1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác định giá Bất động sản là nhà ở thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

76 829 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 540 KB

Nội dung

Chương 1 – CƠ SỞ Lí LUẬN CỦA ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP……………………………………�� �………………………………..10 1.1. Khỏi niệm ,vai trũ và ý nghĩa của thế chấp BĐS tại cá

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, càng ngày càng có nhiều thành phần kinh tế, đa dạng các loại hình

sở hữu để phát huy tối đa ưu điểm của nền kinh tế thị trường Với môi trườnghoạt động như thế, thành phần kinh tế tư nhân được tạo điều kiện để phát triểnmạnh mẽ, và hòa nhập vào xu hướng đó, rất nhiều doanh nghiệp tư nhân ngàynay hoạt động tốt, có nhiều đóng góp cho nên kinh tế

Với các hoạt động linh hoạt, đa dạng hóa ngành nghề, các doanh nghiệp

tư nhân đã và đang thu hút vốn nhàn rỗi từ cộng đồng dân cư, thu hút laođộng và góp phần thúc đẩu phát triển kinh tế, hỗ trợ cho thành phần kinh tếnhà nước

Cũng như các thành phần kinh tế khác, doanh nghiệp tư nhân cũng nằmtrong guồng máy của cơ chế thị trường, mục tiêu hoạt động chủ yếu là lợinhuận, nếu được tự do vận động, thì rất dễ phát triển không theo định hướngphát triển của nhà Đảng và nhà nước, nếu xảy ra các vấn đề gì sẽ rất khó kiểmsoát và xử lý Vì thế, để các doanh nghiệp tư nhân hoạt động có hiệu quả, gópphần xây dựng đất nước, được các quyền lợi bình đẳng và đi theo định hướngquản lý của Nhà nước, thì các doanh nghiệp phải hoạt động theo cơ chế quản

lý của nhà nước đặt ra, nhất là cơ chế quản lý tài chính

Tuy nhiên, cơ chế quản lý của nhà nước dùng để quản lý bao quát chung,tầm vĩ mô, không thể áp dụng toàn bộ tất cả cho mọi loại doanh nghiệp Cácdoanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau thì không thể cùng chungmột cơ chế quản lý , như thế sẽ dẫn đến sự bất hợp lý, áp đặt hoặc hạn chếhoạt động của các tổ chức Vì thế phải tùy thuộc vào đặc điểm của doanhnghiệp mà mỗi doanh nghiệp phải có một cơ chế quản lý tài chính riêng, dựatheo cơ chế quản lý chung của nhà nước

Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Đỗ Hữu là mộtcông ty mới thành lập, trước sự phát triển của thị trường ngày càng nhiều cơ

Trang 2

hội và thách thức, việc thiết lập cơ chế quản lý tài chính riêng cho công ty làmột việc tất yếu, góp phần tạo môi trường pháp lý, là căn cứ hoạt động hiệuquả cho công ty và là căn cứ để các cơ quan chức năng quản lý và có nhữngchính sách áp dụng đối với công ty.

Sau một thời gian thực tập tại công ty, trong quá trình tìm hiểu của mình,

em càng nhận thấy rõ được sự cần thiết của việc cần có một cơ chế quản lý tàichính cụ thể Với kiến thức đã được tích lũy, với sự hướng dẫn tận tình củathầy giáo Nguyễn Đức Hiển, em mạnh dạn di sâu vào nghiên cứu đề tài:

“ Thiết lập cơ chế quản lý tài chính tại công ty TNHH thương mại vàdịch vụ Đỗ Hữu”

Phần nghiên cứu của em bao gồm:

Chương 1: Lý thuyết chung về cơ chế quản lý tài chính đối với doanhnghiệp tư nhân

Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý tài chính của công ty TNHHthương mại Và dịch vụ Đỗ Hữu

Chương 3: Xây dựng dự thảo cơ chế quản lý tài chính cho công ty

Do kiến thức và khả năng hiểu biết còn hạn chế, phần nghiên cứu dướiđây của em mang nhiều tính chủ quan nên không thể tránh khỏi, rất mongnhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và những người quan tâm

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 3

CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

1.1 Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp tư nhân.

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp tư nhân

Phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường hiệnnay trở thành một quy luật phổ biến trên toàn thế giới Tuy nhiên đặc điểmkinh tế của mỗi nước lại khác nhau Ở Việt Nam trong quá trình phát triểnkinh tế theo cơ chế thị truờng, kinh tế được chia thành kinh tế nhà nước vàkinh tế tư nhân ( hay kinh tế ngoài quốc doanh)

Kinh tế nhà nước: là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu Nhà

nước về tư liệu sản xuất Chủ yếu bao gồm các đơn vị kinh tế mà toàn bộ sốvốn thuộc về Nhà nước hoặc Nhà nước chiếm tỉ lệ chi phối

Kinh tế tư nhân: là thành phần kinh tế không thuộc thành phần kinh tế

Nhà nước Bao gồm: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công tyhợp doanh và doanh nghiệp tư nhân gọi chung là doanh nghiệp tư nhân

1.1.2 Phân loại doanh nghiệp tư nhân.

1.1.2.1 Doanh nghiệp tư nhân xét trên nghĩa thực hiện theo luật.

Các doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo luật doanh nghiệp là các đơn

vị kinh tế tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữuhạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, do một hay nhiều người làmchủ và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình( hữu hạn hoặc vô hạn) vềmọi hoạt động của doanh nghiệp

1.1.2.2 Doanh nghiệp tư nhân xét theo tính chất sở hữu.

Tất cả các đơn vị, tổ chức cá nhân thuộc khu vực kinh tế tư nhân dựatrên sở hữu vốn của cá nhân tự có hoặc đi vay

Cá nhân, họ cá thể kinh doanh hoặc tự bỏ vốn ra thành lập, tự chịu tráchnhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình Đây là loại hình kinh tế hộ gia đình, bao

Trang 4

gồm: kinh tế hộ gia đình nông dân, thợ thủ công, dịch vụ, doanh nghiệp.

