1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

108 1,8K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi bền vững. Đánh giá thực trạng phát triển và tính bền vững của hoạt động chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Xác định các nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Đề xuất được một số giải pháp để pháp triển chăn nuôi lợn bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Nền nông nghiệp Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời với 2 ngànhsản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi, cả 2 ngành sản xuất chính này luôngắn bó mật thiết với nhau, cùng thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển.Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, chăn nuôi lợn cũng đã từngbước khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam.Theo số liệu niên giám thống kê năm 2010 tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôichiếm trên 25% trong toàn ngành nông nghiệp, trong đó chăn nuôi lợn chiếm78% tổng giá trị của ngành chăn nuôi

Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng là nghề cổ truyền ởViệt Nam, gắn với nền văn minh lúa nước trong lịch trình tiến hoá của cáccộng đồng dân tộc Việt Nam, thực tế từ vùng thấp đến vùng cao, từ đồngbằng đến trung du miền núi đâu đâu cũng thấy chăn nuôi lợn Chăn nuôi lợntrong nông hộ nhằm tận dụng phế phẩm trong nông nghiệp đã làm giảm chiphí đầu vào, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ nôngdân Do vậy chăn nuôi lợn đã có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh

tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng như đối với nền kinh tế của cảnước

Hiện nay chăn nuôi lợn có một số triển vọng đó là: chăn nuôi lợn làngành sản xuất thực phẩm chủ lực của Việt Nam, chiếm 80% lượng thịt trongbữa ăn của của con người Việt; lượng thịt lợn tiêu thụ trung bình trên thế giới

80 kg/người/năm, trong khi ở Việt Nam chỉ 46 kg/người/năm; Nhà nước sẽngày càng hoàn thiện hành lang pháp lý để kiểm soát đầu vào và đầu ra chosản phẩm chăn nuôi; chăn nuôi lợn an toàn, quy mô chăn nuôi hữu cơ đượcquan tâm và phát triển; thị trường tiêu thụ rộng lớn với yêu cầu ngày càng cao

Trang 2

về số lượng, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; tiềm năng xuất khẩu thịtlợn sang EU, Nhật Bản đang mở rộng …

Bên cạnh những thuận lợi và triển trọng đó thì cũng còn rất nhiều hạnchế, hạn chế lớn nhất là quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ trong cả nước chiếm 89%,chính điều này đã tạo ra rất nhiều khó khăn và thách thức cho ngành chănnuôi lợn như: sản phẩm khó đáp ứng về chất lượng và sản lượng, nguồn congiống không đảm bảo, chất lượng thức ăn chăn nuôi kém, phòng trừ dịch bệnhchưa đủ, thiếu thông tin về thị trường và chính sách hỗ trợ, rất khó khăn trongphòng chống dịch bệnh và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng … thiếu yếu

tố bền vững

Huyện Xuân Lộc thuộc phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, có nhiều tiềmnăng và lợi thế để phát triển chăn nuôi một cách toàn diện Đó là nguồnnguyên liệu tại chỗ khá phong phú, nằm cuối tỉnh Đồng Nai, trên trục quốc lộ1A nên rất thuận lợi cho việc chăn nuôi, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm Đặcbiệt, Huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai nằm trong khu kinh tế trọng điểm phíaNam nên có thị trường tiêu thụ rộng lớn, sản lượng thịt lợn năm 2010 chiếm87,04% tổng sản lượng thịt của toàn huyện

Bên cạnh những lợi thế thì huyện còn có nhiều khó khăn trong việcphát triển chăn nuôi lợn như: Qui mô sản xuất nhỏ lẻ, trình độ thâm canh chănnuôi còn thấp, chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa phát huy và tậndụng tiềm năng sẵn có của địa phương, sản phẩm thịt lợn chất lượng thấp, giátrị hàng hoá không cao, cơ sở vật chất phục vụ cho chăn nuôi còn yếu, dịchbệnh vẫn xảy ra liên tục đặc biệt là chưa kiểm soát được vấn đề ô nhiễm môitrường Thị trường đầu vào và đầu ra cho chăn nuôi chưa ổn định đã gây nênnhững trở ngại Những vấn đề cần giải quyết trong chăn nuôi như con giống,thức ăn, vốn, kỹ thuật còn chưa tốt, chưa đồng bộ, dịch bệnh gây thiệt hại cho

hộ chăn nuôi, nhất là dịch bệnh lợn tai xanh đã xảy ra trong năm 2010

Trang 3

Với những thực tiễn trên, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp cho vấn

đề phát triển chăn nuôi lợn một cách bền vững là có ý nghĩa rất quan trọng

Để góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Xuân Lộc,tỉnh Đồng Nai và phát triển mang tính bền vững, tôi lựa chọn đề tài nghiên

cứu “một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” làm luận văn thạc sĩ kinh tế.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát:

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn, phân tích cácnhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế đề tài sẽ đề xuất một số giải phápphát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc,tỉnh Đồng Nai

2.2 Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi bền vững

- Đánh giá thực trạng phát triển và tính bền vững của hoạt động chănnuôi lợn trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

- Xác định các nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôitheo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

- Đề xuất được một số giải pháp để pháp triển chăn nuôi lợn bền vữngtrên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các nông hộ, các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Xuân Lộc,tỉnh Đồng Nai

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu kết quả của ngành chăn nuôi trên địabàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai qua 3 năm 2009 – 2011

Trang 4

4 Nội dung nghiên cứu

- Những lý luận cơ bản về ngành chăn nuôi và sự phát triển nôngnghiệp bền vững, chăn nuôi lợn bền vững

- Đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi, chăn nuôi lợn trên địa bànhuyện Xuân Lộc

- Phân tích các yếu tố tác động đến chăn nuôi lợn theo hướng bền vững

- Phân tích những yếu tố tác động đến sản lượng thịt lợn của ngườichăn nuôi

- Phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, tiềm năng và tháchthức đối với chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện

5 Kết cấu luận văn

Chương 1- Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

Chương 2- Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứuChương 3- Kết quả nghiên cứu

Trang 5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm phát triển bền vững

Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về sự phát triển bền vững, trong đóđịnh nghĩa được nhắc đến nhiều nhất là định nghĩa của Ủy ban Thế giới vềMôi trường và Phát triển bền vững đưa ra năm 1987 Phát triển bền vững là sựphát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đápứng nhu cầu của thế hệ tương lai Ngày nay khái niệm bền vững phải nhằmhướng tới: bền vững về kinh tế, bền vững về chính trị, xã hội và bền vững vềmôi trường

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vị trí và vai trò của ngành chăn nuôi

Khái niệm:

Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp,với đối tượng là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứngnhu cầu của con người

Đặc điểm ngành chăn nuôi

- Đối tượng tác động của ngành chăn nuôi là các cơ thể sống động vật,

có hệ thần kinh cao cấp, có những tính quy luật sinh vật nhất định (người sảnxuất cần đảm bảo một lượng thức ăn đủ về chất và lượng để đảm bảo cho vậtnuôi phát triển tốt nhất, cần có sự quan tâm chăm sóc, có biện pháp kỹ thuật

để phòng trừ dịch bệnh )

- Chăn nuôi co thể phát triển tĩnh, tập trung mang tính chất như sảnxuất công nghiệp hoặc di động phân tán mang tính chất như san xuất nôngnghiệp

Trang 6

- Chăn nuôi là ngành sản xuất đồng thời cho nhiều sản phẩm Vì vậycần căn cứ vào mục đích thu sản phẩm chính để lựa chọn hướng đầu tư vàquy trình kỹ thuật được áp dụng.

Vị trí của ngành chăn nuôi

- Chăn nuôi là một trong 2 ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệpViệt Nam, trong chăn nuôi thì đối tượng là các loại động vật nuôi nhằm cungcấp các loại sản phẩm: thịt, trứng, sữa đáp ứng nhu cầu của con người, sảnphẩm chăn nuôi có giá trị kinh tế lớn và hàm lượng dinh dưỡng cao Khi xãhội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng nâng lên thì nhu cầuthực phẩm cũng tăng theo và sản phẩm cũng phải đáp ứng chất lượng ngàycàng cao

- Đối với một số ngành công nghiệp chế biến thì chăn nuôi cũng đápứng một phần không nhỏ trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào

Vai trò của ngành chăn nuôi

- Ngành chăn nuôi cung cấp các sản phẩm có giá trị kinh tế cao nhưthịt, trứng, sữa, mật ong nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người

- Chăn nuôi cung cấp nhiều sản phẩm làm nguyên liệu quý giá cho cácngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dược liệu và công nghiệp chế biếnkhác

- Chăn nuôi là ngành ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cungcấp thực phẩm tươi sống và sản phẩm chế biến có giá trị xuất khẩu

- Chăn nuôi cung cấp cho trồng trọt nguồn phân bón hữu cơ Không chỉ

có tác dụng tăng năng suất cây trồng mà còn có tác dụng cải tạo đất, tái tạo hệsinh vật và bảo vệ sinh thái

Trang 7

1.1.3 Chăn nuôi lợn theo hướng bền vững

1.1.3.1 Khái niệm chăn nuôi lợn theo hướng bền vững

- Nông nghiệp bền vững phải bao hàm sự quản lý thành công tàinguyên nông nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người đồng thời cải tiếnchất lượng môi trường và gìn giữ được tài nguyên thiên nhiên

