1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Lộc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

160 677 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 6,29 MB

Nội dung

Hệ thống hóa và làm rỏ một số vấn đề lý luận về thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân huyện, đồng thời đi sâu nghiên cứu tính đặc thù của kinh tế hộ nông dân huyện Lộc Ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở Lộc Ninh trong những năm tới.

Trang 1

NGUYỄN MINH THI

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH

TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN LỘC NINH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Đồng Nai, 2012

Trang 2

NGUYỄN MINH THI

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH

TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN LỘC NINH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

CHUYÊN NGHÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

MÃ SỐ : 60.31.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC T.S NGUYỄN QUANG DUỆ

Đồng Nai, 2012

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Thi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoc tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, Tôi đãnhận được Sự giúp đở nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lảnh đạo và các cánhân Nhân dịp này tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới :

Thầy giáo hướng dẫn luận văn Tiến sĩ Nguyễn Quang Duệ và các thầy

cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đở tôi trong suốt quá trình học tập, nghiêncứu và hoàn thành luận văn

Ban giám hiệu, Khoa sau đại học trường Đại học Lâm Nghiệp

Ban lãnh đạo, Tổ sau Đại học cơ sở 2 – Trảng Bom – tỉnh Đồng Nai Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bình Phước

UBND huyện Lộc Ninh, phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê, hộiNông dân

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các hộ nôngdân ở 3 xã : Lộc Quang, Lộc Thành và Lộc Hòa

Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè,đồng nghiệp đã tao điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Đồng Nai, tháng 08 năm 2012

Tác giả

Nguyễn Minh Thi

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ i

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Ý nghĩa khoa học và đóng góp của luận văn 3

5 Bố cục của lý luận 4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

1.1Cơ sở lý luận 5

1.1.1 Khái niệm cơ bản về hộ 5

1.1.2 Kinh tế hộ nông dân 8

1.1.3.Vai trò của kinh tế hộ 8

1.1.4 Đặc trưng kinh tế hộ nông dân 10

1.1.5 Phân loại hộ nông dân 11

1.1.5.1 Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động 11

1.1.5.2 Theo tính chất sản xuất 12

1.1.5.3 Căn cứ vào mức thu nhập của nông hộ 12

1.1.5.4 Căn cứ vào tính chất ổn định của tình trạng ăn ở và canh tác 12

1.1.6 Kinh tế hộ nông dân là chủ thể trong sản xuất nông nghiệp 13

1.1.6.1 Sự tồn tại khách quan của kinh tế hộ 13

1.1.6.2 Vai trò của kinh tế hộ trong quá trình sản xuất phát triển nông nghiệp 14

1.1.7 Những nhân tố ảnh hưởng trong quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân 16

1.1.7.1 Nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên đặc trưng 16

1.1.7.2 Nhóm nhân tố thuộc kinh tế và tổ chức quản lý 16

Trang 6

1.1.7.3 Nhóm nhân tố thuộc khoa học kỹ thuật và công nghệ 18

1.1.7.4 Nhóm nhân tố thuộc quản lý vĩ mô của Nhà nước 19

1.1.8 Quan điểm về phát triển kinh tế hộ nông dân 20

1.1.8.1 Những điều kiện phát triển kinh tế nông hộ của nước ta 21

1.1.9 Hội nhập kinh tế quốc tế 24

1.1.9.1 Tác động đến tăng trưởng kinh tế 24

1.1.10.Quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế 27

1.1.10.1.Những quan điểm chỉ đạo trong quá trình hội nhập 27

1.1.10.2.Một số nhiệm vụ cụ thể trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 28

1.2Cơ sở thực tiễn 31

1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân ở các nước trên thế giới và những bài học kinh nghiệm 31

1.2.1.1 Kinh tế nông hộ ở các nước Châu Á 31

1.2.1.2 Nền nông nghiệp trang trại một số nước Châu Âu 34

1.2.2 Tình hình và kết quả phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta 36

1.2.2.2 Những mặt tồn tại. 40

1.2.3 Kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế 42

1.3 Phương pháp nghiên cứu 46

1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu 46

1.3.2 Chọn địa điểm nghiên cứu 46

1.3.3 Phương pháp thu thập số liệu 46

1.5.4 Phương pháp phân tích số liệu 48

1.5.5 Các chỉ tiêu phản ánh trình độ và hiệu quả sản xuất hàng hóa kinh tế hộ nông dân 49

Chương 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI HUYỆN LỘC NINH – TỈNH BÌNH PHƯỚC 50

2.1 Đặc điểm và địa bàn nghiên cứu 50

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 50

2.1.2 Địa hình 51

Trang 7

2.1.3 Khí hậu 52

2.1.5 Thủy văn 53

2.1.6 Các nguồn tài nguyên 54

2.1.7 Tình hình quản lý và sử dụng đất 55

2.1.8 Tình hình dân số và lao động 56

2.1.9 Tình hình về cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục 58

2.1.10 Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn 61

2.2 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Lộc Ninh 63

2.2.1.Những thuận lợi 63

2.2.2.Những khó khăn 63

2.3 Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Lộc Ninh - tỉnh Bình Phước từ năm (2008 – 2010) 64

2.3.1 Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở các xã điều tra 68

2.3.2 Các yếu tố sản xuất hộ nông dân 70

2.3.2.1 Nhân khẩu và lao động của hộ 71

2.3.2.3 Tài sản và tư liệu sản xuất của các hộ nông dân 77

2.3.2.4 Đầu tư chi phí sản xuất : 81

2.3.2.6 Giá trị sản phẩm hàng hóa 85

2.3.3 Thu nhập và đời sống hộ nông dân 87

2.3.3.1.Thu nhập của hộ nông dân 87

2.3.3.2 Tình hình đời sống của hộ nông dân 92

Chương 3 : CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI HUYỆN LỘC NINH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 101

3.1 Mục tiêu phát triển kinh tế huyện Lộc Ninh năm 2015 101

3.1.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển 102

3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Lộc ninh - tỉnh Bình Phước đến năm 2015 106

3.1.2.1 Định hướng phát triển một số ngành và lĩnh vực chủ yếu. 106

Trang 8

3.1.2.2 Các giải pháp thực hiện quy hoạch. 110

3.2 Cơ hội thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế phát triển kinh tế nông dân tại huyện Lộc Ninh Bình Phước 112

3.2.1 Cơ hội 112

3.2.2 Thách thức 113

3.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở địa bàn huyện Lộc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 115

3.3.1.Giải pháp chung 115

3.3.1.1 Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản phẩm 115

3.3.1.2 Nhóm giải pháp về đất đai 116

3.3.1.3 Nhóm giải pháp về vốn 119

3.3.1.4 Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 120

3.3.1.5 Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật 122

3.3.1.6 Nhóm giải pháp xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn 125

3.3.1.7 Nhóm giải pháp về chính sách 126

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 129

Kết luận 129

TÀI LIỆU THAM KHẢO 131

PHỤ LỤC 134

Phụ bảng số 1: Thu nhập từ ngoài sản xuất nông lâm nghiệp của hộ điều tra 134

Phụ bảng số 2: Tình hình chi tiêu của các hộ điều tra năm 2010 135

Phụ bảng số 3 : Tổng hợp ý kiến và nguyện vọng của hộ nông dân 136

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN 138

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

Trang 10

Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất trong kinh tế hộ nông dân của huyện Lộc Ninh (2008 – 2010)……… 58Bảng 2.5 Tình hình cơ bản của các chủ hộ được điều tra năm 2010……… 60Bảng 2.6 Cơ cấu đất đai của hộ điều tra năm 2010……… 61Bảng 2.7 Một số chỉ tiêu về hộ điều tra theo thu nhập năm 2010………… 62Bảng 2.8 Cơ cấu lao động trong độ tuổi của các hộ nông dân năm 2010 ….62Bảng 2.9 Trình độ học vấn của các chủ hộ điều tra ở vùng nghiên cứu năm

2010 ……… 64Bảng 2.10 Vốn bình quân của nông hộ điều tra năm 2010 theo vùng nghiên cứu… 65Bảng 2.11 Quy mô vốn đầu tư hộ nông dân tại thời điểm điều tra…………66Bảng 2.12 TLSX chủ yếu bình quân của hộ nông dân năm 2010 theo quy mô sản xuất hàng hóa……… 67Bảng 2.13 Cơ cấu các nhóm hộ nông dân theo hướng SXKD chính……….68Bảng 2.14 Quy mô và cơ cấu chi phí sản xuất nông lâm nghiệp của hộ nông dân điều tra năm 2010……… 71Bảng 2.15 Tổng thu từ nông – lâm nghiệp từ các xã điều tra ………73Bảng 2.16 Quy mô và cơ cấu GTSPHH ở hộ nông dân điều tra năm 2010.75

