Chi phí đầu tư 01ha trồng mớ

Một phần của tài liệu Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 66)

Biểu 3.13: Định mức KTKT cho 1 ha Tiêu trồng mới (bảng giá tháng 5/2012)

St t t Nội dung Định mức KTKT (đồng) Nhà nước hỗ trợ (đồng) Tổng đầu tư 01 ha Trồng mới năm thứ 1 Chăm sóc năm 2 Chăm sóc năm 3 Trồng mới năm thứ 1 Chăm sóc năm 2 Chăm sóc năm 3 1 Giống 17.329.000 - - 17.329.000 2 Urea 1.800.000 4.200.000 6.600.000 540.000 1.260.000 1.980.000 3 SA 350.000 1.050.000 1.750.000 105.000 315.000 525.000 4 Lân Super 7.200.000 4.000.000 4.000.000 2.160.000 1.200.000 1.200.000 5 Kali Clorua 910.000 2.210.000 1.950.000 273.000 663.000 585.000 6 Vôi bột 1.600.000 1.000.000 1.000.000 480.000 300.000 300.000 7 Phân HCHM 32.000.000 32.000.000 50.000.000 9.600.000 9.600.000 15.000.000 8 Nấm Trichoderm a 1.440.000 1.440.000 2.250.000 432.000 432.000 675.000 9 Thuốc BVTV 9.000.000 4.500.000 4.500.000 2.700.000 1.350.000 1.350.000 Cộng 71.629.000 50.400.000 72.050.000 33.619.000 15.120.000 21.615.000 1 0 Hệ thống tưới 28.049.000 8.414.700 Tổng cộng 99.678.000 50.400.000 72.050.000 42.033.700 15.120.000 21.615.000 143.359.300

(Nguồn: Bảng Định mức KTKT năm 2012 của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc)

Như trình bày ở phần trên, trong năm đầu tiên của giai đoạn kiến thiết cơ bản vườn tiêu, ngoài chi phí khai hoang và xây dựng trụ cho tiêu leo (56 triệu), căn cứ theo định mức KTKT cho 01 ha tiêu trồng mới của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc (bảng 3.13) thì người nông dân còn phải chi phí cho các khoản:

+ Chi phí cho giống cây trồng là 17.329.000 đồng, tuy nhiên nông dân được Nhà nước hỗ trợ cho không 100% chi phí giống, đồng nghĩa với Nhà nước cho không 17.329.000 đồng;

+ Chi phí cho việc lắp đặt hệ thống tưới là 28.049.000 đồng, Nhà nước hỗ trợ cho không 30% tương đương là 8.414.700 đồng, nông dân chỉ bỏ vốn đầu tư

19.634.300 đồng;

+ Chi phí cho phân bón các loại, thuốc BVTV, hóa chất, thuốc trừ nấm Trichoderma là 54.300.000 đồng, Nhà nước hỗ trợ cho không 30% tương đương số tiền là 16.290.000 đồng, nông dân bỏ vốn đầu tư là 38.010.000 đồng.

Như vậy, để trồng được 01 ha tiêu thì trong năm đầu tiên nông dân phải bỏ vốn đầu tư là tổng cộng là 113.644.300 đồng (trong đó có 56 triệu chi phí xây dựng trụ).

Đầu tư chăm sóc vườn tiêu trong năm thứ 2 là 50.400.000 đồng, Nhà nước hỗ trợ cho không 30% tương đương số tiền là 15.120.000 đồng, nông dân chỉ bỏ ra 35.280.000 đồng; tổng số tiền nông dân bỏ ra đầu tư giảm 78.364.300 đồng (113.644.300 đồng - 35.280.000 đồng) do không phải đầu tư trồng trụ

56.000.000 đồng và hệ thống tưới 19.634.300 đồng.

