Thường xuyên theo dõi tình hình hưởng lợi của nông dân từ các chính

Một phần của tài liệu Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 109)

sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nông dân nhằm điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng của chính sách đảm bảo nông dân tiếp cận đầy đủ chính sách hỗ trợ của tỉnh, hạn chế lợi dụng hưởng lợi, làm sai lệnh mục tiêu và đối tượng của chính sách.

- Đề ra chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ hồ tiêu đối với từng nhóm hộ đã nghiên cứu:

Đối với nhóm hộ nghèo và nhóm hộ trung bình:

+ UBND tỉnh Đồng Nai cung cấp gói tín dụng cho vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn trả nợ (nợ gốc và lãi vay) bảo đảm bằng số tiền đầu tư trồng tiêu

trong 03 năm (từ khi kiến thiết vườn tiêu đến thu hoạch ở năm thứ 4) để nhóm hộ nghèo có vốn trồng mới vườn tiêu hoặc mở rộng diện tích sản xuất. Đồng thời khoanh nợ trong 03 năm đầu, chỉ thu nợ vay lẫn lãi suất của nhóm hộ nghèo từ năm thứ 4 (năm thu hoạch đầu tiên) đến năm thứ 6.

+ Bố trí nguồn vốn kinh phí sự nghiệp phát triển nông nghiệp cho huyện Xuân Lộc để huyện hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ trung bình vay vốn ưu đãi phục vụ chuyển đổi vườn tạp sang chuyên trồng tiêu; Đối với các hộ đã có vườn tiêu tuy nhiên đã bị già cỗi hoặc giống cũ cho năng suất thấp, hỗ trợ vốn để chuyển đổi sang trồng giống tiêu Vĩnh Linh cho năng suất cao hơn.

Đối với nhóm hộ khá và giàu:

+ Các sở ngành chuyên môn tăng cường phối hợp, hỗ trợ huyện trong công tác tập huấn kỹ thuật phòng ngừa sâu hại, dịch bệnh nhất là kỹ thuật phòng ngừa nấm gây chết hàng loạt ở tiêu. Hỗ trợ kinh phí tổ chức tập huấn và in ấn tài liệu kỹ thuật cấp phát cho nông dân;

+ Tập huấn và hỗ trợ về kỹ thuật quy trình sản xuất tiêu sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GLOBALGAP để nhóm hộ này mạnh dạng áp dụng nhằm tạo ra sản phẩm tiêu sạch phục vụ xuất khẩu với giá trị và thu nhập cao hơn; Chọn hộ nông dân hoặc các mô hình kinh tế tập thể như Câu lạc bộ năng suất cao cây tiêu để xây dựng thương hiệu Hồ tiêu.

3.5.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện Xuân Lộc trong triển khai chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ Hồ Tiêu.

- Đối với Huyện ủy Xuân Lộc

+ Tăng cường chỉ đạo UBND huyện, Ủy ban MTTQVN và các tổ chức

Đoàn thể huyện phối hợp triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu, đặc biệt chú trọng giúp đỡ nông dân thuộc đối tượng nghèo, giao nhiệm vụ cụ thể từng cơ quan trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị theo luật định.

+ Giao trách nhiệm cho từng cán bộ Huyện ủy phụ trách tổ chức Đảng cơ sở các xã, thị trấn chỉ đạo quyết liệt hơn trong công tác triển khai thực hiện chính sách đã được ban hành, xem đây là một trong những chỉ tiêu để xem xét đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Đảng viên hàng năm.

+ Xác định nội dung giải ngân cho vay chính sách tín dụng ưu đãi cho

vay phát triển Hồ tiêu theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ là một trong những tiêu chí để xem xét đánh giá Tổ chức cơ sở Đảng hàng năm đối với Chi bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Xuân Lộc, Ngân hàng Chính sách - xã hội huyện Xuân Lộc.