Trang 11

Bảng 2.17 Tổng thu nhập bình quân sản xuất nông lâm nghiệp từ các xã điều tra năm 2010……… 78Bảng 2.18 Tình hình thu nhập của hộ nông dân điều tra năm 2010……… 80Bảng 2.19 Thu nhập bình quân theo lao động và nhân khẩu của hộ nông dân điều tra ……… 83Bảng 2.20 Phương thức tiêu thụ một số sản phẩm của hộ nông dân vùng nghiên cứu năm 2010 ……… 85Bảng 2.21 Ảnh hưởng các yếu tố đến sản xuất hàng hóa của hộ nông dân ở vùng điều tra năm 2010……… 87

Trang 12

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Tình hình dân số lao động của huyện Lộc Ninh năm 2010…….48Biểu đồ 2.2 Giới tính của chủ hộ điều tra năm 2010……… 59Biểu đồ 2.3 Cơ cấu sản xuất từ Nông lâm nghiệp năm 2010……… 77

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hiện nay, trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta cónhững thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn Trong lĩnh vực nông nghiệp,nông dân nước ta đang phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn do sản xuất nôngnghiệp của nước ta vẫn là nền sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu, năng suất vàchất lượng thấp trong khi bình quân đất nông nghiệp theo đầu người quá ít,giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha canh tác trung bình ở mức 30 triệuđồng Bên cạnh đó nông sản Việt Nam còn có những hạn chế về chất lượng,tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, cách thu hoạch, bảo quản, chế biến vàcòn ít thương hiệu mạnh Trong tiến trình hội nhập WTO, nhiều ưu đãi tronglĩnh vực nông nghiệp và các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu nông sản không phùhợp WTO đã và đang phải bãi bỏ Trong khi chúng ta vừa phải thích ứng vớicác hệ thống mới đang hình thành thì thách thức cạnh tranh lại đến ngay trênsân nhà Các mặt hàng nông sản nước ngoài đã và đang xâm nhập thị trườngtrong nước, vì vậy việc cạnh tranh với nông sản nước ngoài ở thị trường trongnước cũng như cạnh tranh trong xuất khẩu sẽ ngày càng khó khăn hơn

Lộc Ninh là huyện miền núi biên giới phía Tây - Bắc của tỉnh BìnhPhước, gồm có 16 xã và 1 thị trấn Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là86.297,52 ha trong đó đất rừng chiếm chiếm 68.714 ha, còn lại là đất nôngnghiệp với phần lớn là đất đỏ bazan có độ phì nhiêu cao, phù hợp các loại câytrồng có thu nhập cao như : cà phê, điều, hồ tiêu, cao su Có đường biên giớidài hơn 100k tiếp giáp với huyện Sanuol tỉnh Kratie và Mimot, tỉnhCongpongcham của Campuchia Thuận lợi trong việc trao đổi thương mạihàng hóa nước bạn láng giềng Campuchia Là huyện có nhiều tiềm năng nônglâm nghiệp chưa được khai thác, cơ sở hạ tầng và kinh tế hộ nông dân vẫn cònnhiều khó khăn Một trong những nguyên nhân quan trọng là kinh tế hộ nông

Trang 14

dân còn gặp nhiều trở ngại, chưa thực sự đi vào phát triển kinh tế trong quátrình hội nhập kinh tế quốc tế Chính vì vậy nghiên cứu phát triển kinh tế hộnông dân theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức cần thiết đối với từng

vùng, từng địa phương và phạm vi toàn quốc Do đó tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Lộc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp cho

mình Với hy vọng củng cố lại những kiến thức đã được học ở nhà trườngtừng bước nâng cao trình độ tiếp cận những vấn đề thực tiễn của bản thân vậndụng kiến thức thực tế, xem xét, đánh giá một vấn đề cụ thể trong thực tế

2 Mục tiêu của đề tài.

Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân hiện tạicủa huyện Lộc Ninh – tỉnh Bình Phước, căn cứ vào điều kiện của huyện, đềxuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy kinh tế hộ nông dân huyện LộcNinh theo hướng phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Mục tiêu cụ thể

 Hệ thống hóa và làm rỏ một số vấn đề lý luận về thực trạng phát triểnkinh tế hộ nông dân huyện, đồng thời đi sâu nghiên cứu tính đặc thù của kinh

tế hộ nông dân huyện Lộc Ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

 Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện và phântích nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân trong quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế

 Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ởLộc Ninh trong những năm tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Trang 15

Là những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về kinh tế hộ nông dân,

sự phát triển kinh tế hộ nông dân nói chung và sự phát triển kinh tế hộ nôngdân ở huyện Lộc Ninh nói riêng trong những năm qua, những phương hướng

và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy kinh tế hộ nông dân theo hướng hộinhập kinh tế quốc tế

Phạm vi nghiên cứu

Bao gồm phạm vi về nội dung nghiên cứu, địa điểm và không giannghiên cứu

Về nội dung : Đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu kinh tế hộ nông dân

trong giai đoạn hiện nay và một vài nhân tố chủ yếu tác động đến sự phát triểnkinh tế hộ nông dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn đềxuất các giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân trong tiến trình hộinhập kinh tế quốc tế, trong đó giải pháp phát triển kinh tế trên địa bàn huyện

là chủ yếu

Về không gian : Nghiên cứu tại UBND huyện Lộc Ninh - tỉnh Bình

Phước

+ Về thời gian : Nghiên cứu sự phát tiển kinh tế hộ nông dân trong thời

gian từ năm 2008 - 2010, số liệu khảo sát thực trạng được điều tra năm 2010

4 Ý nghĩa khoa học và đóng góp của luận văn.

 Hệ thống hóa và bổ sung lý luận về kinh tế hộ và phát triển kinh tế hộnông dân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với thực trạng điều kiệnnền kinh tế thị trường hiện nay

 Nhằm phản ánh thực trạng kinh tế hộ nông dân trong quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế trong những năm gần đây

 Đồng thời đưa ra một số quan điểm và những giải pháp chủ yếu để pháttriển kinh tế hộ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 16

5 Bố cục của lý luận.

Mở đầu

Chương I : Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu

Chương II : Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Lộc Ninh –

tỉnh Bình Phước

Chương III : Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân tại

huyện Lộc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 17

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm cơ bản về hộ

Kinh tế hộ nông dân là khái niệm đã được đề cập đến từ rất sớm tronglịch sử phát triển của loài người Từng hình thái phát triển nền kinh tế khácnhau trôi qua, lại cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn về kinh tế hộ nông dân ở thời

kỳ lịch sử đó Tuy nhiên, kinh tế hộ nông dân chỉ thực sự được quan tâm vàbàn đến khi vị trí và vai trò của nó dần được khẳng định trong nền kinh tế nóichung và trong nông nghiệp - nông thôn nói riêng Với ý nghĩa to lớn của việcphát triển kinh tế hộ nông dân đã được chứng minh trong lịch sử Có rất nhiềunhà kinh tế, những học giả, học thuyết và cả những nhà chính trị đã bàn đếnkinh tế hộ với vai trò là thành phần kinh tế chủ yếu trong nông nghiệp - nôngthôn Và tất nhiên, tuỳ từng thời kỳ phát triển khác nhau, tuỳ từng cách tiếpcận khác nhau mà chúng ta nhận được những lý thuyết không hoàn toàn giốngnhau về kinh tế hộ nông dân

Trong từ điển ngôn ngữ của Mỹ (Oxford Press – 1987) có nghĩa “ Hộ là tất cả những người cùng sống chung trong một mái nhà Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm ăn chung”.[33]

Với ý nghĩa to lớn của việc phát triển hộ nông dân đã được chứng minhtrong lịch sử Có rất nhiều nhà kinh tế, những học giả, học thuyết và cả nhữngnhà chính trị đã bàn đến hộ với vai trò là thành phần kinh tế chủ yếu trongnông nghiệp - nông thôn Và tất nhiên, tuỳ từng thời kỳ phát triển khác nhau,tuỳ từng cách tiếp cận khác nhau mà chúng ta nhận được những lý thuyếtkhông hoàn toàn giống nhau về hộ nông dân Mỗi tư tưởng, mỗi quan điểmcho ta một cách nhận thức tổng quát về hộ nông dân hoặc kinh tế hộ nông dântrên một mặt nào đó Tuy vậy, chúng ta có thể hiểu :