Sự phát triển bền vững luôn bao gồm các mặt:

+ Khai thác sử dụng hợp lý nhất tài nguyên thiên nhiên hiện có để thoảmãn nhu cầu của con người

+ Giữ gìn số lượng và chất lượng tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệmai sau

+ Tìm cách bồi dưỡng tái tạo năng lương tự nhiên thông qua việc tìmcác năng lượng thay thế, nhất là năng lượng sinh học

Phát triển bền vững là trung tâm, là sự hài hòa của 3 khía cạnh pháttriển đó là Kinh tế- Xã hội - Môi trường

Chăn nuôi lợn theo hướng bền vững là chăn nuôi mà đảm bảo đượcđồng thời 3 mục tiêu: bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường

1.1.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn

- Nhân tố tự nhiên:

+ Việc phát triển chăn nuôi lợn phải dựa trên những điều kiện thuận lợi

về thời tiết khí hậu

+ Phát triển chăn nuôi lợn còn do nhân tố đất đai tác động vào

- Các nhân tố kinh tế:

+ Vốn: Nguồn vốn ảnh hưởng việc phát triển chăn nuôi lợn như mộtyếu tố quyết định Có vốn sẽ mở rộng về quy mô và đi sâu nâng cao chấtlượng hoặc có thể tổ chức thành trang trại

+ Khoa học công nghệ: Áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả cáckhâu chăn nuôi sẽ làm cho ngành chăn nuôi lợn trở thành một ngành công

Trang 8

nghiệp chăn nuôi; mở rộng được quy mô, tăng sản lượng và chất lượng sảnphẩm thịt lợn cũng được nâng cao.

+ Nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trên thị trường: Mục đích chủ yếu củachăn nuôi lợn là để bán, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường Khi nhucầu tiêu thụ thịt lợn tăng lên, đa dạng chủng loại sản phẩm chế biến sẽ tạođộng lực thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phát triển

+ Giá cả thịt lợn trên thị trường: Giá thịt lợn trên thị trường cao và lợinhuận thu được lớn sẽ kích thích phát triển chăn nuôi lợn

1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá chăn nuôi lợn theo hướng bền vững.

1.1.4.1 Kết quả, hiệu quả về mặt kinh tế.

Các chỉ tiêu kinh tế:

- Tổng chi phí: phản ánh toàn bộ chi phí bỏ ra đầu tư vào sản xuất Chỉ tiêu này nhiều hay ít phụ thuộc vào qui mô canh tác, trình độ kỹ thuật canh tác và ngoài ra còn có sự tham gia của các yếu tố khác

Tổng chi phí sản xuất (chăn nuôi) = Chi phí vật chất + Chi phí lao động

- Doanh thu (DT): Phản ánh kết quả đạt được trong quá trình sản xuất.Chỉ tiêu này cao hay thấp phụ thuộc vào giá bán và năng xuất

Doanh thu = Sản lượng * Giá bán

- Lợi nhuận (LN): là chênh lệch giữa khoản thu và chi phí bỏ ra trongquá trình sản xuất, chỉ tiêu này rất quan trọng đo lường kết quả trực tiếp, do

đó chỉ tiêu càng lớn càng tốt

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí sản xuất

Trang 9

- Thu nhập (TN): là khoản lợi nhuận cộng với chi phí lao động gia đìnhhay thu nhập chính là doanh thu trừ cho chi phí vật chất và chi phí lao độngthuê ngoài Nó phản ánh giá trị thu về từ hoạt động chăn nuôi lợn

Thu nhập = Doanh thu – (CPVC + CPLĐ thuê)

= Doanh thu – (Tổng chi phí – Chi phí lao động gia đình)

- Tỷ suất lợi nhuận (TSLN): cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong quátrình sản xuất sẽ cho bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận càng cao thìhiệu quả kinh tế càng cao

Tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận (LN)Tổng chi phí (TC)

- Tỷ suất thu nhập (TSTN): Nói lên hiệu quả một đồng chi phí vật chất

bỏ ra thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập Tỷ suất này càng cao thì cànghiệu quả

Tỷ suất thu nhập

Thu nhập (TN)Tổng chi phí (TC)

1.1.4.2 Hiệu quả về mặt xã hội.

- Tạo công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư nông thôn

- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

- Tạo thu nhập, nâng cao mức sống, trình độ văn hóa của người chăn nuôi

- Xóa bỏ tập quán chăn nuôi lạc hậu

1.1.4.3 Bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi.

+ Vị trí xây dựng chuồng trại: phù hợp với quy hoạch của địa phương;

có nguồn nước sạch, đáp ứng đủ về số lượng nước

+ Xử lý được tiếng ồn

Trang 10

+ Xử lý nước thải: Hệ thống thoát nước đảm bảo; có biện pháp xử lýchất thải (biogas, ao lắng, ao sinh học đảm bảo không phát sinh mùi hôi)đáp ứng tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường.

+ Xử lý khí thải mùi hôi

1.1.5 Những chính sách của nhà nước về phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng tác động đến chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện.

- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH ngày 29/4/2004 của ủyban Thường vụ Quốc hội

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005

- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ về việcQuy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y

- Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25 tháng 07 năm 2005 về việcban hành danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thuộcdiện phải kiểm dịch

- Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020

- Thông tư số 02/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 về Hướng dẫnnhiệm vụ quản lý nhà nước về chăn nuôi

- Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chínhphủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong chăn nuôi giaiđoạn 2011 - 2013

- Quyết định 48/2011/QĐ-UBND ngày 27-07-2011 về ban hành Quyđịnh về chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

- Quyết định số 3082/QĐ-UBND ngày 22/10/2009 của UBND tỉnhĐồng Nai về phê duyệt quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi, các cơ sở giết

Trang 11

mổ tập trung trên địa bàn huyện Xuân Lộc giai đoạn 2009-2015 và địnhhướng đến năm 2020.

- Quyết định số 1279/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 của UBND tỉnhĐồng Nai về phê duyệt báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp giai đoạn2011-2015, định hướng đến năm 2020 của huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

1.2 Kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp (chăn nuôi lợn) bền vững

1.2.1 Kinh nghiệm phát triển bền vững một số nước trên thế giới:

- Kinh nghiệp từ nông nghiệp Hà Lan (nguồn: Trích từ bài viết có

tính chất biên khảo của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn về một số kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của Hà Lan được đăng tải trên website http://www.tinkinhte.com/kinh-nghiem-phat-trien-nong-nghiep-cua-ha-lan/).

Hà Lan là nước nghèo tài nguyên, diện tích nhỏ (41.526 km2) song đãxây dựng một nền nông nghiệp có tính cạnh tranh cao, phát triển bền vững và

có hiệu quả cao nhất thế giới; diện tích đất canh tác khoảng 0,058 ha/người, làmức thấp nhất của thế giới; lao động nông nghiệp chiếm 3,6% số lao động xãhội, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 3% GDP, có nghĩa là GDP tạo ra từ 1 laođộng nông nghiệp có thấp hơn 1 chút so với GDP được tạo ra từ một lao độngnói chung của toàn nền kinh tế, nghĩa là thu nhập giữa thành thị và nông thôn,thị dân và nông dân tuy có chênh lệch, nhưng rất nhỏ

Ở Hà Lan, nông nghiệp không còn là một ngành ở “thế yếu” Định kiến

về “người làm nông nghiệp cam chịu số phận nghèo hơn người làm côngnghiệp dịch vụ” không tồn tại trong xã hội Hà Lan

Hà Lan đã đạt những thành tựu vượt trội về phát triển nông nghiệp:Xuất khẩu đứng đầu thế giới (9 mặt hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới, 3 đứng

2 thế giới)

Trang 12

Bảng 1.1 Vị thế của hàng nông sản Hà Lan trên thị trường thế giới(bình quân 1997-1999).

Tên hàng nông sản Mức xuất khẩu

(tỉ USD/năm) % thế giới

Thứ tự trên thế giới

Kim ngạch xuất khẩu nông sản tính theo đầu người rất cao: Trong 5

năm 1995-1999, hàng năm kim ngạch xuất khẩu nông sản của Hà Lan bìnhquân đạt 37,83 tỉ USD, nếu chia đều cho 26,9 vạn người làm nông nghiệp thì,hàng năm mỗi người tạo ra giá trị xuất khẩu 140.600 USD, vượt xa các nướckhác (so với Pháp 39200 USD, Australia 35300 USD, Mỹ 19900 USD); Mức

Trang 13

xuất khẩu trên một đơn vị diện tích canh tác đạt 18570 USD/ha (không tínhhàng thuỷ sản), tức là 1m2 đất tạo ra 1,86 USD, cao hơn hẳn các nước khác.

Nền nông nghiệp được đầu tư kết cấu hạ tầng đứng hàng đầu thế giới.

