Các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai (Trang 81 - 105)

4. Nội dung nghiên cứu

3.6. Các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông

Trình độ văn hóa và độ tuổi của người lao động tham gia học nghề không đồng đều, nhất là nhân dân ở vùng sâu vùng xa, hộ nghèo, dân tộc thiểu số làm ảnh hưởng nhất định đến công tác giảng dạy và học tập, một bộ phận lao động nông thôn còn tâm lý ngán ngại đăng ký đi học nghề.

Ngoài 11 đơn vị dạy nghề tham gia tích cực đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thì trung tâm khuyến nông, khuyến công và hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các hội nghề nghiệp, đoàn thể… chưa phối hợp đồng bộ với các đơn vị dạy nghề để giải quyết việc làm cũng như tìm đầu ra, tiêu thụ sản phẩm do lao động nông thôn sản xuất sau khi được đào tạo nghề.

Một số ngành nghề tổ chức đào tạo chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn các huyện, như các nhóm nghề dịch vụ thẩm mỹ, dịch vụ nhà hàng-khách sạn, công nghệ thông tin (tin học văn phòng A, B).

3.6. Các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho laođộng nông thôn động nông thôn

Sau khi khảo sát về nhu cầu học nghề, nhu cầu đào tạo, nhu cẩu tuyển dụng lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, kết hợp với những số liệu đã kế thừa từ các phòng lao động trên điạ bàn tỉnh. Trong đề tài này, người nghiên cứu mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:

Trước sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, sự nghiệp đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã bộc lộ những tồn tại, bất cập. Mạng lưới cơ sở dạy nghề, quy mô và chất lượng đào tạo chưa thật sự đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, yêu cầu đa dạng của xã hội. Một bộ phận lao động sau khi học nghề vẫn khó khăn trong tìm việc làm vì trình độ,

kỹ năng nghề yếu, không sát hợp với yêu cầu doanh nghiệp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, phương tiện phục vụ cho giảng dạy, học tập còn cũ kỹ, lạc hậu, chưa có đủ những máy móc, thiết bị hiện đại. Sự hợp tác, liên kết giữa các cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện chưa chặt chẽ, không ít doanh nghiệp chưa thật quan tâm hợp tác với cơ sở dạy nghề; phương pháp dạy và học chuyển biến chậm, thời gian thực hành, thực tập ít. Thực tế cho thấy, kỹ năng nghề của một số lao động qua đào tạo có kết quả rất thấp, còn khoảng cách khá xa giữa đào tạo ở cơ sở dạy nghề và yêu cầu thực tế của sản xuất…

Nguyên nhân của tình hình trên, là do nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của đào tạo nghề, yếu tố quyết định chất lượng nguồn lao động; chưa có chính sách đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề.

Công tác đào tạo nghề và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề cần được chuyển đổi nhanh từ hướng cung sang hướng cầu của thị trường sức lao động và yêu cầu đa dạng của xã hội, gắn dạy nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đổi mới và nâng cao chất lượng dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa một cách toàn diện, đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, đánh giá kết quả học tập, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề, coi đây là những nhân tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực để nâng tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng với sự đòi hỏi khắt khe của thị trương lao động. Chất lượng đào tạo nghề được nâng cao sẽ giúp cho người lao động có tay nghề và trình độ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tìm kiếm việc làm với thu nhập cao và ổn định.

Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề, chuyên môn cao, tính kỷ luật tốt,…đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng

Nai cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, song cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

*Nhóm giải pháp chung:

Trước hết, cần có nhận thức đúng về vị trí, tầm quan trọng của đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quyết định đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế và lập thân, lập nghiệp đối với người lao động, nhất là thanh niên. Cần đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động, nhất là nông dân, lao động nữ; phát triển nhanh về quy mô đào tạo, tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề để đào tạo được đội ngũ lao động có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp ngày càng cao, có khả năng tiếp thu nhanh và làm chủ công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, hoàn thiện chiến lược, quy hoạch phát triển dạy nghề một cách đồng bộ, nhanh chóng chuyển đổi hệ thống dạy nghề từ hướng cung sang hướng cầu theo 3 cấp độ: dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trên địa bàn các huyện trong tỉnh, trong nước và trên thế giới, bảo đảm sự cân đối giữa đào tạo và sử dụng, đáp ứng có hiệu quả nguồn nhân lực có chất lượng cao cho yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về dạy nghề, thực hiện tốt cơ chế kiểm định đánh giá chất lượng dạy nghề. Làm tốt công tác dự báo nhu cầu lao động theo ngành nghề, cấp trình độ, đối tượng lao động,…

Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo nghề, gắn chặt đào tạo lý thuyết với rèn luyện kỹ năng thực hành, gắn đào tạo nghề với rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động; tăng cường cơ sở vật chất, trang bị máy móc, thiết bị, phương tiện phục vụ cho

giảng dạy, học tập, từng bước tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, sát hợp với yêu cầu thực tế sản xuất của thị trường lao động. Đổi mới căn bản phương pháp giảng dạy, thực hành theo phương pháp tiên tiến. Tăng thời gian thực hành, thực tập, giảm thời gian học lý thuyết để không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người học.

*Nhóm giải pháp cụ thể:

Có rất nhiều yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng; tuy nhiên có ba yếu tố mang ý nghĩa quyết định, đó là: con người, hạ tầng cơ sở và trang thiết bị. Giải quyết tốt ba vấn đề trên đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động.

Tỉnh Đồng Nai cần đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho giảng dạy, học tập, đặc biệt là thiết bị luyện tập kỹ năng nghề cho các cơ sở đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh.

Đặc thù của đào tạo nghề là thời gian thực tập và thực hành nghề chiếm khoảng 70% quỹ thời gian đào tạo. Hiện nay, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho dạy nghề của các cơ sở dạy nghề (lớp học cộng đồng, ở làng nghề…) đang trong tình trạng thiếu hụt và vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Học sinh ít được tiếp xúc với máy móc thiết bị mới, công nghệ tiên tiến để thực hành, thực tập. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đào tạo nghề là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động, tạo điều kiện cho học sinh có thể học tập, phát huy được năng lực của bản thân, nhờ đó chất lượng lao động sẽ tăng lên, đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Tỉnh Đồng Nai cần nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề cho LĐNT.

Giáo viên là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo. Do đó, muốn nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải pháp quan trọng là phải nâng cao chất

lượng, số lượng đội ngũ giáo viên. Cần có kế hoạch cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học,…cho đội ngũ giáo viên. Hiện nay, số lượng giáo viên tại các cơ sở dạy nghề vẫn chưa đảm bảo, chủ yếu là hợp đồng thỉnh giảng, kinh nghiệm trong thực tế còn hạn chế, ít được tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới hiện đại; đội ngũ cán bộ hành chính còn trẻ, kinh nghiệm trong công tác, am hiểu về đào tạo nghề còn hạn chế. Do đó, muốn nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần phải tăng chỉ tiêu biên chế cán bộ, giáo viên giảng dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề có trình độ đào tạo đạt tiêu chuẩn để giảng dạy cho các hệ cao hơn không chỉ dừng lại ở hệ ngắn hạn. Với sự đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường lao động thì chất lượng giáo viên dạy nghề cũng cần được quan tâm và không ngừng được bồi dưỡng.

Bồi dưỡng chuẩn hoá, bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ giáo viên dạy nghề.

Xây dựng các chương trình bồi dưỡng và cải tiến nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề.

Tiếp tục ký hợp đồng dài hạn với những giáo viên có trình độ, có kinh nghiệm giảng dạy, nhiệt tình tâm huyết với nghề để họ ổn định công tác, thanh toán chế độ tiền lương thỏa đáng, đóng bảo hiểm đầy đủ để họ yên tâm công tác.

Để thực hiện được các giải pháp trên cần có nguồn kinh phí để đầu tư và phát triển. Do đó, điều kiện để thực hiện các giải pháp trên đó là cần có sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước để nâng cấp các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh nhằm đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường lao động.

Phân luồng số lao động có nhu cầu học nghề, từ đó mở rộng hình thức và ngành nghề đào tạo phù hợp với từng đối tượng, và đổi mới nội dung đào

tạo phù hợp với tình hình phát triển hiện nay và trong tương lai của tỉnh Đòng Nai.

