Nhóm hộ giàu Từ 2,0 trở lên 75 2, 62

Một phần của tài liệu Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 49)

- Đặc điểm sinh trưởng: Cây Hồ tiêu thích hợp với khí hậu vùng xích đạo

4 Nhóm hộ giàu Từ 2,0 trở lên 75 2, 62

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn

Để đánh giá về quy mô đất sản xuất Hồ tiêu, tác giả đã phân loại các hộ điều tra thành 4 nhóm giàu, khá, trung bình và nghèo, trong đó: nhóm hộ giàu có diện tích lớn, nhóm hộ khá có diện tích thấp hơn; nhóm hộ trung bình thấp hơn nữa và nhóm hộ nghèo có diện tích nhỏ nhất. Kết quả thu được như sau:

Biểu 3.1 cho thấy:

- Nhóm hộ nghèo chiếm tới 61% (79 hộ) với diện tích sản xuất từ 0,1 ha đến 0,5 ha; Nhóm hộ trung bình có diện tích tiêu từ 0,5 - 1,0 ha, chiếm 21% (27 hộ); Nhóm hộ khá có quy mô diện tích từ 1,0 - 2,0 ha chiếm 13% (17 hộ); Nhóm hộ giàu có quy mô diện tích trồng tiêu từ 2,0 ha trở lên chiếm 5% (7 hộ). Số liệu này chứng tỏ các hộ sản xuất Hồ tiêu hiện nay phần lớn là hộ nghèo với diện tích sản xuất tiêu nhỏ.

Trên thực tế nhóm hộ nghèo vẫn còn đất trồng Hồ tiêu, tỷ lệ này chiếm trên 87% số hộ trong nhóm, tuy nhiên họ chưa thể mở rộng diện tích trồng tiêu vì nghèo, chưa đủ tiền để đầu tư mở rộng. Các hộ này có nguyện vọng tăng diện tích trồng tiêu vì cây tiêu mang lại giá trị kinh tế cao hơn cây trồng khác.

- Nhóm hộ trung bình có diện tích tiêu từ 0,5 - 1,0 ha. Trong đó khoảng 70% số hộ trong nhóm này (27 hộ) vẫn còn đất có thể trồng tiêu.

- Nhóm hộ điều kiện kinh tế ở mức khá có diện tích tiêu từ 1,0 - 2,0 ha. Qua điều tra có 65% số hộ trong nhóm này (17 hộ) vẫn còn đất để trồng tiêu.

- Nhóm hộ giàu có diện tích tiêu từ 2,0 ha trở lên, phần lớn các hộ này đã sử dụng hết diện tích đất đang sở hữu, chỉ 29% số hộ trong nhóm này còn đất có khả năng trồng tiêu, nhưng họ cho biết không mở rộng thêm diện tích tiêu.

3.1.1.2. Nhu cầu về vốn đầu tư xây dựng vườn Hồ tiêu:

Mỗi ha tiêu trồng theo quy định kỹ thuật của tỉnh là: cây cách cây 2,5m và hàng cách hàng 2,5m thì 01 ha tiêu cần đầu tư 1.600 trụ (nọc tiêu) với số tiền đầu

tư rất lớn. Hiện tại nông dân trồng tiêu đa số là sử dụng cây sống để làm trụ cho tiêu leo, một số ít nông dân xây dựng trụ bằng gạch, xi măng nhưng chi phí cho loại trụ này rất lớn và chỉ một bộ phận nhỏ nông dân có điều kiện kinh tế khá giả mới đầu tư loại trụ này.