Trang 18

+ Hộ nông dân là đơn vị kinh tế, trong đó các thành viên hoạt động và làmviệc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích của bản thân, của gia đình và củatoàn xã hội

+ Hộ nông dân là loại hình kinh tế thích nghi nhất với đặc điểm của sảnxuất nông nghiệp, nơi mà các cây trồng, vật nuôi đòi hỏi sự quan tâm sát sao,

sự chăm sóc đúng lúc của con người Đất đai và các tư liệu sản xuất khác đòihỏi một sự bảo quản và bồi dưỡng hợp lý từ người sử dụng, một yêu cầu màkhông hình thức sản xuất nào khác đáp ứng được

+ Hộ nông dân là loại hình kinh tế phổ biến mang tính chất đặc thù ở mỗivùng, mỗi khu vực và mỗi nước trên thế giới

+ Hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở vừa sản xuất, vừa tiêu dùng (màngười ta thường gọi tự cấp tự túc) sản phẩm mà hộ làm ra có thể được tiêudùng luôn với vai trò là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng

+ Hộ nông dân không những giải quyết tốt các mục tiêu của hộ nông dân

mà còn giải quyết tốt vấn đề môi trường sinh thái và vấn đề xây dựng nôngthôn mới

Có ý kiến khác lại cho rằng, hộ bao gồm toàn bộ các khâu của quá trìnhtái sản xuất mở rộng : sản xuất, phân phối, mở rộng tiêu dùng

Tác giả J.Harris (1982) trong bài giới thiệu cho cuốn sách "Phát triển nông thôn" đã phân loại các công trình nghiên cứu về nông thôn, nông dân,

nông nghiệp ra ba xu hướng chính, đó là xu hướng tiếp cận hệ thống, mô hình

ra quyết định và tiếp cận cấu trúc lịch sử

Nghiên cứu sự phát triển của nền hộ nông dân ở các nước đang phát triểngần đây Georgescu - Roegen (1960) cho thấy, nông trại nhỏ dùng lao độngcho đến lúc thu nhập ròng xuống đến số không và chủ yếu nhằm tăng sảnlượng của một đơn vị ruộng đất

Trang 19

Năm 1989, Lipton cho rằng trong khoa học xã hội về phát triển nôngthôn hiện nay, phổ biến ba cách tiếp cận, đó là cách tiếp cận macxit phân tích(Roemer - 1985) tiếp cận cổ điển mới (Krueger, 1974) và tiếp cận hàng hoátập thể (Olson, 1982) Ba tiếp cận trên về mặt lý luận, trong thực tiễn đềuthuộc về quan hệ giữa nhà nước và nông dân Mối quan hệ đó, thường theocác hướng là tăng thặng dư kinh tế của nông thôn, chuyển thặng dư từngành này sang ngành khác, rút thặng dư và thúc đẩy việc luân chuyển Nhìnchung bất cứ một quá trình phát triển nào cũng phải tăng thặng dư, quá trìnhnày cần sự tác động của Nhà nước Dandekar (1970) cho rằng có hai kiểunông dân, một kiểu sản xuất hàng hoá, chỉ đầu tư lao động đến lúc lãi bằngtiền lương và một kiểu tự túc, chủ yếu đầu tư lao động nhằm tăng sản lượng

đủ sống nhiều công trình nghiên cứu (Vergopoulos - 1978), Taussig - 1978cho thấy nông trại nhỏ gia đình hiệu quả hơn nông trại lớn tư bản chủ nghĩa,

và chính hình thức sản xuất này có lợi cho chủ nghĩa tư bản hơn vì khai thácđược cao nhất thặng dư lao động ở nông thôn và giữ được giá nông sản thấp Hayami và Kikuchi (1981) nghiên cứu sự thay đổi của kinh tế nông thônĐông Nam Á và thấy rằng, áp lực dân số trên ruộng đất ngày càng tăng, lãi dođầu tư thêm lao động ngày càng giảm mặc dù có cải tiến kỹ thuật, nhưng giáruộng đất (địa tô) ngày càng tăng

Tóm lại, hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sảnxuất vừa là một đơn vị tiêu dùng Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn

vị kinh tế độc lập tuyệt đối toàn năng, mà còn phụ thuộc vào các hệ thốngkinh tế lớn hơn của nền kinh tế quốc dân Khi trình độ phát triển lên mức caocủa công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thị trường xã hội càng mở rộng và đi vàochiều sâu, thì các hộ nông dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thốngkinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi vùng, một nước Điều này càng có ýnghĩa đối với các hộ nông dân nước ta trong tình hình hiện nay

Trang 20

1.1.2 Kinh tế hộ nông dân

Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế phổ biến, đang có vai trò, vị trírất lớn và là bộ phận hữu cơ trong nền kinh tế, là chủ thể quan trọng trongphát triển nông nghiệp và đổi mới nông thôn ở nước ta Cùng với sự phát triểncủa kinh tế xã hội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng thì kinh tế hộnông dân không ngừng phát triển cả về quy mô và tính chất Một bộ phận hộnông dân chuyển từ quy mô nhỏ thành quy mô lớn, từ sản xuất tự cấp tự túcthành sản xuất hàng hoá, trao đổi sản phẩm trên thị trường Nhiều hộ đã khẳngđịnh được vị trí vai trò sản xuất hàng hoá của mình trong nông nghiệp, nôngthôn Họ sử dụng có hiệu quả đất đai, tiền vốn, lao động và đã vươn lên làmgiàu

Mặc dù có nhiều hộ đã thành công trong phát triển kinh tế hàng hoánhưng nhìn chung, kinh tế hộ chưa chuyển hẳn sang kinh tế hàng hoá Do có

sự khác nhau về điều kiện, khả năng kinh nghiệm sản xuất cho nên có sựchênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các hộ Bên cạnh những hộ nôngdân vươn lên mạnh mẽ, vẫn tồn tại một bộ phận khá lớn hộ nông dân gặpnhiều khó khăn trong sản xuất hàng hoá Mặt khác, bình quân diện tích canhtác đầu người thấp và phân bố không đồng đều, thiếu vốn, thiếu tư liệu sảnxuất, năng suất lao động thấp Vấn đề nêu trên đặt ra bức bách không nhữngđối với nông nghiệp nông thôn vùng đồng bằng mà cả vùng trung du, miềnnúi, hải đảo Để giải quyết được điều đó, trước hết cần phải có những giảipháp thiết thực và hữu hiệu nhằm phát triển mạnh kinh tế hộ nông dân theohướng phát triển hội nhập kinh tế quốc tế trên cả nước

1.1.3.Vai trò của kinh tế hộ

Trong lịch sử phát triển kinh tế quốc dân, thời kỳ nào vai trò của hộ gia

đình cũng rất quan trọng vì nó không những là “tế bào” của xã hội, là đơn vị

sản xuất và bảo đảm cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình, mà

Trang 21

còn là chủ thể tiêu dùng rất đa dạng của nền kinh tế Nhưng trước xu thế quốc

tế hóa nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng hiện nay, phải nhận rõ nhữngkhó khăn để có thêm những chính sách có tính chất đột phá nhằm tạo độnglực mới, thật sự mạnh mẽ cho kinh tế hộ phát triển

Trong thời kỳ chiến tranh, hộ gia đình Việt Nam vừa cung cấp nguồnnhân lực, vừa là nguồn của cải vật chất (chưa nói tới tinh thần) cho cuộcchiến, đồng thời lại là nơi sản xuất vật chất để bảo đảm cuộc sống khôngnhững cho gia đình (chỉ với 5% quỹ đất canh tác được chia cho các hộ giađình làm kinh tế vườn theo lối tự túc, tự cấp), mà còn đóng vai trò là hậuphương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam (trên cơ sở phát triển hợptác theo kiểu củ)

Vai trò của kinh tế hộ có nhiều thay đổi cả về phương thức quản lý lẫnlao động sản xuất, nhất là kể từ khi phong trào hợp tác xã mất dần động lựcphát triển Mốc quan trọng của sự thay đổi đó là sự ra đời của Chỉ thị 100,ngày 31-1-1981 của Ban Bí Thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoánsản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã Tiếp theo đó, Nghịquyết 10, ngày 5-4-1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý nông nghiệp đãtạo cơ sở quan trọng để kinh tế hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủtrong nông nghiệp Ngoài ra, đối với khu vực nông, lâm trường, nhờ có Nghịđịnh số 12/NĐ - CP, ngày 3-2-1993 về sắp xếp tổ chức và đổi mới cơ chếquản lý các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước, các nông, lâm trường đãtừng bước tách chức năng quản lý nhà nước đối với quản lý sản xuất, kinhdoanh các gia đình nông, lâm trường viên cũng được nhận đất khoán và hoạtđộng dưới hình thức kinh tế hộ Tuy những đặc điểm truyền thống của kinh tế

hộ vẫn không thay đổi, nhưng việc được giao quyền sử dụng đất lâu dài đãlàm cho hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh tự chủ, tự quản

Trang 22

Động lực mới cho sự phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn đã xuấthiện.

