Theo danh mục đào tạo 1985 cả nước có 396 nghề, việc đào tạo nghềtrong các trường chính quy là đảm bảo chuẩn về lý thuyết và thực hành đểđáp ứng hành nghề trước mắt và có tiềm năng phát triển nghề trong tương lai.Năm 1986 có quy chế TTDN quận, huyện và ban hành danh mục mới vềđào tạo nghề

Năm 1987 Tổng cục dạy nghề sát nhập với Bộ đại học, trung học chuyênnghiệp

Trang 26

Năm 1990 Bộ Đại học THCN và dạy nghề sát nhập với Bộ giáo dụcthành Bộ GD & ĐT, từ đó đào tạo nghề được đa dạng hoá, được gắn bó mậtthiết trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Ngày 23/6/1994 Quốc hội khoá IX đã thông qua Luật lao động, Luật này

có hiệu lực từ ngày 01/10/1995 Trong bộ luật có 8 điều (Từ điều 40 - 47) quyđịnh chi tiết về vấn đề dạy nghề, học nghề, đào tạo lại bổ túc, bồi dưỡng nghềcho người lao động

Luật giáo dục ngày 02/12/1998 có 6 điều (từ điều 32 - 37) về giáo dụcchuyên nghiệp và dạy nghề

Ngày 11/7/2000 Bộ trưởng Bộ GD & ĐT ban hành quyết định số25/2000/QĐ - BGD & ĐT về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động củaTrung tâm kỹ thuật hướng nghiệp –dạy nghề

Ngày 09/01/2001 Chính phủ có nghị định số 02/2001/NĐ - CP quy địnhchi tiết việc thi hành bộ Luật lao động và Luật giáo dục về dạy nghề

Ngày 9 tháng 8 năm 2001 Bộ LĐ TBXH có quyết định 775/2001/QĐ BLĐ - TBXH ban hành Điều lệ trường dạy nghề Cũng trong ngày này Bộ LĐ

TBXH có quyết định số 776/2001/QĐ BLĐ TBXH ban hành quy chế tổchức và hoạt động của Trung tâm dạy nghề

Ngày 14/6/2005 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI đã thông qua luật

GD, luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 Trong đó luật đã quy định chitiết về mục tiêu giáo dục phổ thông Điều 27 trong ý 3 có ghi rõ:" GD THCSnhằm giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật hướngnghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống;trong ý 4: "GD THPT nhằm giúp cho học sinh có những hiểu biết thôngthường về kỹ thuật hướng nghiệp, có đủ điều kiện để phát huy năng lực cánhân lựa chọn hướng đi tiếp tục học đại học, trung cấp, học nghề hoặc đivào cuộc sống lao động"

Trang 27

Hệ thống trường dạy nghề của nước ta chia làm 2 tuyến chính:

- Tuyến các Bộ, các ngành

- Tuyến các tỉnh, thành phố

Hệ thống quản lý giáo dục chuyên nghiệp là một hệ thống có phân cấpsong sự phân cấp và phối hợp giữa các Bộ ngành với các cơ sở GD địaphương trong cơ chế mới còn chưa được phù hợp Nhà nước đã có chính sáchchuyển trường nghề về địa phương, chính sách này có tác dụng tích cực trongviệc địa phương hóa dạy nghề

Trong những năm qua các trường dạy nghề của địa phương đã cung cấpđược rất nhiều nhân lực cho các thành phần kinh tế Theo tài liệu của Trungtâm LĐ-HN Bộ GD & ĐT, đến tháng 5 năm 2008 toàn quốc có 487 Trungtâm có tham gia hoạt động HN - DN Trong đó có 223 Trung tâm Kế hoạchtổng hợp - Hướng nghiệp - dạy nghề đặt tại các quận huyện và 242 trườngnghề thuộc sự quản lý của các Bộ, ngành cùng hàng ngàn lớp dạy nghề tưnhân hoặc các cơ sở sản xuất có tham gia đào tạo nghề ở nhiều cấp độ khácnhau