Công ty là các đơn vị kinh tế hoạt động theo luật doanh nghiệp, baogồm: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh vàdoanh nghiệp tư nhân

Công ty cổ phần là công ty, trong đó:

Số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải cố trong suốt thời gianhoạt động ít nhất là 7 người

Vốn điều lệ của công ty được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổphần Giá trị mỗi cổ phần được gọi là mệnh giá cổ phiều Mỗi cổ động có thểmua một hoạc nhiều cổ phiếu

Cổ phiếu được phát hành có ghi tên hoặc không ghi tên Cổ phiếu củasáng lập viên, của thành viên hội đồng quản trị phải là những cổ phiếu có ghitên

Cổ phiếu không ghi tên được quyền tự do chuyển nhượng Cổ phiếu cóghi tên chỉ được chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của hội đồng quản trị.Riêng số cổ phiếu của thành viên hội đồng quản trị không được chuyểnnhượng trong thời gian tại chức và trong thời hạn hai năm kể từ ngày thôi giữchức thành viên hội đồng quản trị

Công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty, trong đó:

Phần vốn góp của tất cả các thành viên phải được đóng đủ ngay khithành lập công ty Các phần vốn góp được ghi rõ trong điều lệ công ty Công

ty không được phép phát hành một loại chứng khoán nào

Việc chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên được chuyểnnhượng tự do Việc chuyển nhượng phần vốn góp cho người không phải làthành viên phải được sự nhất trí của nhóm thành viên đại diện cho ít nhất ¾vốn điều lệ của công ty

Công ty hợp doanh là doanh nghiệp, trong đó:

Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh

Trang 5

có thể có thành viên góp vốn.

Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn, uy tínnghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về cácnghĩa vụ của công ty

Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công tytrong phạm vi số vốn đã đóng góp vào công ty

Công ty hợp danh không được quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoánnào

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là đơn vị kinh doanh có mức vốn không thấp hơnvốn pháp định, do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộtài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp

1.1.3 Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữ tưnhân về tư liệu sản xuất, Nhà nước có thể góp vốn nhưng không chiếm tỷ lệchi phối

Doanh nghiệp tư nhân thành lập, hoạt động vì lợi ích của chủ sở hữudoanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình kinh tế năng động, phát triển theo quyluật kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh chủ yếu theo mục tiêu lợi nhuận,sẵn sàng tham gia vào các lĩnh vực mạo hiểm với mức lợi nhuận vao và quantâm tới lợi ích của doanh nghiệp hơn lợi ích của xã hội

1.2 Cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp tư nhân.

1.2.1 Khái niệm cơ chế quản lý tài chính.

Doanh nghiệp tư nhân cũng giống như các doanh nghiệp khác là mộtthực thể tồn tại độc lập trong nền kinh tế Sự tồn tại và hoạt động của doanhnghiệp mang tính khách quan Các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp chỉ cóthể áp đặt ý chí chủ quan của mình lên hoạt động của doanh nghiệp khi ý chí

Trang 6

đó phù hợp với xu thế vận động khách quan của doanh nghiệp trong từng điềukiện kinh tế xã hội nhất định Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp đượchình dung là sản phẩm chủ quan của con người, được sử dụng để tác động lênđộng tài chính doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp tồn tại và thực hiện cácmục tiêu của mình.

Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp được hiểu là tổng thế các hình thức và phương pháp hoạt động lên hoạt động tài chính doanh nghiệp, nhờ

đó mọi nguồn lực của doanh nghiệp ( vốn, lao động, tài nguyên) được kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp giúp cho doanh nghiệp tồn tại, vận động để thực hiện các mục tiêu của mình.

Bởi vậy, mỗi loại doanh nghiệp khác nhau tất yếu hoạt động theo một cơchế riêng, phù hợp với sự tồn tại và hoạt động của bản thân mình

Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp được cấu thành và chịu sự tácđộng của nhiều yếu tố

1.2.2 Các yếu tố cấu thành cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp tư nhân.

Theo khái niệm trên, có thể nêu một các khái quát các yếu tố chủ yếucấu thành cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp bao gồm: pháp luật, hệ thốngcác biện pháp tổ chức thực hiện pháp luật, quyết định quản lý của người quản

lý và mức độ phù hợp 3 yếu tố trên

1.2.2.1 Yếu tố pháp luật:

Là yếu tố trước hết và quan trọng của cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp.Mọi chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trong quản lý kinh tếnói chung, quản lý hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân nói tiêng chỉ cóthể đi vào thực tiễn khi nó được cụ thể hóa thành pháp luật Vì, thông quapháp luật mọi yêu cầu của quản lý được cụ thể hóa thành các quy tắc quy định

về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan đến quản lý, đồng thời quyđịnh các biện pháp bảo đảm cho quyền và nghĩa vụ đó được thực hiện

Trang 7

Trong các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau và đối với mỗi chủ thể khácnhau được pháp luật quy định cho với những quyền và nghĩa vụ khác nhau,nhờ đó trật tự trong nền kinh tế được duy trì Ví dụ để thực hiện chủ trương

mở rộng quyết định tự chủ về tài chính cho các doanh nghiệp tư nhân, nhànước thông qua pháp luật quy định cho doanh nghiệp có các quyền rộng rãitrong quá trình huy động vốn, quản lý sử dụng vốn….phù hợp với nhiệm vụcủa doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu của thị trường

Căn cứ vào quy định của pháp luật mà doanh nghiệp thực hiện được vaitrò tự chủ của mình Bởi vì, chính yếu tố pháp luật đảm bảo an toàn cho hoạtđộng kinh doanh có hiệu quả

Từ những phân tích trên cho thấy yếu tố pháp luật có ý nghĩa rất quantrọng trong cơ chế quản lý Thực tế đã chứng minh rằng, việc chuyển đổi nềnkinh tế từ cơ chế quản lý này sang cơ chết quản lý khác, thì điều trước hết cầnlàm là thay đổi hệ thống chính sách, pháp luật trong quản lý Đối với quản lýhoạt động tài chính của các doanh nghiệp cũng vậy, pháp luật là cơ sở chohoạt động tài chính doanh nghiệp và là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩmquyền điều hành, giám sát, kiểm tra hoạt động tài chính doanh nghiệp Tuynhiên nếu chỉ pháp luật không thôi thì chưa đủ, mà điều quan trọng cần thiếtphải thực hiện tiếp theo là đảm bảo cho pháp luật được thực hiện

1.2.2.2 Hệ thống các biện pháp tổ chức thực hiện pháp luật.

Hệ thống này bao gồm từ việc cụ thể hóa pháp luật tới việc triển khaithực hiện pháp luật trong thực tế Đối với mỗi chủ thể quản lý khác nhau thì

có quyền và nghĩa vụ khác nhau trong việc tổ chức thực hiện pháp luật

1.2.2.3 Quyết định quản lý:

Hình thức biểu hiện cụ thể và cuối cùng của quá trình quản lý là quyếtđịnh quản lý Các quyết định quản lý phải phù hợp với quy định của phápluật, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của doanh nghiệp ( các điềukiện về khoa học công nghệ, điều kiện về tài chính, điều kiện về thị trường, về

Trang 8

trình độ kỹ thuật của người lao động…), nhằm kết hợp chặt chẽ các yếu tố sảnxuất trong doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả nhất các yếu tố vào mục đích kinhdoanh hoặc mục đích xã hội Trong mọi quyết định quản lý phải luôn đượckhách quan mà người quản lý ra quyết định trên cơ sở vận dụng các quy luậtkhách quan.