1.1.4 Đặc trưng kinh tế hộ nông dân

Kinh tế hộ nông dân đang tồn tại và phát triển với vai trò là một đơn vịsản xuất cơ sở của nông nghiệp - nông thôn Là một thành phần kinh tế độclập, tự chủ cùng các thành phần kinh tế khác hình thành lên nền kinh tế thịtrường của nước ta hiện hay Kinh tế hộ nông dân sẽ luôn là một tế bào bềnvững và phát triển lành mạnh trong nền kinh tế, nó mang những đặc trưng cơbản sau đây :

 Đặc trưng về sở hữu: Tuy không được sở hữu về đất đai nhưng hộ nôngdân lại được nhà nước giao quyền sử dụng ổn định và lâu dài Đó là tiền đềquan trọng cho sự phát triển của mọi quá trình sản xuất trong nông nghiệp.Mọi tư liệu sản xuất khác đều thuộc quyền sở hữu của các thành viên trong

hộ, và tất nhiên mọi sản phẩm làm ra đều thuộc quyền sở hữu của gia đình.Tất cả những điều này tạo lên sự khác biệt giữa sở hữu hộ nông dân và sở hữu

tư nhân trong sở hữu tập thể

 Đặc trưng về mục đích sản xuất : Mục đích sản xuất của kinh tế hộnông dân được xác định chủ yếu trên cơ sở đảm bảo nhu cầu về lương thực vàthực phẩm cho hộ, một số ít dư thừa được đem ra để trao đổi Tuy nhiên cùngvới quá trình phát triển, mục tiêu đảm bảo nhu cầu của hộ sẽ giảm dần và thayvào đó là sản xuất hàng hoá nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống chocác thành viên, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu về vật chất và tinh thầncủa các thành viên trong gia đình

 Đặc trưng về lao động : Thường thì các hộ nông dân không thuê laođộng mà chỉ sử dụng những thành viên trong gia đình Trong các ngành kinh

tế khác, việc sử dụng lao động là trẻ em và người lớn tuổi là không được phépnhưng trong kinh tế hộ nông dân thì lao động trẻ em và người lớn tuổi đóng

Trang 23

một vai trò rất đáng kể, hai lao động trẻ em hoăc người lớn tuổi được tínhbằng một lao động chính Mọi lao động trong hộ nông dân làm việc với tính

tự giác cao, tự chủ vì lợi ích của bản thân, của gia đình và của toàn xã hội

 Đặc trưng về mặt tổ chức :Tổ chức của hộ nông dân rất đơn giản, gọnnhẹ chỉ bao gồm những người trong gia đình, trong bộ tộc có quan hệ hônnhân và huyết thống Tổ chức của hộ nông dân rất chặt chẽ, điều khiển mọiquá trình sản xuất chủ yếu là người chủ gia đình trên cơ sở thứ bậc, hiệu lựccao bởi kỷ cương, lề nếp mang tính truyền thống

 Đặc trưng về hoạt động kinh tế hộ: Hoạt động kinh tế của hộ nông dânkhá đa dạng và phong phú, có thể tiến hành sản xuất kinh doanh trên nhiềulĩnh vực, nhiều ngành nghề Có tính phù hợp và tự điều chỉnh cao, với mỗithay đổi của môi trường sản xuất kinh doanh thì hoạt động kinh tế của hộ cóthể tự điều chỉnh để phù hợp Tuy nhiên sự tự phù hợp đó nhanh hay chậm,chính xác hay không còn phụ thuộc vào điều kiện và khả năng của mỗi thànhviên trong hộ

 Đặc trưng về phân phối : Các sản phẩm do hộ nông dân sản xuất ratrước hết được phân phối đều theo nhu cầu của các thành viên trong gia đình,phần còn dư thừa được đem bán hoặc trao đổi theo sự thống nhất giữa mọithành viên trong gia đình

Với sáu đặc trưng như đã nêu ở trên, kinh tế hộ nông dân thực sự làthành phần kinh tế phù hợp với yêu cầu của mọi nền kinh tế đang tồn tại, nó làmột trong năm thành phần kinh tế của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trongquá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội

1.1.5 Phân loại hộ nông dân

Kinh tế nông hộ được chia thành bốn loại căn cứ vào tính chất, đặc điểm sau:

1.1.5.1 Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động

Trang 24

 Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp không phản ứng với thị trường : Loại hộnày có mục tiêu là tối đa hóa lợi ích, tự cấp, tự túc những sản phẩm cần thiết

để phục vụ trong gia đình

 Hộ nông dân bắt đầu có phản ứng với thị trường loại hộ này còn gọi là

“nửa tự cấp”, ở đây hộ có phản ứng với thị trường, giá cả nhung ở mức độthấp

 Hộ nông dân sản xuất hàng hóa là chủ yếu : Loại hộ này mục tiêu là tối

đa hóa lợi nhuận được biểu hiện rỏ rệt và họ có phản ứng gay gắt với thịtrường vốn, đất đai, lao động…

1.1.5.2 Theo tính chất sản xuất

 Hộ thuần nông, lâm : Là loại hộ chỉ thuần túy sản xuất nông nghiệp

 Hộ nông lâm kiêm kết hợp : Là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làmnghề tiểu thủ công nghiệp, nhưng thu từ nông nghiệp là chính

 Hộ nông lâm kiêm dịch vụ : Là loại hộ làm dịch vụ kỹ thuật cho nôngnghiệp ( cơ khí, mộc, rèn, sản xuất vật liệu xây dựng, loại hộ trên không ổnđịnh mà có thể thay đổi khi điều kiện cho phép

 Hộ buôn bán : Loại hộ này tập trung ở nơi đông dân cư, họ có quầyhàng riêng hoặc buôn bán ở chợ

1.1.5.3 Căn cứ vào mức thu nhập của nông hộ

Trang 25

 Hộ bản địa

 Hồ di dời lồng hồ

1.1.6 Kinh tế hộ nông dân là chủ thể trong sản xuất nông nghiệp

1.1.6.1 Sự tồn tại khách quan của kinh tế hộ

Cũng giống như quá trình sản xuất khác của xã hội, quá trình sản xuấtnông nghiệp được tiến hành theo bốn giai đoạn sản xuất - chế biến, bảo quản,lưu thông và tiêu dùng Ở bất cứ nước nông nghiệp nào, các quá trình trênđều do hộ nông dân Sản xuất nông nghiệp ở mọi quốc gia đều mang tínhtruyền thống lâu đời Nền nông nghiệp đã trải qua các hình thái kinh tế khácnhau như: nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa Hiện naykinh tế hộ gia đình được thừa nhận là hình thức kinh tế có hiệu quả trong nôngnghiệp Sự tồn tại khách quan của kinh tế hộ và trang trại trong suốt lịch sửphát triển của nghành nông nghiệp là do những nguyên nhân khách quan sau :

 Đối tượng của sản xuất nông nghiệp, các sinh vật, các cơ thể sống, quátrình sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp là quá trình chuyển hóa về vật chất vànăng lượng thông qua sự sinh trưởng của cây trồng, con gia súc Đó là quátrình liên tục đòi hỏi phải có sự chăm sóc thường xuyên của con người Nókhác hoàn toàn với các quy trình, các sản phẩm có thể phân chia rỏ ràng trongcác dây chuyền sản xuất công nghiệp Đặc thù trên của sản xuất của sản xuấtnông nghiệp phù hợp với lao động có trách nhiệm trong gia đình, nó phù hợpvới kiểu tổ chức sản xuất gia đình, sản xuất trang trại Traianốp nhà nông họcNga đã rút ra kết luận: càng gần càng gắn bó với quá trình sinh học càng cónhu cầu liên kết, tập trung hóa và chuyên môn hóa

 Về mặt xã hội, hộ nông dân là một tế bào bền vững của xã hội, là đơn

vị tiêu chuẩn sản xuất cơ bản của nông nghiệp, mang tính đa dạng, phân tán,phức tạp của nghề nông, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và lao động Đặc điểmnày làm cho sản xuất nông nghiệp phù hợp với hộ sản xuất gia đình hơn bất

Trang 26

kỳ tổ chức nào khác.

