- Đối với nhóm hộ nghèo: chi phí bình quân mà hộ nông dân phải bỏ ra
3.3.4. Kết quả tổng hợp ý kiến nông dân về chính sách hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc
thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc
3.3.4.1. Về chính sách hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng vườn Hồ Tiêu.
Khảo sát 130 hộ nông dân trồng tiêu cho thấy, có tới 90 hộ (69%) có chung nhận định, dù biết giá trị kinh tế của Hồ tiêu rất cao trong những năm gần đây, trồng chuyên canh tiêu mang lại giá trị kinh tế, thu nhập 01 ha cao hơn gấp nhiều lần so với những loại cây công nghiệp khác, nhưng với chi phí đầu tư quá lớn, năm đầu tiên đã phải đầu tư khoảng từ 110 đến 130 triệu cho 01 ha (trong đó có chi phí trồng trụ cho tiêu leo 56 triệu), hơn nữa phải có vốn để chăm sóc 02 năm tiếp theo mỗi năm cũng trên 50 triệu, đến đầu năm thứ 4 mới có thu hoạch. Do đó các hộ nông dân này không đủ khả năng mở rộng diện tích sản xuất, họ mong muốn được Nhà nước hỗ trợ vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất Hồ tiêu quy mô lớn để có thu nhập cao hơn.
3.3.4.2. Về chính sách hỗ trợ đầu vào của sản xuất Hồ Tiêu
Từ kết quả điều tra 130 hộ nông dân trồng tiêu, có 107/130 hộ (82%) cho rằng về cơ bản các chính sách hỗ trợ đầu vào của sản xuất tiêu tại Quyết định số 2149/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai về Chương trình phát triển cây trồng chủ lực giai đoạn 2011-2015 hiện nay là hợp lý, nhưng thực tế nông dân rất khó tiếp cận được Chương trình hỗ trợ trồng mới do không đủ nguồn vốn đối ứng, tỷ lệ nông dân cần vốn để sản xuất chiếm 69% (90/130 hộ điều tra) và thực tế trong số 51 hộ được hưởng chính sách chỉ có 17 hộ trồng mới (33%). Phần lớn nông dân tiếp cận được chương trình này đều thuộc tầng lớp khá giả có khả năng về vốn đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất. Mặc khác, đa số nông dân tiếp cận được chính sách hỗ trợ này đã có sẵn vườn tiêu, chỉ tiếp cận hưởng lợi trong quá trình thâm canh để tăng năng suất (như: được hưởng lợi về phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 và hệ thống tưới nhỏ giọt 01 lần), tỷ lệ này chiếm 67% (34/51 hộ được hưởng thụ chính sách).
3.3.4.3. Ý kiến về chính sách hỗ trợ trong sản xuất Hồ Tiêu
Thời gian qua Chính sách hỗ trợ trong sản xuất là chính sách khuyến nông, tuy có triển khai nhưng số lần triển khai trong năm quá ít, nội dung triển khai hay trùng lắp và chủ yếu là triển khai về kỹ thuật tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống tưới nhỏ giọt (47/130 hộ được tập huấn, 36%). Trong khi 66% hộ nông dân (86/130 hộ) cần được tập huấn kỹ thuật về nhận biết và cách phòng trừ sâu hại, dịch bệnh và phương pháp phòng trừ sâu hại tổng hợp IPM (trong năm 2011 chỉ tập huấn 01 lớp IPM ở xã Suối Cao). Nhóm hộ khá giả (24/34 hộ; 70,6%) tham gia Chương trình “Thâm canh” đã có sẵn vườn tiêu với “quy mô sản xuất lớn từ 1,0 ha trở lên” thì mức độ nhu cầu vốn không cao mà họ chỉ muốn được tập huấn, hướng dẫn về công tác khuyến nông để họ có kiến thức, kỹ thuật chăm sóc vườn tiêu được tươi tốt năng suất cao và bảo vệ được vườn tiêu của họ khỏi bị sâu bệnh nhất là chống được hiện tượng tiêu chết hàng loạt.
3.3.4.4. Về chính sách tín dụng
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn có hiệu lực từ năm 2010, đến nay đã qua 02 năm triển khai thực hiện.