Quyết định quản lý đúng đắn sẽ có tác dụng tích cực tới hoạt động củadoanh nghiệp, còn ngược lại quyết định quản lý sai lầm sẽ làm cản trở hoạtđộng của doanh nghiệp, và trong chừng mực nhất định không chỉ với doanhnghiệp, còn làm ảnh hưởng tới lợi ích của nhà nước Ví dụ, quyết định đầu tưvào những ngành, những lĩnh vực mà doanh nghiệp không có khả năng về kỹthuật công nghệ hoặc đầu tư sản xuất bị hạn chế bởi thị trường…

Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp là sản phẩm chủ quan nhưng bịảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng.

1.2.3.1 Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

Là một yếu tố quyết định tới nội dung của cơ chế quản lý tài chínhdoanh nghiệp Những định hướng trong đường lối, chính sách của Đảng vàNhà nước là căn cứ để đặt ra yêu cầu đối với quản lý tài chính doanh nghiệp

Sự thay đổi yêu cầu quản lý tài chính doanh nghiệp trong đường lối, chínhsách sẽ trực tiếp dẫn tới sự thay đổi trong nội dung của cơ chế quản lý tàichính doanh nghiệp

1.2.3.2 Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp

Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp cũng làm ảnh hưởng tới cơ chếquản lý tài chính Vì thế cơ chế quản lý tài chính được đặt ra là để quản lýhoạt động tài chính của chính doanh nghiệp Việc thực hiện cơ chế phải bảođảm khắc phục những tồn tại của doanh nghiệp, phát huy mọi tiềm năng củadoanh nghiệp, kết hợp hài hòa được các yếu tố của sản xuất để thực hiện tốtnhiệm vụ kinh doanh, đồng thời, nhằm định hướng cho sự phát triển của

Trang 9

doanh nghiệp ở mức độ cao hơn.

1.2.3.3 Điều kiện thị trường trong nước và quốc tế.

Trên thực tế, các doanh nghiệp có tồn tại được hay không tồn tại đượckhông chỉ phụ thuộc vào sự bảo trợ của nhà nước mà điều quan trọng là sảnphẩm hoặc dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất có cung ứng được nhu cầu ngàycàng tăng lên và thường xuyên thay đổi của thị trường trong nước và quốc tếhay không Bởi vậy, cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp phải tạo điều kiệncho doanh nghiệp có những quyền chủ động nhất định trong quản lý, sử dụngtài sản và tiền vốn do nhà nước giao cho để có thể tập trung được nhu cầu củathị trường, đồng thời đảm bảo sự can thiệp của nhà nước ràng buộc tráchnhiệm của nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp trong từng trườnghợp cần thiết để bảo vệ lợi ích của nhà nước và lợi ích quốc gia

1.2.3.4 Trình độ, khả năng nhận thức của người đưa ra quyết định quản lý

Đây cũng là yếu tố làm ảnh hưởng tới cơ chế quản lý tài chính doanhnghiệp Nhất là đối với doanh nghiệp tư nhân ở nước ta nói chung trình độcòn thấp

Quyết định quản lý là hình thức biểu hiện cụ thể và cuối cùng của quátrình quản lý tài chính doanh nghiệp, quyết định quản lý là kết quả của sựnhận thức và kết hợp các quy định của pháp luật với thực trạng hoạt động củadoanh nghiệp và nhu cầu của thị trường hoặc các đặt hàng của nhà nước

1.2.4 Vai trò của cơ chế quản lý tài chính.

Vai trò của cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp nói chung , doanhnghiệp tư nhân nói riêng được hiểu là tác dụng của việc thực hiện một cơ chếquản lý nhất định đối với hoạt động tài chính doanh nghiệp Khi đề cập đếnvai trò của quản lý thông thường được xem xét tác động của cơ chế quản lýđối với hoạt động tài chính doanh nghiệp trên khía cạnh tích cực

Vai trò của cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp tư nhân được thựchiện ở những khía cạnh sau đây:

Trang 10

- Là căn cứ để các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tài chính củamình như: hoạt động huy động vốn, hoạt động quản lý, sử dụng vốn, các hoạtđộng trong phân phối thu nhập của doanh nghiệp…

- Việc tuân theo một cơ chế nhất định, nhằm đảm bảo trật tự chung tronghoạt động tài chính của các doanh nghiệp Thông qua các qui định của cácvăn bản pháp lý với các hoạt động tài chính của doanh nghiệp đã tạo nên sựthống nhất, phối hợp nhịp nhàng, hài hòa trong hoạt động tài chính của từngdoanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốcdân Trên cơ sở đó nhà nước có thể quản lý và định hướng được hoạt động tàichính doanh nghiệp

- Trong điều kiện và hoàn cảnh nhất định, đối với từng loại hình doanhnghiệp cụ thể, cơ chế quản lý còn cho phép áp dụng các hình thức, phươngpháp quản lý mới, tiên tiến hơn Ví dụ so với trước đây, doanh nghiệp nhànước có nhiều quyền rộng rãi hơn trong quản lý và sử dụng vốn của doanhnghiệp như: được phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu, được đầu tư rangoài doanh nghiệp…hoặc các doanh nghiệp nhà nước được tham gia thịtrường tài chính với tư cách là chủ thể độc lập Với những quy định đó, cáchoạt động tài chính nhằm làm cho doanh nghiệp hòa nhập với các doanhnghiệp khác trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam ngày càngphát triển

Tất nhiên, như đã đề cập chỉ có thể nói đến vai trò của cơ chế quản lý tàichính doanh nghiệp tư nhân khi nó phù hợp với xu hướng khách quan và tìnhhình thực tế của doanh nghiệp, còn ngược lại, thì cơ chế quản lý tài chínhdoanh nghiệp có thể làm cản trở hoặc kìm hãm sự phát triển của doanhnghiệp, chẳng hạn:

- Có ảnh hưởng mạnh đến các quyết định đầu tư của các doanh nghiệp

tư nhân:

Đối với bất kỳ quốc gia nào, chính sách tài chính luôn luôn là một công

Trang 11

cụ quan trọng để quản lý về mặt vĩ mô, điều chỉnh cơ chế nền kinh tế Thôngqua chính sách tài chính, chính phủ có thể có những tác động khuyến khíchhoặc hạn chế đối với một hoặc một số lĩnh vực, lĩnh vực kinh tế phát triểnhướng theo chiến lược phát triển của quốc gia Chẳng hạn, khi mức đánh thuếcủa chính phủ tăng lên, phần thu nhập còn lại của nhà đầu tư giảm xuống, và

do đó mà sẽ có tác động hạn chế tăng trưởng nhu cầu, làm giảm sự gia tăngđầu tư vào sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư, nhất là khu vực tư nhân.Ngược lại, khi mức đánh thuế của nhà nước giảm xuống sẽ có tác dụngkhuyến khích tăng trưởng đầu tư Chính sách thuế còn tác động đến cơ cấuđầu tư trong nền kinh tế Đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân thì sự tácđộng này lại càng nhạy cảm hơn, các doanh nghiệp này có ưu thế là linh hoạt,

dễ thay đổi ngành nghề, mặt hàng kinh doanh, mặt khác, do quy mô nhỏ, nănglực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh hạn chế hơn các doanhnghiệp có quy mô nên khả năng “ chống trả” với tác động từ môi trường hoạtđộng của các doanh nghiệp tư nhân cũng có phần khó khăn hơn Vì vậy cácphản ứng từ khu vực doanh nghiệp này khi chính phủ có những thay đổi trongchính sách thuế cũng như chính sách tài chính nói chung thường nhanh hơncác doanh nghiệp, tập đoàn có quy mô lớn

Bên cạnh chính sách thuế, thì chính sách chi tiêu ngân sách của chínhphủ cũng có tác động đến môi trường hoạt động của các doanh nghiệp, trong

đó có doanh nghiệp tư nhân Chằng hạn chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản…

- Là công cụ quan trọng để chính phủ thực hiện việc định hướng, hỗ trợ

đối với doanh nghiệp tư nhân.

Cơ chế quản lý tài chính có tác động rất lớn đến quyết định đầu tư củacác nhà đầu tư và dân cư đã phân tích ở trên, vì vậy trong chính sách hỗ trợvới khu vực doanh nghiệp tư nhân, hầu hết các nước đều sử dụng các biệnpháp qua chính sách tài chính Thông qua các chính sách thuế, chi tiêu chính

Trang 12

phủ, chính sách tài chính doanh nghiệp là những nhân tố có vai trò rất lớn tạo

ra các đòn bẩy kinh tế tác động đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân trên cáckhía cạnh khuyến khích và định hướng phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực

tư nhân trong những lĩnh vực mà chính phủ cần khuyến khích theo mục tiêuphát triển kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ

- Tác động trực tiếp đến việc tạo nguồn vốn từ kênh tín dụng ngân hàng,

giải quyết nhu cầu vốn cho hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân

Có thể khẳng định rằng, không một doanh nghiệp nào hoạt động màkhông có nhu cầu hỗ trợ nguồn vốn từ bên ngoài, và tín dụng ngân hàng chính

là kênh đáp ứng tốt nhất nhu cầu này của doanh nghiệp Đối với các doanhnghiệp tư nhân, một hạn chế mang tính phổ biến của các doanh nghiệp này làquy mô vốn tự có nhỏ bé, thường xuyên thiếu vốn để sản xuất kinh doanh Do

đó xét cả về lý luận và thực tiễn thì nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài, đặc biệt

là tín dụng ngân hàng có ý nghĩa không thua kém bộ phận vốn tự có củadoanh nghiệp Thậm chí, thực tế cho thấy, nguồn vốn vay từ bên ngoài cònchiếm tỷ lê lớn hơn vốn tự có trong tổng vốn hoạt động của doanh nghiệp.Ngay tại Nhật Bản, vốn tín dụng ngân hàng cũng chiếm khoảng 70% trongtổng nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; ở Việt Nam ,con số này lên tới 80-90%, và có thể nói doanh nghiệp đang “ sống” bằngnguồn tín dụng ngân hàng Từ thực trạng như trên thấy rằng, chính sách tíndụng có tác động rất lớn đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân

1.2.5 Nội dung của cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp tư nhân.

Chính sách tạo lập, huy động vốn, quản lý và sử dụng vốn là bộ phậnquan trọng hàng đầu của cớ chế quản lý chính sách tài chính dối với doanhnghiệp

Việc hoạch định chính sách này phải nhằm động viên mọi nguồn vốnnhàn rỗi trong xã hội vào sản xuất kinh doanh dưới hình thức đầu tư trực tiếp

Trang 13

và gián tiếp, như thành phần doanh nghiệp góp vốn cổ phần, liên doanh ởtrong và ngoài nước, cho vay vốn mua trái phiếu, tún phiếu, nằm khai tháctriệt để mọi nguồn vốn tiềm tàng trong dân cư và trong nền kinh tế quốc dân.Bằng hệ thống các đòn bẩy kinh tế của cơ chế thị trường đặt các doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế vào môi trường cạnh tranh, hạch toán kinhdoanh thật sự, buộc doanh nghiệp phải quan tâm đến việc tự chủ tài chính, sửdụng tiết kiệm và có hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình tựtích lũy vốn để phát triển

Chính sách tạo vốn, quản lý, sử dụng vốn phải tác động đến sử dụng tiếtkiệm và có hiệu quả mọi nguồn của cải xã hội Chính sách này cần được thayđổi linh hoạt cho phù hợp với vị trí quan trọng của từng loại hình doanhnghiệp trong nền kinh tế quốc dân Cơ chế quản lý tài chính đối với doanhnghiệp tư nhân cũng mang những mục tiêu như vậy

1.2.5.1 Chính sách huy động, tạo lập vốn.

Trong một môi trường và không gian kinh tế thống nhất của nền kinh tếthị trường, nội dung chính sách huy động, tạo lập vốn đối với các doanhnghiệp tư nhân vè nguyên tắc cơ bản giống như chính sách huy động, tạo lậpvốn đối với doanh nghiệp nhà nước Tuy nhiên xuất phát từ tính đa dạng của

sở hữu vốn, các doanh nghiệp tư nhân có những điểm khác với doanh nghiệpnhà nước trong quá trình tạo vốn

Xuất phát từ các đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân, xuất phát từ mốiquan hệ của nhà nước với loại hình doanh nghiệp này trong việc thực hiệnnghĩa vụ với nhà nước, để đảm bảo có sự quản lý trực tiếp của nhà nước đốivới doanh nghiệp tư nhân; đồng thời tạo điều kiện pháp lý để doanh nghiệphoàn thành các mục tiêu hoạt động kinh doanh của mình, nhà nước thông quachức năng của mình quy định nội dung mang tính nguyên tắc của cơ chế quản

lý tài chính đối với các loại hình doanh nghiệp tư nhân, bao gồm các vấn đềsau:

Trang 14

Nhà nước không khống chế số vốn tối đa, mà khuyến khích các doanhnghiệp tư nhân đầu tư vốn nhất là vốn tự có của bản thân vào kinh doanh càngnhiều càng tốt, tất nhiến vốn đầu tư vào doanh nghiệp phải được đăng ký theopháp luật hiện hành và phải ghi vào điều lệ công ty.

