Đánh giá thực trạng triển khai chính sách hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ Hồ tiêu của nông dân trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai và đề xuất kiến nghị hoàn thiện. Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn của chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ Hồ Tiêu; Đánh giá thực trạng triển khai chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2009 – 2011; xác định những bất cập, hạn chế trong triển khai và khả năng hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện; Kiến nghị các nội dung hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất,tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xuân Lộc là huyện nông thôn, miền núi của tỉnh Đồng Nai với diện tích tự nhiên là 72.719,48 ha, chiếm 12,4% diện tích toàn tỉnh. Huyện Xuân Lộc có 15 đơn vị hành chính, trong đó có 14 xã và 01 thị trấn với 91 khu, ấp được chia thành 1.238 tổ nhân dân, dân số trên 228 ngàn người, chiếm 9,0% dân số tỉnh Đồng Nai. Trong 20 năm xây dựng và phát triển vừa qua, kinh tế huyện Xuân Lộc đã thay đổi đáng kể, tăng trưởng GDP với tốc độ cao, đạt bình quân 12,3% / năm, trong đó giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 16,61%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp với tỷ trọng các khu vực là: 40,1% - 25,9% - 34%. Sản xuất nông, lâm nghiệp được phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp gắn kết với việc xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống của nông dân và dân cư trên địa bàn. Điều kiện tự nhiên của huyện Xuân Lộc có khí hậu pha và đất nâu đỏ trên đá bazan (25 ngàn ha) rất thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp dài, ngắn ngày, cây thực phẩm, cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, trong đó có hồ tiêu. Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn huyện đến năm 2011 là 19.618 ha, trong đó diện tích cây cà phê là 1.105 ha; cây Cao su là 3.900 ha; cây Điều là 13.256 ha; Cây Tiêu là 1.246 ha. Cây Tiêu là một trong 04 cây công nghiệp lâu năm cho sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao của huyện Xuân Lộc, chiếm tỷ trọng 29,46% trong tổng giá trị cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn huyện Xuân Lộc, sản lượng trung bình đạt 3.226 tấn/năm. Những năm gần đây diện tích trồng Hồ tiêu trong nhân dân không ngừng tăng do mang lại thu nhập cao hơn so với các cây trồng khác như Cao su, Cà phê, Điều trên cùng đơn vị ha diện tích đất canh tác. 2 Tuy nhiên, phát triển cây tiêu còn mang tính manh mún, phân tán, chưa theo quy hoạch; người trồng tiêu chưa tiếp cận đầy đủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu đã triển khai trên địa bàn; thu nhập của nông dân chưa tương xứng với công sức bỏ ra và chưa hưởng lợi đầy đủ lợi ích tạo ra trong toàn bộ chuỗi giá trị hồ tiêu trên địa bàn huyện. Trong tiêu thụ, nông dân thường bán sản phẩm dưới dạng hồ tiêu tươi cho người thu gom ngay sau khi thu hoạch khi cần tiền gấp, giá bán thấp nên thu nhập không cao. Đại bộ phận nông dân phải bán sản phẩm tươi ngay sau thu hoạch cho thương lái, một bộ phận nhỏ hộ nông dân tự vận chuyển và bán hồ tiêu trực tiếp cho Doanh nghiệp thương mại trên địa bàn huyện với giá cao hơn và được thanh toán ngay tiền và một bộ phận tự phơi, sấy khô để bảo quản và bán ra vào các thời điểm có giá cao hơn. Để phát triển được cây hồ tiêu theo lợi thế tự nhiên ở huyện Xuân Lộc, UBND tỉnh Đồng Nai và UBND huyện Xuân Lộc cần có chính sách tốt hơn, phù hợp hơn để hỗ trợ có hiệu quả nông dân trong sản xuất tiêu nhằm góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao mức thu nhập và giảm nghèo trên địa bàn huyện, làm tiền đề thúc đẩy các ngành dịch vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến phát triển, tăng thu ngân sách cho nhà nước. Với vị trí là cán bộ phụ trách nông nghiệp thuộc UBND huyện Xuân Lộc, trước tình hình bức thiết trên đây tôi chọn đề tài “Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình với hy vọng kết quả nghiên cứu luận văn sẽ tạo căn cứ để kiến nghị với UBND huyện Xuân Lộc một số chính sách, giải pháp hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu trong những năm tới nhằm nâng cao thu nhập của người sản xuất và tạo ra sự phát triển bền vững hồ tiêu những năm tới. