Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai (Trang 44 - 105)

4. Nội dung nghiên cứu

2.2.Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Kế thừa các số liệu, tài liệu đã công bố về:

- Số liệu thống kê đào tạo nghề nông thôn từ năm 2010 – 2011 tại các cơ sở dạy nghề trong tỉnh Đồng Nai.

- Số liệu thống kê đào tạo nghề nông thôn và giải quyết việc làm sau đào tạo từ năm 2010 – 2011 của toàn tỉnh tại Phòng Lao động TBXH thuộc Sở Lao động TBXH tỉnh Đồng Nai.

2.2.2. Phương pháp thu thập liệu sơ cấp

+ Khảo sát cơ sở dạy nghề:

Khảo sát 3 cơ sở dạy nghề có tham gia đào tạo lao động nông thôn (trong đó có 1 trường cao đẳng nghề, 1 trường trung cấp nghề, 1 trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai) .

Để kết quả khảo sát được đánh giá khách quan theo từng vùng miền, vì vậy người nghiên cứu đã chọn 3 cơ sở dạy nghề ở 3 huyện khác nhau để khảo sát bao gồm: Trường Cao đẳng nghề Cơ giới & Thủy Lợi thuộc địa bàn huyện Trảng Bom; trường Trung cấp nghề khu vực Long Thành –Nhơn Trạch thuộc huyện Long Thành, trung tâm dạy nghề Định Quán thuộc huyện Định Quán.

+ Khảo sát người học:

- Khảo sát các đối tượng đã hoàn thành các chương trình đào tạo nghề: Để khảo sát kết quả tìm được việc làm của các lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai. Người nghiên cứu đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 90 lao động trên địa bàn 3 huyện: Huyện Vĩnh Cửu, huyện Thống Nhất, huyện Định Quán tương ứng với 3 xã trên địa bàn huyện: Thị trấn Vĩnh An, xã Gia Tân 2, xã Phú Cường

- Khảo sát các đối tượng đang theo học nghề tại các trường khảo sát: Phỏng vấn 90 học viên đang tham gia học nghề lao động nông thôn của 3 cơ sở đào tạo nghề đã chọn.

+ Khảo sát người sử dụng lao động

Khảo sát 30 cơ sở đang sử dụng lao động đã học nghề lao động nông thôn.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả - Phương pháp so sánh:

+ So sánh tuyệt đối, so sánh tương đối;

+ So sánh theo thời gian, so sánh theo địa điểm;

2.3. Các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu

Chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đánh giá qua các chỉ tiêu sau đây:

- Mức độ đáp ứng yêu cầu chất lượng tại cơ sở đào tạo nghề - Mức độ kiến thức tiếp nhận được của học viên

- Mức độ học viên trong tỉnh tìm được việc làm đúng nghề đã đào tạo. - Mức độ đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp .

Chương 3:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai

Thời gian qua cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của đất nước, bộ mặt các vùng nông thôn cũng có nhiều chuyển biến, phát triển rõ rệt. Các cấp uỷ Đảng và chính quyền Tỉnh đã rất quan tâm đầu tư để phát triển khu vực nông thôn về mọi mặt như cơ sở hạ tầng, y tế, văn hoá, giáo dục,… từ đó đã giúp cho đời sống vật chất tinh thần của người dân nông thôn và nông dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Tuy nhiên, khu vực nông thôn hiện nay vẫn còn thua kém với khoảng cách khá lớn so với khu vực thành thị xét về nhiều mặt. Một trong những mặt hạn chế đó là trình độ kiến thức chuyên môn, tay nghề, trình độ quản lý, tổ chức sản xuất,… của lao động nông thôn và người nông dân.

Đây là một trong những thách thức lớn cho việc thực hiện nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất canh tác nông nghiệp, nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân và người dân nông thôn cũng như việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Nhằm góp phần thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển nông nghiệp - nông thôn - nông dân), UBND tỉnh Đồng Nai đã có Quyết định số 2577/2010/QĐ-UBND, ngày 29/9/2010 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm thực hiện việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động của tỉnh, trong đó tập trung hỗ trợ dạy nghề cho lao động ở khu vực nông thôn.