1.1.6.2 Vai trò của kinh tế hộ trong quá trình sản xuất phát triển nông nghiệp

Như trên đã trình bày sự tồn tại khách quan của hộ nông dân là do đặcđiểm rất riêng của nông nghiệp Nhiều nhà nghiên cứu đều thừa nhận hộ làkinh tế cơ bản, là chủ thể của sản xuất nông nghiệp

Năm 1925, Traianốp nhà nông học người Nga xuất sắc đã nghiên cứuhình thái của gia đình nông dân không có lao động làm thuê và chỉ sử dụngsức lao động gia đình là hình thức tổ chức sản xuất mang lại hiệu quả kinh tếcao trong điều kiện sản xuất nông nghiệp còn làm bằng thủ công Tổng kếtkinh nghiệm của mô hình trang trại ở Mỹ, Anh, Hà Lan, Italia, Ông cũngchứng minh sức sống của kinh tế hộ trên mảnh đất gia đình

Một số nhà khoa học khác của lý thuyết phát triển coi kinh tế hộ là : “hệ thống của nguồn lực” có nghĩa là hộ là đơn vị để duy trì và phát triển nguồn

lao động vốn đảm bảo cho quá trình phát triển của ngành nông nghiệp cũngnhư toàn xã hội Hệ thống nguồn lực của hộ được sử dụng theo phương thứckhác nhau Vì thế các tác giả đã đưa ra ý kiến về chiến lược sử dụng cácnguồn lực của hộ nông dân

Về phương diện lịch sử thì một trong những con đường trích lũy cơ bảncũng bắt đầu từ quá trình kinh doanh của các gia đình Xã hội càng phát triểnthì sự phân công lao động càng diễn ra sâu sắc, càng tạo nhiều cơ hội để các

cá nhân, các hộ tự nguyện tham gia vào sự phân công lao động của xã hội, xóa

bỏ sự ép buộc lao động đã có thời diễn ra ở một số nước, trong đó có nước ta Trong thành quả của cải cách kinh tế của các nước, có những đóngghóp quan trọng của kinh tế hộ Ở Trung quốc đã giao quyền tự chịu tráchnhiệm trong sản xuất và đơn vị sản xuất cơ bản ở nông thôn, vì thế sản xuấtđạt kết quả ngạc nhiên Trong nông thôn hình thành nhiều loại hình nông hộ,công nghiệp nông thôn phát triển nhanh, ghóp phần vào sự tăng trưởng kinh tế

Trang 27

12% - 13% của nước này.

Các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaixia,Indonesia, Philippines trong chiến lược phát triển kinh tế cũng rất chú ý tớikhu vực kinh tế nông thôn mà hạt nhân cơ bản là kinh tế nông hộ Rất nhiềucuộc hội thảo quốc tế về kinh tế hộ đã khẳng định, ở các nước trong khu vựcchủ thể kinh tế nông nghiệp là hộ nông dân Khi sản xuất gặp khó khăn và cóbiến động lớn thì kinh tế hộ có khả năng thích ứng cao, nó có khả năng phụchồi nhanh sau mổi biến động

Ở Nước ta, trong thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp, phải thu nhập “kinh

tế hộ gia đình” nhưng trên thực tế sản xuất của nông hộ chiếm tới 48% giá trị

tổng sản phẩm nông nghiệp, thu nhập từ kinh tế gia đình chiếm 50 - 60% tổngthu nhập của hộ, tuy kinh tế tập thể sử dụng trên 90% đất đai và các tư liệusản xuất chủ yếu nhưng thu nhập của người nông dân từ kinh tế tập thể cũngchỉ chiếm 40 - 50 % Thời kỳ này thực chất là thời kỳ trì trệ nhất của nôngnghiệp của nước ta trong 30 năm qua Từ khi nghị quyết 10 xác định hộ nôngdân là đơn vị kinh tế tự chủ sản xuất – kinh doanh, kinh tế hộ đã có nhữngbước phát triển đáng kể và khẳng định vai trò quan trọng trong sự nghiệp pháttriển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa ở nước ta Nó thể hiện rỏ trên cácmặt :

 Phát huy tốt các tiềm lực sản xuất (lao động, đất đai, tiền vốn, và cáckinh nghiệm sản xuất…) để tạo ra nhiều nông sản hàng hóa cho xã hội, tạo rabước tiến quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta từ những năm

1990 đến nay

 Phát triển kinh tế hộ tạo cho sản xuất phát triển, mặt khác mở rộng thịtrường nông sản phẩm hàng hóa cho quá trình phát triển công nghiệp thànhthị

 Phát triển kinh tế hộ không chỉ có vai trò to lớn về kinh tế mà nó còn có

Trang 28

ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội vì việc gia tăng sản phẩm hàng hóa và hiệu quảkinh tế trong nông nghiệp đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện vànâng cao đời sống – cơ sở kinh tế vững chắc để giải quyết các vấn đề xã hội.

1.1.7 Những nhân tố ảnh hưởng trong quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân

1.1.7.1 Nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên đặc trưng

Vị trí địa lý và đất đai

Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và sựphát triển kinh tế hộ nông dân Những hộ nông dân có vị trí thuận lợi như :gần đường giao thông, gần các cơ sở chế biến nông sản, gần thị trường tiêuthụ sản phẩm, gần trung tâm các khu công nghiệp, đô thị lớn, sẽ có điều kiệnphát triển kinh tế

Sản xuất chủ yếu của hộ nông dân là nông nghiệp, đất đai là tư liệusản xuất đặc biệt và không thể thay thế trong quá trình sản xuất Do vậy quy

mô đất đai, địa hình và tính chất nông hoá thổ nhưỡng có liên quan mật thiếttới từng loại nông sản phẩm, tới số lượng và chất lượng sản phẩm, tới giá trịsản phẩm và lợi nhuận thu được

Khí hậu thời tiết và môi trường sinh thái

Khí hậu thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp.Điều kiện thời tiết, khí hậu, lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng có mốiquan hệ chặt chẽ đến sự hình thành và sử dụng các loại đất Thực tế cho thấy

ở những nơi thời tiết khí hậu thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi sẽ hạn chếnhững bất lợi và rủi ro, có cơ hội để phát triển kinh tế

Môi trường sinh thái cũng ảnh hưởng đến phát triển hộ nông dân, nhất

là nguồn nước Bởi vì những loại cây trồng và gia súc tồn tại theo quy luậtsinh học, nếu môi trường thuận lợi cây trồng, con gia súc phát triển tốt, năngsuất cao, còn ngược lại sẽ phát triển chậm, năng suất chất lượng giảm từ đó

Trang 29

dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp kém.

1.1.7.2 Nhóm nhân tố thuộc kinh tế và tổ chức quản lý

Đây là nhóm yếu tố có liên quan đến thị trường và các nguồn lực chủyếu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và pháttriển kinh tế hộ nông dân nói riêng

Trình độ học vấn và kỹ năng lao động

Người lao động phải có trình độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếpthu những tiến hộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến Trongsản xuất, phải giỏi chuyên môn, kỹ thuật, trình độ quản lý mới mạnh dạn ápdụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm mang lại lợi nhuận cao.Điều này là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả trong sản xuấtkinh doanh của hộ, ngoài ra còn phải có những tố chất của một người dámlàm kinh doanh

Vốn

Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, vốn làđiều kiện đảm bảo cho các hộ nông dân về tư liệu sản xuất, vật tư nguyên liệucũng như thuê nhân công để tiến hành sản xuất Vốn là điều kiện không thểthiếu, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm

Công cụ sản xuất

Trong quá trình sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng,công cụ lao động có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các biện pháp

kỹ thuật sản xuất Muốn sản xuất có hiệu quả, năng suất cao cần phải sử dụng

hệ thống công cụ phù hợp Ngày nay với kỹ thuật canh tác tiên tiến, công cụsản xuất nông nghiệp đã không ngừng được cải tiến và đem lại hiệu quả caocho các hộ nông dân trong sản xuất Năng suất cây trồng, vật nuôi khôngngừng tăng lên, chất lượng sản phẩm tốt hơn, do đó công cụ sản xuất có ảnhhưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả trong sản xuất của các nông hộ