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng triển khai chính sách hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ Hồ tiêu của nông dân trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai và đề xuất kiến nghị hoàn thiện. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn của chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ Hồ Tiêu; - Đánh giá thực trạng triển khai chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2009 – 2011; xác định những bất cập, hạn chế trong triển khai và khả năng hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện; - Kiến nghị các nội dung hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất,tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi thời gian: 03 năm 2009 – 2011. - Phạm vi không gian: huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. - Phạm vi về nội dung: Cơ sở lý luận, thực tiễn; Thực trạng triển khai và kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 4 4.1. Phương pháp chọn địa điểm và đối tượng nghiên cứu Chọn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai làm địa bàn nghiên cứu do huyện Xuân Lộc là nơi tác giả đề tài sinh sống và công tác, tác giả sẽ thuận lợi trong quá trình khảo sát, điều tra để thu tập số liệu thứ cấp và sơ cấp để phục vụ nghiên cứu đề tài. Đồng thời huyện Xuân Lộc là huyện nông thôn miền núi, có tốc độ phát triển nông nghiệp cao, tỷ lệ % đóng góp vào GDP của huyện khá cao. 4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp + Tham khảo và kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có dưới các hình thức đề tài, bài viết khoa học; các văn bản chính sách và báo cáo tổng kết về chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ nông sản nói chung và Hồ tiêu nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam. + Kế thừa các báo cáo Kinh tế - Xã hội huyện Xuân Lộc để đánh giá kết quả sản xuất Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai trong 03 năm 2009-2011. + Sử dụng các báo cáo đánh giá tình hình triển khai chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai trong 3 năm 2009-2011. + Sử dụng các văn bản về chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu của tỉnh Đồng Nai (Quyết định số 2419/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai); Các văn bản triển khai chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất, tiêu thụ hồ tiêu của UBND huyện Xuân Lộc, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Xuân Lộc. 4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp + Điều tra trực tiếp 130 hộ nông dân sản xuất Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc qua bảng câu hỏi, trong đó có 60 hộ được hưởng chính sách hỗ trợ (30 hộ hưởng chính sách hỗ trợ trồng mới, 30 hộ hưởng chính sách hỗ trợ thâm 5 canh) và 70 hộ không được hưởng chính sách để làm đối chứng; Chia thành 4 nhóm hộ theo tiêu chí giàu nghèo: Nhóm hộ nghèo, Nhóm hộ trung bình, Nhóm hộ khá, Nhóm hộ giàu để phân tích, đánh giá. + Phỏng vấn, trao đổi với 10 cá nhân là thương lái thu mua gom (bao gồm cả thương lái chuyên nghiệp và thương lái thời vụ) tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện. 4.4. Phương pháp chuyên gia + Thảo luận với một số cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện về chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu đã triển khai trên địa bàn huyện và định hướng giải pháp hoàn thiện chính sách (Cán bộ phụ trách trồng trọt-Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Xuân Lộc); + Khảo cứu ý kiến cán bộ, nhân viên trực tiếp triển khai chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc để nắm được thực trạng của công tác triển khai chính sách (Cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Xuân Lộc; Cán bộ phụ trách Nông nghiệp các xã và đại diện người đứng đầu UBND các xã thuộc 4 vùng quy hoạch phát triển Hồ Tiêu: Xã Xuân Bắc, xã Xuân Thọ, xã Xuân Trường, xã Suối Cao, xã Suối Cát, xã Xuân Hiệp, xã Lang Minh và Thị trấn Gia Ray). 4.