Kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản của một số nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 27)

- Hỗ trợ “đầu vào” cho sản xuất nông nghiệp cho nông dân

1.2.6. Kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản của một số nước.

số nước.

1.2.6.1. Chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ lúa gạo ở Thái Lan

Để đảm bảo cuộc sống cho những người nông dân trồng lúa và phát triển bền vững nghề trồng lúa, Thái Lan đã thực hiện những chính sách hỗ trợ sau: - Chính sách hỗ trợ về giống lúa tốt, cho năng suất cao

Để giúp nông dân không bị thiệt hại do mua phải những giống lúa xấu, kém chất lượng, năng suất thấp, các nhà khoa học Thái Lan đã và đang nghiên cứu những thế hệ cây lúa siêu năng suất thông qua kỹ thuật chuyển gen; kỹ thuật chọn tạo, công nghệ di truyền và công nghệ nuôi cấy mô. Trung tâm Công nghệ gen Quốc gia Thái Lan đã nghiên cứu ra những giống lúa chịu hạn cao có thể gieo trồng ở vùng Đông Bắc, nơi đang đối mặt với tình trạng người dân bỏ nghề nông vì đất bị khô hạn. Tại vùng này gạo đặc sản “Horn Mali” đã phát triển được trong điều kiện nắng nóng, các nhà khoa học Thái đã tạo thêm 3 giống lúa

có khả năng kháng bệnh và cho năng suất cao là Khao Jao Hawm Suphan Buri, Khao Dok Mali 105, Khao Jao Hawm Klong Luang 1.

Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan có rất nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích cho sản xuất lúa gạo phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, như khuyến khích đưa công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cải tạo đất trồng, lai tạo các giống lúa mới siêu năng suất có khả năng thích ứng với những vùng đất canh tác bạc màu, khô hạn. Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư nghiên cứu giống lúa mới, tạo ra nhiều loại giống lúa tốt. Triển khai chương trình giống với mục tiêu là đảm bảo thu nhập cho người sản xuất giống, nhân rộng các loại giống tốt, đào tạo nông dân về cách thức sử dụng giống mới.

- Chính sách hỗ trợ ứng dụng KH&CN mới vào sản xuất lúa

Trong những năm qua, nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học đã mở các khóa học tại chỗ về kỹ thuật canh tác lúa, chuyển giao công nghệ trên cơ sở hỗ trợ về tài chính của Chính phủ nhằm thu hút và nâng cao trình độ nguồn nhân lực trồng lúa. Một số trường đại học của Thái Lan như Chulalongkorn (thuộc top 200 trường đại học trình độ quôc tế) đã đầu tư thiết bị thí nghiệm, mời chuyên gia từ những nước đi đầu trong nghiên cứu trồng lúa, đồng thời tạo cơ chế đãi ngộ cho nhiều nghiên cứu sinh trẻ sang các trường đại học ở Mỹ, Nhật và châu Âu. Chính những con người này đang tạo nên những biến chuyển mạnh mẽ và sắc thái mới đối với ngành sản xuất lúa gạo của đất nước này.

Mặc dù bình quân diện tích đất canh tác nông nghiệp Thái Lan gấp 4 lần Việt Nam nhưng Chính phủ Thái vẫn khuyến khích trồng cây lương thực ở những vùng đất hoang, địa hình đồi núi dốc và những vùng khô cằn. Chính phủ hỗ trợ nông dân thực hiện “hữu cơ hóa” đất nông nghiệp thông qua sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh và thuốc trừ sâu sinh học cải tạo đất thoái hóa, nâng cao độ màu mỡ trong nhiều năm qua. Các giải pháp này vừa giúp mở rộng và sử dụng quỹ đất hiệu quả, giảm nhập khẩu phân bón lại nâng cao xuất

khẩu nông sản sạch. Thóc lúa được xử lý ngay sau khi thu hoạch rồi mới đưa vào bảo quản, đảm bảo nâng cao chất lượng và giảm thất thoát sau thu hoạch.

- Chính sách giảm chi phí đầu vào của sản xuất lúa.

Được thực hiện thông qua các hỗ trợ nông dân cơ giới hóa 90% khâu làm đất, 50% khâu tưới nước, 75% khâu phun thuốc trừ sâu và 90% khâu đập, tuốt và sấy lúa hạt 10%.