Việc ban hành các chủ trương, chính sách trên đã tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh thực hiện công tác dạy nghề cho người lao động, nhất là việc tiếp tục đẩy mạnh dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Tuy nhiên trong triển khai thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do một số đặc điểm, đặc thù của người nông dân và lao động nông thôn, cụ thể:

Thứ nhất: Trình độ học vấn của đa số nông dân và lao động nông thôn còn thấp; phần lớn lao động nông thôn nhất là lao động làm nông nghiệp và là lao động lớn tuổi (khoảng từ 35 tuổi trở lên), do đó ít nhiều có tâm lý ngần ngại, sợ gặp khó khăn khi tham gia học nghề;

Thứ hai: Ảnh hưởng của nền kinh tế tiểu nông, nhỏ lẻ, tập quán sản xuất, canh tác theo kinh nghiệm lâu đời, cha truyền con nối,… tâm lý ít muốn thay đổi, ngại tiếp thu cái mới, chỉ quan tâm cái lợi trước mắt, chưa quan tâm đến lợi ích lâu dài; bị hạn chế về ý thức tổ chức, tính kỷ luật, tác phong lao động vẫn còn khá phổ biến trong nông dân và lao động nông thôn cũng là trở ngại lớn trong thực hiện dạy nghề cho các đối tượng này;

Thứ ba: Do đặc điểm sản xuất và làm việc theo mùa vụ; bên cạnh đó một bộ phận lớn các đối tượng lao động nông thôn thuộc diện cần hỗ trợ dạy nghề có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, phải lao động sản xuất hàng ngày để kiếm sống nên gặp khó khăn về thời gian, chi phí cho việc đi lại, học tập,… khi tham gia học nghề; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với các đặc điểm trên cùng với thực trạng chung hiện nay là nhận thức về học nghề, việc làm của xã hội, của người lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng còn nhiều hạn chế, chất lượng đào tạo của nhiều cơ sở dạy nghề còn chưa cao, ngành nghề đào tạo vẫn còn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu người học, hiệu quả về việc làm và thu nhập sau dạy nghề ở một số ngành nghề còn thấp, chưa bền vững,… sẽ là những trở ngại lớn cho việc đẩy

mạnh phát triển công tác dạy nghề trong đó có dạy nghề cho lao động nông thôn.

Các ngành nghề trong nông thôn tỉnh Đồng Nai:

Theo số liệu tổng hợp của đoàn quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 – 2020 trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 19,56 ngàn cơ sở ngành nghề, sử dụng khoảng 76,56 ngàn lao động, tạo giá trị sản lượng năm 2010 khoảng 7.385,24 tỷ đồng. Trong đó, theo quyết định số 436/QĐ – UBND ngày 23/02/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về quy hoạch ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai sẽ tập trung quy hoạch gồm 16 ngành nghề. Cụ thể:

Bảng 3.1. Các ngành nghề lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai Số tt Ngành nghề Số Cơ sở Số lao động (người) Giá trị sản lượng (Tr đồng) Giá trị bình quân Lao động/cơ sở (người) Giá trị SL/lao động (Tr đồng) Giá trị SL/ cơ sở (người) 1 Xay xát 609 1.132 45.507 1,86 40,20 74,72 2 Bánh, bún 690 1.867 131.408 2,71 70,38 190,45 3 Bánh kẹo, lò đường 102 477 16.384 4,68 34,35 160,62 4 Nấu rượu 555 867 21.070 1,56 24,30 37,96

5 Chế biến rau quả 22 139 7.166 6,32 51,55 325,73

6 Sơ chế hạt điều, cà phê 123 4.275 384.759 34,76 90,00 3128,12

7 Chế biến sản phẩm từ thịt 78 215 31.776 2,76 147,80 407,38

8 Sản xuất nước đá, nước uống 155 595 64.845 3,84 108,98 418,36

9 Chế biến nông sản 128 705 247.530 5,51 351,11 1933,83

10 Đan lát, Đồ gỗ và mộc gia dụng 996 5.892 267.012 16,65 89,25 535,76

12 Dệt may, giày dép 2.035 4.760 141.151 2,34 29,65 69,36

13 Các nghề nhóm Cơ khí, điện 1.647 5.103 467.048 3,10 91,52 283,57

14 Gỗ, đá mỹ nghệ 158 946 63.266 5,99 66,88 400,42

15 Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh 80 395 16.266 4,94 41,18 203,33