Như đã trình bày tại bảng 3.3, trong số 130 hộ khảo sát, có tới 90 hộ (69%) có nhu cầu vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng vườn hồ tiêu. Trong đó mức độ nhu cầu cần vay vốn của nhóm hộ nghèo (quy mô sản xuất nhỏ từ 0,1- 0,5 ha) chiếm tỷ lệ cao nhất 83% (57/69 hộ), những hộ này trồng tiêu xen với các loại cây khác mà chưa chuyển đổi sang trồng chuyên tiêu, đây là nhóm hộ chưa có điều kiện về kinh tế, thuộc nhóm hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để xây dựng vườn trồng chuyên canh cây tiêu. Tuy nhiên các hộ này cho biết việc tiếp cận nguồn vốn vay theo Nghị định 41 để đầu tư xây dựng vườn hồ tiêu rất khó khăn. Qua điều tra tác giả chỉ ghi nhận có 17/90 hộ được Ngân hàng giải ngân cho vay (chiếm tỷ lệ 18,9%), với số tiền giải ngân dao động từ 20 -30 triệu đồng/hộ trong khi nhu cầu cần vay vốn để xây dựng vườn tiêu thấp nhất trong số 17 hộ này là 50 triệu đồng. Số tiền được vay chiếm tỷ lệ tương ứng 16,1% - 24,2% tổng chi phí xây dựng trồng mới vườn tiêu năm đầu tiên (123.782.100 đồng, trong đó có 56 triệu chi phí xây dựng trụ) làm cho nông dân vẫn thiếu vốn mà không thể vay thêm ở nơi khác do đã thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại ngân hàng
Các hộ còn cho biết Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ có quy định việc vay không có bảo đảm bằng tài sản nhưng thực tế thời gian vừa qua Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Xuân Lộc chưa triển khai cho nhân dân vay theo quy định này.
Việc vay vốn theo phương thức tín chấp của các tổ chức đoàn thể thì nông dân phải lập phương án kinh doanh hiệu quả, đồng thời vẫn phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ngân hàng, do đó hiện nay việc hộ nông dân trực
tiếp đến ngân hàng vay vốn rất là khó khăn. Vì: Thứ nhất là phải làm phương án mà với diện tích sản xuất quy mô nhỏ như hiện nay thì làm phương án thế nào và với trình độ của nông dân thì làm sao xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh thuyết phục được ngân hàng. Thứ hai là tâm lý ngại đến ngân hàng vì số tiền được Ngân hàng duyệt cho vay quá ít ỏi. Thứ ba là, tốn kém về mặt thời gian. Mặc khác phía Ngân hàng cũng không mặn mà gì việc cho vay không có đảm bảo bằng tài sản theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ vì Ngân hàng sợ không thu hồi được vốn.
3.3.4.5. Về chính sách khuyến nông
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông nhằm mục đích đào tạo, tập huấn truyền nghề cho nông dân về kỹ năng sản xuất, phổ biến những thành tựu, tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
Nông dân hiện gặp khó khăn trong qúa trình sản xuất Hồ tiêu về: kỹ thuật chăm sóc và phòng ngừa dịch hại (cụ thể là nấm Phytophthora) làm tiêu chết hàng loạt, làm nông dân mất trắng tài sản.
Bảng 3.23: Nhu cầu tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc tiêu của nông dân
Stt Nội dung Số hộ có nhucầu (hộ) Tỷ lệ %
1 Kỹ thuật chăm sóc tiêu 36 28
2 Kỹ thuật tưới tiêu, bón phân 57 44
3 Kỹ thuật phòng chống Nấm Phytophthora 93 72
4 Kỹ thuật giảm tổn thất sau thu hoạch 23 18
Số liệu bảng 3.23 cho thấy, kết quả khảo sát 130 hộ nông dân có đến 72% hộ nông dân mong muốn được Nhà nước hỗ trợ tập huấn về kỹ thuật phòng chống nấm Phytophthora, 28% hộ muốn được tập huấn kỹ thuật chăm sóc tiêu, kỹ thuật tưới tiêu và bón phân có 44% hộ muốn được tập huấn và chỉ 18% hộ muốn được tập huấn kỹ thuật nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch. Từ đó cho thấy, việc phòng chống nấm Phytophthora gây chết hàng loạt ở tiêu là lo ngại lớn nhất của nông dân trồng tiêu.
Tuy nhiên, qua làm việc với ông Nguyễn Thanh Hải - cán bộ Trạm khuyến nông Xuân Lộc thời gian qua việc triển khai công tác khuyến nông còn hạn chế, trong năm 2011 chỉ tổ chức “Tập huấn Kỹ thuật trồng tiêu” 03 lớp tại các xã: Xuân Thọ, Xuân Bắc và Xuân Thành (tổng công có 93 người tham dự); Tổ chức “Hội thảo về thâm canh cây tiêu” 01 lớp tại Xuân Thọ với 40 người dự; Thực hiện 7 điểm thâm canh cây tiêu tại xã Xuân Thọ và xã Suối Cao (trong đó có 3 điểm thâm canh có hệ thống tưới); 09 hộ tham gia Chương trình khuyến nông thâm canh cây tiêu, thâm canh cây tiêu + tưới. Không có tổ chức tập huấn về kỹ thuật phòng ngừa sâu dịch hại và kỹ thuật phòng chống nấm Phytophthora. Mặc khác nội dung Quyết định 2419/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai không quy định rõ trách nhiệm của cơ quan triển khai chính sách khuyến nông và quan trọng hơn là không nói rõ kinh phí hỗ trợ khuyến nông.