Việc dạy nghề ngắn hạn ở các Trung tâm dạy nghề quận, huyện hoặc cáclớp dạy nghề mở rộng là tập trung vào dạy thực hành với mục tiêu thực hành

cụ thể, hành nghề ở diện hẹp và đáp ứng ngay với nhu cầu tìm việc làm củangười lao động trong giai đoạn trước mắt

Xu thế giao thoa giữa Giáo dục phổ thông và Giáo dục nghề nghiệp sẽđưa tới việc học nghề ngay từ các lớp phổ thông, nhằm sớm định hướng chothế hệ trẻ đi vào nghề nghiệp theo sự phát triển năng lực của mỗi người

Trang 28

Chương 2:

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm cơ bản của tỉnh Đồng Nai

2.1.1 Các đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Tỉnh Đồng Nai được thành lập tháng 1/1976 trên cơ sở sáp nhập 3 tỉnh cũ

là Biên Hòa, Tân Phú, Bà Rịa – Long Khánh, là tỉnh thuộc Miền Đông Nam

Bộ có tọa độ địa lý 10031’ đến 11034’ vĩ độ bắc và từ 106041’ đến 107034’kinh độ đông Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính đến nay thì diệntích đạt 589.474 ha., chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5%diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ

Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa làtrung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh, thị xã Long Khánh và 9 huyệnLong Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu,Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú

Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam ĐồngNai tiếp giáp với các vùng sau:

- Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận;

- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng;

- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước;

- Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 29

Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh có hệ thống giao thông khá thuận lợi vì có nhiều tuyếngiao thông quốc gia đi qua như: Quốc lộ 1, quốc lộ 20, quốc lộ 51, có nhiềutuyến đường liên tỉnh, Đồng Nai có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua nối liềnvới các địa phương khác trong cả nước, có sân bay quân sự Biên Hòa và đãqui hoạch xây dựng sân bay quốc tế ở Long Thành, có hệ thống cảng Gò Dầu,Phú Mỹ cùng hệ thống với cảng Sài Gòn và sân bay Tân Sơn Nhất tạo thànhmột mạng lưới giao thông thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng và cảnước Đồng Nai là vị trí trọng yếu về kinh tế và cả về chính trị, quốc phòng,

an ninh, có vị trí quan trọng trong sự phát triển của vùng trọng điểm phíanam Đồng Nai đã tận dụng những lợi thế so sánh của vùng và của tỉnh trong

Trang 30

công cuộc đổi mới và đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhất là giai đoạn

từ năm 1995 đến nay

Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, nằm ngay cạnh thành phố HồChí Minh – một trung tâm kinh tế lớn nhất của khu vực phía Nam, đồng thờiĐồng Nai là tỉnh có vị trí nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của cả khuvực với bên ngoài Đồng Nai được xem là khu vực “bản lề chiến lược”, tiếpgiáp giữa trung du và đồng bằng, Nam cao nguyên và Duyên hải, là cửa ngõcủa trục động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Thành phố

Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Nhơn trạch – Bà Rịa-Vũng Tàu – Bình Dương,giữ vai trò trọng yếu trong một vùng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và

an ninh quốc phòng

2.1.1.2 Địa hình

Đồng Nai là một tỉnh có địa hình thuộc vùng núi thấp và khá bằngphẳng, chỉ có 8% diện tích đất có độ dốc trung bình trên 15 độ và có 82,9%

có độ dốc nhỏ hơn 8 độ Độ cao trung bình so với mặt nước biển dưới 100m

và giảm dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam Với đặc trưng nói trên, Đồng Nairất thuận lợi cho việc xây dựng những cơ sở hạ tầng đô thị, khu công nghiệp

và dịch vụ

Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với nhữngnúi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam Có thể phân biệtcác dạng địa hình chính như sau:

Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng chính:

+ Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 đến 10 m hoặc có nơi chỉ cao từ 2đến 5 m dọc theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từvài chục mét đến vài km Đất trên địa hình này chủ yếu là các aluvi hiện đại

+ Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũngtrên địa bàn tỉnh Đồng Nai với độ cao dao động từ 0,3 đến 2 m, có chỗ thấp

Trang 31

hơn mực nước biển, thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằngchịt, có rừng ngập mặn bao phủ Vật liệu không đồng nhất, có nhiều sét và vậtchất hữu cơ lắng đọng.

