Những thành công

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai (Trang 78 - 79)

4. Nội dung nghiên cứu

3.5.1.Những thành công

Thực hiện Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Chính phủ. Tỉnh Đồng Nai đã tổ chức thực hiện giảng dạy được 494 lớp và đào tạo cho 15.684 lao động, trong đó theo thống kê của Sở Lao động tỉnh thì số lao động đã có việc làm chiếm hơn 70%, điều này chứng

tỏ công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai đã mang lại lợi ích cho người lao động.

Theo kết quả khảo sát điều tra mẫu của học viên đối với lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai cho thấy, các chỉ tiêu quan trọng được giao như đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động sau đào tạo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đã đạt chỉ tiêu đề ra, qua quá trình khảo sát kết quả là có khoảng 20% số lao động không xin được việc hoặc khó xin việc, còn lại hơn 70% sau khi tốt nghiệp đã xin được việc làm, số lao động có thu nhập lớn hơn 1 triệu đồng cũng chiếm hơn 70% . Điều đó đã tạo được sự chuyển biến cơ bản quan trọng trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và người lao động về vai trò quan trọng của dạy nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển nguồn nhân lực nông thôn, giảm nghèo hướng tới giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống, phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Tỉnh Đồng Nai đã xác định được quy trình tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả theo mục tiêu của Đề án 1956, trong đó làm rõ trách nhiệm và mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở dạy nghề và các đơn vị có liên quan từ việc đã tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu, xác định nghề cần đào tạo, đến việc tổ chức dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai (Trang 78 - 79)