16 Các ngành nghề khác 144 1.105 142.057 7,67 128,56 986,51

Tổng cộng 7.522 28.473 2.046.245 3,79 71,87 272,03

Nếu so với các tỉnh lân cận thì ngành nghề nông thôn ở Đồng Nai phát triển ở trình độ cao hơn cả về quy mô kỹ thuật sản xuất, chất lượng sản phẩm, tổ chức sản xuất. Đây là những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển ngành nghề trong tương lai.

3.2. Hệ thống dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai

3.2.1. Số lượng cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, được sự quan tâm của Nhà nước, công tác đào tạo nghề của tỉnh Đồng Nai trong những năm gần đây phát triển theo chiều hướng tích cực, nhất là chính sách xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề dân lập, tư thục ra đời đáp ứng một phần nhu cầu học nghề của người lao động. Tính đến tháng 05 năm 2011, số lượng các cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Đồng Nai như sau:

Bảng 3.2. Thống kê số cơ sở dạy nghề cho LĐNT tỉnh Đồng Nai (năm 2011) S tt Huyện, thị, thành phố Tổng số Cao đẳng nghề Trung cấp nghề TTDN công lập TTDN tư thục và các cơ sở khác có dạy nghề

Công lập Tư thục Công lập Tư thục

1 TP. Biên Hòa 4 1 0 0 0 2 1 2 Vĩnh Cửu 1 0 0 0 0 1 0 3 Trảng Bom 2 1 0 0 0 1 0 4 Thống Nhất 1 0 0 0 0 1 0 5 Xuân Lộc 1 0 0 0 0 1 0 6 Tx.Long Khánh 1 0 0 0 0 1 0 7 Tân Phú 1 0 0 0 0 1 0 8 Cẩm Mỹ 1 0 0 0 0 1 0 9 Định Quán 1 0 0 0 0 1 0 10 Long Thành 1 0 0 1 0 0 0 Tổng số 14 2 0 1 0 10 1

3.2.2. Đội ngũ giáo viên tại các cơ sở dạy nghề cho LĐNT tỉnh Đồng Nai Nai

Đội ngũ cán bộ tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong tỉnh Đồng Nai như sau:

Bảng 3.3. Đội ngũ giáo tham gia dạy nghề cho LĐNT tỉnh Đồng Nai

TT Đơn vị Tổng số giáo viên Hợp đồng dài hạn Thỉnh giảng

1 Trường CĐN Cơ giới & Thủy Lợi 30 20 10

2 Trường CĐN số 8 35 19 16 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Trường TCN KV Long Thành – Nhơn

Trạch 45 20 25 4 TTDN TP Biên Hòa 9 2 7 5 TTDN thẩm mỹ Nguyên My 8 3 5 6 TTDN Thanh Niên 10 5 5 7 TTDN Trảng Bom 36 10 26 8 TTDN Định Quán 30 20 10 9 TTDN Tân Phú 13 11 2 10 TTDN Thống Nhất 21 21 0 11 TTDN Tx. Long Khánh 25 15 10 12 TTDN Cẩm Mỹ 7 0 7 13 TTDN Vĩnh Cửu 3 0 3 14 TTDN Xuân Lộc 22 10 12 Tổng cộng 294 156 138