Trong năm thứ ba chi phí chăm sóc là 72.050.000, Nhà nước hỗ trợ cho không 30% tương đương số tiền là 21.615.000, vậy nông dân chỉ bỏ vốn đầu tư là 50.435.000 đồng, chi phí năm thứ 3 cao hơn năm thứ 2 do phải tập trung chăm sóc cho tiêu tươi tốt, đủ chất dinh dưỡng để có thể cho sản phẩm với năng suất cao nhất trong năm thứ 4. Trong giai đoạn này nông dân phải tăng cường bón phân Ure, Phân hữu cơ hoai mục và phun thuốc trừ Nấm Trichoderma.

Biểu 3.14: Chi phí nhân công lao động bình quân 1 ha/năm của hộ được hỗ trợ trồng mới (giá thực tế tháng 5/2012)

St t t Nội dung Số lượng (công) Đơn giá (đồng) Thành tiền(đồng) Chi phí hộ Không HT (Tưới tay 3 năm) Chi phí hộ được HT (Tưới nhỏ giọt 3 năm) Chi phí BQ 1năm hộ Không được HT (tưới tay) Chi phí BQ 1năm hộ được HT (tưới nhỏ giọt) 1 Công đào lỗ, trồng trụ (công) 100 150.000 15.000.000 15.000.000 15.000.000 2

Công tưới nước bằng tay

(công) 245 150.000 36.750.000 36.750.000

3

Lượng nước tưới bằng

tay (m3) 7.350 1.400 10.290.000 10.290.000 4 Công tưới Bằng hệ thống tưới nhỏ giọt (công) 147 150.000 22.050.000 22.050.000 5

Lượng nước tưới nhỏ

giọt (m3) 4.900 1.400 6.860.000 6.860.000

6

Công bón phân 3 năm

(công) 24 150.000 3.600.000 3.600.000 3.600.000

7

Công phun thuốc BVTV, dưỡng hạt, dưỡng lá

24 150.000 3.600.000 3.600.000 3.600.000

8

Công thu hoạch được HT năng suất 38

tạ/ha(công) 253 150.000 37.950.000 37.950.000

9

Công thu hoạch Không được HT năng suất 28

tạ/ha(công) 187 150.000 28.050.000 28.050.000

Tổng chi phí NCLĐ

bình quân 01 ha/năm 97.290.000 89.060.000 32.430.000 29.686.667

Chênh lệch được hỗ trợ

và không được hỗ trợ -2.743.333

% chi phí giảm chi phí

nhân công -8,46

Giảm chi phí/kg -721,93

Nguồn: Điều tra của tác giả luận văn

Ngoài chi phí vật tư nông nghiệp đầu vào của quá trình sản xuất, nông dân còn phải bỏ tiền chi phí các khoản thuê nhân công lao động trong 03 năm kể từ

lúc trồng đến thu hoạch, bao gồm: Công đào lỗ và trồng trụ, công tưới nước, công bón phân, công thu hoạch. Giá nhân công lao động tại thời điểm điều tra 5/2012 là 150.000 đồng/công/ngày. Từ số liệu bảng 3.14 cho thấy:

+ 01 ha nông dân phải thuê bình quân 100 công đào lỗ và trồng trụ với số tiền là 15.000.000 đồng;

+ Công bón phân 4 lần/năm, mỗi lần 02 công và liên tục trong 3 năm với tổng số tiền là 3.600.000 đồng;

+ Công tưới nước: Đối với hệ thống tưới nước nhỏ giọt thì công tưới nước là 147 công với số tiền 22.050.000 đồng; lượng nước tưới là 4.900 m3 với giá điện 1.400 đồng/kw tương đương tiền là 6.860.000 đồng (nguồn nước từ giếng khoan, chỉ tính tiền điện để bơm nước).