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu và đánh giá chính sách hỗ trợ - Sử dụng Microsoft Office Excel để xử lý các số liệu thu thập được. - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích chi phí, giá thành sản xuất và hiệu quả của nông dân trong sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu; - Sử dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích để đánh giá lợi ích của hộ nông dân trước và sau khi được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước; - Sử dụng phương pháp so sánh và đo lường phản ứng của hộ nông dân để đánh giá ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu, cụ thể: 6 i). So sánh ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu trong trường hợp có hỗ trợ và không hỗ trợ; ii). So sánh mức hỗ trợ (giá trị của chính sách hỗ trợ) với kết quả sản xuất của nông dân trong trường hợp được hưởng chính sách hỗ trợ; iii). Phân tích phản ứng của hộ nông dân về nội dung của chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ hồ tiêu. 4.6. Chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài - Chi phí sản xuất 01 ha của nhóm hộ nông dân được hưởng chính sách hỗ trợ trồng mới so với chi phí sản xuất 01 ha chính nhóm hộ đó trước khi được hưởng chính sách hỗ trợ; - Chi phí sản xuất 01 ha của nhóm hộ nông dân được hưởng chính sách hỗ trợ thâm canh so với chi phí sản xuất 01 ha chính nhóm hộ đó trước khi được hưởng chính sách hỗ trợ; - Gía thành sản xuất 01 kg tiêu của nhóm hộ nông dân được hưởng chính sách hỗ trợ trồng mới so với gía thành sản xuất 01 kg tiêu chính nhóm hộ đó trước khi được hưởng chính sách hỗ trợ; - Gía thành sản xuất 01 kg tiêu của nhóm hộ nông dân được hưởng chính sách hỗ trợ thâm canh so với gía thành sản xuất 01 kg tiêu chính nhóm hộ đó trước khi được hưởng chính sách hỗ trợ; - Thu nhập bình quân 01 ha của nhóm hộ nông dân được hưởng chính sách hỗ trợ trồng mới so với Thu nhập bình quân 01 ha chính nhóm hộ đó trước khi được hưởng chính sách hỗ trợ; - Thu nhập bình quân 01 ha của nhóm hộ nông dân được hưởng chính sách hỗ trợ thâm canh so với Thu nhập bình quân 01 ha chính nhóm hộ đó trước khi được hưởng chính sách hỗ trợ; - Thu nhập tăng thêm bình quân 01 ha của nhóm hộ nông dân sau khi được hưởng chính sách hỗ trợ trồng mới; 7 - Thu nhập tăng thêm bình quân 01 ha của nhóm hộ nông dân sau khi được hưởng chính sách hỗ trợ thâm canh. 5. Nội dung chính của luận văn i. Một số vấn đề về cơ sở lý luận, thực tiễn của chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ hồ tiêu. ii. Nội dung và thực trạng triển khai chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. iii. Kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản. - Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai). - Chương 3: Kết quả nghiên cứu. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT, TIÊU THỤ NÔNG SẢN 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu luận văn tác giả đã khảo cứu một số tài liệu nghiên cứu về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trong điều kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã được công bố trong thời gian qua và thu được kết quả như sau: i). Nghiên cứu của Dự án thương mại Đa biên giai đoạn 2 đã chỉ ra rằng “Trong khi phải dỡ bỏ nhiều trợ cấp trái với qui định của WTO đối với nông nghiệp, Việt Nam đang tự kìm hãm cơ hội tận dụng những chính sách hỗ trợ cho ngành này mà WTO cho phép”. Theo đó, hiện nay hầu hết chính sách hỗ trợ trong nước đều thuộc Hộp xanh lá cây và xanh da trời (không thuộc nhóm bị cấm) nên vẫn có thể tiếp tục duy trì song song với việc chuyển dần một số biện pháp hỗ trợ thuộc Hộp Hổ phách (bị cấm) sang hai loại trên. Tổng mức hỗ trợ gộp (AMS) hiện nay chiếm khoảng 3,4% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp, là mức thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu được phép theo qui định WTO là 10% giá trị sản lượng. Nhiều chính sách không bị cấm nhưng chưa được sử dụng như trợ cấp điều chỉnh cơ cấu và trợ cấp để rút các nguồn lực ra khỏi sản xuất nông nghiệp, chi trả trực tiếp cho người sản xuất thay vì hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động xuất khẩu 1 . Điểm quan trọng mà nghiên cứu này đã chỉ ra là, Việt Nam còn nhiều cơ hội sử dụng các biện pháp thuộc Hộp xanh lá cây (gồm các chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước không gây bóp méo thương 1 Tham khảo báo cáo “Các chính sách thương mại trong nông nghiệp và các nghĩa vụ WTO về nông nghiệp của Việt Nam”, Antonio Cordella, MUTRAP, 2007. 