+ Dạng địa đồi lượn sóng: Độ cao từ 20 đến 200m Bao gồm các đồibazan, Bề mặt địa hình rất phẳng, thoải, độ dốc từ 30 đến 80 Loại địa hìnhnày chiếm diện tích rất lớn so với các dạng địa hình khác bao trùm hầu hếtcác khối bazan, phù sa cổ Đất phân bổ trên địa hình này gồm nhóm đất đỏvàng và đất xám

+ Dạng địa hình núi thấp: Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuốicùng của dãy Trường Sơn với độ cao thay đổi từ (200 – 800)m Địa hình nàyphân bố chủ yếu ở phía bắc của tỉnh thuộc ranh giới giữa huyện Tân Phú vớitỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở huyện Định Quán, Xuân Lộc Tất cả cácnúi này đều có độ cao (20–300), đá mẹ lộ thiên thành cụm với các đá chủ yếu

là granit, đá phiến sét

Nhìn chung đất của Đồng Nai đều có địa hình tương đối bằng phẳng,

có 82,09% đất có độ dốc < 8o, 92% đất có độ dốc <15o, các đất có độ dốc >15ochiếm khoảng 8% Trong đó: Đất phù sa, đất sét và đất cát có địa hình bằngphẳng , nhiều nơi trũng thấp ngập nước quanh năm Đất đen, nâu, xám hầuhết có độ dốc < 8o , đất đỏ hầu hết < 15o Riêng đất tầng mỏng và đá bọt có

độ dốc cao

Với đặc trưng nói trên, Đồng Nai rất thuận lợi cho việc xây dựngnhững cơ sở hạ tầng đô thị, khu công nghiệp và dịch vụ

2.1.1.3 Khí hậu thủy văn

Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khíhậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất

đỏ bazan), có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa)

Trang 32

+ Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển câytrồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao

+ Nhiệt độ bình quân năm 2010 là: 26,3oC chênh lệch nhiệt độ cao nhấtgiữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,2oC

+ Số giờ nắng trung bình trong năm 2010 là: 2.243 giờ

+ Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đốilớn khoảng 2.065,7mm phân bố theo vùng và theo vụ

+ Vì thế Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh câycông nghiệp ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn quả nổi tiếng, cùng vớinhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịchphát triển

+ Độ ẩm trung bình năm 2010 là 80%

+ Mực nước thấp nhất sông Đồng Nai năm 2010 là: 109,24m

+ Mực nước cao nhất sông Đồng Nai năm 2010: 113,12

2.1.1.4 Đất đai tài nguyên

Theo quy định của luật đất đai, việc kiểm kê đất đai được tiến hành 5năm một lần Trung tâm Kỹ thuật Địa chính – Nhà đất là đơn vị được giaonhiệm vụ phối hợp với phòng Địa chính các huyện, thành phố Biên Hoà vàcán bộ địa chính các xã, phường, thị trấn trong tỉnh để tổ chức thực hiện, sốliệu tổng kiểm kê đất đai năm 2010 đã được kiểm tra nghiệm thu và sử dụngthống nhất trong toàn tỉnh

Năm 2010, Tổng diện tích đất đất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai là 589.474 ha bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất ở, đất chưa sử dụng và đất sông suối, mặt nước Qua số liệu bảng số liệu phân bố tình hình đất đai của tỉnh Đồng Nai, ta thấy đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu đất đai của tỉnh