+ Công phun thuốc BVTV, dưỡng hạt và dưỡng lá: Năm 1, 2 mỗi năm phun 02 lần, 02 công /lần phun; năm thứ 3 phun 04 lần/năm, mỗi lần 02 công; Tổng cộng 03 năm phải thuê nhân công phun thuốc BVTV, dưỡng hạt và dưỡng lá là 24 công, số tiền là 3.600.000 đồng.

+ Công thu hoạch: 01 công lao động chỉ thu hoạch được từ 15-18 kg/ngày. Năng suất 38 tạ/ha thì phải mất 253 công thu hoạch thì, tiền công là 37.950.000 đồng.

Như vậy: Sau khi được hỗ trợ (trường hợp trồng mới) thì chi phí nhân công lao động bình quân là 29.686.667 đồng/ha/năm.

Từ số liệu định mức KTKT (biểu 3.13) và chi phí nhân công lao động (biểu 3.14) cho thấy tổng mức đầu tư và chi phí bình quân cho 01 ha Hồ tiêu mà nông dân phải đầu tư ngoài phần được Nhà nước hỗ trợ như sau:

+ Chi phí khai hoang, trồng trụ: TC0 = 56.000.000 đồng + Chi phí năm thứ 1: TC1 = 57.644.300 đồng + Chi phí chăm sóc năm thứ 2: TC2= 35.280.000 đồng + Chi phí chăm sóc năm thứ 3: TC3 = 50.435.000 đồng

+ Chi phí Nhân công lao động 4: TC4 = 29.686.667 đồng

+Khấu hao: Trong các loại chi phí nêu trên, nông dân sẽ khấu hao chi phí về trồng trụ, giống và hệ thống tưới trong 10 năm.

+ Tổng chi phí đầu vào: TC=TCi + TCKH + TC4

TCi=TC1+TC2+TC3 = 143.359.300 (đồng). + Tổng chi phí khấu hao bình quân 01 năm:

TCKH = (56.000.000+17.329.000+28.049.000)/10 =10.137.800 (đồng) + Tổng chi phí Nhân công lao động bình quân 01 năm:

TC4 = 29.686.667 đồng

+ Tổng mức đầu tư cho chi phí sản xuất bình quân 01 ha/năm mà nông dân phải bỏ ra ngoài phần được nhà nước hỗ trợ:

∑TC=(TCi)/3+ TCKH+ TC4 = 87.610.900 (đồng/ha/năm).

Từ kết quả tính toán tại mục 3.1.1.3. Chi phí sản xuất trước khi hỗ trợ

cho 01 ha tiêu bình quân là 110.955.900 đồng/ha/năm.

Sau khi được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước về các khoản chi phí đầu vào như giống, vật tư, phân bón, hóa chất, hệ thống tưới tiết kiệm, Tổng mức đầu tư cho chi phí sản xuất bình quân 01 ha/năm mà nông dân phải bỏ ra ngoài phần được nhà nước hỗ trợ là 87.610.900 đồng.

So với nhóm hộ không được hưởng thụ chính sách thì tổng chi phí nhân công lao động bình quân 01 ha giảm 8,46% do tiết giảm chi phí nhân công lao động và chi phí cho lượng nước tưới do áp dụng hệ thống tưới nước qua đường ống tưới nhỏ giọt, cụ thể giảm 2.743.333 đồng/ha/năm từ 32.430.000 đồng giảm xuống còn 29.686.667 đồng.

Như vậy chi phí sản xuất bình quân sau khi được hưởng chính sách hỗ trợ trồng mới là 108.212.567 đồng/01 ha/năm; 10.821.256 đồng/0,1ha/năm; giảm

2,47% so với trước hỗ trợ

- Năng suất 01 ha tiêu sau khi hưởng chính sách hỗ trợ

Như đã trình bày tại phần tính toán chi phí khi được hỗ trợ trồng mới, tổng cộng Nhà nước hỗ trợ cho không trung bình 26.256.233 đồng/01 ha/năm có nghĩa là nhà nước đã cho hộ nông dân 1 khoản thu nhập 26.256.233 đồng/01 ha/năm; 2.625.623 đồng/0,1ha/năm.

