Công đào lỗ, trồng trụ (công) 00 50.000 5.000.000 2 Công tưới nước bằng tay (công)24550.00036.750

Một phần của tài liệu Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 53)

- Đặc điểm sinh trưởng: Cây Hồ tiêu thích hợp với khí hậu vùng xích đạo

1 Công đào lỗ, trồng trụ (công) 00 50.000 5.000.000 2 Công tưới nước bằng tay (công)24550.00036.750

3 Lượng nước tưới (m3) 7.350 1.400 10.290.000 4 Công bón phân (công) 24 150.000 3.600.000 5 Công phun thuốc BVTV, thuốc dưỡng trái, dưỡng lá 24 150.000 3.600.000 6 Công thu hoạch Không được HT năng suất 28 tạ/h a 187 150.000 28.050.000

Tổng chi phí NCLĐ bình quân 01 ha/năm 32.430.000

Ngoài chi phí vật tư đầu vào, nông dân còn phải bỏ tiền thuê nhân công trong 03 năm kể từ lúc trồng đến thu hoạch, bao gồm: Công đào lỗ và trồng trụ, công tưới nước, công bón phân, công thu hoạch. Hiện tại giá thuê nhân công lao động là 150.000 đồng/công/ngày, từ số liệu điều tra bảng 3.6 cho thấy chi phí các khoản này cho 1 ha tiêu như sau:

+ Thuê 100 công đào lỗ và trồng trụ với số tiền là 15.000.000 đồng; + Công bón phân 4 lần/năm, mỗi lần 02 công và liên tục trong 3 năm với tổng số tiền là 3.600.000 đồng;

+ Công tưới nước: Đối với tưới bằng tay thì công tưới nước là 245 công (36.750.000 đồng), lượng nước tưới là 7.350 m3 với giá điện 1.400 đồng/kw tương đương tiền là 10.290.000 đồng.

+ Công phun thuốc BVTV, thuốc dưỡng lá, dưỡng hạt trong 03 năm là 24 công, số tiền là 3.600.000 đồng.

+ Công thu hoạch: 01 công lao động chỉ thu hoạch được từ 15-18 kg/ngày. Năng suất đạt 28 tạ/ha tương đương với 187 công thu hoạch, tiền công là 28.050.000 đồng.

Như vậy: Tổng chi phí nhân công lao động bình quân là 32.430.000 đồng/ha/năm.

Từ số liệu định mức KTKT (biểu 3.5) và biểu 3.6 cho thấy tổng mức đầu tư và chi phí bình quân cho 01 ha Hồ tiêu như sau:

+ Chi phí khai hoang, trồng trụ: TC0 =56.000.000 đồng

+ Chi phí năm thứ 1: TC1 = 86.629.000 đồng

+ Chi phí chăm sóc năm thứ 2: TC2 = 50.400.000 đồng

+ Chi phí chăm sóc năm thứ 3: TC3 = 72.050.000 đồng

+ Chi phí Nhân công lao động 4: TC4 = 32.430.000 đồng

+ Khấu hao: Nông dân khấu hao chi phí về trồng trụ, giống và hệ thống tưới trong 10 năm.

Như vậy:

+ Chi phí đầu tư 03 năm: TC=TCi + TCKH

TCi= TC1+TC2+TC3 = 209.079.000 (đồng). + Tổng chi phí khấu hao bình quân 01 năm:

TCKH = (56.000.000+17.329.000+15.000.000)/10 =8.832.900 (đồng) Trong cơ cấu các chi phí khấu hao trên, nông dân tính khấu hao cho chi phí trồng trụ là 56.000.000 đồng, khấu hao chi phí giống cho 1333 trụ tiêu/ha là 17.329.000 đồng và 15.000.000 đồng khấu hao chi phí lắp đặt xây dựng hệ thống tưới tiêu bao gồm đường ống tưới, bồn chứa nước, bể hòa phân.

+ Tổng chi phí nhân công lao động bình quân 01 năm: TC4 = 32.430.000 (đồng)

+ Tổng chi phí sản xuất bình quân 01 ha/năm:

∑TC=(TCi)/3+TCKH+TC4 = 110.955.900 (đồng/ha/năm).

Như vậy, tổng chi phí sản xuất Hồ tiêu bình quân cho 01 ha/năm là

110.955.900 đồng

3.1.1.4. Kết quả sản xuất 01 ha tiêu tính bình quân chung toàn huyện năm 2011

- Năng suất

Biểu 3.7: Năng suất, Giá trị kinh tế 01 ha Hồ tiêu các năm 2009-2011

Stt Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Năng suất (tạ/ha) 26 27 28

2 Gía bình quân (đồng) 48.000 63.000 110.000

3 Giá trị kinh tế bình quân/ha (đồng) 124.800.000 170.100.000 308.000.000

Nguồn: Báo cáo tình hình KTXH huyện Xuân Lộc năm 2009, 2010, 2011

Báo cáo Kinh tế - Xã hội huyện Xuân Lộc các năm 2009 -2011 cho biết, năng suất Hồ tiêu liên tục tăng trong những năm gần đây, cụ thể năm 2009 năng suất bình quân chung là 26 tạ/ha, năm 2010 năng suất bình quân là 27 tạ/ha. Đến năm 2011 năng suất bình quân chung toàn huyện đạt 28 tạ/ha. Nguyên nhân do: (i) Nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi vườn tiêu giống cũ cho năng suất thấp

sang trồng giống tiêu Vĩnh Linh năng suất cao hơn; (ii) Nông dân đã áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt kết hợp với bón phân qua đường ống tưới tiết kiệm; (iii). Nông dân chăm sóc vườn tiêu thường xuyên và bón phân, phun thuốc đúng định mức kỹ thuật, phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của Hồ tiêu, đặc biệt là khâu bón phân hữu cơ hoai mục, từ đó cho năng suất cao.

Sơ đồ 3.1: Giá tiêu bình quân các năm 2009-2011

(Nguồn: VPA, TCHQ, http://www.peppervietnam.com/Details.aspx?Id=1610)

- Giá tiêu. Gía tiêu những năm gần đây liên tục tăng cao, Sơ đồ 3.1 cho thấy giá tiêu liên tục tăng, năm 2009 là 48.000 đồng/kg, năm 2010 là 63.000 đồng/kg và năm 2011 giá tiêu tăng kỷ lục, bình quân 110.000 đồng/kg. Sơ đồ 3 cho thấy từ tháng 7/2011 trở đi giá tăng dần đều từ 108.000 đồng/kg lên 110.000, 120.000, 130.000, 140.000, 150.0000 đồng/kg, có những ngày trong tháng 9, tháng 10 lên tới trên 160.000 đồng/kg. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, giá tiêu tăng cao kỷ lục là do nhu cầu tiêu thế giới các năm gần đây tăng

cao nhưng do các nước sản xuất và xuất khẩu Hồ tiêu như Indonesia, Malaysia bị mất mùa do thiên tai, do vậy năm 2011 xuất khẩu tiêu của Việt Nam đạt 118.416 tấn (so với năm 2010 tăng 6,9%.), tổng kim ngạch đạt 693 triệu USD (so với năm 2010 tăng 65%). Nhờ giá tiêu liên tục tăng nên giá trị kinh tế trên 01 ha tăng cao từ 124,8 triệu/ha năm 2009 tăng lên 170 triệu/ha năm 2010 và năm 2011 là 308 triệu/ha, Nhờ đó thu nhập của nông dân tăng lên đáng kể.

Một phần của tài liệu Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w