9 mại) và Hộp xanh da trời (bao gồm các biện pháp đầu tư phát triển trong ngành nông nghiệp, được phép áp dụng) để triển khai các biện pháp hỗ trợ sản xuất trong nước theo mục tiêu mà Chính phủ lựa chọn. Trước đây, Việt Nam đã dành phần lớn các khoản chi tiêu ngân sách để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc Hộp xanh lá cây, đó là các khoản đầu tư vào xây dựng, phát triển hạ tầng thuỷ lợi; một phần nhỏ cho khuyến nông; hỗ trợ phát triển vùng và dự trữ lương thực quốc gia; hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và những hộ trợ khác, nhưng vẫn chưa vượt quá mức cho phép đối với các biện pháp hỗ trợ gộp, với tổng hỗ trợ gộp (AMS) chưa vượt quá 10% giá trị sản lượng nông nghiệp hàng năm. Nhóm các biện pháp hỗ trợ thuộc “Hộp Xanh lá cây” bao gồm rất nhiều biện pháp hỗ trợ được phép sử dụng như đã nói trên mà Việt Nam cần và có thể tiếp tục áp dụng 2 . Như vậy, Việt Nam vẫn có thể tiếp tục chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trong điều kiện thực hiện các cam kết quốc tế, trong đó có cam kết WTO. ii). Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp, chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế và quy định của WTO” của Ths. Huỳnh Thị Liên Hoa (2011) đã khẳng định 2 : Việc thực hiện các cam kết của WTO theo hướng cắt giảm thuế loại bỏ hàng rào phi thuế và cắt giảm các khoản trợ cấp cho nông nghiệp sẽ ảnh hưởng đến thương mại và cung cầu một số ngành hàng nông sản của Việt Nam, tạo cơ hội cho hàng hoá của các nước xuất khẩu nông sản thâm nhập thị trường Việt Nam với giá rẻ hơn, chất lượng cao, mẫu mã đẹp gây sức ép cạnh tranh lên các ngành hàng nông sản nội địa. Do vậy, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và các giải pháp thực hiện hỗ trợ cho nông nghiệp trong nước một cách hợp lý vừa đảm bảo tính khả thi, 2 . Ths. Huỳnh Thị Liên Hoa, Đề tài khoa học cấp bộ “ Nghiên cứu các giải pháp, chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế và quy định của WTO; Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Hà Nội 2011 đã nghiệm thu 10 phù hợp với điều kiện của Việt Nam, vừa đảm bảo không sai với các quy định của quốc tế và WTO là hết sức cần thiết và cấp bách. Việc hỗ trợ không phải chỉ là tạo ra những rào cản ngăn chặn sự xâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào trong nước, hoặc trợ cấp dưới mọi hình thức cho sản xuất nông nghiệp mà quan trọng hơn là những phương thức bảo hộ đó phải đạt được mục tiêu phân bổ nguồn lực hợp lý hướng tới nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế. Điều này cũng có nghĩa là không nên hỗ trợ cho những ngành sản xuất yếu kém, không có khả năng phát triển và không thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. iii). Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ, Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2010 về: “Nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất chính sách bù đắp thu nhập cho những hộ sản xuất lúa trong vùng lúa chuyên canh nhằm đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia”; Chủ nhiệm TS. Phạm Bảo Dương đã chỉ rằng: Thể chế và chính sách là một trong những nhân tố tác động có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của hộ sản xuất lúa. Một chính sách tốt, phù hợp có thể kích thích sản xuất lúa phát triển, đảm bảo được an ninh lương thực và ngược lại. Nguyên tắc là, các khoản hỗ trợ cho người trồng lúa có thể chuyển giao trực tiếp đến tay họ. Một vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong quá trình cung cấp các hỗ trợ đó là các khoản hỗ trợ của Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu thông qua các doanh nghiệp thu mua kinh doanh nông sản, nên khi Chính phủ muốn hỗ trợ nông dân thường phải dựa vào hệ thống doanh nghiệp làm trung gian và người nông dân chỉ là đối tượng thụ hưởng gián tiếp. Tuy nhiên, hình thức này bị cấm trong WTO, đây là điều rất cần phải lưu ý trong quá trình nghiên cứu áp dụng các biện pháp hỗ trợ cho nông nghiệp Việt Nam vì về lâu dài hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân vẫn rất cần và phải triển khai trong thực tế, lý do vì nông dân vẫn là [...]... niệm Chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản Từ khái niệm về chính sách nêu trên thì: Chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản là tập hợp các giải pháp, công cụ mà Nhà nước được sử dụng để hỗ trợ quá trình sản xuất, tiêu thụ nông sản Mục đích của chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản là nâng cao năng lực của nông dân, người sản xuất , chế biến nông sản trong sản xuất, tiêu thụ; ... hoạt động trong sản xuất, tiêu thụ nông sản - Đối tượng của chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản là nông dân, những người thu mua nông sản, các doanh nghiệp chế biến và các tổ chức tiêu thụ nông sản