Điều kiện tự nhiên:

Một phần của tài liệu Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 41)

- Hỗ trợ “đầu vào” cho sản xuất nông nghiệp cho nông dân

2.1.2. Điều kiện tự nhiên:

2.1.2.1. Khí hậu

Huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, với những đặc trưng chính như sau:

- Năng lượng bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và cao đều quanh năm trung bình 25,4 oC, không có những thiên tai như: bão, lụt, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Lượng mưa lớn (trung bình từ 1.956-2.139 mm/năm). Nhìn chung, với đặc điểm thời tiết - khí hậu nắng nóng quanh năm, nhưng ôn hòa, thích hợp cho phát triển sản xuất cây lâu năm như: cao su, tiêu, cây ăn quả, điều.

2.1.2.2. Đất đai

Báo cáo Quy hoạch Nông nghiệp huyện Xuân Lộc giai đoạn 2011-2020 cho biết, trên địa bàn toàn huyện có 6 nhóm đất chính như sau: Đất xám vàng; Đất đá bọt núi lửa; Đất đỏ vàng; Đất tầng mỏng; Đất nâu thẩm; Đất xám nâu. Trong 6 nhóm đất, nhóm “đất đỏ vàng” (gồm Đất đỏ thẩm và Đất vàng đỏ) khá thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm.

2.1.2.3. Nguồn nước

Phần lớn sông suối trong địa phận huyện Xuân Lộc ngắn, lưu vực nhỏ và dốc nên lưu lượng nhỏ, khả năng giữ nước rất kém, nên nghèo kiệt vào mùa khô. Theo bản đồ địa chất - thủy văn tỉnh Đồng Nai tỉ lệ 1/100.000, huyện Xuân Lộc nằm trong khu vực nghèo nước ngầm. Hiện nay nước ngầm đang được khai thác cho sinh hoạt và tưới cho cây trồng. So với các khu vực khác Xuân Lộc có hạn chế về nguồn nước ngọt để tưới cho cây trồng vào mùa khô, đòi hỏi phải bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng, kết hợp với ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước để tăng cường thâm canh, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trên địa bàn huyện đã xây dựng các công trình thủy lợi sau: Hồ Gia Ui: trữ lượng 10,8 triệu m3; Hồ Núi Le: trữ lượng nước 4 triệu m3; Đập Gia Liêu; Đập suối Nước Trong; đập Lang Minh; đập Suối Khỉ; đập Sóc Ba Buôn; đập Suối Học. Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và PTNT Xuân Lộc, các công trình này đã cung cấp nước sinh hoạt và đáp ứng diện tích thực tưới đạt khoảng 7.000 - 8.000 ha.

Nhìn chung, các công trình này đã phát huy tác dụng tốt nhưng so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng thì còn rất nhỏ bé. Nguyên nhân là do tốc độ xây dựng các công trình thủy lợi còn chậm nên đã hạn chế đáng kể khả năng khai thác các tiềm năng đất đai và lao động trong phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trong những năm tới, cần tập trung mạnh mẽ hơn cho xây dựng công trình thủy lợi để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá và tạo tiền đề cho phát triển bền vững.

2.1.2.4. Hệ thống Giao thông

Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã hình thành các tuyến đường trục hợp lý, đáp ứng tốt yêu cầu vận tải và mở rộng giao lưu kinh tế, thương mại giữa huyện với bên ngoài và giữa các xã, thuận lợi cho việc đi lại và lưu thông hàng hóa, mạng lưới đường bộ với tổng chiều dài: 1.285,6 km, trong đó Quốc lộ 1A dài 49 km, Tỉnh lộ: 54 km hầu hết là đường nhựa, bê tông nhựa nóng. Ngoài ra trên địa huyện còn có đường sắt đoạn chạy qua huyện dài: 31 km với 3 nhà ga là: Trảng Táo, Gia Ray, Bảo Chánh.

2.1.2.5. Điện: Mạng lưới điện Quốc gia đã được xây dựng đến tất cả các xã, tỷ lệ hộ sử dụng điện toàn huyện đạt 99,2%, hầu hết tại các xã, thị trấn đều đã có điện phục vụ sản xuất, tuy nhiên chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện phục vụ sản xuất của nhân dân, nhà nước cần quan tâm đầu tư phủ kín lưới điện trung thế và nâng cấp các Trạm biến áp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w