Vì thiếu đất canh tác, Hà Lan thực thi chiến lược “đầu tư cao- sản xuất nhiều”,

là một đặc trưng nổi bật của nền nông nghiệp Hà Lan (Hệ thống thuỷ lợi vàphòng chống lũ có tiêu chuẩn an toàn cao; Diện tích nhà kính lớn nhất thế giới)

Hà lan nổi bật với sản xuất hoa, là vương quốc hoa, khoai tây, hành tây,

cà chua, chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi lợn phát triển mạnh với quy mô ngàycàng lớn, quy mô trang trại trên 1.000 con chiếm trên 22% tổng số trang trạichăn nuôi lợn

- Kinh nghiệm từ nông nghiệp của Đài Loan: (nguồn: Trích từ bài

viết “Phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) của Đài Loan và Trung Quốc, kinh nghiệm đối với Việt Nam” của tác giả Phạm Quang Diệu đăng trên website http://agro.gov.vn/news/chitiet_nghiencuu.aspx?id=62)

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đài Loan rơi vào khủng hoảng trầmtrọng: thu nhập bình quân dưới 200 USD/người, lạm phát cao, dân số tăng3,5%/năm; tỷ lệ đất nông nghiệp trên đầu người thấp, 0,2 ha/người; tỷ lệ thấtnghiệp lên tới 50% Tuy nhiên bắt đầu thập kỷ 50, kinh tế Đài Loan đạt đượctốc độ tăng trưởng nhanh, liên tục và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển đổi ổnđịnh từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đưa Đài Loan thành nướccông nghiệp mới của châu á Giai đoạn 1950-1980, tốc độ tăng trưởng thunhập bình quân đầu người hàng năm trên 12% Những yếu tố tạo nên sự thần

kỳ của nền kinh tế có thể kể đến là: đầu tư phát triển nông nghiệp, lấy nôngnghiệp làm cơ sở để phát triển công nghiệp; chiến lược công nghiệp hoáhướng ngoại, phát triển công nghiệp đều khắp giữa các vùng; vai trò hỗ trợhợp lý của chính phủ

Trang 14

Đến nay, tuy số lượng người làm nông nghiệp chỉ còn 7% nhưng donâng cao được kỹ thuật, cơ giới hóa hoàn toàn trong sản xuất, xây dựng tốtmạng lưới tiêu thụ sản phẩm, nền nông nghiệp Đài Loan không chỉ đáp ứngnhu cầu nội địa mà còn phục vụ được cho một số thị trường nước ngoài Sảnphẩm nông nghiệp của mỗi nông dân Đài Loan đều có mã vạch riêng Khi họđưa sản phẩm ra bán ngoài thị trường, khách hàng có thể dễ dàng biết sảnphẩm đó là của ai cũng như đánh giá được chất lượng của chúng

1.2.2 Khái quát một số nét chính về tình hình chăn nuôi trên thế giới

1.2.2.1.  Dân số thế giới

Theo số liệu thống kê cuối 2011 dân số của toàn cầu đạt trên 7 tỷ người,

dự báo mỗi năm dân số thế giới tăng 70- 80 triệu người Dự kiến đến năm 2050dân số toàn cầu có số lượng trên 9,5 tỷ người Các vấn đề liên quan đến conngười, đến nông nghiệp, lương thực, thực phẩm, môi trường sống và đói nghèo

là những vấn đề luôn được cả loài người quan tâm Khủng hoảng kinh tế tàichính thế giới từ năm 2007 đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của nhânloại và có nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ đói nghèo trên toàn cầu (FAO)

1.2.2.2 Tình hình chăn nuôi thế giới

Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sốngcòn của nhân loại Ngày nay nông nghiệp có vai trò quan trọng cung cấplương thực và các loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất Ngànhchăn nuôi không chỉ có vai trò cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơbản cho dân số của cả hành tinh mà còn góp phần đa dạng nguồn giene và đadạng sinh học trên trái đất

Số lượng vật nuôi:

Trang 15

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới – FAO năm

2009 số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàntrâu là 182,2 triệu con và phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò là1.164,8 triệu con, dê là 591,7 triệu con, cừu là 847,7 triệu con, lợn là 887,5triệu con, gà là 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con… Tốc

độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa quathường chỉ đạt trên dưới 1% năm

Hiện nay các quốc gia có số lượng vật nuôi lớn của thế giới như sau:

- Đàn bò nhiều nhất thế giới là Brazin với 204,5 triệu con, xếp thứ hai

là Ấn Độ với 172,4 triệu con, xếp thứ ba là Hoa kỳ với 94,5 triệu con

- Đàn trâu nhiều nhất thế giới là Ấn Độ với 106,6 triệu con (chiếm trên58% tổng số trâu của thế giới), xếp thứ hai là Pakistan với 29,9 triệu con, xếpthứ ba là Trung Quốc với 23,7 triệu con và Việt Nam xếp thứ 7 thế giới với2,8 triệu con trâu

Các cường quốc về chăn nuôi lợn của thế giới như sau:

Bảng 1.2 Các nước có số lượng lợn nhiều nhất thế giới

Trang 16

Qua bảng 1.2 cho thấy: Số đầu lợn hàng năm nhiều nhất là Trung Quốcvới 451,1 triệu con, xếp thứ hai là Hoa Kỳ với 67,1 triệu con, xếp thứ ba là

Brazin với 37,0 triệu con và Việt Nam xếp thứ 4 với 27,6 triệu con.

Về chăn nuôi Vịt, xếp thứ nhất thế giới là Trung Quốc với 771 triệucon, xếp thứ hai là Việt Nam với 84 triệu con và xếp thứ ba là Indonesia với42,3 triệu con

Sản phẩm chăn nuôi:

Thịt gia súc, gia cầm : Với số lượng vật nuôi như trên, tổng sản lượng

thịt sản xuất năm 2009 của thế giới trên 281 triệu tấn, trong đó thịt trâu chiếm3,30 triệu tấn, thịt bò 61,8 triệu tấn, thịt dê 4,9 triệu tấn, thịt cừu 8,1 triệu tấn,thịt lợn 106 triệu tấn, thịt gà 79,5 triệu tấn, thịt vịt 3,8 triệu tấn và còn lại làcác loại thịt khác như thỏ, ngựa, lạc đà, lừa… Cơ cấu về thịt của thế giớinhiều nhất là thịt lợn chiếm 37,7%, thịt gà chiếm 28,5%, thịt bò chiếm 22,6%tổng sản lượng thịt, còn lại 12,7% là thịt dê, cừu, ngựa , trâu, vịt và các vậtnuôi khác

Nếu dân số của thế giới năm 2009 trên 6,7 tỷ người thì bình quân về sốlượng thịt trên đầu người là khoảng 41,9 kg/người/năm, trong khi đó các nướcphát triển đạt trên 80 kg/người/năm và các nước đang phát triển đạt khoảng

30 kg/người/năm

Các cường quốc về sản lượng thịt năm 2009: Về sản lượng thịt lợn,đứng đầu thế giới là Trung Quốc với 49,8 triệu tấn, xếp thứ hai là Hoa Kỳ với10,4 triệu tấn, xếp thứ ba là Đức với 5,2 triệu tấn, xếp thứ tư là Brazin với

4,29 triệu tấn, xếp thứ năm là Tây Ban Nha với 3,29 triệu tấn và Việt Nam xếp thứ sáu với 2,55 triệu tấn

Phương thức chăn nuôi:

Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có bahình thức cơ bản đó là: i) Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công

Trang 17

nghệ cao; ii) Chăn nuôi trang trại bán thâm canh và iii) Chăn nuôi nông hộquy mô nhỏ và quảng canh.

Phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn thâm canh sản xuấthàng hóa chất lượng cao chủ yếu ở các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ,Châu Úc và một số nước ở Châu Á, Phi và Mỹ La Tinh Chăn nuôi côngnghiệp thâm canh công nghệ cao về cơ giới và tin học được áp dụng trongchuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi trường và quản lýđàn Các công nghệ sinh học và công nghệ sinh sản được áp dụng trong chănnuôi như nhân giống, lai tạo đã nâng cao khả năng sinh sản và điều khiển giớitính

Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh gia súc gia cầm tại phần lớncác nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước TrungĐông Trong chăn nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên sản phẩmchăn nuôi năng xuất thấp nhưng được thị trường xem như là một phần củachăn nuôi hữu cơ

Chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sạch đang được thực hiện ở một số nướcphát triển, sản phẩm chăn nuôi được người tiêu dùng ưu chuộng Tuy nhiênchăn nuôi hữu cơ năng xuất thấp, giá thành sản phẩm chăn nuôi cao thường làmâu thuẫn với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn do đó đang là thách thứccủa nhân loại trong mở rộng quy mô và phổ cập chăn nuôi hữu cơ

Xu hướng của thị trường sản phẩm chăn nuôi:

Theo tổ chức nông lương thế giới FAO, nhu cầu về sản phẩm chăn nuôinhư thịt, trứng, sữa của toàn cầu tăng lên hàng năm do dân số tăng và thunhập tăng, mức sống tăng cao Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của thế giới làthịt, trứng và sữa Tổng sản lượng thịt khoảng 281 triệu tấn thịt sản xuất hàngnăm, trong đó thịt bò, thịt lợn và gia cầm chiếm vị trí quan trọng nhất về sốlượng

Trang 18

Dự báo về chăn nuôi Châu Á nói riêng và chăn nuôi thế giới nói chungbáo sẽ tiếp tục phát triển và tăng trưởng nhanh trong thời gian tới không chỉ

về số lượng vật nuôi mà còn về chất lượng sản phẩm chăn nuôi để đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và tăng dân số trên trái đất Vấn