Trang 30

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng chủ yếu trong nông nghiệp nông thôn bao gồm : đườnggiao thông, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống điện, nhà xưởng, trang thiết bị nôngnghiệp đây là những yếu tố quan trọng trong phát triển sản xuất của kinh tế

hộ nông dân, thực tế cho thấy, nơi nào cơ sở hạ tầng phát triển nơi đó sảnxuất phát triển, thu nhập tăng, đời sống của các nông hộ được ổn định và cảithiện

Thị trường

Nhu cầu thị trường sẽ quyết định hộ sản xuất sản phẩm gì? với sốlượng bao nhiêu và theo tiêu chuẩn chất lượng như thế nào? trong cơ chế thịtrường, các hộ nông dân hoàn toàn tự do lựa chọn loại sản phẩm mà thịtrường cần trong điều kiện sản xuất của họ Từ đó, kinh tế hộ nông dân mới

có điều kiện phát triển

1.1.7.3 Nhóm nhân tố thuộc khoa học kỹ thuật và công nghệ

Kỹ thuật canh tác

Do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng khác nhau, với yêucầu giống cây, con khác nhau đòi hỏi phải có kỹ thuật canh tác khác nhau.Trong nông nghiệp, tập quán, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địaphương có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và pháttriển kinh tế nông hộ

Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ

Sản xuất của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ khoa học

kỹ thuật, vì nó đã tạo ra cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt.Thực tế cho thấy những độ nhạy cảm với tiến bộ kỹ thuật về giống, côngnghệ sản xuất, hiểu biết thị trường, dám đầu tư lớn và chấp nhận những rủi rotrong sản xuất nông nghiệp, họ giàu lên rất nhanh Nhờ có công nghệ mà cácyếu tố sản xuất như lao động, đất đai, sinh vật, máy móc và thời tiết khí hậu

Trang 31

kinh tế kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm nông nghiệp Như vậy, ứng dụngcác tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp có tác dụng thúc đẩy sảnxuất hàng hoá phát triển, thậm chí những tiến bộ kỹ thuật làm thay đổi hẳnbằng sản xuất hàng hoá.

1.1.7.4 Nhóm nhân tố thuộc quản lý vĩ mô của Nhà nước

Nhóm nhân tố này bao gồm chính sách, chủ trương của Đảng và Nhànước như : Chính sách thuế, chính sách ruộng đất, chính sách bảo hộ, trợ giánông sản phẩm, miễn thuế cho sản phẩm mới, chính sách cho vay vốn, giảiquyết việc làm, chính sách đối với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới Các chính sách này có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế nông hộ và làcông cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp,tạo điều kiện cho các hộ nông dân phát triển kinh tế…Ngoài các yếu tố như đãnêu ở trên, hộ nông dân còn có những điều kiện khác ảnh hưởng đến mức độsản xuất hàng hóa của hộ, đó là việc nắm bắt được nhu cầu thị trường, khảnăng gắn sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phẩm, đồng thời phải có kỹ năng

tổ chức sản xuất và tiếp cận thị trường, có sản phẩm thặng dư

Các chính sách kinh tế có ảnh hưởng lớn đến sản xuất hàng hóa củanông hộ Chính sách kinh tế là công cụ đắc lực để nhà nước can thiệp vào sảnxuất, khuyến khích hoặc hạn chế sản xuất loại nông sản hàng hóa Từ năm

1988 trở lại đây, theo tinh thần nghị quyết 10 giao quyền sử dụng đất lâu dàicho các hộ nông dân và hàng loạt các chính sách được ban hành như chínhsách thị trường thống nhất trong cả nước, chính sách một giá, chính sách chonông dân vay vốn, chính sách thuế đất v.v , sản xuất hàng hóa đã phát triểnnhanh chưa từng có Từ chổ phải nhập khẩu lương thực triền miên trong vàithập kỷ, năm 1989 nước ta đã có 1,4 triệu tấn gạo hàng hóa để xuất khẩu và từ

đó đến nay trung bình hàng năm đã xuất 1,5- 2,0 triệu tấn gạo và một số nôngsản khác như cao su, tiêu, cà phê v.v….Gía trị nông sản xuất khẩu tăng nhanh

Trang 32

Từ hộ sản xuất tự cấp tự túc muốn phát triển thành hộ nông dân sản xuất hànghóa phải phá vỡ kết cấu kinh tế khép kín của hộ để chuyển sang sản xuất hànghóa Chính sách là tiền đề, là môi trường để đầu tư, đưa tiến bộ kỹ thuật mớivào sản xuất để kinh tế hộ nông dân hoạt động có hiệu quả.

1.1.8 Quan điểm về phát triển kinh tế hộ nông dân

Quan điểm về phát triển

Theo quan điểm của Patchanee napracha and Alexxandra Steppens

trong cuốn “Tallking hold of ruallif” thì “Phát triển là một quá trình thay đổi.

Nó đòi hỏi sự hoàn thiện trong các lĩnh vực mà các nhân tố này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ” Nghĩa là nó đáp ứng nhu cầu của con người ở

mức độ cao trong mọi lĩnh vực, cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần,

cả phát triển kinh tế và phát triển xã hội theo hướng văn minh nhân loại

Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tếtrong một thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sảnlượng và tiến bộ mọi mặt của xã hội hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý

Phát triển bền vững

Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế xã hội với mức độ cao liêntục trong thời gian dài Sự phát triển của nó dựa trên việc sử dụng tài nguyênthiên nhiên một cách có hiệu quả mà vẫn bảo vệ mô trường sinh thái Pháttriển kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không phương hại đến việcđáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai

Về quan điểm phát triển bền vững kinh tế hộ nông dân không tách rờivới quan điểm phát triển bền vững nông thôn Nội dung của quan điểm pháttriển nông thôn là:

 Đảm bảo nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đápứng nhu cầu trong tương lai

 Phát triển kinh tế xã hội nông thôn gắn liền với giữ gìn và bảo vệ môi

Trang 33

Trong đó chúng ta cần xét đến các nội dung cụ thể như ruộng đất, vấn

đề kỹ thuật công nghệ và vấn đề nghèo đói

1.1.8.1 Những điều kiện phát triển kinh tế nông hộ của nước ta

Về ruộng đất

Chính sách ruộng đất là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển kinh tế hộ nông dân, bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, luôn gắn liền với sản xuất nông nghiệp

Trước năm 1975, nước ta đã tiến hành các cuộc cải cách ruộng đấtnhằm thực hiện người cày có ruộng, đặc biệt đến năm 1988 cả nước thực hiện

nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị về “đổi mới quản lý trong nông nghiệp”, vai

trò chủ thể của hộ nông dân và vấn đề ruộng đất mới cơ bản được đặt ra vớinhận thức mới phù hợp với điều kiện của nền kinh tế theo cơ chế thị trường

có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Vấn đề ruộng đất được giải quyết từng bước thông qua : Luật đất đai

1988, Luật đất đai 1993, Luật đất đai sửa đổi và bổ sung tháng 12/1998, tháng12/2000 Trọng tâm của vấn đề là : quyền sử dụng lâu dài và 5 quyền là,chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và thừa kế

Trang 34

Như vậy ta có thể kết luận :

 Chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước đã giải quyết quan hệ giữaquyền sử dụng và quyền sở hữu, là động lực mới thúc đẩy kinh tế hộ pháttriển Nhờ vậy hộ nông dân yên tâm sản xuất, yên tâm đầu tư, một bộ phậnnông dân thoát khỏi tình trạng sản xuất tiểu nông, sản xuất nhỏ lên sản xuấthàng hoá

 Tuy nhiên 5 quyền trong luật chưa phù hợp chung trong cả nước, nhất

là đối với từng địa phương cụ thể, trong đó có quyền chuyển nhượng, quyềncho thuê đang bị thả lỏng

Các hộ nông dân cần đứng trên quan điểm quản lý sử dụng đất đai bềnvững trong quyền sử dụng lâu dài ruộng đất của hộ nông dân, nhằm :

 Duy trì nâng cao sản lượng

 Giảm rủi ro sản xuất

 Bảo vệ tiềm năng, ngăn ngừa thoái hoá đất và nước

 Sử dụng đất đai có hiệu quả hơn

 Được xã hội và cộng đồng chấp nhận

Kiểm soát được thị trường đất : Một thị trường đất tất yếu sẽ hìnhthành, cần kiểm soát và có sự hướng dẫn của các cấp quản lý Nhà nước Giải quyết vấn đề hộ nông dân không có đất và sự hình thành kinh tếtrang trại

Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hộ nông dân

Khoa học kỹ thuật chỉ có thể thành công nếu xuất phát từ nhu cầu vàlợi ích của người tiếp nhận khoa học kỹ thuật đó, trong đó việc kết hợp giữacác kiến thức hàn lâm và kiến thức bản địa là rất quan trọng

Đối với hộ nông dân, vấn đề chuyển giao khoa học kỹ thuật phải đứngtrên các quan điểm sau đây :

 Có tính khả thi về kỹ thuật

Trang 35

 Chi phí thấp, phù hợp với đầu tư của hộ nông dân.

