Hoàn thiện quy trình phân tích

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty quản lý quỹ Sài Gòn – Hà Nội (Trang 72)

- Công ty hàng đầu trong lĩnh vực vận tải xe taxi Lĩnh vực này có sự tăng trưởng gắn liền với tốc độ phát triển của nền

3.2.1Hoàn thiện quy trình phân tích

LÝ QUỸ SÀI GÒN – HÀ NỘ

3.2.1Hoàn thiện quy trình phân tích

Bước 1 : Xác định rõ ràng mục đích và bối cảnh phân tích

Vì có nhiều kỹ thuật và lượng dữ liệu lớn được sử dụng trong phân tích tài chính nên trước khi thực hiện bất cứ phân tích nào, điều quan trọng là hiểu được mục tiêu phân tích. Xác định mục tiêu phân tích, yêu cầu chuyên viên phân tích đưa ra quyết định về cách tiếp cận, công cụ, nguồn dữ liệu và kết cấu báo cáo phân tích cũng như tầm quan trọng tương đối của các khía cạnh khác trong phân tích.

Chuyên viên phân tích cũng nên xác định bối cảnh phân tích ở giai đoạn này. Đặt ra câu hỏi như: khoảng thời gian phân tích? nguồn lực và giới hạn thích đáng để hoàn thành phân tích?...Xác định rõ ràng mục đích và bối cảnh phân tích, chuyên viên phân tích sẽ đặt ra được những câu hỏi cụ thể để trả lời trong quá trình phân tích.

Bước 2 : Thu thập dữ liệu

Tiếp theo, chuyên viên phân tích thu thập số liệu cần có để trả lời những câu

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Lưu Thị Hương

hỏi đặt ra trước đó. Một điều quan trọng ở giai đoạn này là sự thấu hiểu về hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và vị thế tài chính (bao gồm những xu hướng qua thời gian và so sánh với doanh nghiệp cùng cạnh tranh). Để phân tích sâu về doanh nghiệp thì ngoài những dữ liệu báo cáo tài chính cần có những thông tin khác như hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành để so sánh và trả lời câu hỏi tại sao doanh nghiệp lại hoạt động tốt hơn hay kém hơn doanh nghiệp khác, hay sự so sánh rộng hơn đối với sự tăng trưởng và sinh lời của toàn ngành khi đó dữ liệu ngành cần được thu thập.

Thêm vào đó thông tin về nền kinh tế, ngành là cần thiết để hiểu được mội trường kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia. Chuyên viên phân tích thực hiện cách tiếp cận từ trên xuống 1) hiểu biết về tình hình kinh tế vĩ mô, như triểnvọng tăng trưởng của nền kinh tế và lạm phát 2) phân tích triển vọng của ngành mà doanh nghiệp hoạt động dựa vào môi trường vĩ mô 3) quyết định triển vọng của doanh nghiệp dựa vào dự báo về môi trường vĩ mô và ngành. Để dự báo tăng trưởng trong tương lai, dữ liệu quá khứ của doanh nghiệp là một nguồn thông tin cơ bản, tuy nhiên hiểu biết về nền kinh tế và ngành kinh doanh có thể tăng cường khả năng dự báo .

Bước 3 : Xử lý dữ liệu

Sau khi thu thập báo cáo tài chính và các thông tin khác, chuyên viên phân tích tiến hành xử lý dữ liệu bằng cách sử dụng các công cụ phân tích thích hợp. Ví dụ, xử lý dữ liệu có thể bao gồm việc tính toán các chỉ số, tỷ lệ tăng trưởng, chuẩn bị các báo cáo tài chính common-size, vẽ biểu đồ, phân tích thống kê như hồi quy hay mô phỏng Monte Carlo, phân tích độ nhạy hoặc dùng những công cụ phân tích khác. Công việc cho giai đoạn này bao gồm:

 Đọc và đánh giá báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp. Bao gồm đọc thuyết minh báo cáo tài chính và hiểu các tiêu chuẩn kế toán được sử dụng, phương thức kế toán do doanh nghiệp lựa chọn ví dụ quy định về thời điểm ghi nhận doanh thu, những quyết định hoạt động ảnh hưởng tới báo cáo tài chính ví dụ thuê hay mua trang thiết bị.

 Thực hiện các điều chỉnh cần thiết trên báo cáo tài chính để phục vụ việc so sánh giữa các doanh nghiệp.

 Chuẩn bị hoặc thu thập dữ liệu báo cáo tài chính dạng common-size (báo cáo trong đó các số liệu được phản ánh bằng phần trăm hoặc thay đổi giữa các

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Lưu Thị Hương

thời kỳ), tính toán các chỉ số tài chính, vẽ biểu đồ và dự báo.

Bước 4 : Phân tích/ làm sáng tỏ dữ liệu đã xử lý

Sau khi dữ liệu đã xử lý, chuyên viên phân tích có nhiệm vụ làm sáng tỏ các dữ liệu bằng cách trả lời các câu hỏi đặt ra trước đó. Trên cơ sở báo cáo tài chính common-size, biều đồ và các chỉ số tài chính, chuyên viên phân tích đánh giá khả năng sinh lời, thanh khoản, đòn bẩy, hiệu quả hoạt động và định giá trên cơ sở kết quả hoạt động quá khứ của doanh nghiệp và kết quả của doanh nghiệp cùng ngành.

Bước 5 : Xây dựng và truyền đạt kết luận/khuyến nghị

Xây dựng báo cáo phân tích theo quy chuẩn. Báo cáo phân tích thể hiện các nội dung cần thiết, cơ sở dữ liệu, thông tin để đưa ra các dự báo và đánh giá của chuyên viên phân tích.

Bước 6 : Theo dõi

Sau khi lập báo cáo, quá trình phân tích vẫn chưa kết thúc. Chuyên viên phân tích cần tiếp tục theo dõi. Nếu quyết định đầu tư, sự xem xét lại là cần thiết để quyết định liệu quyết định hoặc khuyến nghị trước đó còn hiệu lực hay không. Trong trường hợp quyết định không đầu tư, việc tiếp tục theo dõi là không cần thiết tuy nhiên nó cũng có tác dụng quyết định liệu quá trình phân tích có cần cải tiến không (ví dụ, quyết định không đầu tư, sau đó doanh nghiệp thành công trên thị trường). Theo dõi có thể bao gồm việc lặp lại toàn bộ các bước trong quá trình phân tích.

Quy trình phân tích hoàn thiện theo hướng chi tiết hơn các công việc trong từng giai đoạn phân tích. Như vậy, quy trình vừa đảm bảo được tính khoa học, cụ thể làm tăng chất lượng phân tích. Đồng thời, hoạt động giám sát, hỗ trợ của cấp trên hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty quản lý quỹ Sài Gòn – Hà Nội (Trang 72)