Hiện nay, nhu cầu học nghề của bộ phận lao động nông thôn bao gồm nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi khác nhau với mong muốn được học những ngành nghề sau này có cơ hội tìm kiếm việc làm với mức thu nhập cao. Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cần phải tích cực rà soát, tìm hiểu nhu cầu đối tượng, và lứa tuổi có mong muốn học nghề, đồng thời cần phải nắm bắt rõ nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trong địa bàn và các vùng lân cận, từ đó lên chiến lược nhằm mở rộng và phát triển các hình thức và ngành nghề đào tạo đáp ứng được những nhu cầu trên. Nội dung đào tạo cần phải thay đổi để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Có như vậy mới tạo sự tin tưởng và thu hút được lực lượng lao động nông thôn đến học nghề, góp phần vào giải quyết vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Trong giai đoạn tới, các cơ sở đào tạo nghề nên có một số giải pháp như sau:

Tiếp tục công tác khảo sát nhu cầu học nghề của các hộ nông dân đặc biệt là các xã bị thu hồi đất để phát triển công nghiệp, giao thông; khảo sát lần theo dấu vết học sinh để nắm bắt tình hình học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường. Phân luồng đối tượng học nghề, ngành nghề và hình thức học nghề của từng đối tượng; từ đó lên kế hoạch triển khai mở rộng ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo cho từng đối tượng sao cho phù hợp; đồng thời thay đổi nội dung đào tạo nhằm phù hợp với từng đối tượng về khả năng và ý thức học nghề.

Tăng cường tuyên truyền thông qua nhiều kênh thông tin, trên mọi phương tiện thông tin đại chúng về công tác đào tạo nghề để người lao động có thể hiểu rõ giá trị nghề nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay; động viên,

khuyến khích bộ phận lao động nông thôn đi học nghề để có cơ hội tìm việc làm mới có thu nhập cao nhằm nâng cao mức sống cho bản thân và gia đình.

Điều kiện để thực hiện giải pháp này là:

Cần phải nắm bắt được xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn tới; nắm bắt được ngành nghề nào phát triển trong tương lai; từ đó mở rộng ngành nghề đào tạo cho lao động, đảm bảo với lao động nông thôn đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm để họ an tâm và lựa chọn ngành nghề đào tạo.

Thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội: Các đơn vị dạy nghề nên ký kết với các Công ty sử dụng lao động có hiệu quả để phối hợp xây dựng chương trình đào tạo, đề nghị Công ty cử cán bộ kỹ thuật tham gia hướng dẫn một số môn học, tổ chức cho học sinh thực tập thực tế tại công ty, và cam kết giới thiệu việc làm cho người học sau đào tạo; liên kết với các địa phương để tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu học nghề được học tập tại địa phương, góp phần giảm bớt chi phí học tập.

Thực hiện tốt được giải pháp này và đảm bảo được điều kiện thực hiện, trong tương lai sẽ đào tạo được đội ngũ lao động phù hợp với khả năng và nhận thức của từng đối tượng: những ngành nghề đòi hỏi sự nhạy bén trong công việc, đòi hỏi kỹ thuật cao sẽ phù hợp với đối tượng lao động là thanh niên; ngành nghề đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ phù hợp với đối tượng lao động là phụ nữ,…; từ đó phát huy được tối đa ý thức và khả năng làm việc của lao động nông thôn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.

Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn Tỉnh.

Trong những năm tới, tạo việc làm mới và giải quyết việc làm thêm cho người lao động chịu sự tác động trực tiếp của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Yêu cầu về chất lượng lao động của các doanh nghiệp cũng khắt

khe hơn, do đó để có thể giải quyết việc làm cho lao động cần tiến hành nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Muốn thực hiện tốt giải quyết việc làm cần thực hiện:

Nhân rộng các mô hình tiên tiến về đào tạo nghề và giải quyết việc làm: đào tạo nghề ngắn hạn, đào tạo định hướng xuất khẩu lao động, đào tạo tại các trung tâm học tập cộng đồng, đào tạo tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và chuyển giao truyền nghề tại các làng nghề trên địa bàn các huyện.

Lao động thanh niên là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. Đặc thù của lao động thanh niên là có sức khỏe, khả năng tiếp nhận nhanh nhạy và có ý thức trách nhiệm cao hơn. Do đó, giải quyết được tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên; nâng cao thu nhập cho thanh niên đặc biệt là thanh niên nông thôn là một việc là hết sức cần thiết và là một giải pháp trong công tác xóa đói giảm nghèo của huyện cũng như công tác chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn sang các ngành nghề khác. Ngoài các giải pháp tạo việc làm cho thanh niên ngay tại quê hương bằng cách khuyến khích, hướng nghiệp cho thanh niên đi vào các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp và tại các làng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai (Trang 81 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w