Trang 33

Bảng 2.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của tỉnh Đồng Nai

(ha)

Tỷ trọng (%)

Nguồn: cục thống kê Đồng Nai -2010

Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu Có 10 nhóm đấtchính Tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhómchung sau:

+ Các loại đất hình thành trên đá bazan: Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ

có độ phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bố ởphía bắc và đông bắc của tỉnh Các loại đất này thích hợp cho các cây côngnghiệp ngắn và dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu…

+ Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như: đấtxám, nâu xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố

ở phía nam, đông nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà,Long Thành, Nhơn Trạch) Các loại đất này thường có độ phì nhiêu kém,thích hợp cho các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ…một số cây ăn trái và câycông nghiệp dài ngày như cây điều…

Trang 34

+ Các loại đất hình thành trên phù sa mới như: đất phù sa, đất cát Phân

bố chủ yếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà Chất lượng đất tốt,thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả…Tình hình sử dụng đất của tỉnh những năm qua có biến động ít nhiều,nhưng đến nay, Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớn nhấtĐông Nam Bộ

2.1.2 Các đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1 Đặc điểm về dân số, lao động của tỉnh Đồng Nai

Dân số sấp sĩ 2,56 triệu người, trong đó: dân số khu vực thành thị 33,23%,

khu vực nông thôn 66,73%

Bảng 2.2 Tình hình dân số của tỉnh Đồng Nai năm 2011

STT Đơn vị hành chính Dân số (người) Laođộng ( người)

Nguồn: cục thống kê Đồng Nai -2011

Đồng Nai có tháp dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động chiếm

65,06% (Khoảng 1,66 triệu lao động), trong đó lực lượng lao động nông thônchiếm 40% trên tổng số người trong độ tuổi lao động (khoảng 66 ngàn laođộng)

Trang 35

2.1.2.2 Đặc điểm cơ sở hạ tầng

Giao thông:

Đồng Nai đã có bước tiến nhanh trong đầu tư nâng cấp hệ thống giaothông, nhất là giao thông đường bộ Hệ thống quốc lộ với tổng chiều dài244,5 km đã và đang được nâng cấp mở rộng thành tiêu chuẩn đường cấp I, IIđồng bằng (quốc lộ 1, quốc lộ 51), cấp III đồng bằng như quốc lộ 20 (tuyến

đi Đà Lạt, trên địa bàn tỉnh dài 75km đã được trải thảm lại mặt đường) Xâydựng mới và nâng cấp 3.112 km đường nhựa và bê tông nhựa Hệ thốngđường bộ trong tỉnh có chiều dài 3.339 km, trong đó gần 700km đường nhựa.Ngoài ra, hệ thống đường phường xã quản lý, đường các nông lâm trường,KCN tạo nên 1 mạng lưới liên hoàn đến cơ sở, 100% xã phường đã có đườngô-tô đến trung tâm

Theo quy hoạch trong tương lai gần, hệ thống đường cao tốc đi BiênHòa - Bà Rịa - Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh - LongThành - Dầu Giây, hệ thống đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, hệ thống cảngnước sâu Vũng Tàu - Thị Vải - Gò Dầu, sân bay quốc tế Long Thành, hệthống đường dẫn khí từ Vũng Tàu đi qua tỉnh Đồng Nai về TP Hồ Chí Minh,nâng cấp tỉnh lộ 769 nối quốc lộ 20, quốc lộ 1 với quốc lộ 51 sẽ tạo nên mộtmạng lưới giao thông hoàn chỉnh, phục vụ nhu cầu phát triển KTXH địaphương và khu vực

Mạng lưới bưu chính viễn thông:

Toàn tỉnh có 82 bưu cục, 74 bưu điện văn hóa xã, 122 đại lý bưu điện,148.500 máy điện thoại, số máy điện thoại cố định đạt mật độ 7,2 máy/100dân, trong đó vùng dân tộc và miền núi có 10.115 chiếm 8,9% Ðã có 100%

số xã, phường có điện thoại

Mạng lưới điện quốc gia:

Trang 36

Toàn tỉnh có 163/163 xã, phường, thị trấn đã hòa mạng lưới điện quốc

gia; tỷ lệ số hộ được dùng điện là 78,33%

Hệ thống cấp nước sinh hoạt:

Ðã giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước; toàn tỉnh hiện có 78,7% sốngười được sử dụng nước sạch

2.1.2.3 Đặc điểm về văn hóa, y tế, giáo dục

Y tế:

Đồng Nai là một trong những tỉnh có vị trí gần thành phố Hồ Chí Minhnên có nhiều thuận lợi trong các lĩnh vực công nghệ khoa học, trong đó, mạnglưới y tế cũng rất phát triển Cho đến nay, Đồng Nai đã thành lập được 11bệnh viện tuyến huyện trên 11 huyện, thị xã và thành phố Biên Hòa Ngoài ra,Đồng Nai còn có các bệnh viện lớn như: Bệnh viện đa khoa khu vực ThốngNhất (Bệnh viện Thánh Tâm), bệnh viện Tâm thần Trung ương II ( còn gọi làbệnh viện Biên Hòa), bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, một bệnh viện đang đượcđầu tư lớn nhất khu vực Thêm vào đó, gần như hệ thống y tế của Đồng Naiđều tổ chức tốt từ tỉnh đến các cấp cơ sở Cụ thể mỗi xã đều có một Trạm y tế.Huyện Trảng Bom, Xuân Lộc, Nhơn Trạch, Long Thành, Cẩm Mỹ, ĐịnhQuán là huyện có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế

Mục tiêu phát triển của Đồng Nai là đến năm 2010 toàn tỉnh có cácTrạm y tế cơ sở đạt chuẩn quốc gia, có bác sĩ khám chữa bệnh và có cơ sởhoạt động, thiết bị y tế đầy đủ khang trang nhằm chăm sóc y tế toàn dân tốthơn

Trang 37

Tính cho đến nay, Đồng Nai có 3 trường đại học là Trường Đại họcĐồng Nai được thành lập ngày 25/08/2010 theo Quyết định số 1572/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ từ cơ sở trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai có trụ

sở tại số 04 Lê Quý Đôn, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, hoạt độngtheo mô hình trường đại học công lập và trường đại học dân lập Lạc Hồng tạiphường Bửu Long, Thành phố Biên Hòa, Đại học Công nghệ Đồng Nai vàcác cơ sở, chi nhánh của các trường đại học như Đại học Công nghiệp Thành

hố Hồ Chí Minh cơ sở Biên Hòa, Đại học Lâm nghiệp cơ sở 2 tại Trảng Bom,Đại học Mở cở sở 2 tại Biên Hòa

Ngoài ra, còn có các trường cao đẳng là Cao đẳng Y tế Đồng Nai; Caođẳng Sonadezi; Cao đẳng Mỹ thuật – Trang trí; Cao đẳng nghề Đồng Nai; caođẳng nghề Số 8;Cao đẳng nghề Cơ giới & Thủy Lợi và nhiều trường trungcấp trên địa bàn Tỉnh Bên cạnh đó, Đồng Nai có hệ thống trường học Phổthông rộng khắp và phủ đều toàn tỉnh Tất cả các hệ thống trường học đượcxây dựng khang trang và đạt yêu cầu tương đối Các xã đều có 1-2 trường tiểuhọc Cơ bản, ở Đồng Nai đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và tiếnhành phổ cập trung học cơ sở đến toàn dân