Trong mọi trường hợp cần mở rộng quy mô đầu tư chiều sâu, các chủdoanh nghiệp đều có quyền bỏ thêm vốn hoặc sử dụng lợi nhuận để lại dướihình thức quỹ dự trữ tài chính, để tái đầu tư hoặc phát triển các hình thức liênkết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Trong kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đều kinh doanh bằng hainguồn vốn: vốn tự có và vốn đi vay, tạo vốn từ các loại hình tín dụng chodoanh nghiệp ( tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, tín dụng của thịtrường vốn, tín dụng của các tổ chức kinh tế và cá nhân…)

Trong giai đoạn hiện nay, khả năng tạo vốn để cho vay qua thị trường vốncòn hạn chế, thì nguồn vốn tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp tư nhân là rấtquan trọng Về lâu dài, các công ty cổ phần có thể phát hành trái phiếu, tín phiếucông ty để huy động vốn bổ sung Hình thức tạo vốn này là một điều kiện quantrọng để hình thành thị trường vốn Nhằm huy đông mọi nguồn vốn nhà rỗi trongnền kinh tế và dân cư vào phát triển sản xuất kinh doanh

Việc quản lý vốn và sử dụng vốn ở công ty cổ phần được thực hiện theoquyết định của hội đồng quản trị Ban giám đốc là cơ quan thừa hành cácquyết định của hội đồng quản trị, trực tiếp điều hành và quản lý vốn và quản

Trang 15

lý sản xuất kinh doanh.

Công ty cổ phần hoàn toàn tự chủ về tài chính, kinh doanh theo nguyêntắc lời ăn lỗ chịu, nhà nước không bao cấp bù lỗ Nếu công ty cổ phần làm ănkhông đủ khả năng thanh toán thì phải bị phá sản theo luật

Các công ty trách nhiệm hữu hạn ở nước ta hiện nay gồm 2 loại: Mộtloại công ty được thành lập do các cá nhân góp vốn Còn một loại công ty thìđược thành lập từ các bên; trong đó có nhà nước góp vốn

Xét về nguyên tắc thì cả hai loại doanh nghiệp này đều là hoạt động theoqui định đối với công ty trong luật doanh nghiệp

Đối với loại doanh nghiệp thứ nhất, nhà nước hoàn toàn không can thiệphành chính vào việc quản lý, sử dụng vốn Các cá nhân chủ sở hữu doanhnghiệp tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh Nếu công ty bịphá sản thì các cá nhân phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ tỷ lệ với phầnvốn góp của mình

Đối với loại hình doanh nghiệp thứ hai, nhà nước cũng không trực tiếpcan thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các bên doanh nghiệp tham giagóp vốn phải cử người tham gia hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hànhdoanh nghiệp

Tuy nhiên các doanh nghiệp nhà nước góp vốn vẫn chịu sự quản lý của

cơ quan nhà nước Cụ thể là trong những trường hợp, các cơ quan quản lý nhànước có thể kiểm tra, giám sát quá trình quản lý, sử dụng vốn ở các công tytrách nhiệm hữu hạn do các bên quốc doanh góp vốn Trường hợp công ty nàylâm vào tình trạng phá sản thì các bên quốc doanh góp vốn phải chịu tráchnhiệm đối với các khoản nợ tỷ lệ với phần vốn góp của từng bên

Các doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạntrong kinh doanh bằng toàn bộ tài sản của bản thân Chủ doanh nghiệp hoạtđộng kinh doanh trong phạm vi pháp luật, hoàn toàn tự chủ về tài chính, nếulâm vào tình trạng không trả được nợ thì phải chịu phá sản theo luật phá sản

Trang 16

Các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, trong đó, bên Việt Nam cóthể là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân…đểhoạt động theo luật đầu tư nước ngoài Các doanh nghiệp này là các phápnhân độc lập, thuộc loại công ty trách nhiệm hữu hạn, tổ chức hoạt động kinhdoanh theo mô hình hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành Các bêngóp vốn liên doanh sẽ thực hiện quyền quản lý, sử dụng vốn, quản lý quátrình sản xuất kinh doanh thông qua hội đồng quản trị và ban giám đốc điềuhành Nếu một bên góp vốn liên doanh là doanh nghiệp nhà nước thì nhànước thực hiện quyền quản lý của chủ sở hữu vốn, thông qua doanh nghiệpnhà nước có vốn góp Nhà nước hoàn toàn không can thiệp hành chính vàoquá trình quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý vốn ở doanh nghiệp liêndoanh Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có khả năng thanh toán cáckhoản nợ thì phải chịu phá sản theo luật phá sản, trách nhiệm đối với cáckhoản nợ của các bên góp vốn tỷ lệ với số vốn góp của mỗi bên.

Các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài thì hoạt động theo pháp luậtViệt Nam Chủ sở hữu vốn doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ, tự chịu tráchnhiệm trong kinh doanh

Trang 17

hợp lý.

Chính sách phân phối lợi nhuận còn lại:

Cơ sở kinh tế và pháp lý quyết định nội dung phân phối lợi nhuận còn lạicủa doanh nghiệp là quan hệ về sở hữu vốn ở doanh nghiệp Người bỏ vốnkinh doanh, sau khi thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách theo các luật thuế

bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh từ doanh thu, được hưởng toàn bộ phần lợinhuận còn lại của doanh nghiệp Nói cách khác, chủ sở hữu doanh nghiệpđược toàn quyền sở hữu và sử dụng lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp Điềunày hoàn toàn phù hợp với lý luận về quan hệ sản xuất là quan hệ sở hữuquyết định quan hệ quản lý và phân phối và mục đích khách quan của viếc bỏvốn và kinh doanh sinh lời Tương ứng với từng loại hình sở hữu doanhnghiệp, chính sách phân phối lợi nhuận có những nội dung khác nhau

Đối với công ty cổ phần: có quyền chi phối và sử dụng lợi nhuận còn lạicủa doanh nghiệp Tuy nhiên, nhà nước vẫn cần phải định hướng đối với quátrình sử dụng số lợi nhuận còn lại ở đây

Từ thực tế cho thấy phần lợi nhuận ròng còn lại của các công ty cổ phầnthường được phân phối như sau: trích lập một tỷ lệ % để lập quỹ dự trữ tàichính theo luật định; trả tiền lãi cho các trái phiếu theo một tỷ lệ cố định, tínhtrên mệnh giá của trái phiếu, tương tự như việc trả lãi các khoản vay bênngoài, phần còn lại được phân phối vào các quỹ khác