Biểu 3.15: Năng suất bình quân chung của từng nhóm hộ khi được hưởng chính sách hỗ trợ trồng mới

Stt Nhóm hộ

Diện tích sản xuất bình quân

(ha)

Năng suất bình quân (tạ)

1 Nhóm hộ nghèo 0,41 15,58

2 Nhóm hộ trung bình 0,76 28,88

3 Nhóm hộ khá 1,65 62,70

4 Nhóm hộ giàu 2,6 98,80

Nguồn: Tính toán của học viên

Số liệu biểu 3.15 cho thấy:

Sau khi nhận được hỗ trợ của nhà nước, năng suất sản xuất tiêu bình quân chung tương ứng với quy mô diện tích sản xuất của từng nhóm hộ. Cụ thể nhóm hộ nghèo đạt 15,58 tạ/0,41 ha/vụ; Nhóm hộ trung bình đạt 28,88 tạ/0,76 ha/vụ; Nhóm hộ khá đạt 62,7 tạ/ 1,65 ha/vụ; Nhóm hộ giàu đạt 98,80 tạ/2,6 ha/vụ.

Căn cứ Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội huyện Xuân Lộc năm 2011 năng suất bình quân chung toàn huyện đạt 28 tạ/ha. Thực tế ở 30 hộ điều tra đang thụ hưởng chính sách hỗ trợ thì năng suất bình quân đạt 38 tạ/ha, cao hơn năng suất bình quân chung toàn huyện 10 tạ/ha. Các hộ này cho biết nhờ hệ thống tưới tiết kiệm đã giúp cho nông dân sản xuất tiết kiệm được nước tưới, giảm chí phí tưới và công lao động trong khâu tưới, bón phân và quan trọng nhất

là nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật tưới nhỏ giọt đã giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Riêng đối với nông dân sản xuất tiêu tại xã Xuân Thọ, xã Suối Cao được áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống tưới do đó năng suất đạt từ 4 - 5 tấn/ha (có hộ năng suất đạt trên 5,5 tấn/ha/năm, hộ ông Trần Văn Thắng xã Xuân Thọ năng suất đạt 10 tấn/ha; hộ ông Lê Nam xã Suối Cao đạt 5,5 tấn/ha), tăng 12 - 22 tạ/ha so với năng suất bình quân chung trên toàn huyện. Rõ ràng việc áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm đã đưa năng suất tiêu lớn hơn so với tưới tay, tuy nhiên vốn đầu tư lớn nên nhiều hộ nông dân nghèo không đủ vốn để lắp đặt.

So sánh thực tế trên cùng một vùng sản xuất, cùng diện tích thì hộ nông dân có áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm kết hợp bón phân qua đường ống tưới đúng theo định mức kỹ thuật và chu kỳ sinh trưởng của cây cho năng suất lớn hơn so với hộ trồng tiêu tưới bằng tay, cụ thể tăng thêm 12 tạ/01ha, với giá tiêu bình quân năm 2011 khoảng 110.000 đồng/kg thì doanh thu từ tăng năng suất tiêu trên 01 ha là 132 triệu đồng/ha/năm.

- Giá thành sản xuất 01 kg Hồ tiêu

+ Tổng chi phí bình quân 01 ha: 108.212.567 đồng. + Năng suất bình quân 01 ha: 3800 kg

+ Gía thành sản xuất 01 kg tiêu = Tổng chi phí bình quân 01 ha/ Năng suất bình quân 01 ha = 108.212.567 /3800 = 28.476 đồng/kg.

Như vậy, tổng cộng các loại chi phí theo định mức KTKT của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và giá nhân công lao động thực tế thì giá thành sản xuất bình quân một kg Hồ tiêu là 28.476 đồng/kg.

Một phần của tài liệu Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w