đề vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát chất lượng sản phẩm trong chănnuôi sẽ được toàn xã hội quan tâm hơn nữa từ trang trại đến bàn ăn Quản lý,kiểm soát chất thải vật nuôi để bảo vệ môi trường chăn nuôi và môi trườngsống cho con người là vấn để không phải chỉ ở phạm vi quốc gia mà trên toàncầu Một vấn đề khác đang đặt ra là phát triển chăn nuôi phải thích ứng vớivấn đề biến đổi khí hậu do sự ấm lên của trái đất đang là thách thức cho nhiềuquốc gia có nhiều nguy cơ nhất trong đó có Việt Nam

1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua thực tế và thành quả phát triển nông nghiệp bền vững của một sốnước trên thế giới như Hà Lan và Đài Loan nói trên, nhận thấy rằng chúng ta

có rất nhiều điều cần phải học hỏi và rút kinh nghiệm để có thể phát triển bềnvững ngành nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi lợn Một số điều chủ yếu rút

ra được như sau:

- Cần chú trọng, tập trung đầu tư một số mặt hàng chủ lực, đang và sẽphát triển mạnh ở Việt Nam nói chung và huyện Xuân Lộc nói riêng

- Ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để khắc phụcnhững hạn chế do điều kiện tự nhiên mang lại và nhằm tăng năng suất câytrồng, vật nuôi, đảm bảo chất lượng

- Khuyến khích và giúp nông dân tổ chức thành các nhóm liên kết hayhiệp hội để làm cầu nối liên kết giữa Chính phủ và nông dân, huy động sứcmạnh tập thể để huy động vốn đầu tư, phát triển vùng

Trang 19

- Nắm bắt nhu cầu của thế giới để sản xuất, chế biến những sản phẩmphù hợp với như, làm tăng giá trị xuất khẩu.

1.2.4 Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan.

Quá trình thực hiện nghiên cứu này tác giả có tham khảo một số bàiviết được đăng tải trên internet, với các ý kiến của chuyên gia về phát triểnchăn nuôi bền vững và phát triển ngành chăn nuôi trong xu thế hội nhập Cụthể:

- Bài viết của PGS.TS Hoàng Kim Giao công tác tại Cục Chăn chức vụ là Cục Trưởng Cục chăn nuôi với tựa đề “Ngành chăn nuôi Việt Namphát triển trong xu thế hội nhập” được đăng trên websitehttp://www.hua.edu.vn/ (khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản trường đạihọc Nông nghiệp Hà Nội) ngày 02/10/2009 Tác giả phân tích: Hội nhập kinh

nuôi-tế đòi hỏi ngành chăn nuôi Việt Nam không những phát triển mà còn phảiphát triển hiệu quả và bền vững; đây là một thách thức nhưng cũng là nhiệm

vụ đặt ra cho ngành, bởi vì chăn nuôi nước ta đang có những mâu thuẫn giáđầu vào cao, giá đầu ra thấp, chăn nuôi phát triển càng nhanh, môi trường ônhiễm càng nặng, đất sử dụng cho chăn nuôi không thiếu nhưng thiếu sự ổnđịnh và quy hoạch, thiếu bền vững do dịch bệnh thường xuyên xảy ra và khókiểm soát Tác giả đã phân tích những cơ hội và khó khăn, thách thức pháttriển chăn nuôi Việt Nam, từ đó đưa ra định hướng phát triển chăn nuôi bềnvững với quan điểm: Phát triển ngành chăn nuôi hàng hóa có hiệu quả, có khảnăng cạnh tranh, từng bước đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; tổ chứclại chăn nuôi theo hướng gắn với thị trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệsinh thú y, nâng cao năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệmôi trường, cải thiện an sinh xã hội; phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế

và khả năng cạnh tranh như lợn, gia cầm, …; phát triển chăn nuôi theo hướngtrang trại, công nghiệp, sản xuất hàng hóa tập trung; tạo điều kiện để chăn

Trang 20

nuôi truyền thống chuyển dần sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp quy môlớn hơn Bên cạnh đó, tác giả đưa ra các giải pháp sau: Phát triển các chươngtrình chăn nuôi; rà soát và quy hoạch ngành chăn nuôi; cải tiến nâng cao chấtlượng con giống và hoàn thiện hệ thống quản lý giống vật nuôi; mở rộng sảnxuất nguyên liệu, các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi nhằm đảm bảo sốlượng và chất lượng thức ăn; xây dựng và phổ biến các quy trình chăn nuôi,thực hiện tốt “Quy trình thực hành chăn nuôi tốt – VietGap”; quy hoạch cácnhà máy, khu vực giết mổ, chế biến gia súc gia cầm, kiểm soát được môitrường chăn nuôi; đào tạo tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức cho ngườichăn nuôi và tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm Tác giả kết luận, chănnuôi có vị trí kinh tế quan trọng đối với nông nghiệp Việt Nam do đó cầnphải: Chuyển đổi nhận thức của người dân về vai trò quan trọng của ngànhchăn nuôi; chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong đó ưu tiênphát triển chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp, chăn nuôi thâm canhhàng hóa, chăn nuôi có quản lý, kiểm soát; phát triển chăn nuôi nhằm đáp ứngnhu cầu trong nước đồng thời tiến tới xuất khẩu; phát triển chăn nuôi gắn vớibảo vệ môi trường và tiến tới chăn nuôi bền vững.

- Bài viết của KS Lê Bá Lịch- Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôiViệt Nam với tựa đề “Thức ăn chăn nuôi: Biện pháp hàng đầu phát triển chănnuôi bền vững giai đoạn 2010- 2020” được đăng trên websitehttp://www.hua.edu.vn/ (khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản trường đạihọc Nông nghiệp Hà Nội) Tác giả phân tích: Khác với trồng trọt coi giống làbiện pháp hàng đầu thì giai đoạn nay chăn nuôi hàng hóa phải coi thức ăn làbiện pháp số một, bởi vì trong chăn nuôi hàng hóa thức ăn chiếm 65-70% giáthành sản phẩm Thực phẩm động vật có an toàn hay không thì có nhiều yếu

tố chi phối nhưng yếu tố đầu tiên phải xem xét đến là thức ăn chăn nuôi Ởnhiều nước Châu Âu giành 50-60% diện tích đất nông nghiệp để trồng cỏ

Trang 21

chăn nuôi, ở Châu Á nhiều nước như Trung Quốc, Thái Lan dành 40-50%tổng sản lượng làm thức ăn chăn nuôi và hàng năm đều có kế hoạch sản xuấtnguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước, kế hoạch nhập khẩu nguyên liệunước ngoài … không bỏ ngõ, phó mặc doanh nghiệp tự lo nguyên liệu như ởViệt Nam hiện nay Trong phần đánh giá hiện trạng, tác giả đã đánh giá nhữngkhó khăn, hạn chế ngành chế biến thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam như: Thiếunguyên liệu, hàng năm giá trị nhập khẩu trên dưới 2 tỷ USD nguyên liệu thức

ăn chăn nuôi gồm mỳ mạch, cám chích ly, dầu thực vật, mỡ động vật, khô dầuđậu tương, bột cá, bột xương thịt, chất khoáng, các chất phụ gia bổ sung thức

ăn, các loại vi khoáng, vitamine …; thiếu công nghệ sản xuất, tại Việt Namchưa có chuổi nghiên cứu công nghệ ứng dụng đại trà vào chế biến thức ănchăn nuôi, công nghệ sản xuất premix các doanh nghiệp phải nhập khẩu từnước ngoài về để sử dụng, công thức phối chế thức ăn lợn con, các probiotic,synbiotic để sử dụng thay thế kháng sinh; nhu cầu thiết bị nhà máy có côngsuất 20-40 tấn/giờ phải nhập khẩu từ Châu Âu và Trung Quốc với chi phí đắt

đỏ, các doanh nghiệp Việt Nam không đủ sức cạnh tranh với công ty nướcngoài vì vốn ít …; về quản lý, hiện nay có nhiều văn bản hướng dẫn chungcủa nhiều ngành, nhiều cấp quản lý nên gây sự chồng chéo và có nhiều người,nhiều ngành quản lý nhưng thực sự không có chuyên môn, ít hiểu biết, gâynhiều khó khăn cho doanh nghiệp; về hệ thống chế biến thức ăn gia súc, có

225 nhà máy và xưởng sản xuất, chế biến thức ăn gia súc, với sản lượng12.317 ngàn tấn/năm, tuy nhiên thị phần của các công ty 100% vốn nướcngoài chiếm 65-70% nên họ nắm thị phần và khống chế giá cả Đồng thời tácgiả đã đưa ra định hướng phát triển chế biến thức ăn gia súc Việt Nam đếnnăm 2020 như sau: Dự kiến tổng sản lượng thịt xẻ đến năm 2015 đạt 4.300ngàn tấn, đến năm 2020 đạt 5.500 ngàn tấn, trong đó năm 2015 tổng sảnlượng thịt lợn xẻ chiếm 65% (2.795 ngàn tấn), năm 2020 chiếm 63% (3.465

