Thực trạng tiêu thụ Hồ tiêu của nông dân

Một phần của tài liệu Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 98)

- Đối với nhóm hộ nghèo: chi phí bình quân mà hộ nông dân phải bỏ ra

3.4.1. Thực trạng tiêu thụ Hồ tiêu của nông dân

Hiện nay các tác nhân tham gia tiêu thụ hồ tiêu do nông dân sản xuất ra tại huyện Xuân Lộc gồm: Chính nông dân sản xuất tiêu; Thương lái thu mua chuyên nghiệp; Thương lái thu mua thời vụ; Doanh nghiệp.

Kết quả khảo sát tiêu thụ hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc được mô phỏng qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.3: Các kênh tiêu thụ hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc

( Nguồn: Điều tra của tác giả)

Sơ đồ trên cho thấy, người nông dân chủ yếu bán hạt tiêu cho thương lái thu mua gom (thương lái thu mua hiện nay có 02 nhóm: nhóm thương lái chuyên nghiệp và nhóm thương lái thời vụ) theo giá thuận mua vừa bán; Một bộ phận nông dân tự vận chuyển - bán tiêu cho Doanh nghiệp nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ; Một bộ phận nông dân bán hạt tiêu khô cho các hộ tiểu thương buôn bán ở chợ. Nông dân trồng tiêu Nông dân trồng tiêu Thương lái chuyên nghiệp Thương lái chuyên nghiệp Thương lái thời vụ Thương lái thời vụ Doanh nghiệp Doanh nghiệp Tiểu thương buôn bán ở chợ Tiểu thương buôn bán ở chợ Người tiêu dùng trực tiếp Người tiêu dùng trực tiếp

Thương lái: Thương lái là những cá nhân, hộ gia đình tập trung vốn đủ lớn chuyên đi đến tận nhà nông dân để mua Hồ tiêu sau đó bán lại cho doanh nghiệp hoặc thương lái khác.

Bảng 3.24: Phân loại Thương lái thu mua tiêu

Stt Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

1 Thương Lái chuyên nghiệp 7 70

2 Thương lái thời vụ 3 30

Nguồn: Khảo sát của học viên

Kết quả khảo sát 10 thương lái thu mua tiêu hàng năm cho thấy, các thương lái này có nhà cố định tại các xã: Xuân Trường: 03; Xuân Thọ: 02; Suối Cát: 01; Xuân Tâm: 03 thương lái và Suối Cao 01 thương lái.

Thương lái thời vụ là thương lái mua không ổn định (trong 10 thương lái khảo sát có tới 03 thương lái thời vụ). Đặc điểm của Thương lái thời vụ là vốn ít, thu mua gom với số lượng nhỏ, sau đó bán lại cho các Thương lái có quy mô lớn hơn để kiếm lời, hoặc mua trữ đủ số lượng nào đó và chở bán cho Doanh nghiệp. Từ đó đã làm cho thị trường Hồ tiêu rất đa dạng và có tính cạnh tranh cao, giá cả biến động nhanh do tác động bởi yếu tố lợi ích của từng thương lái tham gia thị trường. Hoạt động đa dạng, năng động của các thương lái đã tạo ra cơ hội cho nông dân có nhiều lựa chọn người mua, nhưng đồng thời gặp nhiều phức tạp như mua bán không sòng phẳng, phá giá ...

Doanh nghiệp: là các tổ chức kinh tế được thành lập theo Luật Doanh nghiệp. Hiện nay trên địa bàn huyện có 07 doanh nghiệp chuyên thu mua nông sản: hạt điều, cà phê, mỳ, bắp, lúa. Chỉ 01 doanh nghiệp quy mô lớn chuyên thu mua Hồ tiêu và sơ chế xuất khẩu trực tiếp, hàng năm mua với số lượng lớn đó là doanh nghiệp tư nhân Trung Thành -Intemex, xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc. Hiện nay Doanh nghiệp này đang gặp khó khăn về tài chính do không xuất được

lô hàng trị giá 10 triệu USD cho đối tác nước ngoài, đồng thời nợ thuế Nhà nước 70 tỷ đồng (số liệu từ Chi cục Thuế Xuân Lộc), nợ nông dân trên 150 tỷ đồng, do đó tác giả không tiếp cận được doanh nghiệp này để điều tra.

Biểu 3.25: Tình hình tiêu thụ Hồ tiêu của nông dân

Stt Nội dung

Số hộ (hộ)

Tỷ lệ %

1 Số hộ bán tiêu cho Thương Lái 127 98

2 Số hộ bán tiêu cho Doanh nghiệp 3 2

3 Thương lái mua trả tiền mặt 9 90

4 Thương lái mua trả tiền chậm 7-15 ngày 1 10

Nguồn: Điều tra tổng hợp của tác giả luận văn

Kết quả điều tra (biểu 3.25) cho thấy, hồ tiêu của nông dân hiện nay chủ yếu bán cho thương lái, chiếm 98% (127 hộ), chỉ có 03 hộ bán cho doanh nghiệp. Nguyên nhân do sau khi thu hoạch nông dân chỉ bán đi một phần rất ít sản lượng thu hoạch (khoảng từ 300 - 500 kg) để có tiền trả nợ tiền mua vật tư cho các nhà cung ứng, ngoại trừ những hộ nông dân có điều kiện kinh tế khá giả sau khi phơi khô cất trữ chờ giá cao mới bán; Việc bán tiêu cho thương lái diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn, dễ dàng mặc cả giá bán, hơn nữa là thương lái thu mua tiêu thường là thương lái quen đã mua bán với nông dân ở những vụ trước và giá thương lái mua thấp hơn giá thu mua của doanh nghiệp không nhiều (thương lái cho biết thường mua thấp hơn giá mua của doanh nghiệp khoảng 4.000 đồng/kg), do vậy nông dân quyết định bán cho thương lái, việc mua bán thường trả tiền mặt (90%).

Hiện tại việc mua-bán Hồ tiêu không thông qua hợp đồng bằng văn bản, mà chủ yếu theo phương thức truyền thống, mặc cả “thuận mua, vừa bán”. Để xác định được giá bán Hồ Tiêu, nông dân thường tham khảo thông tin về giá từ

nhiều nguồn khác nhau. Hiện nay, có 03 nguồn thông tin chính là: gọi điện đến đại lý, trạm thu mua quen để hỏi giá; hỏi thăm hàng xóm, bạn bè và người thân; nghe và xem giá Hồ tiêu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, đài, báo, Internet).

Biểu 3.26: Nguồn thông tin để hộ nông dân xác định giá bán Tiêu

Stt Tiêu chí Số hộ

Tỷ lệ trong tổng số 130 hộ

Một phần của tài liệu Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w