- Đối với Ủy ban nhân dân huyện Xuân Lộc

+ Rà soát lập danh sách các hộ nông dân đang sản xuất tiêu, diện tích

tiêu hiện có và diện tích đất có khả năng mở rộng quy mô trồng tiêu, nhu cầu vay vốn của những hộ nông dân này để phân loại từng nhóm nông hộ, trên cơ sở đó đề ra biện pháp hỗ trợ riêng đối với nhóm đối tượng hộ nghèo, đồng thời lồng ghép các chương trình khác như Chương trình giảm nghèo, chương trình đào tạo nghề nông thôn để tập trung hỗ trợ nông dân sản xuất tiêu trên địa bàn huyện.

+ Chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn

trong việc tổ chức triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của tỉnh, huyện về các chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông sản nói chung và Hồ tiêu nói riêng; Tăng cường công tác hậu kiểm và đề xuất biện pháp khắc phục, xử lý đối với trường hợp cá nhân, đơn vị triển khai thực hiện chưa tốt chính sách hỗ trợ nông dân.

+ Thường xuyên tổ chức họp giao ban với Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn huyện, Ngân hàng Chính Sách - Xã hội huyện và các tổ chức tín dụng trên địa bàn để nắm bắt tình hình cho vay theo chính sách tín dụng ưu đãi phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; tập trung phân tích về điều kiện thủ tục vay vốn, cơ cấu đối tượng khách hàng vay vốn, định mức phê duyệt

cho vay, lãi suất cho vay và thời hạn cho vay để đề ra giải pháp tháo gỡ những vướng mắc trong việc cho vay nhằm giúp nông dân tiếp cận được nguồn vốn phục vụ sản xuất dễ dàng hơn.

+ Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để người dân hiểu rõ ý

nghĩa, lợi ích của việc sử dụng giống mới cho năng suất cao và áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất tiêu để nhân dân mạnh dạn chuyển đổi vườn tiêu giống cũ đã già cỗi năng suất thấp sang trồng mới giống tiêu cho năng suất cao như tiêu Vĩnh Linh, đồng thời đầu tư áp dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt và bón phân qua đường ống tưới này nhằm giảm chi phí nhân công, tránh thất thoát phân bón, nước và nâng cao năng suất; Tuyên truyền sâu rộng hơn nữa cho nông dân biết được chính sách chỉ dẫn địa lý và đầu tư sản xuất tiêu theo quy trình tiêu chuẩn VietGAP, GLOBALGAP nhằm tạo sản phẩm tiêu sạch đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Chấp thuận chủ trương cho các xã sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư điểm Khoa học, công nghệ tại các trụ sở ấp nhằm phổ biến và phục vụ nông dân cập nhật, học hỏi tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, kỹ thuật, công nghệ sơ chế, chế biến tiêu để khuyến khích nhóm hộ giàu đầu tư phát triển công nghiệp sơ chế, chế biến; Giúp nông dân cập nhật thông tin và dự báo thị trường tiêu.

+ Vận động các doanh nghiệp trên địa bàn huyện và ngoài huyện đầu tư

vào lĩnh vực kinh doanh Hồ tiêu với phương thức hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm làm ra.

+ Rà soát các Câu lạc bộ năng suất cao cây Tiêu, các Liên hiệp Câu lạc bộ năng suất cao cây tiêu trên địa bàn huyện chọn những Câu lạc bộ đủ năng lực về nhân sự, về vốn, trình độ quản lý để vận động hợp tác với nhau theo mô hình Hợp tác xã theo luật định hoạt động trên lĩnh vực Dịch vụ nông nghiệp nhằm mở rộng quy mô hoạt động và đủ tư cách pháp nhân để đại diện nông dân giao dịch, hợp đồng với các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp.

+ Các xã thuộc 04 vùng phát triển hồ tiêu của huyện phối hợp với các ban, ngành đoàn thể xã và huyện vận động, hỗ trợ để phát triển hệ thống giao thông nội đồng nhằm thuận tiện cho vận chuyển và lưu thông sản phẩm tiêu, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tiêu;

3.5.2.3. Giải pháp đối với từng nhóm hộ đã nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w