+ Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật phòng ngừa sâu hại, dịch bệnh nhất là kỹ thuật phòng ngừa nấm gây chết hàng loạt ở tiêu; Tập huấn và hỗ trợ
về kỹ thuật quy trình sản xuất tiêu sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GLOBALGAP để nhóm hộ này mạnh dạng áp dụng nhằm tạo ra sản phẩm tiêu sạch phục vụ xuất khẩu với giá trị và thu nhập cao hơn; Phổ biến và có chính sách hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ sơ chế tiêu để khuyến khích nhóm hộ giàu đầu tư phát triển công nghiệp sơ chế, chế biến; Hỗ trợ xây dựng thương hiệu Hồ tiêu có thể là thương hiệu tập thể như thương hiệu tiêu của xã, của Câu lạc bộ năng suất cao cây tiêu.
+ Tăng cường các hỗ trợ gián tiếp như vận động, hỗ trợ để phát triển hệ thống giao thông nội đồng nhằm thuận tiện cho vận chuyển và lưu thông sản phẩm tiêu, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tiêu.
+ Xây dựng các điểm Khoa học, công nghệ tại các trụ sở ấp để phổ biến và phục vụ nông dân cập nhật, học hỏi tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ sản xuất tiêu; Giúp nông dân cập nhật thông tin và dự báo thị trường tiêu.
1. Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới và ký
kết các Hiệp định song phương trong khuôn khổ quy định của WTO, bên cạnh những thuận lợi đạt được như mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng, từng bước tăng thị phần ở thị trường xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cũng tăng về giá trị. Do đó, Việt Nam cần phải có chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp trong điều kiện hiện nay để giúp nông dân tăng năng suất, hạ giá thành sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản nói chung và một số ngành hàng chủ lực phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam có thể mở rộng quy mô để sản xuất theo hướng nông sản hàng hóa và hàng hóa sạch phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là cần thiết.
2. Cần phải hoàn thiện hệ thống tiêu thụ để giúp nông dân tiêu thụ sản
phẩm làm ra ổn định, không bị ép giá nhất là trong những lúc thị trường có biến động. Thực hiện quản lý theo chuỗi sản phẩm kết nối từ khâu sản xuất đến các Doanh nghiệp Thương mại xuất nhập khẩu để nâng cao giá trị Hồ tiêu tạo ra trong toàn chuỗi trên cơ sở đó Nhà nước có những tác động điều chỉnh phân phối lại thu nhập từng tác nhân phù hợp.
3. Chính sách hỗ trợ chỉ mang tính tương đối, có thời hạn; Chính sách hỗ
trợ phải nhằm giúp nông dân tăng năng suất sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh chứ không dùng chính sách hỗ trợ để tạo ra hấp dẫn với nông dân vì có khả năng gây ra tác dụng nghịch, lợi dụng chính sách.
4. Chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất Hồ tiêu trong thời gian qua theo
quy định tại Quyết định số 2419/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai đã giúp nông dân tăng đáng kể năng suất từ 26 tạ/ha năm 2009 tăng lên 38 tạ/ha (đối với trồng mới) và 42 tạ/ha (đối với thâm canh) năm 2011, từ đó đã hạ giá thành sản xuất Hồ tiêu từ 42.675 đồng/kg xuống còn 28.477 đồng/kg (trồng mới) và 24.896 đồng/kg (thâm canh), giúp nâng cao thu nhập cho nông
dân, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của Hồ tiêu. Từ đó cho thấy, chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất tiêu hoàn toàn hợp lý đối với tỉnh Đồng Nai về mở rộng diện tích Hồ tiêu. Nên đánh giá rút kinh nghiệm để áp dụng hỗ trợ cho các nông sản khác đang có lợi thế trên địa bàn tỉnh.