Với mục tiêu phát triển mạnh nền giáo dục địa phương và tạo ra nhiềumôi trường cho học sinh giỏi phát triền trong tỉnh, Đồng Nai đang phấn đầuxây dựng mô hình trường THPT chất lượng cao làm trọng điểm phát triểnnhân tài cho mình Các trường THPT lớn nhất tỉnh là: trường THPT chuyênLương Thế Vinh, Trường THPT Ngô Quyền, Trường THPT Trọng điểm chấtlượng cao Trấn Biên, Trường THPT Long Khánh, Trường THPT NguyễnTrãi, Trường THPT Thống Nhất A, Trường THPT Trần Phú

Chính vì vậy, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Đồng Nai đặt ra yêu cầu vànhững điều kiện cấp thiết để đào tạo và thu hút nguồn nhân lực tốt cho nềnkinh tế địa phương

Trang 38

2.1.2.4 Đặc điểm phát triển các ngành kinh tế của tỉnh

Tổng sản phẩm quốc nội GDP của tỉnh tăng bình quân 13,2%/năm.Trong đó ngành công nghiệp, xây dựng tăng 14,5%/năm, dịch vụ tăng15%/năm, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 4,5%/năm Quy mô GDP theo giáthực tế năm 2010 đạt 75.137 tỷ đồng (tương đương 4,13 tỷ USD), gấp 2,5 lầnnăm 2005 GDP bình quân đầu người năm 2010 là 29,65 triệu đồng(1.629USD), tăng gấp 2,1 lần năm 2005

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng, tỷ trọng các ngànhcông nghiệp - xây dựng tăng từ 57% năm 2005 lên 57,2% năm 2010; dịch vụ

từ 28% lên 34% và giảm ngành nông - lâm - thủy sản từ 14,9% xuống còn8,7% Cơ cấu lao động cũng chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng laođộng khu vực nông nghiệp từ 45,5% năm 2005 xuống còn 30% năm 2010, laođộng phi nông nghiệp tăng từ 54,5% năm 2005 lên 70% năm 2010

Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân là 17,2%/năm, cao hơn mức tăngcủa giai đoạn 2001 - 2005

Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bình quân 19,1%/năm.Trong 5 năm 2006 - 2010 huy động tổng vốn đầu tư phát triển xã hội đạt121.500 tỷ đồng Tốc độ thu ngân sách bình quân 12,5%/năm, tổng thu ngânsách bình quân chiếm tỷ lệ khoảng 23% GDP hàng năm

Nghề nghiệp truyền thống:

Đồng Nai và Bình Dương là hai tỉnh miền Đông Nam Bộ có nghềnghiệp truyền thống nổi tiếng là gốm sứ] Sản phẩm gốm sứ của Đồng Nai cónhiều loại và không giống như các sản phẩm gốm sứ truyền thống khác ởmiền Bắc và miền Trung Phương pháp nghệ thuật tạo hoa văn cho sản phẩmcủa gốm sứ Đồng Nai là kết hợp giữa khắc nét chìm và trổ thủng sản phẩmgốm rồi quét men nhưng không có sự phân biết nước men và màu ve

Trang 39

Ngoài ra, Đồng Nai còn có nhiều nghề nghiệp tiểu thủ công nghiệptruyền thống như đan lát, mây tre lá nhờ nguồn tài nguyên là các rừng lábuông của địa phương.

Gia công đồ mỹ nghệ, làm các sản phẩm từ gỗ công nghệ, chế biếnnông sản, sản xuất gạch ngói, đúc đồng, đúc gang là những ngành nghềtruyền thống nổi tiếng của Đồng Nai Nắm bắt được thế mạnh này, Đồng Nai

ra sức bảo vệ nghề truyền thống và thành lập các cụm công nghiệp nghềtruyền thống, mở các lớp đào tạo nghề truyền thống là giải pháp then chốt vàmới mẻ nhưng có tính cách lâu dài và là bước đi đúng đắn bảo vệ ngành nghềtruyền thống trước sức ép phát triển của quá trình đô thị hóa, hội nhập kinh tế

và đầu tư nước ngoài cho các ngành công nghiệp và dịch vụ hiện đại

Thương mại dịch vụ:

Ngành thương mại và dịch vụ của Đồng Nai là một trong những ngànhtương đối còn mới mẻ và chưa được quan tâm đầu tư đúng mức tối đa màtiềm lực Đồng Nai có thể đáp ứng

Một minh chứng rõ ràng cho thấy: Đồng Nai dù có dân số đông thứ hai

ở miền Nam chỉ xếp sau thành phố Hồ Chí Minh, nhưng các trung tâm thươngmại, các siêu thị vẫn còn thưa thớt và không có đầu tư nhiều Phát triển chủyếu của tình là các chợ truyền thống như chợ loại I: chợ Long, chợ Biên Hòa,chợ Tân Hiệp, chợ Đông Hòa, chợ Long Khánh, chợ Sông Ray, chợ TânBiên, chợ Long Thành và nhiều chợ loại 2, 3 và 4

Các trung tâm thương mại lớn và sầm uất gần như tập trung chủ yếu ởcác đô thị lớn của tỉnh như Trung tâm thương mại Big C, Coorpmart, Vinatextmới đây tập đoàn Metro Cash and Carry mới đầu tư xây dựng Trung tâmthương mại Metro tại Biên Hòa Gần đây, khi nhận ra sự phát triển thiếu đồng

bộ và chênh lệch giữa các ngành trong tỉnh, và để đáp ứng nhu cầu phát triển

về thương mại dịch vụ, các dự án và quy hoạch phát triển các trung tâm

Trang 40

thương mại được hình thành như Trung tâm thương mại Long Khánh, trungtâm thương mại Mũi Tàu, Trung tâm thương mại Trảng Bom.

Hiện nay, khi hội nhập kinh tế thế giới, cam kết lộ tình thay đổi chínhsách kinh tế khi vào WTO của Việt Nam, các tập đoàn bán lẻ bắt đầu xem xét

và đổ bộ ngành thương mại dịch vụ vào Việt Nam Đồng Nai cũng đã cónhững tầm nhìn rộng và mới cho ngành "công nghiệp không khói" hấp dẫnnày, đặc biệt là các cao ốc văn phòng, cao ốc chung cư, các dự án trung tâmthương mại rộng khắp

Du lịch:

Du lịch không phải là một thế mạnh của Đồng Nai Đồng Nai là mộtvùng đất mới nhưng nhanh chóng phát triển nên không có nhiều điểm dulịch nổi tiếng Tuy vậy, Đồng Nai lại có những khu du lịch còn hoang sơmang đậm vẻ đẹp thiên nhiên, nổi bật nhất là khu dự trữ sinh quyển ĐồngNai đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới Trongquy hoạch vùng thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có thành phố Hồ Chí Minh và

Bà Rịa - Vũng Tàu được quy hoạch trở thành trung tâm du lịch của toàn khuvực Đến Đồng Nai chỉ có những khu du lịch được đầu tư sơ sài Gần đây,Đồng Nai đã bắt đầu chú trọng đến du lịch và khai thác khả năng tiềm tàngcủa nó Năm 2009, Đồng Nai đón chào 1.7 triệu lượt khách đến du lịch tăng19% so với năm 2008 và vượt kế hoạch định hướng là 0.5% Trong năm

2010, Đồng Nai đặt ra một mục tiêu là phát triển ngành du lịch để làm tăng19% lượt khách và doanh thu so với năm 2009 Nhìn chung, du lịch tại ĐồngNai chưa góp nhiều cho ngân sách tỉnh này nhưng lại đóng vai trò rất quantrọng của ngành kinh tế

Nông nghiệp và nông thôn:

Hiện nay, Đồng Nai cơ bản đã trở thành một tỉnh công nghiệp nhưngkhông vì thế mà tỉnh này không phát triển về nông nghiệp và đô thị hóa nông