Đối với doanh nghiệp tư nhân chỉ có vốn sở hữu của một người chủ, thìlợi nhuận còn lại do chủ sở hữu hoàn toàn có quyền quyết định sử dụng

Cơ chế chính sách về xử lý tài chính khi doanh nghiệp phá sản:

Trong cơ chế thị trường canh tranh tất dẫn đến một số doanh nghiệp pháttriển, một số doanh nghiệp phá sản

Phá sản là tình trạng các pháp nhân và thể nhân không có khả năng thanhtoán các khoản nợ cho chủ nợ Để xử lý tình trạng phá sản của doanh nghiệp

tư nhân, ở bất kỳ đâu cũng phải dựa vào luật phá sản

Trang 18

1.3 Tính cấp thiết của việc thiết lập cơ chế quản lý tài chính.

1.3.1 Độ tín nhiệm của doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế

Doanh nghiệp tư nhân là nơi làm việc còn ít được ưa chuộng nhất làtrong lựa chọn của sinh viên tốt nghiệp đại học và cả cha mẹ của họ, nếu sovới doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài, chỉ có 8% sinh viênnói rằng họ chọn khối tư nhân sau khi tốt nghiệp đại học Hầu như tất cảnhững người được hỏi ý kiến đều cho rằng doanh nghiệp tư nhân là sự lựachọn không hấp dẫn bởi vì không ổn định, không đảm bảo công việc, không

có tiềm năng để phát triển sự nghiệp và không có cơ hội được đào tạo

Đối với ngân hàng: khi được lựa chọn ai trong hai khách hàng vay cócùng những phẩm chất như nhau, nhưng là một doanh nghiệp nhà nước cònmột là doanh nghiệp tư nhân, thì 80% trả lời rằng họ chọn doanh nghiệp nhànước Những lí do chính đưa ra cho sự lựa chọn là họ cho rằng doanh nghiệp

tư nhân không trung thực và thường sự dụng vốn vay sai mục đích; chínhsách chung của ngân hàng là thận trọng đối với doanh nghiệp tư nhân; doanhnghiệp tư nhân ít có sự ủng hộ của chính phủ; doanh nghiệp tư nhân khôngđáng tin cậy và các cán bộ tín dụng đã có những kinh nghiệm xấu đối vớingười vay tư nhân Trên 50% cho rằng ít rủi ro hơn nếu doanh nghiệp nhànước vay, lý do chính đáng là doanh nghiệp nhà nước nhận được nhiều sự hậuthuẫn của chính phủ Một số khác cho rằng những dự án của nhà nước là quantrọng đối với đất nước và doanh nghiệp nhà nước có khả năng hơn để thực thi

dự án

Các nhà cung cấp và khách hàng: của doanh nghiệp tư nhân có quanniệm tích cực hơn về khối tư nhân so với khối cán bộ tín dụng Các nhà cungcấp và khách hàng có quan điểm tích cực trong giao dịch với doanh nghiệp tưnhân thì cho rằng chất lượng dịch vụ tốt hơn và linh hoạt hơn; còn nhữngngười có thái độ tiêu cực thì cho rằng khả năng tài chính của các doanhnghiệp tư nhân kém, không đáng tin tưởng và không được chính phủ đảm bảo

Trang 19

Thông tin đại chúng: Đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ảnhhưởng tiêu cực đến quan niệm về những doanh nghiệp tư nhân của nhữngngười được hỏi Hơn 85% thành viên của tất cả các nhóm nói rằng thông tinđại chúng là nguồn thông tin về khối tư nhân ở Việt Nam Khi được hỏi cụthể, họ cho rằng: tin tức về những vụ lừa đảo, kinh doanh sai trái, trốn thuếcủa doanh nghiệp tư nhân; những bài báo viết về doanh nghiệp “ ma”, tin vềbuôn lậu, đút lót của tư nhân, tin về sự phá sản của doanh nghiệp tư nhân, tintức về sự đối xử tồi tệ với người lao động của doanh nghiệp tư nhân.

Về phía nhà nước khi thiết lập các chính sách: còn có phần thiên vị đốivới các doanh nghiệp nhà nước so với doanh nghiệp tư nhân Một số ý kiếnkhông có sự thông cảm và nghĩ rằng cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn nữa khố

tư nhân, cho rằng họ không trung thực, là nguồn gốc của tham những vàkhông công bằng trong xã hội, và theo logic thì nó dễ đi chệch con đường chủnghĩa xã hội Một số ý kiến khác, nêu ra những bất lợi thế trong lĩnh vực nhưđầu tư , đất đai , thuế , kiểm soát xuất nhập khẩu mà doanh nghiệp tư nhânphải chịu hậu quả

1.3.2 Nhận thức của các doanh nghiệp tư nhân:

1.3.2.1 Từ giác độ quản lý

- Trong những cuộc điều tra trước đây đối với những nhà sản xuất tưnhân lớn do MPDF (Me Kong Project Development Facilities) thực hiện chothấy rằng họ rất ít hi vọng vào chính phủ, và giữ thái độ trông chừng Nhữngnhà sản xuất tư nhân này thấy họ không thể dựa vào sự bảo vệ của chính phủđối với những quyền theo luật định đối với doanh nghiệp tư nhân Lòng tincủa họ về sự cam kết của chính phủ đối với khối tư nhân thường xuyên bị phá

vỡ bởi một sốt trái ngược giữa tuyên bố và chính sách của chính phủ, cũngnhư hàng loạt những báo chí Trong khi sự bảo vệ của chính phủ đối vớidoanh nghiệp tư nhân chống lại những quan chức tham những và tuyên truyềnchỉ trích là rất ít

Trang 20

- Các doanh nghiệp tư nhân thường bị ám ảnh với lo ngại: nếu kinhdoanh lớn sẽ gặp nhiều rủi ro lớn hơn Khi các quyết định về kinh tế còn khó

dự đoán được và các thành phần kinh tế tư nhân thường xuyên bị chỉ tríchtrên báo chí thì dễ dẫn đến suy nghĩ cho rằng tố hơn hết là đừng có nhô đầulên cao, tức là chỉ kinh doanh nhỏ thôi

- Chi phí cho tham nhũng:

Việc đòi hỏi những khoản tiền không chính thức cũng là chuyện hayđược nhắc đến Những người phỏng cấn đã hỏi những câu hỏi đa mục đích vềviệc chi phí của các doanh nghiệp cho nạn tham những Hầu hết các nhàdoanh nghiệp đã hạ thấp tầm quan trọng của tham những, coi đó là một khoảnthuế nhỏ chấp nhận được mà sẽ đem lại lợi ích rõ ràng Họ thường dùngnhững thuật ngữ “ dầu bôi trơn” và “ ngoại giao” để chi cho những khoản đầu

tư này Nhiều nhà doanh nghiệp nói rằng họ là nguồn tài trợ chính cho việckhắc phục hậu quả thiên tai tại những thời điểm khó khăn, còn khi thịnhvượng thì tài trợ cho các cuộc thi hoa hậu Có doanh nghiệp đã nói hình ảnhrằng: phải trả lương tháng cho nhân viên thuế là 500000đ, coi đó là việc phảitrả đều đặn những khoản tiền nhỏ cho nhiều quan chức khác nhau