 Đáp ứng nhu cầu của nông dân địa phương

 Tôn trọng quyền của người sử dụng

 Giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài

 Năng động và cho phép ứng phó khi điều kiện thay đổi

 Làm giảm sự nặng nhọc trong lao động đối với phụ nữ và trẻ em

Để làm được tốt công tác khuyến nông cần phải :

 Tổ chức tốt hệ thống khuyến nông cơ sở

 Đào tạo khuyến nông viên tại chỗ

 Biên soạn, tài liệu, các chương trình phổ cập truyền thông khuyến nôngphục vụ cho công tác khuyến nông

 Lồng ghép công tác khuyến nông vào các nhiệm vụ của chính quyền,

tổ chức xã hội, cơ quan nghiên cứu

Xoá đói giảm nghèo

Đói nghèo hiện nay là vấn đề trọng tâm nan giải ở nông thôn, đây làcội nguồn của mọi vấn đề Việt Nam là nước nghèo, đặc biệt ở các vùng sâu,vùng xa và phân bố không đồng đều giữa các vùng

Nguyên nhân của đói nghèo chủ yếu là do nguồn lực hạn chế, trình độnhận thức thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, nhiều tập quán chi phối, không biếtcách làm ăn, thiếu dịch vụ, thông tin, khoa học kỹ thuật, điều kiện tự nhiên,thiên tai, bão lụt

Để giải quyết vấn đề này, quan điểm cơ bản phải là : làm thế nào để hộnông dân tự mình thoát ra khỏi cảnh đói nghèo thông qua việc hỗ trợ cho họ,với mục tiêu : nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong vùng,tạo điều kiện để họ thoát nghèo đói và lạc hậu, hoà nhập với sự phát triển

Các vấn đề khác như : Cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, phụ nữ và trẻ

em…

Trang 36

Những vấn đề này cũng luôn luôn phải được quan tâm một cách có hệthống và đồng bộ với các vấn đề trên, nhằm tạo ra điều kiện đảm bảo cho sựphát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và kinh tế nông dân nóiriêng.

1.1.9 Hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.9.1 Tác động đến tăng trưởng kinh tế

Nhìn tổng thể HNKTQT và đặc biệt là gia nhập WTO đã có tác dụngtích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 3 năm

Năm 2008, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã được hưởng lợi từ nhiềuyếu tố tích cực từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế gắn liền vớiHNKTQT Yếu tố tích cực từ bên ngoài chủ yếu là tốc độ tăng trưởng kinh tếtương đối cao, mặc dù thấp hơn so với mức 2007, của nền kinh tế thế giới,nhất là các nước đối tác thương mại chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, NhậtBản, Trung Quốc, Châu Âu và tăng trưởng kinh tế cao ở các khu vực châu Á(nhất là đông Á) Nhờ hội nhập HNKTQT sâu rộng hơn, các hàng rào cảnthương mại tại các nước bạn hàng giảm, Việt Nam đã mở rộng được thị phầnsang các thị trường này, tăng kinh nghạch xuất khẩu, nhờ đó sản lượng củacác nghành định hướng xuất khẩu tăng

Xét về nhân tố tích cực trong nước, việc Việt Nam thực thi các cam kếttrong khuôn khổ WTO và các hiệp định đa phương và song phương đã cảithiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh Điều này đi đôi với môi trường chínhtrị tiếp tục ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư và tăng trưởngkinh tế của đất nước Kết quả là tốc độ tăng GDP năm 2008 tiếp tục đà tăngtrưởng của những năm trước đó, đạt 8,5%, mặc dù giá trên thế giới tăng caogây áp lực lớn đến giá đầu vào của sản xuất trong nước

Trong năm 2008, tác động HNKTQT diễn ra theo 2 chiều trái ngượcnhau Do HNKTQT sâu hơn, phụ thuộc vào thương mại nhiều hơn nên việc

Trang 37

giá nguyên liệu trên thế giới tăng cao tác động mạng và nhanh hơn đến nềnkinh tế, ở chừng mực nhất định tạo sức ép lạm phát cao và tăng trưởng kinh tếthấp hơn Kinh tế các nước bạn hàng chính bước vào suy thoái hoặc tăngtrưởng chậm lại cũng là yếu tố ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và FDI của ViệtNam, do đó ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Cuối cùng, nhưngkhông kém phần quan trọng là các lúng túng trong việc xử lý các bất ổn kinh

tế vĩ mô cũng gây ảnh hưởng nhất định đến lạm phát và tăng trưởng

Mặt khác, giá dầu thô và giá lương thực là 2 mặt hàng xuất khẩu chủlực của Việt Nam, cũng như nhiều giá xuất khẩu khác tăng cao, nên Việt Namđược lợi từ yếu tố tăng giá, và điều này ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng.Hơn nữa thị trường xuất khẩu vẫn tiếp tục được mở rộng nhờ HNKTQT cũng

có tác động tích cực đến tăng trưởng Trong 2 nhóm tác động trên, tác độngtiêu cực có mức độ ảnh hưởng lớn hơn, lại được truyền dẫn nhanh hơn vàonền kinh tế do mở cửa Kết quả là tăng trưởng GDP năm 2008 đã chững lại,chỉ đạt 6,2% Tuy nhiên, cần phải khẳng định là nếu không có HNKTQT, tăngtrưởng kinh tế sẽ thấp hơn

Từ tháng 10/2008, tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính vàsuy thoái kinh tế toàn cầu còn mạnh hơn Tuy giá nguyên, nhiên vật liệu giảmthấp nhưng nhu cầu nhập khẩu của các bạn hàng cũng giảm mạnh Rõ ràng làtrong năm 2009, ảnh hưởng tích cực của HNKTQT không đáng kể

Phản ứng chính sách của chính phủ đã kịp thời và nhạy bén hơn,chuyển hướng từ kiềm chế lạm phát (thắt chặt chính sách tiền tệ và đầu tưcông) sang chống suy giảm kinh tế cùng tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô

và an sinh xã hội Chính sách tiền tệ được nới lỏng dần và từ tháng 12/2008,một gói chính sách kích thích kinh tế được chính thức triển khai nhằm hổ trợcác doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phát triển kết cấu hạ tầng, kích thích

Trang 38

tiêu dùng và giảm thiểu khó khăn xã hội Nhờ đó, các tác động tiêu cực vớităng trưởng kinh tế đã được giảm nhẹ ở mức độ đáng kể.

Kết quả chung là tăng trưởng GDP năm 2009 tiếp tục giảm, chỉ đạt5,3% Tuy đây là mức sụt giảm đáng kể từ năm 2000 đến nay, nhưng vẫnđược xem là tương đối cao so với mức tăng trưởng thấp hoặc âm của nhiềunước trên thế giới trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tếtoàn cầu

Như vậy là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế bắt đầu từcuối năm 2008 đã tác động tiêu cực lên nền kinh tế Việt Nam thông qua một

số kênh như giá cả, thương mại và đầu tư (bao gồm đầu tư trực tiếp nướcngoài và chu chuyển vốn)

HNKTQT cũng có ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam

thông qua một số kênh tác động Thứ nhất, như đã nêu trên, việc dở bỏ các

hàng rào cản thương mại sẽ làm giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nước diễn

biến sát hơn với giá cả trên thị trường thế giới Thứ hai, HNKTQT với các

dòng lưu chuyển thương mại và đầu tư lớn nhanh hơn cũng làm ảnh hưởngđến cán cân thanh toán, qua đó ảnh hưởng đến tương quan cung - cầu và kèm

theo đó cung tiền tệ và lãi suất Thứ ba, thay đổi tương quan cung cầu ngoại tệ

cũng làm ảnh hưởng đến tỷ giá và, trong điều kiện chính sách tỷ giá được thựchiện theo hướng thả nổi có quản lý, việc quản lý tỷ giá cũng chịu ảnh hưởng

nhất định Thứ tư, HNKTQT cũng tác động đến nền kinh tế thông qua hệ

thống ngân hàng thương mại và thị trường tài chính, do các giao dịch thương

mại và đầu tư được thực hiện nhiều hơn Cuối cùng, HNKTQT cũng ảnh

hưởng đến ngân sách nhà nước, và nếu dẫn đến tăng thâm hụt NSNN thì sẽ

ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô Chính vì vậy, Việt Nam dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc từ bên ngoài như biến động giá cả trên thị