Ngày đăng: 23/12/2014, 23:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ NN&amp;PTNT (2009), “Tạo bứt phá trong đào tạo nghề cho nông dân”, Bản tin Phát triển nông thôn, ngành nghề nông thôn của Sở NN&amp;PTNT Thanh Hóa ngày 24/06/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạo bứt phá trong đào tạo nghề cho nông dân
Tác giả: Bộ NN&amp;PTNT
Năm: 2009
2. Chính phủ (2009), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 về việc phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thônmới giai đoạn 2010-2020
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
4. Đảng Cộng sản Việt nam (2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2011
5. Đặng Bá Lãm (2002), Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học – công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học –công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Tác giả: Đặng Bá Lãm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
6. Nguyễn Văn Lượng (2008), Đánh giá kết quả các mô hình hướng nghiệp, dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả các mô hình hướng nghiệp,dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình
Tác giả: Nguyễn Văn Lượng
Năm: 2008
7. Tuấn Minh (2009), “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, con đường ngắn nhất đưa KHCN về nông thôn”, Bản tin Giáo dục và Thời đại của Khoa học phát triển ngày 09/05/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, con đườngngắn nhất đưa KHCN về nông thôn
Tác giả: Tuấn Minh
Năm: 2009
8. Phạm Công Nhất (2008), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Cộng sản (số 786), tháng 4/2008, trang 16-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứngyêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế
Tác giả: Phạm Công Nhất
Năm: 2008
9. Lan Phương (2009), “Dạy nghề cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động”, Bản tin việc làm của Báo lao động (số 250), ngày 04/09/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy nghề cho lao động nông thôn, góp phần chuyểndịch cơ cấu lao động
Tác giả: Lan Phương
Năm: 2009
10. Chu Tiến Quang (2001), Việc làm ở nông thôn, thực trạng và giải pháp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việc làm ở nông thôn, thực trạng và giải pháp
Tác giả: Chu Tiến Quang
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2001
11. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(1995), Luật Lao động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Laođộng
Tác giả: Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1995
12. Ngô Chí Thành (2004), Nghiên cứu phát triển các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển các hình thức dạy nghề cholao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa
Tác giả: Ngô Chí Thành
Năm: 2004
13. Vũ Đình Thắng (2006), Kinh tế nông nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế nông nghiệp
Tác giả: Vũ Đình Thắng
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốcdân
Năm: 2006
14. Thân Thị Thuỳ Trang (2010), Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâmhướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnhBắc Giang
Tác giả: Thân Thị Thuỳ Trang
Năm: 2010
16. Hồ Văn Vĩnh (2009), “Nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Cộng sản (số 805), tháng 11/2009 trang 35-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầucông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”
Tác giả: Hồ Văn Vĩnh
Năm: 2009
3. Các cơ sở dạy nghề mà anh/ chị học, trang bị về lý thuyết, thực hành như thế nào ? Kiến thức lý thuyết  Tốt  Khá  Trung bình  Yếu Kỹ năng thực hành  Tốt  Khá  Trung bình  Yếu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức lý thuyết " " Tốt "" Khá "" Trung bình "" Yếu ""Kỹ năng thực hành" " Tốt "" Khá "" Trung bình "
3. Chính Phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 vầ việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 Khác
15. UBND tỉnh Đồng Nai (2010), Quyết định 2577/QĐ-UBND ngày 29/9/2010 về việc phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của tỉnh Đồng Nai Khác
18. www.baodientu.chinhphu.vn/Home/Dong-Nai-dao-tao-nghe-cho-10000-lao-dong-nong-thon/20125/137368.vgp Khác
19.www.caicachhanhchinh.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/71/0/106033/0/4498/dong_Nai_dao_tao_nghe_cho_10_000_lao_dong_nong_thon.20. www.dongnai.gov.vn Khác
1. Anh/ chị đã từng được đào tạo nghề dành cho lao động nông thôn tại đâu? Cơ sở dạy nghề  Tại nơi làm việc Tự đào tạo qua tài liệu, người thân, quan sát  Khác Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w