5. Trong thời gian tới UBND tỉnh cần ban hành chính sách đồng bộ hơn,
mở rộng mục tiêu, phân nhóm đối tượng chịu tác động của chính sách để chính sách hỗ trợ đạt được hiệu quả cao theo mong muốn của UBND tỉnh, chính sách thực sự giúp được nông dân nghèo tăng thu nhập.
6. Đối với 04 nhóm hộ đã nghiên cứu: Chính sách hỗ trợ trồng mới và
thâm canh đã giúp các nhóm hộ này tăng cao năng suất trên đơn vị ha đất canh tác, từ đó nâng cao thu nhập cho nông dân với mức thu nhập tăng thêm so với thu nhập trước khi được hỗ trợ là 8% đối với trồng mới và 17,95% đối với hộ được hỗ trợ thâm canh. Qua đó cho thấy chính sách hỗ trợ sản xuất tiêu của tỉnh Đồng Nai hợp lý, mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế cho nông dân, giúp nông dân thoát nghèo, tạo ra sản lượng tiêu lớn hơn cho xã hội.
7. Hiệu quả tác động của chính sách hỗ trợ thâm canh cao hơn chính sách
hỗ trợ trồng mới ở cả 04 nhóm hộ đã nghiên cứu, cụ thể thu nhập tăng thêm của các nhóm hộ này sau khi được hỗ trợ thâm canh cao hơn trường hợp sau khi được hỗ trợ trồng mới là 27,94%. Từ đó phản ánh hiện nay các chính sách hỗ trợ còn mang tính chung chung đối với các đối tượng hưởng lợi.
TIẾNG VIỆT 1. Chính phủ, Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 về khuyến nông. Chính phủ 2. Chính phủ, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Chính phủ
3. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, Báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu năm 2011 tại cuộc họp ngày 12/01/2012.
Hiệp hội
4. http://www.peppervietnam.com/Details.aspx?Id=1610. http
5. http://www.vi.wikipedia.org/wiki, Từ điển Bách khoa toàn thư. http
6. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc, Bảng Định mức Kinh tế Kỹ thuật cho 01 ha tiêu năm 2012.
Phòng Nông nghiệp
7. Huỳnh Thị Liên Hoa (2011), Nghiên cứu các giải pháp, chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp trong nước phù hợp với các cam kết Quốc tế và quy định của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Hà Nội. Đề tài khoa học cấp bộ đã nghiệm thu.
Hoa
8. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa qua hợp đồng.
Thủ tướng Chính phủ
9. Chu Tiến Quang, Giáo trình xây dựng và phân tích chính sách Nông nghiệp, nông thôn.
Quang
10 .
Phạm Bảo Dương, “Báo cáo kết quả nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất chính sách bù đắp thu nhập cho những hộ sản xuất lúa trong vùng lúa chuyên canh nhằm đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia”.
Dương
11. Ủy ban nhân dân huyện Xuân Lộc, Báo cáo Kinh tế xã hội huyện Xuân Lộc năm 2009, 2010, 2011.
Ủy ban nhân dân huyện Xuân Lộc
12. Ủy ban nhân dân huyện Xuân Lộc, Báo cáo Quy hoạch nông nghiệp huyện Xuân Lộc giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.
Ủy ban nhân dân huyện Xuân Lộc
13. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Quyết định 43/2007/QĐ-UBND ngày 12/7/2007 về ban hành chương trình cây con chủ lực giai đoạn 2006-2010; Quyết định số 2419/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 về chương trình hỗ trợ phát triển Hồ tiêu giai đoạn 2011-2015.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
TIẾNG ANH
14. Antonio Cordella, MUTRAP ( 2007), Các chính sách thương mại trong Antonio Cordella
nông nghiệp và các nghĩa vụ WTO về nông nghiệp của Việt Nam.
15. Franc Ellis(1995), Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển,
Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Franc Ellis
16. Paul Samuelson, Kinh tế học, Viện kinh tế học, Bộ Ngoại giao, tập I,. Paul Samuelso