Trang 39

trường thế giới, tình hình kinh tế của các nước bạn hàng thương mại chính,các sự kiện chính trị, vv

Phân tích trên cho thấy trong 3 năm qua, nhiều cơ hội cũng như vô vànthách thức từ quá trình HNKTQT đã xuất hiện và tồn tại đan xen nhau tácđộng mạnh mẽ lên nền kinh tế Việt Nam Thực tế này đã minh chứng cho tínhđúng đắn của nghị quyết số 08-NQ/TW cũng như lập luận và nhận định củanhiều nghiên cứu trước đây rằng một mặt HNKTQT sẽ tạo ra nhiều cơ hội đểphát triển kinh tế trong đó có tăng trưởng cao, mặt khác HNKTQT cũng làmcho nền kinh tế dễ tổn thương hơn, những biến động bất lợi và bất ổn của nềnkinh tế thế giới như luồng vốn đầu tư, thị trường tài chính, thị trường dầu thô,v.v sẽ tác động lên thị trường trong nước nhanh hơn và mạnh hơn

1.1.10 Quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế

Sau 4 năm gia nhập WTO (2007- 2010), kinh tế đã tiếp tục tăng trưởngcao, xuất khẩu hàng hóa và thu hút đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tăng lên,các tiềm năng và lợi thế so sánh về kinh tế có điều kiện phát huy mạnh hơn.Trên nền tảng đó Việt Nam đang gia tăng tốc độ thực hiện các cam kết WTO

để nhanh chóng được công nhận là nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh trên, khu vực nông nghiệp vừa phát huy các thế mạnhsẵn có về điều kiện tự nhiên, lao động, đồng thời phải đối mặt với nhữngthách thức to lớn do các điều kiện thấp kém về : kết cấu hạ tầng, trình độ côngnghệ và tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực nông nghiệp, thêm vào đókhủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm tăng mạnh giá các loại đầu vào của sảnxuất, trong khi giá nông sản tăng không tương xứng đã tác động tiêu cực tớingười sản xuất, tạo ra nhiều khó khăn, thách thức đối với sự phát triển tiếptheo của khu vực kinh tế quan trọng này

1.1.10.1 Những quan điểm chỉ đạo trong quá trình hội nhập

Trang 40

Quán triệt chủ trương được xác định là : Chủ động hội nhập kinh tếquốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quảhợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo

vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệmôi trường

Kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữvững an ninh, quốc phòng, thông qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổnghợp của quốc gia, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh đất nước, cảnh giác vớinhững mưu toan thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ diễn biến hòa bình đốivới nước ta

1.1.10.2 Một số nhiệm vụ cụ thể trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Tiến hành rộng rãi công tác tư tưởng, tuyên truyền, giải thích trong các

tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, trong các doanh nghiệp và các tầng lớpnhân dân để đạt được nhận thức và hành động thống nhất và nhất quán về hộinhập kinh tế quốc tế, coi đó là nhu cầu vừa bức xúc, vừa cơ bản và lâu dài củanền kinh tế nước ta, nâng cao niềm tin vào khả năng và quyết tâm của nhândân ta chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội IX, Chiến lược phát triển kinh tế

-xã hội 2001 - 2010 cũng như các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mànước ta tham gia, xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập với một lộ trình

cụ thể để các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp khẩn trương sắp xếplại và nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh,bảo đảm cho hội nhập có hiệu quả Trong khi hình thành chiến lược hội nhập,cần đặc biệt quan tâm bảo đảm sự phát triển của các ngành dịch vụ như tàichính, ngân hàng, viễn thông là những lĩnh vực quan trọng mà ta còn yếukém

Ngày đăng: 24/12/2014, 00:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Ngoại Giao (2002), Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa: Vấn đề và giải pháp, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầuhóa: Vấn đề và giải pháp
Tác giả: Bộ Ngoại Giao
Nhà XB: Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
3. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2000), Một số chủ trương, chính sách mới về công nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chủ trương, chính sách mới vềcông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Nhà XB: NXBNông nghiệp
Năm: 2000
4. Chu Văn Vũ (1995), Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam
Tác giả: Chu Văn Vũ
Nhà XB: NXB Khoa họcxã hội
Năm: 1995
5. Chu Hữu Quí (1996), Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn ViệtNam
Tác giả: Chu Hữu Quí
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
6. Đặng Thọ Xương (1996), Kinh tế VAC trong quá trình phát triển Nông nghiệp, nông thôn. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế VAC trong quá trình phát triển Nôngnghiệp, nông thôn
Tác giả: Đặng Thọ Xương
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
7. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ nông dân
Tác giả: Đào Thế Tuấn
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
8. Frankellis (1993), Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp
Tác giả: Frankellis
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1993
9. Lê Du Phong (1998), Phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội ở nông thôn trong quá trình đẩy nhanh xã hội hoá và xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội ở nông thôntrong quá trình đẩy nhanh xã hội hoá và xây dựng quan hệ sản xuất theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa
Tác giả: Lê Du Phong
Năm: 1998
12. Nguyễn Thị Minh Thọ (2000), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân vùng cao Bắc Thái, Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằmphát triển kinh tế hộ nông dân vùng cao Bắc Thái
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Thọ
Năm: 2000
13. Nguyễn Văn Huân (1999), Kinh tế nông hộ - vị trí vai trò trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế nông hộ - vị trí vai trò trong quá trìnhphát triển kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Huân
Năm: 1999
15. Nguyễn Văn Tiêm (1995), Giàu nghèo trong nông thôn hiện nay, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giàu nghèo trong nông thôn hiện nay
Tác giả: Nguyễn Văn Tiêm
Nhà XB: NXBNông nghiệp
Năm: 1995
17. Nguyễn Văn Huân (1993), Kinh tế hộ, khái niệm vị trí, vai trò, chức năng, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ, khái niệm vị trí, vai trò, chứcnăng
Tác giả: Nguyễn Văn Huân
Năm: 1993
18. Nguyễn Hữu Tiến (1996), Tổ chức hợp tác xã ở một số nước châu Á, NXB nông nghiệp, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hợp tác xã ở một số nước châu Á, NXBnông nghiệp
Tác giả: Nguyễn Hữu Tiến
Nhà XB: NXBnông nghiệp
Năm: 1996
19. Nguyễn Đức Tuyến (2004), Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn đồng bằng song hồng trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ởnông thôn đồng bằng song hồng trong thời kỳ đổi mới
Tác giả: Nguyễn Đức Tuyến
Năm: 2004
21. Từ Thị Xuyến (2000), Những giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân vùng gò đồi tỉnh Hà Tây, Luận án Tiến sĩ Kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dânvùng gò đồi tỉnh Hà Tây
Tác giả: Từ Thị Xuyến
Năm: 2000
22. Trần Đức (1998), Kinh tế trang trại vùng đồi núi, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế trang trại vùng đồi núi
Tác giả: Trần Đức
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1998
23. Trịnh Xuân Vũ (1991), Hộ gia đình là đối tượng phục vụ của chính sách nông nghiệp, Tập san Chính sách phát triển nông nghiệp ở Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hộ gia đình là đối tượng phục vụ của chính sáchnông nghiệp, Tập san Chính sách phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
Tác giả: Trịnh Xuân Vũ
Năm: 1991
25. Vũ Tuấn Anh, Trần Thị Vân Anh (1997), Kinh tế hộ lịch sử và triển vọng phát triển, NXB KHXH, Hà Nội.II. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ lịch sử và triển vọngphát triển
Tác giả: Vũ Tuấn Anh, Trần Thị Vân Anh
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 1997
1. Chayanov A.V. (1925), On the Theory of Peasant Enconomy, Homewood, Ohio Sách, tạp chí
Tiêu đề: On the Theory of Peasant Enconomy
Tác giả: Chayanov A.V
Năm: 1925
2. Carl J. Friedrich, Trends of Federalism in Theory and Practice, New York, Praeger, 1968 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trends of Federalism in Theory and Practice

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w