tới người tiêu dùng cuối cùng; - Đặc điểm cơ bản của chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản là tác động tới các đối tượng hộ nông dân quy mô nhỏ, phân tán; những người thu mua nông sản đa dạng... về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nhằm mục đích nâng cao thu nhập cho nông dân và năng lực cạnh tranh của sản phẩm Hồ tiêu trên thị trường trong nước và phục vụ mục tiêu xuất khẩu, đúng theo chủ trương phát triển nông nghiệp của tỉnh và huyện 1.2 Cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp 1.2.1 Khái niệm về chính sách, chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản 1.2.1.1 Khái niệm về chính. .. chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ hồ tiêu, nhằm kiến nghị với chính quyền tỉnh Đồng Nai và huyện Xuân Lộc hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển hồ tiêu trong những năm tới là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn to lớn, nâng cao các giải pháp phát triển nông nghiệp nói chung và ngành sản phẩm hồ tiêu nói riêng trong phạm vi khả năng ngân sách và tài chính của tỉnh, huyện và trong điều kiện vẫn không... kinh tế trực tiếp tham gia vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản; - Mục tiêu của chính sách hỗ trợ giảm khó khăn, cản trở và nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ nông sản, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông sản, trên cơ sở đó nâng cao thu nhập và đời sống nông dân và cộng đồng của họ8 - Công cụ của chính sách hỗ trợ: là các biện pháp hỗ trợ về kinh tế, tài chính; hướng dẫn, tư vấn... đoạn phát triển của sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản Theo Tiến sĩ Chu Tiến Quang: Có thể phân biệt các loại hình chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản như sau: 1.2.3.1 Theo phương thức tác động của chính sách, có: - Chính sách hỗ trợ trực tiếp: Nhà nước sử dụng các nguồn lực của mình để tác động trực tiếp vào người nông dân trong sản xuất, tiêu thụ nông sản như hỗ trợ về giống, vật tư,... lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm 1.2.3 Các loại hình chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản Sự tác động của chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn sẽ làm thay đổi hành vi của các tác nhân trong sản xuất, tiêu thụ nông sản và thúc đẩy chúng phát triển theo định hướng do Nhà nước đưa ra Do vậy, loại hình chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản là đa dạng, thay đổi theo... pháp hỗ trợ khác 1.2.2 Sự cần thiết và yêu cầu đối với chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp 1.2.2.1 Sự cần thiết của chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản - Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với sản xuất nông nghiệp tác động làm thay đổi, điều chỉnh hành vi của hộ nông dân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân, nhằm đạt được mục tiêu cùng gia tăng sản xuất theo định hướng nào đó trong. .. trình xây dựng và phân tích chính sách Nông nghiệp, nông thôn, trang 7 17 chính sách hỗ trợ những hộ này để họ có thể tham gia sản xuất hàng hóa cùng với những hộ khác trong cộng đồng Như vậy, đối với một nền sản xuất nông nghiệp nhỏ, nhiều hộ nông dân cùng tham gia, bắt đầu bước vào sản xuất hàng hóa thì chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người sản xuất và người tiêu thụ nông sản là cần thiết... nâng cao năng lực sản xuất cũng như tính cạnh tranh chung của sản phẩm 1.2.6 Kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản của một số nước 1.2.6.1 Chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ lúa gạo ở Thái Lan Để đảm bảo cuộc sống cho những người nông dân trồng lúa và phát triển bền vững nghề trồng lúa, Thái Lan đã thực hiện những chính sách hỗ trợ sau: - Chính sách hỗ trợ về giống lúa tốt, . Đồng Nai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3. 1. Đối tượng nghiên cứu: Các chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. 3. 2. Phạm vi. Lộc. 4 .3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp + Điều tra trực tiếp 130 hộ nông dân sản xuất Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc qua bảng câu hỏi, trong đó có 60 hộ được hưởng chính sách hỗ trợ (30 hộ. 12 ,3% / năm, trong đó giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 16,61%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp với tỷ trọng các khu vực là: 40,1% - 25,9% - 34 %.