Trang 22

ngàn tấn); bình quân sản phẩm thịt xẻ năm 2015 đạt 46 kg/người/năm, năm

2020 đạt 56 kg/người/năm; dự ước nhu cầu thức ăn tinh cho gia súc, gia cầmnăm 2015 là 21.577 triệu tấn, năm 2020 là 26.766 triệu tấn, trong đó dự ướcnhu cầu thức ăn cho lợn năm 2015 là 15.575 triệu tấn, năm 2020 là 18.810triệu tấn; nhu cầu đạm năng lượng cho gia súc, gia cầm năm 2015 là 21,7triệu tấn, năm 2020 là 26,8 triệu tấn, tuy nhiên khả năng sản xuất trong nướcnăm 2015 chỉ đạt 9,68 triệu tấn, năm 2020 chỉ đạt 10,75 triệu tấn (khả năngnăm 2015 sẽ thiếu hụt 13,1 triệu tấn đạm năng lượng và năm 2020 thiếu hụt16,9 triệu tấn đạm năng lượng); nhu cầu đạm động thực vật cho gia súc, giacầm năm 2015 là 4,8 triệu tấn, năm 2020 là 5,9 triệu tấn, tuy nhiên khả năngsản xuất trong nước năm 2015 chỉ đạt 0,7 triệu tấn, năm 2020 chỉ đạt 01 triệutấn (khả năng năm 2015 sẽ thiếu hụt 4,1 triệu tấn đạm động thực vật và năm

2020 thiếu hụt 4,9 triệu tấn đạm động thực vật) Từ những dự báo nhu cầuthực phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm tác giả đã khẳng định đẩy mạnh pháttriển chăn nuôi ở Việt Nam đồng nghĩa với việc nhập khẩu nguyên liệu thức

ăn chăn nuôi Tác giả đã đưa ra những giải pháp sau: Thứ nhất, phải đổi mới

nhận thức để đặt đúng “vai trò, vị trí của chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất

nông nghiệp” là giải quyết an ninh lương thực cho xã hội; thứ hai, phải đầu tư

nghiên cứu khoa học, nghiên cứu những khâu đột phá của ngành thức ăn chănnuôi theo chuỗi sản phẩm hóa dược, khoáng vi lượng, premix, vi sinh,enzyme, hoạt chất sinh học … tạo nguồn nguyên liệu mới thức ăn bổ sung

chăn nuôi góp phần hạ giá thành sản phẩm; thứ ba, đầu tư hoặc mời gọi đầu

tư nước ngoài sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi về các amino acid,

lyzine, Methionine, các vi khoáng, các chất phụ gia bổ sung …; thứ tư, coi

thức ăn chăn nuôi là mặt hàng thiết yêu an ninh thực phẩm được hưởng mọi

quyền lợi ưu tiên như lương thực và phân bón; thứ năm, phải thống nhất về quản lý chất lượng; thứ sáu, áp dụng các chính sách miễn thuế VAT cho

Trang 23

nguyên liệu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, miễn thuế nhập khẩu, quy hoạch

đất xây dựng cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi; thứ bảy, đổi mới chương trình

đào tạo ở cấp đại học nông nghiệp với các ngành chuyên về dinh dưỡng, thức

ăn chăn nuôi

- Luận văn Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, trườngĐại học Nông nghiệp Hà Nội của tác giả Nguyễn Văn Kha được TS.PhạmVăn Hùng hướng dẫn năm 2009 với tựa đề “Nguyên cứu giải pháp phát triểnchăn nuôi lợn tập trung tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên” Tác giả đã nhậnđịnh huyện Yên Mỹ- tỉnh Hưng Yên có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi,đặc biệt là chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa, tuy nhiên phần lớn hộchăn nuôi theo tính chất lấy công làm lãi, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp …

do đó hiệu quả chưa cao, chưa có tính chất chuyên môn hóa, sản phẩm chưa

có tính cạnh tranh cao, việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, chưa cóquy hoạch khu chăn nuôi tập trung, không kiểm soát được dịch bệnh và gây ônhiễm môi trường nghiêm trọng Mục tiêu cụ thể trong nghiên cứu của tác giảlà: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chăn nuôi lợn và hình thức chănnuôi lợn tập trung; đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế của các loại hình chănnuôi lợn ở huyện Yên Mỹ; phân tích các nguyên nhân và tìm hiểu những yếu

tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các loại hình chăn nuôi lợn; địnhhướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của ngànhchăn nuôi lợn trong việc phát triển khu vực chăn nuôi tập trung ở huyện Yên

Mỹ Về phương pháp nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp điều trachọn mẫu (150 mẫu trên địa bàn 05/17 xã, thị trấn) và phương pháp thống kêkinh tế Về kết quả nghiên cứu, tác giả đã đánh giá thực trạng phát triển chănnuôi lợn huyện Yên Mỹ trong giai đoạn 2006-2008 có tốc độ tăng bình quân

về số đầu lợn là 9,24%, về sản lượng là 9,43%; về đánh giá hiệu quả kinh tếcác loại hình chăn nuôi lợn, tác giả đã phân tích tỷ suất lợi nhuận để nhận biết

Trang 24

một đồng chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất sẽ cho bao nhiêu đồng lợinhuận (tỷ suất lợi nhuận bằng lợi nhuận trên chi phí) và kết quả loại hình chănnuôi lợn sinh sản có tỷ suất lợi nhuận cao nhất là 0,23 lần, kế đến là loại hìnhchăn nuôi hỗn hợp và chăn nuôi lợn thịt đều có tỷ suất lợi nhuận bằng 0,16lần; về phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi lợn, tác giả đãphân tích hiệu quả theo quy mô và theo hướng sử dụng thức ăn Phân tíchhiệu quả theo quy mô, tác giả đã cho thấy tỷ suất lợi nhuận theo quy mô vừa(từ 10 đến 100 con lợn) là cao nhất, 0,24 lần, quy mô lớn (trên 100 con lợn) là0,22 lần và quy mô nhỏ (dưới 10 con lợn) là 0,1 lần, điều đó cho thấy: Quy

mô lớn thì doanh thu cao hơn nhưng hiệu quả sản xuất thì không bằng quy môvừa Bên cạnh đó, qua phân tích hiệu quả theo hướng sử dụng thức ăn tác giả

đã chứng minh bằng tỷ suất lợi nhuận khi sử dụng thức ăn đậm đặc của loạihình chăn nuôi lợn sinh sản đạt 0,19 lần so với sử dụng thức ăn hỗn hợp tựchế biến là 0,12 lần, loại hình chăn nuôi lợn thịt đạt 0,16 lần so với sử dụngthức ăn hỗn hợp tự chế biến là 0,06 lần Cùng với kết quả phân tích hiệu quảkinh tế, tác giả đã định hướng của chủ hộ chăn nuôi lợn và đã cho kết quả là

có tới 87,3% có định hướng muốn chăn nuôi ra khu dân cư, 84,7% có địnhhướng chăn nuôi tập trung, 52,1% muốn giữ nguyên quy mô, 15,3% địnhhướng chăn nuôi gia đình, định hướng có ý kiến đồng tình thấp nhất là thuhẹp quy mô (chỉ 6,3% đồng tình) Tác giả cũng đã phân tích điểm mạnh, yếu,

cơ hội và thách thức của phát triển chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn huyệnYên Mỹ Kết hợp kết quả phân tích và định hướng phát triển chăn nuôi lợntập trung của huyện Yên Mỹ tác giả đã đề ra các giải pháp phát triển chăn

nuôi lợn tập trung huyện Yên Mỹ như sau: Thứ nhất, giải pháp về công tác

quy hoạch đất đai bao gồm quy hoạch các khu vực chăn nuôi tách biệt vớikhu dân cư nhằm đảm bảo hạn chế ô nhiễm môi trường và góp phần nâng cao

hiệu quả chăn nuôi; thứ hai, giải pháp về tổ chức sản xuất như là tạo mối liên

Trang 25

kết giữa các tổ chức tài chính tín dụng, ngân hàng, các cơ sở chế biến, cơ sởdịch vụ, khuyến nông và chủ hộ chăn nuôi, khuyến khích thành lập hợp tác xãchăn nuôi, hiệp hội chăn nuôi, xây dựng các mô hình trình diễn, chuyển giao

tiến bộ khoa học kỹ thuật; thứ ba, nhóm giải pháp về chính sách như miễn

giảm tiền sử dụng đất, thuê đất, thuế sử dụng đất, ưu đãi thuế suất, thuế thu

nhập doanh nghiệp; thứ tư, giải pháp về vốn như tăng cường hình thức cho

vay trung và dài hạn, nâng cao mức vốn vay, đơn giản hóa thủ tục vay vốn;

thứ năm, phát triển chăn nuôi gắn với khu vực giết mổ, chế biến; thứ sáu, giải

pháp về môi trường chăn nuôi như khuyến khích phát triển chăn nuôi theo môhình VAC, dùng hố phân Biogas, xây dựng chuồng trại theo hướng sản xuất

công nghiệp, thường xuyên vệ sinh chuồng trại; thứ bảy, giải pháp về thị

trường như phải xây dựng thương hiệu, nhà nước cần có chính sách hỗ trợthông tin, mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại, dự báo ngắn và dài hạn về

xu thế thị trường trong và ngoài nước thứ tám, nhóm giải pháp về khoa học

kỹ thuật công nghệ đối với các khâu con giống, thức ăn, chuồng trại, đào tạotập huấn, vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm Tác giả kết luận, các chủ hộchăn nuôi lợn hoặc thành phần khác chưa được đào tạo về chuyên môn kỹthuật và nghiệp vụ quản lý kinh tế chủ hộ; loại hình chăn nuôi lợn sinh sảncho hiệu quả cao nhất vì đòi hỏi kỹ thuật cao, chi phí đầu tư ban đầu lớn; quy

mô chăn nuôi bình quân của một chủ hộ trên địa bàn huyện là nhỏ và hiệu quảkinh tế tỷ lệ thuận với quy mô số đầu lợn; ngoài hiệu quả kinh tế, chủ hộ chănnuôi lợn còn mang lại hiệu quả về mặt xã hội và môi trường; chăn nuôi lợnđem lại hiệu quả tốt hơn so với trồng trọt và chăn nuôi gia cầm; để nâng caokết quả và hiệu quả kinh tế chủ hộ chăn nuôi lợn cần áp dụng đồng bộ các giảipháp như quy hoạch đất đai, giải pháp về vốn, thị trường, tổ chức sản xuất,ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ, phát triển chăn nuôi gắn với giết

mổ và chế biến

Trang 26

- Luận văn tốt nghiệp đại học, chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, khoakinh tế và phát triển nông thôn trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, năm