Việc chi phí những khoản tiền nhỏ ( phải có sự đồng ý của người quảnlý) là cho hải quan, rất nhiều doanh nghiệp tư nhân nói rằng họ phải trả nhiềutiền để đường xếp hàng và gửi hàng Một chủ doanh nghiệp tư nhân đã chiacác chi phí của mình như sau: Tổng số tiền phải chi trong một năm là 500triệu đồng, một nửa trả cho cán bộ hải quan Chị ta gửi 1000 contenor mộtnăm và mỗi contenor phải trả 250.000đ trong đó 100.000đ cho thanh tra viênđến doanh nghiệp, 50.000 cho người mở cổng kho cảng và 100.000 cho thanhtra tại cảng Hầu như không ai dám tố cáo nhà nước một các cụ thể về việcnày

Tham nhũng cũng có tác động tiêu cực tới đầu tư trực tiếp nước ngoài:phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam đã tiến hành một cuộc nghiên

Trang 21

cứu và kết luận cả doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân đều mất đến một phần

ba thời gian để xin cấp phép từ nhiều bộ phận khác nhau thuộc bộ máy hànhchính Điều này có thể làm tăng rủi ro đối với đầu tư nước ngoài, đặc biệt làvới đầu tư dài hạn và tài sản cố định

1.3.2.2 Từ giác độ sản xuất kinh doanh:

Cũng trong cuộc điều tra về các nhà sản xuất của MPDF, chủ các doanhnghiệp được yêu cầu liệt kê theo thứ tự ba vấn đề ảnh hưởng nhiều nhất đếncông việc kinh doanh hiện tại của họ Liên quan mật thiết tới khuôn khổ chínhsách là: những chính sách không rõ ràng, hay thay đổi của chính phủ Theo họcác quy định của Việt Nam rất thường xuyên bị thay đổi mà không được báotrước, đồng thời việc các luật và quy định thiếu cụ thể đã tạo điều kiện chocác cán bộ trung gian lợi dụng

Khả năng tiếp cận vốn đầu tư hạn chế Các chủ doanh nghiệp đều cónhận định chung là những yêu cầu về tài sản thế chấp là trở ngại lớn nhất khitiếp cận các khoản vay lớn và dài hạn Ngoài những đòi hỏi quá cáo về tài sảnthế chấp, trị giá khoản vay thấp, danh mục những tài sản được thế chấp hạnchế, thì một thực trạng là các doanh nghiệp nhà nước không cần thế chấpcũng có thể nhận được những khoản vay lớn đã khiến cho phần lớn nguồn tíndụng khan hiếm hiện có chảy vào các doanh nghiệp nhà nước chứ không phải

tư nhân Bởi không tiếp cận được tới vốn đầu tư để mua sắm máy móc thiết bịmới và mở rộng cơ sở, nên rất nhiều doanh nghiệp vẫn chỉ hoạt động với thiết

bị lạc hậu hay những thiết bị không tối ưu trong những nhà máy vô cùng chậthẹp, nhỏ bé

Khả năng tiếp cận thông tin kinh doanh hạn chế Nếu không được tự dothành lập các hiệp hội tư nhân để đáp ứng những nhu cầu thông tin cụ thể củacác doanh nghiệp thành viên thì các loại thông tin được xử lý về ngành nghề

và thị trường sẽ trở nên khan hiếm Các chủ doanh nghiệp lo lắng nhất về việcthiếu thông tin về các thị trường quốc tế, cả thị trường đầu vào và thị trường

Trang 22

đầu ra Một số chủ doanh nghiệp bày tỏ sự thất vọng khi không thể tìm kiếmđược thông tin về người cung cấp hay người tiêu thụ cũng như về giá cả để cóthể củng cố vị thế trước bạn hàng Phần lớn đều cho rằng chỉ có các doanhnghiệp nhà nước luôn được ưu tiên tiếp cận những thông tin thực sự giá trí từ

bộ chủ quản

Nhiều quy định liên quan đến các mặt hoạt động kinh doanh của họ,song phần nhiều trong số đó rất khó tìm, với nội dung không rõ ràng có thểhiểu theo nhiều cách, thường xuyên thay đổi và không được thông báo đầy

đủ Những quy định về thuế và hải quan gây ra nhiều rắc rối nhất Việc thựchiện theo các quy định hiên hành gây lãng phí nhiều thời gian và luôn phải rấtthận trọng; trong nhiều trường hợp tiền phạt vi phạm là khá cao Hoặc tìnhtrạng hình sự hóa những vị phạm hành chính sx khiến cả các doanh nghiệp vàcác cán bộ phải e dè Các nghị định và tuyên bố cảu nhà nước tuy đều có ýnghĩa tích cực đối với khu vực tư nhân nhưng nhiều khi chưa đủ cụ thể để cóhiệu lực ở cấp địa phương Cuối cùng, việc thực thi dựa nhiều vào ý kiến chủquan của cán bộ thừa hành chứ không phải theo câu chữ trong luật và do đógây ra nhiều rủi ro cho người kinh doanh

Thủ tục hành chính phức tạp và không rõ ràng Để có thể đi vào hoạtđộng mỗi doanh nghiệp phải xin hàng trăm thứ giấy phép khác nhau, mà theothông báo, phần nhiều trong số đó phải xin cấp lại hàng năm Các giấy phépđầu tư phải được sự phê duyệt từ 12 bộ khác nhau với nhiều chi tiết như vị trí

số vốn đầu tư, tên của đối tác trong nước, lượng vốn phải nhập khẩu, nhu cầunhân sự và phân tích tính khả thi Tổng hợp các chi tiết đó lại sẽ hạn chế tínhmềm mềm dẻo cần thiết để điều hành một doanh nghiệp có hiệu quả Ngoài

ra, các doanh nghiệp nước ngoài phải được chấp thuận của ngân hàng nhànước cho mỗi khoản vay từ nước ngoài, được quyền sử dụng đất và xử lý đền

bù tái định cư cho những người phải di chuyển Quá nhiều thủ tục để đượcphê duyệt và phải làm lại nếu quy định thay đổi – đã dẫn tới phí tổn cao và sự

Trang 23

bất bình của nhà đầu tư Từ khi có luật doanh nghiệp, những cản trở trên đãđược tháo gỡ khá nhiều, tạo điều kiện cho sự ra đời hàng loạt luật doanhnghiệp tư nhân Tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệp tư nhân vẫn còn gặpnhiều trở ngại, phiền hà, cần được tiếp tục tháo gỡ.

