Những nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai (Trang 80 - 81)

4. Nội dung nghiên cứu

3.5.3. Những nguyên nhân

Trên địa bàn tỉnh chỉ có hơn 10 cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn, 294 giáo viên (hầu hết là giáo viên hợp đồng) tham gia vào dạy nghề cho lao động nông thôn. Bên cạnh đó, một số điểm còn tồn tại trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là do một số địa phương chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác dạy nghề, đặc biệt tính tự giác tham gia học nghề trong người lao động vẫn chưa cao. Đa số đồng bào dân tộc vẫn chưa hiểu hết lợi ích của việc học nghề, trong họ tồn tại suy nghĩ muốn đi làm ngay, kiếm tiền ngay chứ không muốn mất thời gian, chi phí cho việc đi học.

Qua tìm hiểu, nhiều nông dân ở các địa phương có mong muốn được học nghề, tuy nhiên do các lớp đào tạo nghề mở quá xa nên họ không thể đi học được. Đặc biệt, với nhiều nông dân học nghề xong họ không có vốn để tự đứng ra sản xuất, kinh doanh. Các lớp đào tạo nghề cho nông dân không nên chỉ tổ chức ở các trường, các trung tâm dạy nghề, mà tổ chức lưu động ở từng xã, ấp. Để việc học nghề thu hút được nhiều nông dân hơn nữa, Nhà nước cần nghiên cứu thực hiện song hành hai biện pháp: Nông dân học nghề xong thì được tạo điều kiện vay vốn từ Ngân hàng chính sách – xã hội hoặc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với lãi suất ưu đãi để có điều kiện ứng dụng những gì mình đã học.

Mặt khác, việc thu hút các học viên tới học vẫn là một thách thức đối với các cơ sở đào tạo, bởi hầu hết lao động trên 45 tuổi có nhu cầu học nghề để tự tạo việc làm, số còn lại đang tìm việc làm trong doanh nghiệp. Song vấn

đề tự tạo việc làm hay đi vào các nhà máy, xí nghiệp để xin việc làm sau khi

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w