Trong những năm trước kia, Thái Lan sử dụng máy kéo và máy nông nghiệp nhập của nước ngoài nhưng do giá cả máy móc nhập khẩu liên tục tăng và trở nên quá đắt đỏ, không phù hợp với điều kiện Thái Lan, nên việc chế tạo máy ở trong nước đã được triển khai. Thái Lan áp dụng công nghệ lắp ráp máy kéo nhỏ 2 bánh của nước ngoài để tạo ra mẫu máy kéo nhỏ 2 bánh có có cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo, dễ sử dụng, giá thành rẻ phù hợp với điều kiện của đa số nông dân trồng lúa làm trên cả đất ruộng khô và ruộng nước. Mạng lưới các xí nghiệp cơ khí ở nông thôn Thái Lan đã sản xuất trên 80% máy kéo nhỏ 2 bánh dùng trong nông nghiệp theo phương thức: mua động cơ và một số chi tiết chính xác ở các công ty cơ khí trong nước và nước ngoài, đặt xí nghiệp khác chế tạo một số chi tiết máy và tự chế tạo một số chi tiết máy tại chỗ và lắp ráp thành phẩm cuối cùng bán cho nông dân. Kaset Patana, một nhà máy sản xuất tại Phisanulok ở trung tâm Thái Lan đã chế tạo loại máy gặt - đập lúa bằng cách kết hợp các thiết bị của máy đập lúa của IRRI và máy thu hoạch ngô của John Deere, tạo ra một loại máy gặt-đập phù hợp với điều kiện của sản xuất lúa gạo của nông dân Thái Lan. Các thiết bị làm đất phục vụ cho việc trồng lúa cũng đang tiếp tục được cải tiến để nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Uớc tính riêng khu vực tư nhân đầu tư cho nghiên cứu và sản xuất máy nông nghiệp khoảng 200.000 USD/năm.

- Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng vùng sản xuất lúa

Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Thái Lan triển khai dự án trị giá 10 triệu USD xây dựng đường ống dẫn nước tưới cho đồng ruộng ở khu vực Đông Bắc, nơi chiếm tới 60% diện tích đất nông nghiệp, nhưng mới chỉ có 12% diện tích đất được tưới tiêu. Quỹ Myazawa còn dành 500 triệu USD để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển thêm hệ thống thuỷ lợi, bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác.

Đáng chú ý là kế hoạch xây dựng các tuyến đường vận chuyển nông sản từ nơi sản xuất đến các kho bãi lưu trữ và xuất khẩu, đảm bảo tránh thất thoát sản phẩm gây thiệt hại cho nông dân đồng thời tạo thêm 400 ngàn việc làm cho các vùng nông thôn.

Chính phủ Thái Lan hỗ trợ khu vực tư nhân đầu tư xây dựng các nhà máy xay xát để giảm chi phí chế biến và lưu thông lúa gạo. Các nhà máy này do tư nhân làm chủ, được đầu tư đồng bộ từ khâu xay xát, lò sấy đến kho chứa, có kỹ thuật chế biến hiện đại sử dụng dây chuyền chế biến với tỷ lệ thành phẩm rất cao, hao hụt nhỏ và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Các nhà máy này không chỉ là cơ sở chế biến lúa gạo mà còn thực sự là những doanh nghiệp chuyên kinh doanh lúa gạo với các hoạt động: mua lúa của nông dân, chế biến thành gạo sản xuất và kinh doanh trong nước; dự trữ (chủ yếu là lúa) để bán ra quanh năm, tạo sự ổn định về đầu ra, góp phần ổn định và làm tăng thu nhập cho người nông dân.

Đối với hệ thống chế biến xuất khẩu, Nhà nước đầu tư xây dựng các kho trữ lúa lớn ở gần cảng với các trang thiết bị đồng bộ, tàu có thể cập sát kho để bốc dỡ hàng thuận lợi cho việc xuất khẩu, đưa năng suất bốc dỡ lên 3.000 - 4.000 tấn/ngày, tạo điều kiện để các doanh nghiệp xuất khẩu giảm chi phí lưu kho và bốc dỡ.

Tại các vùng sản xuất lúa hình thành khoảng 100 chợ lúa gạo, tại các chợ này diễn ra hoạt động mua bán trực tiếp giữa người sản xuất lúa và chủ nhà máy xay xát. Các trao đổi này được giám sát bởi Ban quản lý chợ để bảo vệ lợi ích của nông dân trong việc bán lúa cho người mua thông qua các thông tin giá cả thị trường, giúp điều kiện phơi sấy, dự trữ).

- Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh lúa gạo gắn kết lâu dài và phân chia lợi ích công bằng với người sản xuất lúa

Nhà nước hỗ trợ Doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy xay xát tại nơi sản xuất lúa thông qua chính sách giảm thuế, họ chỉ nộp thuế lợi tức khoảng 10% một vụ và không quá 5% đối với 2 vụ. Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến lúa được hỗ trợ tín dụng ưu đãi của Nhà nước lãi suất thấp hơn của ngân hàng để mua lúa dự trữ vào vụ thu hoạch.

Nhà nước tập trung vào quản lý cân đối cung cầu về lương thực quốc gia, đảm bảo một lượng dự trữ thích hợp cho tiêu dùng trong nước, cho xuất khẩu trong năm, các nhà buôn tư nhân thực hiện việc buôn bán lúa gạo. Chính phủ hợp tác chặt chẽ với các hợp tác xã trồng lúa, các nhà máy xay xát, trung tâm mua bán lúa gạo và các nhà buôn tư nhân để có thể nâng giá lúa cho nông dân, khi giá thị trường xuống thấp, đảm bảo thu nhập ổn định cho nông dân.

Ngoài ra, Hiệp hội xay xát lúa gạo toàn Thái Lan cấp tỉnh kết hợp chặt chẽ với nhau để bảo vệ lợi ích chính đáng cho các thành viên và người nông dân (cung cấp thông tin thường xuyên và trung thực cho nông dân và các Trung tâm mua bán lúa gạo). Ở đây có các công ty môi giới với vai trò rất quan trọng đảm bảo hơn 90% lượng xuất khẩu gạo của Thái Lan. Các công ty này cung cấp thông tin về giá cả, về nhu cầu thị trường cho người dân và doanh nghiệp xay xát, hạn chế tình trạng độc quyền trong mua bán lúa gạo ở Thái Lan.

- Chính sách hỗ trợ giá nông sản và tiếp cận thị trường

Năm 2008, Chính phủ Thái Lan đã trợ cấp 31,3 tỉ baht vào việc trợ giá nông sản, bằng 157% mức cam kết của Thái Lan với WTO về trợ cấp. Mức trợ cấp này đã gia tăng hàng năm, trung bình 50% (19 tỉ baht/năm) mà Thái Lan đã cam kết với WTO. Nông sản được trợ giá chủ yếu là gạo, cao su, trái cây. Chính phủ hiện tại của Thái Lan đã đề ra mức giá mua gạo thơm là 6.500 baht/tấn (so giá thị trường chỉ 5.000 - 5.200 baht/tấn), 5.235 baht/tấn gạo trắng 5% tấm và 5.650 baht/tấn gạo dẻo…

Nông dân trồng lúa còn được hưởng những chính sách hỗ trợ khác như: Nhà nước hỗ trợ giá phân bón cho nông dân khoảng 1,4 tỷ baht/năm, tương đương khoảng 30 triệu USD/năm, vì vậy nông dân được mua phân bón với giá thấp và miễn cước vận chuyển phân bón; được cung cấp giống mới có năng suất cao; được vay vốn lãi suất thấp từ ngân hàng nông nghiệp… Chính phủ thực thi chính sách mua gạo trực tiếp từ nông dân và lưu giữ toàn bộ lúa mua được trong kho dự trữ quốc gia.

Nhà nước Thái Lan có chính sách thị trường rõ ràng: khi giá thị trường xuống dưới giá sàn, Nhà nước giao cho các tổ chức của Nhà nước và các doanh nghiệp, mua vào bằng hoặc hơn giá sàn và dùng các hợp đồng Chính phủ để xuất khẩu lô hàng mua theo giá chỉ đạo. Lời, lỗ Nhà nước chịu, doanh nghiệp và nông dân không phải chịu. Hàng năm Bộ thương mại Thái Lan trực tiếp ký kết hợp đồng với Chính phủ để mua lúa của nông dân. Chính phủ có ngân sách riêng để hỗ trợ công tác thông tin, tiếp thị mở rộng thị trường (xử dụng mạng lưới tiếp thị qua hệ thống thương vụ rộng khắp thế giới). Bên cạnh đó, Chính phủ hỗ trợ các chương trình tiếp thị, tìm kiếm địa chỉ xuất khẩu những sản phẩm nông sản và chế biến nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho tiêu thụ bằng cách đẩy mạnh hình thức hợp đồng “Chính phủ với Chính phủ”. Hình thành những tập đoàn xuất khẩu gạo lớn, có thế và lực mạnh, quan hệ giao dịch quốc tế rộng rãi, có kinh

nghiệm quản lý phong phú, tạo được những thị trường truyền thống quy mô lớn và ổn định.