Nguồn: Sở Lao động TBXH tỉnh Đồng Nai

3.2.3. Chương trình và giáo trình giảng dạy

Do danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn mới được ban hành từ khi có đề án 1956, vì vậy đến nay chưa có đầy đủ các chương trình, giáo trình chuẩn do Tổng cục Dạy nghề ban hành, nên các trường, trung tâm, cơ sở

dạy nghề thường dựa vào các chương trình của cơ quan chủ quản, chương trình khung của Bộ Lao động TBXH,… tổ chức biên soạn, sửa đổi và bổ sung cập nhật thêm kiến thức mới cho phù hợp thực tiễn nghề. Tuy nhiên việc làm này chưa có sự quy chuẩn thống nhất. Thời gian qua đào tạo nghề cho LĐNT trong tỉnh chỉ đáp ứng được dạy kỹ năng nghề cơ bản, một số ít nghề của các trường CNKT được học nâng cao, chuyên sâu. Việc sử dụng các chương trình đào tạo cũ rất bất cập, lãng phí vì sau khi ra trường các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo bổ sung, rèn luyện kỹ năng cho học viên mới đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp. Vì vậy các cơ sở, trung tâm dạy nghề đã có cố gắng thiết kế các chương trình linh hoạt hơn, phù hợp hơn. Nhìn chung việc soạn thảo các chương trình giảng dạy còn phụ thuộc vào năng lực, trang thiết bị hiện có, đội ngũ giáo viên của từng cơ sở nên có trường hợp cùng Bằng nghề bậc 3/7, hoặc cùng loại Chứng chỉ nghề nhưng tay nghề thực tế có khác nhau do học ở các cơ sở có chương trình đào tạo khác nhau.

Mặc dù gần đây chương trình dạy nghề được xây dựng theo từng phần học (Môđun) để học sinh hệ ngắn hạn có thể chọn học những phần thích hợp, nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết những yêu cầu và thực tế công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp trong tỉnh.

Bảng 3.4. Bảng thống kê chương trình và giáo trình giảng dạy cho LĐNT tại các cơ sở dạy nghề tại tỉnh Đồng Nai

TT CHỈ TIÊU

TỔNG SỐ Số chương

trình Tỷ lệ (%)

I Số chương trình đang sử dụng 32

1 Chương trình do Bộ GD & ĐT ban hành 0 0 2 Chương trình do Bộ chủ quản ban hành 15 46,8

3 Chương trình do DN ban hành 2 6,4

4 Chương trình do Trường tự xây dựng 15 46,8

5 Không có chương trình đào tạo 0 0

6 Khác 0 0

II Giáo trình, tài liệu đang sử dụng 30

1 Có giáo trình 25 83,3

2 Không có giáo trình 5 16,7

Nguồn: Sở Lao động TBXH- Đồng Nai

3.3. Kết quả thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôntỉnh Đồng Nai tỉnh Đồng Nai

3.3.1. Chương trình về đào tạo nghề cho lao động của tỉnh Đồng Nai

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Đồng Nai là nghĩa vụ trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đồng Nai, của hệ thống chính trị và xã hội từ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chính quyền các cấp tăng cường đầu tư kinh phí theo quy định của Nhà nước, để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề cho mọi lao động nông thôn, khuyến khích huy động và tạo điều kiện để xã hội hóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tổ chức triển khai dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 là 176.000 người. Chia ra như sau:

Bảng 3.5. Chương trình đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Đồng Nai

T T Chỉ tiêu Đơn vị tính Cộng Năm 2010 Giai đoạn 2011- Giai đoạn 2016-

2015 2020 1 Số LĐNT được

đào tạo nghề Người

176.000 6.000 85.000 85.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a Đào tạo nghề nông

nghiệp Người 47.210 2.160 25.500 19.550

b Đào tạo nghề phi

nông nghiệp Người 114.950 3.600 53.550 57.800 c

Lao động nông thôn được đào tạo quản lý cấp xã

Người 13.840 240 5.950 7.650

3 Kinh phí cho đào tạo LĐNT Triệu đồng 835.307 21.257 412.100 401.950 a Ngân sách trung ương Triệu đồng 236.890 11.190 102.850 122.850 b Ngân sách Tỉnh Triệu đồng 598.417 10.067 309.250 279.100

Nguồn: Sở Lao động TBXH tỉnh Đồng Nai

3.3.2. Các chính sách khuyến khích đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai tỉnh Đồng Nai

3.3.2.1. Chính sách đối với người học nghề

Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo (theo chuẩn của tỉnh Đồng Nai), người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng) được hỗ trợ như sau:

+ Mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế).

+ Tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên. Đối với đối tượng là người khuyết tật được hỗ trợ 300.000

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai (Trang 44 - 105)