- Đối với nhóm hộ nghèo: chi phí bình quân mà hộ nông dân phải bỏ ra
3.3.1. Trường hợp hỗ trợ trồng mớ
Biểu 3.20: So sánh thu nhập tăng thêm ở từng nhóm hộ
trong trường hợp được hỗ trợ trồng mới và trước hỗ trợ
St t Nhóm hộ Hạng mục Diện tích sản xuất bình quân (ha) Chi phí sản xuất bình quân (đồng) Năng suất bình quân (tạ) Gía trị kinh tế bình quân (đồng) Thu nhập bình quân (đồng) Tỷ suất thu nhập/ chi phí Thu nhập tăng thêm so với trước khi được hỗ trợ 1 Nhómhộ nghèo THT 0,41 45.491.919 10,66 117.260.000 71.768.081 1,57 Trồn g mới 0,41 44.367.152 15,58 171.380.000 137.929.353 3,10 66.161.272 2 Nhóm hộ trung bình THT 0,76 84.326.484 19,76 217.360.000 133.033.516 1,57 Trồn g mới 0,76 82.241.551 28,88 317.680.000 255.673.922 3,10 122.640.406 3 hộ kháNhóm THT 1,65 183.077.235 42,90 471.900.000 288.822.765 1,57 Trồn g mới 1,65 178.550.736 62,70 689.700.000 555.081.542 3,10 266.258.777 4 N Nhóm hộ giàu THT 2,6 288.485.340 67,60 743.600.000 455.114.660 1,57 Trồn g mới 2,6 281.352.674 98,80 1.086.800.000 874.673.946 3,10 419.559.286
Nguồn: Điều tra tổng hợp của học viên
Từ số liệu biểu 3.20 cho thấy: Đối với nhóm hộ nghèo:
Chi phí bình quân mà nhóm hộ nông dân phải bỏ ra đầu tư để trồng 0,41 ha tiêu là 44.367.152 đồng sẽ đem lại thu nhập bình quân là 137.777.904 đồng
(tính theo giá hiện tại năm 2011), trong đó có 10.765.056 đồng nhà nước hỗ trợ. Tỷ suất thu nhập bình quân/ chi phí bình quân là 3,10 điều đó có nghĩa là nông dân đầu tư 01 đồng sẽ đem lại thu nhập 3,10 đồng. Với giá tiêu bình quân năm 2011 là 110.000 đồng/kg thì thu nhập tăng thêm do tăng năng suất của nhóm hộ nghèo được hỗ trợ trồng mới tăng cao hơn 66.009.823 triệu đồng/0,41ha/vụ so với chính nhóm hộ này trước khi được hỗ trợ (137.777.904 đồng - 71.768.081 đồng); So với số tiền Nhà nước hỗ trợ bình quân/năm (26.256.233 đồng/ha/vụ; 10.765.056 đồng/0,41ha) thì thu nhập tăng thêm do tăng năng suất cao hơn 55.244.767 đồng/0,41ha/vụ, tức là Nhà hỗ trợ 01 đồng sẽ mang lại thu nhập tăng thêm cho nông dân 6,13 đồng.
Đối với nhóm hộ Trung bình:
Chi phí bình quân mà nhóm hộ nông dân phải bỏ ra đầu tư để trồng 0,76 ha tiêu là 82.241.551 đồng sẽ đem lại thu nhập bình quân là 255.393.186 đồng
(tính theo giá năm 2011), trong đó có 19.954. 737 đồng nhà nước hỗ trợ. Tỷ suất thu nhập bình quân/ chi phí bình quân là 3,10 nghĩa là nông dân đầu tư 01 đồng sẽ đem lại thu nhập 3,10 đồng. Với giá tiêu bình quân năm 2011 là 110.000 đồng/kg thì thu nhập tăng thêm do tăng năng suất của nhóm hộ trung bình được hỗ trợ trồng mới tăng cao hơn 122.359.670 triệu đồng/0,76ha/vụ so với chính nhóm hộ này trước khi được hỗ trợ; So với số tiền Nhà nước hỗ trợ bình quân/năm (26.256.233 đồng/ha/vụ; 19.954. 737 đồng/0,76ha) thì thu nhập tăng thêm do tăng năng suất cao hơn 102.404.933 đồng/0,76ha/vụ, hay nói cách khác nhà nước hỗ trợ cho nhóm hộ trung bình 01 đồng sẽ đem lại thu nhập tăng thêm cho nhóm hộ này là 6,13 đồng nhờ tăng năng suất tiêu trên mỗi ha được hỗ trợ.