Đồng bộ hóa các chính sách cũng là một cách để tính liên thông và liên hoàn từ khâu gieo trồng, sản xuất đến bao tiêu xuất khẩu được đảm bảo và cùng với đó là một hành lang pháp lý bảo đảm hạn chế tối đa rủi ro cho người nông dân. Đỉnh cao của chính sách là, khi giá thị trường hạ thấp, Chính phủ đã tự bỏ tiền để bao tiêu nông sản cho nông dân.

- Chính sách tăng thu nhập cho nông dân qua miễn giảm thuế, phí và cung cấp tín dụng.

Nhà vua Thái Lan rất quan tâm và chú trọng đến phát triển nông nghiệp và đời sống người nông dân. Nhiều ưu đãi về vốn và tăng cường bảo hiểm cho người nông dân được thực hiện, thuế nông nghiệp được bãi bỏ, thuế sử dụng đất nông nghiệp giữ ở mức 30baht/ha (dưới 1 USD/ha). Nông dân không phải nộp thủy lợi phí, không thu thuế xuất khẩu gạo, chỉ nộp thuế lợi tức nếu phát sinh. Nhà nước cho nông dân vay tín dụng với lãi suất thấp nếu nông dân trữ gạo trong vụ thu hoạch để chờ giá lên.

Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan còn triển khai chương trình hoãn nợ cho nông dân vay tiền của Ngân hàng nông nghiệp (BAAC). Có hơn 2 triệu nông dân tham gia chương trình này với tổng số nợ gần 100 tỉ baht. Theo đó, người nông dân nợ khoản vay đến 100.000 baht từ ngân hàng BAAC sẽ được hoãn trả nợ trong vòng 3 năm; được Nhà nước hỗ trợ 3% lãi suất vay vốn.

1.2.6.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

- Chính sách cung cấp cho nông dân giống lúa tốt, năng suất cao

Trung Quốc là quốc gia sản xuất ngũ cốc nhiều nhất thế giới, với sản lượng thóc 385 triệu tấn mỗi năm vào những năm đầu thập kỷ 90. Chính sách hỗ trợ thu nhập cho người trồng lúa thông qua việc tăng năng suất, sản lượng lúa. Chính phủ Trung Quốc triển khai khoản đầu tư nghiên cứu công nghệ sinh học,

lai tạo nhiều giống lúa lai tốt như tạp giao "thế hệ 1", "thế hệ 2", "thế hệ 3" để cung cấp cho nông dân trồng lúa, giúp nông dân tăng năng suất, sản lượng lúa và năng suất lao động. Nhờ vậy, sản lượng lương thực đã vượt mức 435 triệu tấn. Trung Quốc đã rất thành công với chính sách này, không chỉ cho sản xuất lúa gạo trong nước mà còn tạo ra lợi ích mới thông qua việc xuất khẩu các loại giống lúa này ra nước ngoài trong đó có Việt Nam.

- Chính sách hỗ trợ ứng dụng KH&CN mới vào sản xuất nông nghiệp Với sự thành công của công nghệ sinh học, mang lại các loại giống cây trồng có năng suất cao Trung Quốc còn phát triển sản xuất các loại phân bón sinh học, thuốc điều tiết sinh trưởng cây trồng…phục vụ đắc lực cho phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng.

Chính phủ Trung Quốc đã chủ trương giúp nông dân ứng dụng công nghệ, tiến bộ kĩ thuật mới trong nông nghiệp với sự hình thành mạng thông tin internet nông nghiệp cao tốc. Qua mạng internet, nông dân có thể thu thập các thông tin về giống, các giải pháp xử lý tình huống và phân tích thị trường góp phần phát triển bền vững nông nghiệp.

Về nhân lực, Trung Quốc đã tập trung vào đào tạo cán bộ chuyên môn nông nghiệp kỹ thuật cao, tổ chức tốt các mô hình triển khai công nghệ sản xuất nông nghiệp và gửi nhiều người đi du học ở những nước có nền nông nghiệp công nghiệp hoá cao (như Anh, Mỹ) nhằm tiếp thu tinh hoa khoa học - công nghệ hiện đại. Ước tính trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX tiến bộ khoa học - công nghệ đã đóng góp tới 30% tổng số giá trị gia tăng của nông nghiệp Trung Quốc.

Chính sách hỗ trợ ứng dụng KH&CN mới vào sản xuất là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hỗ trợ sự phát triển ngành nông nghiệp Trung Quốc với nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của khoa học và công nghệ, đồng

Một phần của tài liệu Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w