2009 của tác giả Trần Thị Thoa, được TS Vũ Thị Phương Thụy hướng dẫnvới tựa đề “thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quảkinh tế chăn nuôi lợn ở hộ nông dân tại xã Xuân Nôn- Đông Anh- Hà Nội”.Tác giả đã đặt vấn đề phát triển chăn nuôi lợn ở xã Xuân Nôn- Đông Anh- HàNội đã và đang nâng cao được thu nhập cho dân và phát triển kinh tế- xã hộiđịa phương Tuy nhiên việc chăn nuôi lợn vẫn còn mang tính chất tự túc, tựphát, mạnh ai nấy làm, chăn nuôi theo phương thức lấy công làm lãi nhằm tậndụng những sản phẩm phụ trong ngành trồng trọt, trong sinh hoạt, lấy phânbón và tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình do vậy hiệu quả kinh tế chưacao Về phương pháp nghiên cứu, tác giả đã điều tra các hộ chăn nuôi lợn vàkhông chăn nuôi trên địa bàn 3 thôn: Xuân Nộn, Đường Yên, Lương Quy với

60 hộ gồm các quy mô lớn, vừa và nhỏ, đồng thời kết hợp sử dụng phươngpháp chuyên gia để tổng hợp, phân tích số liệu và dự báo Về kết quả nghiêncứu, tác giả đã đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn tại xã Xuân Nôn, huyệnĐông Anh- Hà Nội; tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, đánh giá nhữngthuận lợi, khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợntại xã Xuân Nộn và đề ra các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn cho hộ nông

dân như sau: Thứ nhất, giải pháp về giống đối với trung tâm giống, viện

nghiên cứu cần đưa ra các giống có chất lượng, có cơ sở khoa học, tạo điềukiện tốt cho việc hỗ trợ, mua bán giống trên địa bàn, cấp huyện và xã tạo điềukiện tốt cho các hộ lựa chọn con giống tốt, khuyến khích các hộ phát triểnchăn nuôi lợn sinh sản nhằm giảm chi phí về giống, với các hộ nông dân phải

nhạy bén, năng động, không mua con giống trôi nổi trên thị trường; thứ hai, tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân bằng các

hình thức như thông qua hoạt động khuyến nông, thông qua các chương trình

Trang 27

dự án hỗ trợ phát triển nông thôn, thông qua các công ty sản xuất thức ănchăn nuôi, thông qua các đợt thực tập chuyên ngành của sinh viên ngành chănnuôi, chuồng trại chăn nuôi phải đảm bảo ấm áp vào mùa Đông, mát mẻ vào

mùa Hè; thứ ba, phải tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ bằng hình thức

liên kết 4 nhà, thành lập ban quản lý thị trường xã với nhiệm vụ quản lý vệsinh an toàn thực phẩm và cung cung cấp thông tin về giá cả hàng ngày, đẩymạnh phát triển lò mổ, ngành chế biến sản phẩm thịt lợn, quy hoạch tổ chức

lại các buổi họp chợ; thứ tư, các giải pháp về vốn như hạ lãi suất và tăng thời gian vay, tăng cường hoạt động của các tổ chức tài chính tại địa phương; thứ năm, giải pháp về thức ăn như sử dụng thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp đã

được chế biến sẵn và hướng dẫn người chăn nuôi phương thức pha trộn thức

ăn chăn nuôi phù hợp; thứ sáu, giải pháp về thú y và phòng chống dịch bệnh

như tiêm phòng các bệnh thường gặp trên đàn lợn, tăng cường bồi dưỡng kiếnthức chăn nuôi cho bà con nông dân, có chính sách khuyến khích cán bộ thú y

về công tác tại địa phương; thứ bảy, các giải pháp khác về thông tin tuyên

truyền, về môi trường chăn nuôi

- Luận văn tốt nghiệp đại học, chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, khoakinh tế - quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ, năm 2007 của tác giảPhạm thị Kim Quyên, được ThS Bùi Văn Trịnh hướng dẫn với tựa đề “phântích hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện Vĩnh Thạnh- thànhphố Cần Thơ” Tác giả đã khái quát vấn đề phát triển tổng đàn lợn huyệnVĩnh Thạnh trong năm 2006 là 43.700 con, tăng 4.837 con so với năm

2005 và đang có những thuận lợi, khó khăn về con giống, nguồn cung cấpthức ăn, thị trường tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận của hộ chăn nuôi heo thịt làgiá cả sản phẩm không ổn định Tác giả đã sử dụng phương pháp điều tratrực tiếp 60 hộ tại 03 xã theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, phương phápthống kê mô tả để phân tích số liệu đã thu thập được Về kết quả nghiên cứu,

Trang 28

tác giả đã phân tích thực trạng chăn nuôi lợn thịt của nông hộ về mức độ tậptrung của hoạt động chăn nuôi, con giống (giống lợn lai chiếm 71,7%, lợn địaphương chiếm 28,3%), thức ăn chăn nuôi (75% số hộ sử dụng thức ăn hỗnhợp), thú y, mục đích chăn nuôi của hộ gia đình chưa phải là nguồn thu nhậpchính Về phân tích hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của nông hộ, tác giả đã phântích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trọng lượng của lợn khi xuất chuồngnhư chi phí giống (chiếm 15,61%), chi phí thức ăn (chiếm 67,54%), chi phíthú y (1,52%), chi phí chuồng trại (14,1%), chi phí máy móc (0,98%) ;phân tích kết quả hoạt động chăn nuôi và tiêu thụ thịt lợn của nông hộ chothấy tổng chi phí bình quân 01 kg lợn là 16.412 đồng/kg, tổng doanh thu bìnhquân 01 kg lợn là 16.110 đồng/kg, người chăn nuôi sẽ bị lỗ 302 đồng/kg lợnhơi; tương tự nếu phân tích hiệu quả chăn nuôi theo quy mô cho thấy với quy

mô từ 01-09 con lợn thịt sẽ bị lỗ 209 đồng/kg, quy mô từ 10-50 con lợn thịt

sẽ bị lỗ 579 đồng/kg và quy mô trên 50 con lợn sẽ có lợi nhuận 257 đồng/kg.Bên cạnh đó, tác giả đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chănnuôi lợn thịt của nông hộ bằng phương pháp hồi quy tuyến tính với biến phụthuộc Trongluong, các biến độc lập là: Cpchuongtrai, giongnuoi, nangsuat,thoigian, cpthucan, cpgiong, cpthuy, laodongngoai, trinhdohocvan, solua; kếtquả cho thấy ý nghĩa về dấu của các biến giongnuoi, nangsuat, thoigian làmtăng trọng lượng lợn xuất chuồng, các biến có liên quan đến chi phí làm giảmtrọng lượng lợn xuất chuồng Đồng thời, tác giả đã phân tích những thuận lợi,khó khăn đối với người chăn nuôi và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả chănnuôi lợn thịt của nông hộ tại huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ như sau:

thứ nhất, phải tạo cho người chăn nuôi mua được con giống tốt dễ dàng; thứ hai, người chăn nuôi phải biết phối hợp khẩu phần ăn ở các giai đoạn phù hợp tăng trọng được nhanh hơn; thứ ba, phải biết thời gian nào lợn tăng trọng nhanh và thời gian nào lợn tăng trọng giảm; thứ tư, mở rộng quy mô tổng đàn

Trang 29

để giảm chi phí lao động; thứ năm, người chăn nuôi cần tìm hiểu kỹ thuật chế

biến, phối hợp các loại thức ăn, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để vừađạt hiệu quả mà chi phí thấp và thức ăn phải được sản xuất theo quy trìnhcông nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng đủ tiêu chuẩn quy định, bên cạnh đócần có sự can thiệp của nhà nước trong việc ổn định giá đầu vào quá trình

chăn nuôi; thứ sáu, người chăn nuôi cần tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và vận dụng vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả; thứ bảy, các hộ

chăn nuôi nên phối hợp với thương lái để đẩy mạnh tiêu thụ và tăng khả năngcạnh tranh về sản phẩm lợn thịt trên thị trường, tránh nuôi theo phong trào

mà cần có kế hoạch hợp lý Tác giả đã kết luận như sau: Thứ nhất, chăn nuôi

lợn thịt là một nguồn thu quan trọng đối với nông hộ chăn nuôi tại huyệnVĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Trong những năm qua, hoạt động chănnuôi heo thịt của nông hộ là không hiệu quả lắm, xét về mặt kinh tế thì hiệuquả còn thấp và không đồng đều giữa các nông hộ Qui mô chăn nuôi lợnthịt ở hộ gia đình ở quy mô vừa do biến động về giá cả và chi phí thức ăn

tăng cao nên nuôi heo không hiệu quả; thứ hai, tình hình chăn nuôi lợn hiện

nay của huyện có điều kiện phát triển khá thuận lợi về điều kiện tự nhiên,nguồn vật tư đầu vào và thị trường tiêu thụ Tuy nhiên, giá cả thức ăn vàcon giống khá cao, giá cả đầu ra biến động bất thường là những nguyênnhân chính làm hạn chế sự phát triển đàn heo Đây cũng là các nhân tố

ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả chăn nuôi của nông hộ; thứ ba, có 93,3%

nông hộ bán sản phẩm chăn nuôi chủ yếu cho thương lái Các giống lợn lai

có năng suất cao, chất lượng thịt tốt đã được nuôi phổ biến; thứ tư, chi

phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí (67,54%), kế đến làchi phí giống (15,61%) và chi phí chuồng trại (14,1%) Người chăn nuôi

thâm hụt 302 đồng/kg vì giá cả biến động giảm; thứ năm, các nhân tố ảnh

hưởng đến sản lượng lợn khi xuất chuồng là loại giống, năng suất, thời

Trang 30

gian chăn nuôi và làm giảm trọng lượng và chi phí lao động nhà

Trang 31

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Xuân Lộc nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, địa giới hànhchính của huyện được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Định Quán

- Phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ và tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu

- Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận

- Phía Tây giáp thị xã Long Khánh

Huyện Xuân Lộc có 15 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thị trấn và 14 xã.Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 72.618,65 ha, dân số 228.857 ngườichiếm 12,4% về diện tích và 9,6% về dân số toàn tỉnh Đồng Nai, mật độ dân

số 317 người /km2

Huyện có Quốc lộ 1A và đường sắt chạy qua, có các tuyến tỉnh lộ nốivới các huyện thị lân cận, thị trấn Gia Ray là trung tâm huyện và cũng là đầumối của các tuyến giao thông quan trọng trong khu vực, cách Thành Phố HồChí Minh 110 Km về phía Tây Nam và Thành phố Phan Thiết 100 km về phíaĐông; tạo cho Xuân Lộc có lợi thế về phát triển kinh tế hướng ngoại với cácthế mạnh về nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp, đóng vai trò quan trọng trongphát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Nai và mở rộng mối giao lưu giữa Đồng Naivới các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Bà Rịa -Vũng Tàu Tuy nhiên,công tác phòng dịch cho chăn nuôi lại khó khăn và phức tạp, nếu quản lý

không tốt sẽ dễ lan dịch bệnh và gây thiệt hại lớn cho phát triển chăn nuôi

Trang 32

Bảng đồ ranh giới hành chính huyện Xuân Lộc

Trang 33

2.1.1.2 Tài nguyên khí hậu:

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, với những đặc trưngchính như sau:

- Năng lượng bức xạ dồi dào (trung bình 154-158 Kcal/cm2-năm) Nắngnhiều (trung bình từ 5,7-6 giờ /ngày) Nhiệt độ cao và cao đều quanh năm(trung bình 25,4 oC), tổng tích ôn lớn (trung bình 9.271oC/năm) Hầu nhưkhông có những thiên tai như: bảo, lụt, rất thuận lợi cho phát triển nôngnghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng

- Lượng mưa lớn (trung bình từ 1.956- 2.139 mm/năm), mùa mưathường bắt đầu vào tháng 5 kết thúc vào cuối tháng 11, mưa nhiều và mưa tovào thời kỳ từ tháng 7 đến tháng 9 Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đếntháng 4, do bị mất cân đối nghiêm trọng trong cán cân ẩm vào mùa này nênthường gặp khó khăn về cấp nước, chống nóng và nguồn thức ăn thô xanh chochăn nuôi Tuy nhiên, lại khá thuận lợi cho xử lý chất thải và phòng ngừa dịchbệnh

Nhìn chung, với đặc điểm thời tiết – khí hậu nắng nóng quanh năm,nhưng ôn hòa, thích hợp cho phát triển sản xuất cây lâu năm (cao su, tiêu, cây

ăn quả, điều, lúa, ngô, thuốc lá, rau màu) và các loại vật nuôi như lợn, gà, bò,

dê … Một số giống lợn chất lượng cao của thế giới đã nhập nội vào địa bànNam bộ đều phát triển tốt ở Đồng Nai cũng như trên địa bàn huyện Xuân Lộc.Tuy nhiên, để tiến hành chăn nuôi theo hướng quy mô lớn - công nghiệp cầnchú trọng đến các biện pháp điều hòa nhiệt độ, cấp nước chủ động với chấtlượng đảm bảo

2.1.1.3 Tài nguyên đất đai:

- Về phân loại đất: Toàn huyện có 6 nhóm đất, bao gồm 15 loại đất

chính, cụ thể như sau:

Trang 34

Bảng 2.1 Diện tích các loại đất trên địa bàn huyện Xuân Lộc

Trang 35

Bảng 2.2 Diện tích đất phân theo độ dốc - tầng dày

Độ dốc Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) <30 Tầng dày (cm) 30-70 > 70

Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Xuân Lộc

Đất đai của huyện khá bằng phẳng: Có tới 82,87% diện tích có độ dốc

<80, khá thuận lợi cho sử dụng vào mục đích nông - công nghiệp cũng nhưxây dựng các điểm dân cư và cơ sở hạ tầng Yếu tố hạn chế là tầng dày: có tới13,44% diện tích có tầng canh tác rất mỏng (<30cm) và 28,1% có tầng mỏng

và trung bình Vì vậy, trong lựa chọn các khu vực chăn nuôi cần cố gắng chọncác khu vực đất có tầng mỏng, hạn chế chọn các khu vực đất tốt

2.1.1.4 Tài nguyên nước:

- Nước mặt:

Trong phạm vi huyện có 3 hệ thống sông suối chính: Sông La Ngà,Sông Ray, các nhánh suối của Sông Dinh

+ Sông La Ngà: Bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc 2 tỉnh Bình Thuận và

Lâm Đồng Diện tích lưu vực: 4.100 km2, mô-đun dòng chảy khá (38,4l/s/km2), lưu lượng trung bình 113 m3/s, lưu lượng kiệt 3,5-4,0 m3/s, chảy quahuyện Xuân Lộc dài 18 km với diện tích lưu vực khoảng 262 km2 Các suốinhánh của sông La Ngà trên địa phận huyện Xuân Lộc có nước quanh năm làsuối Gia Huỳnh, Suối Rết, Suối Cao Theo Quy hoạch thủy lợi hệ thốngsông Đồng Nai và dự án khả thi xây dựng công trình thủy lợi Tà Pao (đã khởi

công xây dựng), về lâu dài sẽ đưa nước ngọt từ đập TàPao về tưới cho khu

vực các xã: Xuân Thành, Xuân Trường, Suối Cao, Xuân Bắc và Xuân Thọ

Trang 36

+ Sông Ray: Bắt nguồn từ khu vực phía nam và tây nam núi Chứa

Chan, diện tích lưu vực trong phạm vi huyện khoảng 458,92 km2, chảy quahuyện dài 15-20 km, lưu lượng trung bình 10,6 m3/s Ngoại trừ dòng chính có

nước quanh năm, đại bộ phận các nhánh suối đều cạn kiệt vào cuối mùa khô

+ Các nhánh suối thuộc hệ thống Sông Dinh: Các nhánh suối này bắt

nguồn từ khu vực phía Đông Nam núi Chứa Chan, diện tích lưu vực: 200 km2,bao gồm các suối chính như: Suối Gia Ui, Suối Da Công Hoi, Suối Da Kriê

Mô -đun dòng chảy tương đối khá (khoảng 32,6 l/s/km2) nhưng do lưu vựchẹp, thảm phủ kém dài nên các suối này đều bị kiệt vào cuối mùa khô

Huyện đã xây dựng Hồ Núi Le và hồ Gia Ui, các hồ này đã có tác dụngtốt trong việc cung cấp nước vào mùa khô cho khoảng 1.200 ha cây trồng vàcung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 7.500 hộ dân Hiện nay trên địa bànhuyện đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng nai quy hoạch và phân kỳ xâydựng 32 công trình thủy lợi tiếp tục xây dựng trong giai đoạn 2011-2020

- Nước ngầm:

Theo bản đồ địa chất - thủy văn tỉnh Đồng Nai tỉ lệ 1/100.000, huyện

Xuân Lộc nằm trong khu vực nghèo nước ngầm Trên đất đỏ vàng đượcphong hóa từ đá bazan nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 25-30 m Cáckhu vực khác nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 80-120m, lưu lượngtrung bình từ 0,5 đến 12 l/s, chất lượng tốt Hiện nay nước ngầm đang đượckhai thác cho sinh hoạt và sử dụng trong nông nghiệp

Huyện Xuân Lộc có hạn chế về thiếu nguồn nước ngọt để tưới cho câytrồng vào mùa khô, đòi hỏi phải bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp vớiđiều kiện của từng tiểu vùng, đặc biệt chú trọng phát triển chăn nuôi ở cáckhu vực có nước ngầm và điều kiện đất đai có nhiều hạn chế để giảm sức épcho phát triển trồng trọt

Trang 37

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:

2.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế

Mặc dù kém lợi thế về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp so với cáchuyện quanh TP Biên Hoà, nhưng với những nỗ lực vượt bậc, Xuân Lộc đãphát huy được lợi thế, khắc phục hạn chế, huy động một cách có hiệu quả cácnguồn lực vào phát triển kinh tế nên trong suất giai đoạn từ năm 2007 đến

2011, kinh tế Xuân Lộc luôn đạt tốc độ tăng trưởng rất cao, cơ cấu kinh tếchuyển dịch theo xu hướng tích cực

Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tếhuyện Xuân Lộc giai đoạn 2007-2011

CHỈ TIÊU Đơn vị tính Kết quả từ năm 2007 – 2011

Tăng BQ (%/năm) Năm

2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2011/ 2010 2008- 2011

a) Theo giá so sánh

năm 1994 Tỷ đồng 1.498 1.734,8 1.986,8 2.520,8 2.876,6 14,1 17,72 + Nông - lâm nghiệp Tỷ đồng 711,6 757,2 795,2 847,3 890,1 5,1 5,76 + Công nghiệp + XD Tỷ đồng 309,8 414,0 522,9 878,9 1.038,9 18,2 35,32 + Dịch vụ Tỷ đồng 476,6 563,6 668,7 794,7 947,6 19,2 18,75

b) Theo giá thực tế Tỷ đồng 2.136,7 2.680,0 3.24,3 4.350,9 5.254,6 20,8 25,23 + Nông - lâm nghiệp Tỷ đồng 1.050,7 1.193,3 1.298,4 1.470,6 1.672,3 11,7 12,32 + Công nghiệp + XD Tỷ đồng 540,9 790,7 1.083,0 1.754,0 2.179,9 24,3 41,69 + Dịch vụ Tỷ đồng 545,1 696,0 858,9 1.126,2 1.402,4 24,5 26,65

Trang 38

Qua bảng 2.3 Một số chỉ tiêu về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh

tế Huyện Xuân Lộc giai đoạn 2007-2011 ta thấy:

- Cơ cấu kinh tế từ thuần nông vào năm 2000 với tỷ trọng ngành nôngnghiệp chiếm tới 72,6%, đến năm 2007 đã giảm xuống 49,2%, năm 2011 là31,83% Tuy tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm dần nhưng vẫn đạt tốc độtăng trưởng gấp 1,5- 2 lần tốc độ bình quân của ngành nông nghiệp toàn quốc.Đây là thành quả to lớn trong phát triển kinh tế của huyện

- Ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng rất cao, khoảng 35,32%/nămtrong suốt giai đoạn 2007-2011, nên tỷ trọng của ngành tăng nhanh từ 13,4%(năm 2000) lên 25,3% (năm 2007) và 41,48% năm 2011

- Ngành dịch vụ cũng đạt được tốc độ tăng trưởng cao, tỷ trọng ngànhdịch vụ cũng tăng khá nhanh, từ 13,9% (năm 2000) lên 25,5% (năm 2007) và26,69% năm 2011

Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao nên GDP bình quân đầu người tăngkhá nhanh, từ 267 USD /người năm 2000 lên 622,5 USD/người năm 2007 vàlên 1.142,7 USD/người năm 2011 Nhờ thu nhập của người dân nói chung vànông dân nói riêng tăng nhanh nên đã góp phần nâng cao nguồn lực đầu tưvào phát triển sản xuất nông nghiệp

Nhìn chung, kinh tế của huyện phát triển toàn diện và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, nên đã và đang từng bước hội nhập với xu thế phát triển chung của tỉnh và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

2.1.2.2 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Trước đây, Xuân Lộc là một trong những huyện tiếp nhận nhiều dân

di cư từ ngoài tỉnh vào nên tốc độ tăng dân số trong thời kỳ từ 1991-1995 khánhanh (trung bình 3%/năm); giai đoạn 1996-2000 có chiều hướng chậm lại

Trang 39

(2-2,32%/năm), từ năm 2000-2007 chỉ còn 1,61% và từ năm 2007-2011 chỉcòn 1,14%, bằng với tốc độ tăng tự nhiên

- Dân số toàn huyện tăng từ 197.087 người năm 2000 lên 228.857người năm 2011, tăng 31.770 người, mức tăng này tương đương với dân sốtrung bình của 1,5 xã của Xuân Lộc Như vậy, trong tương lai, ngoài việc tăngcường kiểm soát về tăng dân số tự nhiên, cần chủ động chuyển dịch lao độngnông thôn đến làm việc tại các khu công nghiệp trong tỉnh, huyện để tăng quy

mô sản xuất, làm tiền đề cho đẩy mạnh cơ giới hoá trong nông nghiệp

- Năm 2011, Xuân Lộc có 144.283 lao động trong độ tuổi, chiếmkhoảng 60,03% dân số; lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế126.871 người (chiếm 87,93% tổng số lao động) Như vậy lực lượng lao độngtrong độ tuổi không làm việc trong các ngành kinh tế còn chiếm tỷ lệ cao(12,07%), nhưng trong số này có lực lượng lớn là lao động nông thôn đến làmviệc tại các khu công nghiệp ngoài huyện

Trang 40

Bảng 2.4 Dân số và lao động huyện Xuân Lộc Giai đoạn 2007 – 2011

Hạng mục Đơn Vị

Giai đoạn 2007-2011 Tăng

BQ 2007- 2011(%)

2.1.Số lượng phân theo ngành 

+ LĐ Nông nghiệp Người 65.722 66.011 66.050 65.418 57.980 96,92 + Lao động CN -XD Người 10.960 14.682 18.217 25.113 28.800 127,32 + Lao động dịch vụ Người 27.306 27.564 30.600 32.623 40.091 110,08 2.1 Tỷ lệ phân theo ngành 

+ LĐ Nông nghiệp % 63,20 63,48 57,5 53,1 45,7

+ Lao động CN -XD % 10,54 14,12 15,86 20,39 22,70

+ Lao động dịch vụ % 26,26 26,51 26,6 26,5 31,6

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Xuân Lộc

- Qua bảng 2.4 cho thấy dân số sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ khá cao92,65% (212.027/228.857 người) Tuy nhiên, cơ cấu lao động chuyển dịchkhá nhanh theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp sang các ngành phinông nghiệp Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 63,2% năm 2007 xuống45,7 năm 2011, nhờ vậy đã góp phần tăng bình quân đất nông nghiệp/laođộng nông nghiệp Lao động khu vực công nghiệp tăng tương ứng từ 10,54%lên 22,7% và khu vực dịch vụ tăng từ 26,26% lên 31,6% Từ năm 2007 đếnnay, mỗi năm huyện luôn đào tạo một lực lượng lớn lao động cung cấp cho

Ngày đăng: 23/12/2014, 23:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Hoàng Kim Giao (2010), “Ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển trong xu thế hội nhập” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển trong xu thế hội nhập
Tác giả: Hoàng Kim Giao
Năm: 2010
3. Lê Viết Ly (2009), “Phát triển chăn nuôi bền vững trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển chăn nuôi bền vững trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp”
Tác giả: Lê Viết Ly
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2009
4. Lê Bá Lịch (2010), “Thức ăn chăn nuôi biện pháp hàng đầu phát triển chăn nuôi bền vững giai đoạn 2010- 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thức ăn chăn nuôi biện pháp hàng đầu phát triển chăn nuôi bền vững giai đoạn 2010- 2020
Tác giả: Lê Bá Lịch
Năm: 2010
5. Nguyễn Thế Nhã - Vũ Đình Thằng (2004), “Giáo Trình Kinh Tế Nông Nghiệp”, Nhà Xuất Bản Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo Trình Kinh Tế Nông Nghiệp”
Tác giả: Nguyễn Thế Nhã - Vũ Đình Thằng
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Thống Kê
Năm: 2004
6. Nguyễn Văn Kha (2009), “Nghiên cứu giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tập trung tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên”, luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tập trung tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên”
Tác giả: Nguyễn Văn Kha
Năm: 2009
7. Nguyễn Văn Thiện (2009), “Phát triển bền vững ngành chăn nuôi ở Việt Nam”, Tạp chí chăn nuôi số 11-09 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển bền vững ngành chăn nuôi ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Thiện
Năm: 2009
8. Phạm Thị Kim Quyên (2007), “Phân tích hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ” , Luận văn Đại học, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ”
Tác giả: Phạm Thị Kim Quyên
Năm: 2007
9. Trần Công Xuân (2008), “Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020
Tác giả: Trần Công Xuân
Năm: 2008
10. Trần Thị Thoa (2009), “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn ở hộ nông dân tại xã Xuân Nộn- Đông Anh- Hà Nội”, Luận văn Đại học, khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn ở hộ nông dân tại xã Xuân Nộn- Đông Anh- Hà Nội”
Tác giả: Trần Thị Thoa
Năm: 2009
11. Ủy ban nhân huyện Xuân Lộc (2009), Quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, các cơ sở giết mổ tập trung giai đoạn 2008- 2015 và định hướng đến năm 2020 huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, các cơ sở giết mổ tập trung giai đoạn 2008- 2015 và định hướng đến năm 2020 huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Tác giả: Ủy ban nhân huyện Xuân Lộc
Năm: 2009
1. Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 Khác
12. Đảng bộ Huyện Xuân Lộc (2010), Văn kiện đại hội đại biểu lần V nhiệm kỳ 2010-2015, Xuân Lộc Khác
13. Các website:- www.cucchannuoi.gov.com - www.gso.gov.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w