Đối với nhóm hộ khá:
- Đối với nhóm hộ khá: chi phí bình quân mà nhóm hộ nông dân phải bỏ ra đầu tư để trồng 1,65 ha tiêu là 178.550.736 đồng sẽ đem lại thu nhập bình
quân là 554.472.048 đồng (tính theo giá năm 2011), trong đó có 43.322.784 đồng nhà nước hỗ trợ. Tỷ suất thu nhập bình quân/ chi phí bình quân là 3,10. Với giá tiêu bình quân năm 2011 là 110.000 đồng/kg thì thu nhập tăng thêm do tăng năng suất của nhóm hộ khá được hỗ trợ trồng mới tăng cao hơn 265.649.283 triệu đồng/1,65ha/vụ so với chính nhóm hộ này trước khi được hỗ trợ; So với số tiền Nhà nước hỗ trợ bình quân/năm (26.256.233 đồng/ha/vụ;
43.322.784 đồng/1,65ha) thì thu nhập tăng thêm do tăng năng suất cao hơn 222.326.499 đồng/1,65ha/vụ, hay nói cách khác là nhà nước hỗ trợ cho nhóm hộ khá 01 đồng sẽ đem lại thu nhập tăng thêm cho nhóm hộ này là 6,13 đồng nhờ tăng năng suất tiêu trên mỗi ha được hỗ trợ.
Đối với nhóm hộ giàu:
- Đối với nhóm hộ giàu: chi phí bình quân mà nhóm hộ nông dân phải bỏ ra đầu tư để trồng 2,6 ha tiêu là 281.352.674 đồng sẽ đem lại thu nhập bình quân là 873.713.532 đồng, trong đó có 68.266.206 đồng nhà nước hỗ trợ (tính theo giá hiện tại năm 2011). Tỷ suất thu nhập bình quân/ chi phí bình quân là 3,10. Với giá tiêu bình quân năm 2011 là 110.000 đồng/kg thì thu nhập tăng thêm do tăng năng suất của nhóm hộ giàu được hỗ trợ trồng mới tăng cao hơn 418.598.872 triệu đồng/2,6ha/vụ so với chính nhóm hộ này trước khi được hỗ trợ; So với số tiền Nhà nước hỗ trợ bình quân/năm (26.256.233 đồng/ha/vụ;
68.266.206 đồng/2,6ha) thì thu nhập tăng thêm do tăng năng suất cao hơn 350.332.666 đồng/2,6ha/vụ, hay nói cách khác là nhà nước hỗ trợ cho nhóm hộ giàu 01 đồng sẽ đem lại thu nhập tăng thêm cho nhóm hộ này là 6,13 đồng nhờ tăng năng suất tiêu trên mỗi ha được hỗ trợ.
Như vậy, thu nhập của hộ được hưởng chính sách hỗ trợ trồng mới cao hơn hộ không được hưởng chính sách hỗ trợ, lý do cơ bản là: (i) Hộ được hưởng chính sách hỗ trợ trực tiếp trên các chi phí đầu vào như 100% tiền giống, 30% tiền mua vật tư, phân bón các loại, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và lắp đặt hệ
thống tưới tiết kiệm với tổng số tiền được hỗ trợ trung bình 26.256.233 đồng/năm (2.625.623 đồng/0,41 ha/năm), đây được xem là phần thu nhập của hộ được hưởng chính sách hỗ trợ; (ii) Năng suất của hộ được hưởng chính sách hỗ trợ cao hơn năng suất của hộ không được hưởng bình quân 12 tạ/ha, 1,2 tạ/0,1 ha (thực tế có hộ năng suất cao hơn rất nhiều như đã trình bày ở trên) do sản xuất, chăm sóc tưới nước, bón phân đúng định mức và kỹ thuật làm cho vườn tiêu tươi tốt, chuẩn mực hơn nên cho năng suất cao hơn; (iii) chi phí nhân công lao động bình quân 01 ha giảm do tiết giảm 8,46% chi phí nhân công lao động và chi phí cho lượng nước tưới do áp dụng hệ thống tưới nước qua đường ống tưới nhỏ giọt, cụ thể giảm 2.743.333 đồng/ha/năm từ 32.430.000 đồng giảm xuống còn 29.686.667 đồng. Từ đó làm giá thành sản xuất 01 kg Hồ tiêu giảm 14.198 đồng/kg (không được hỗ trợ giá thành sản xuất là 42.675 đồng/kg, khi được hỗ trợ giá giảm còn 28.477 đồng/kg).
Tóm lại, khi được hưởng chính sách hỗ trợ trồng mới của Nhà nước, nông dân đầu tư chăm sóc vườn tiêu tươi tốt hơn, năng suất tăng cao hơn, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho xã hội và tăng cao thu nhập/ha cho từng nhóm hộ nông dân. Từ đó có thể khẳng định, chính sách hỗ trợ của Nhà nước hiện nay hợp lý, mang lại hiệu quả thiết thực về mặt kinh tế và đã giúp nông dân tăng cao thu nhập trên đơn vị ha diện tích đất canh tác, nâng cao năng lực cạnh tranh của Hồ tiêu trên thị trường.