Kết quả khảo sát 130 hộ nông dân trồng tiêu cho kết quả, chi có 07 hộ (5%) đầu tư trụ xi măng - gạch, còn lại 95% hộ dân (123 hộ) cho tiêu leo thân cây sống, do đó đề tài chỉ nghiên cứu đối với trường hợp trồng tiêu leo cây sống

Biểu 3.2: Chi phí bình quân xây dựng trụ tiêu/ha

Stt Nội dung Số hộ(hộ) Tỷ lệ(%) Gía đơn vị cây/trụ (đồng) Tổng số trụ/ha (trụ)

Tiền đầu tư trụ cho 01 ha (đồng) Ghi chú 1 Trụ xi măng - gạch 7 5 180.000 1.600 288.000.000 2 Trụ cây sống 123 95 35.000 1.600 56.000.000

Nguồn: Khảo sát của tác giả luận văn

Để sản xuất 01 ha tiêu, người nông dân phải bỏ vốn đầu tư mức thấp nhất là 56 triệu đồng để mua và trồng cây làm trụ cho tiêu leo; chi phí này đối với loại trụ xây bằng xi măng - gạch là 288 triệu đồng. Đây là khoản chi phí không nhỏ đối với hộ nông dân nghèo, vì vậy nông dân chưa mạnh dạn chuyển đổi sang trồng tiêu leo trụ xây.

Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 61% số hộ sản xuất quy mô nhỏ (hộ nghèo) và 21% là nhóm hộ sản xuất quy mô trung bình (hộ có thu nhập trung bình) đang rơi vào tình trạng khó khăn về vốn đầu tư ban đầu. Các hộ này rất cần sự giúp đỡ của Nhà nước ( xem bảng 3.3).

Biểu 3.3: Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng vườn Hồ tiêu

Stt Nội dung Số hộ(hộ) Tỷ lệ(%)

1 Số hộ đầu tư ban đầu bằng vốn tự có 43 33

2 Số hộ có nhu cầu vay vốn ưu đãi để

đầu tư ban đầu 90 69

3 Số hộ không có nhu cầu về vốn 17 13

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn

Số liệu biểu 3.3 cho thấy: Trong số 130 hộ khảo sát, chỉ có 43 hộ (33%) có khả năng về vốn tự có để đầu tư xây dựng vườn Hồ tiêu, phần lớn số hộ còn lại có nhu cầu vay vốn ưu đãi để đầu tư, tỷ lệ này chiếm khá cao 69% (90 hộ), số hộ không có nhu cầu vay vốn rất ít (chỉ 13%). Ngoài ra có tới 18% (23 hộ) chưa xác định được nhu cầu vốn trồng tiêu do các hộ này đang phân vân trong việc phá vườn tạp để trồng tiêu thì mất đi nguồn thu nhập hiện đang có từ các loại cây trồng khác trong 03 năm đầu trồng tiêu.

Nhóm hộ có quy mô từ 1,0 - 2,0 ha là những hộ khá về kinh tế, nhưng vẫn có nhu cầu về vốn đầu tư, tuy nhiên mức độ cần vay không nhiều.

Nhóm hộ giàu không có nhu cầu vốn. Nhóm hộ này có khả năng tự trang trải vốn đầu tư kiến thiết vườn Hồ tiêu.

Xếp hạng về nhu cầu vay vốn được trình bày qua bảng 3.4 cho thấy, nhóm hộ có quy mô sản xuất nhỏ từ 0,1- 0,5 ha họ thuộc nhóm hộ nghèo, là nhóm hộ chưa có khả năng về vốn và là nhóm hộ có nhu cầu vốn cao nhất, kế đến là nhóm hộ trung bình. Những hộ này trồng tiêu xen với các loại cây khác mà chưa chuyển đổi sang trồng chuyên canh tiêu, nên thu nhập chưa cao. Những hộ này có nhu cầu được tiếp cận chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Stt Nội dung Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Xếp hạng nhu cầu

1 Nhu cầu vốn của Nhóm hộ nghèo 57 83 I

2 Nhu cầu vốn của Nhóm hộ thu nhập trung bình 13 68 II3 Nhu cầu vốn của Nhóm hộ thu nhập khá 6 55 III

Một phần của tài liệu Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w