1.3.3 Tiếp cận thông tin còn hạn chế:

Doanh nghiệp tư nhân thường dễ gặp rủi ro hơn do thiếu thông tin chủyếu về sản phẩm, thị trường, công nghệ, xu hướng… có rất ít nguồn thông tincập nhập, có chất lượng cao về thị trường ở Việt Nam, và tìm kiếm nguồnthông tin về tình hình thế giới thì không những tốn kém mà còn quá ít nhàquản lý biết về tình hình thế giới thì không những tốn kếm mà còn quá ít nhàquản lý biết được, nên tìm ở đâu Thông tin kinh tế có thể tin cậy về xu hướngthị trường trong nước hầu như không có, và nguồn thông tin cũng ko đượcsàng lọc để tìm ra những phần phù hợp nhất Thiếu thông tin có chất lượngcao về thị trường xuất khẩu dẫn đến sự phụ thuộc vào những tổ chức trunggian, mà những tổ chức này thường không muốn chia sẻ thông tin thị trườngcho các nhà sản xiaats Ngoài ra, rào cản về ngôn ngữ hạn chế việc tiếp cậnvác nguồn thông tin ngoài vào Việt Nam, các hạn chế sự giao tiếp với cáckhách hàng ngoại quốc

Một số luồng thông tin quan trọng chỉ chảy vào các doanh nghiệp nhànước mà không vào các doanh nghiệp tư nhân Khi người mua từ nhiều nướctới Việt Nam tìm đối tác, nhiều hiệp hội thương mại hướng họ tới các doanhnghiệp nhà nước Thông tin về các hợp động quan trọng được các bộ và cácdoanh nghiệp trực thuộc lưu hành nội bộ và ít khi tiết lộ ra bên ngoài, ở cácchuyến thăm chính thức, tại hội chợ và căn phòng thương mại, doanh nghiệp

tư nhận ít khi được đề cao, và doanh nhận gặp nhiều khó khăn và mất nhiềuthời gian xin cấp hộ chiếu và visa để đi công tác nước ngoài Nói tóm lại,phần lớn cơ sở hạ tầng thông tin hiện có được xây dựng để chuyển thông tin

và tạo cơ hội còn nặng về cho các doanh nghiệp nhà nước

Trang 24

1.3.4 Tiếp cận các định chế tài chính chính thức của Nhà nước còn hạn chế.

Các thể chể tài chính Khu vực ngân hàng ở Việt Nam bao gồm 4 ngânhàng quốc doanh lớn, chiếm hơn 70% tổng tài sản tài chính trong hệ thốngngân hàng và mấy chục ngân hàng cổ phần nhỏ thuộc sở hữu chung hoặc sởhữu tư nhân

Hầu như các loại hình doanh nghiệp trong khu vực tư nhận không tiếpcận được với nguồn đầu tư còn rất hạn chế của nhà nước Đặc biệt đối với cácnhà sản xuất, do ít có các khoản tín dụng dài hạn từ ngân hàng đã làm cho cácdoanh nghiệp không thể đầu tư vào thiết bị, nhà xưởng Thiếu vốn lưu độnglàm cho các doanh nghiệp tư nhân bị “ trói buộc” bởi những khách hàng cungcấp đầu vào, cụ thể như các doanh nghiệp dệt may Thiếu vốn lưu động cũnglàm sản xuất cầm chừng vì các doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động khi có đơnđặt hàng

Các ngân hàng thương mại nhà nước do có sự phân biệt đối xử khi cấptín dụng cho khu vực tư nhân( chủ yếu thông qua thế chấp và quy định về sửdụng đất) và còn ít kinh nghiệp trong việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp

tư nhân nhất là trong phân tích dự án nên tổng số cho vay đối với khu vựckinh tế tư nhân mặc dù tăng khá nhanh nhưng vẫn còn hạn chế so với nhucầu

Nói tóm lại: Quy mô của tổ chức không tương thích với năng lực quản

lý, nhiều cán bộ quản lý không thể hiện được khả năng vốn có có thể lànhững mối đe dọa đối với tương lai của một công ty Những hiện tượng nguyhại này không phải lúc nào cũng nhìn thấy được, nhưng mức độ của nó có thểkhiến tất cả các nhà quản lý phải lo lắng

Cấu trúc doanh nghiệp cần phải được tổ chức chặt chẽ để có thể đảm bảoviệc vận hành thông suốt và hiệu quả Nhiều doanh nghiệp thu đuợc lợi nhuậncao là yên tâm về đường lối và không quan tâm đúng mức đến cấu trúc doanh

Trang 25

nghiệp, rồi để cho các bộ phận bị chồng chéo hay thiếu người quản lý, chịutrách nhiệm Đây là nguy cơ tiềm ẩn của nhiều doanh nghiệp cả lớn lẫn nhỏ.Ngay cả khi doanh nghiệp không có quy mô lớn việc phân tầng rõ ràng vàquy định chặt chẽ cũng vô cùng quan trọng Đây chính là yêu cầu không thểthiếu được để các bộ phận hợp tác chặt chẽ với nhau, cùng đôn đốc giám sát

1.4 Các quan điểm cần quán triệt trong việc thiết lập cơ chế quản lý tài chính.

Để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động ổn định và hiệu quả thì vấn đềđặt ra là phải có cơ chế quản lý phù hợp với mô hình tổ chức, với đặc thù của

nó và với quy định của pháp luật Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính doanhnghiệp cần phải quán triệt các quan điểm sau

1.4.1 Về nhận thức

Về mặt nhận thức cũng như hành động phải thực sự coi việc thiết lập cơchế quản lý tài chính doanh nghiệp là công việc cần thiết và bức xúc trongđiều kiện hiện nay

1.4.2 Về mục đích

- Việc thiết lập cơ chế quản lý tài chính phải tạo khả năng chính chodoanh nghiệp hoàn thành được các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình,đồng thời mở rộng phát triển các dịch vụ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhànước Đảm bảo cho doanh nghiệp có thu nhập đủ bù đắp các chi phí, bảo toànvốn, đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu của khách hàng, phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân

- Việc thiết lập cơ chế quản lý tài chính phải tạo ra môi trường huy độngvốn thuận lợi nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của doanh nghiệp trong điều kiệnhiện nay

- Việc thiết lập cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp phải bao quát mọinguồn thu, thu hợp lý đồng thời có cơ chế quản lý chi thích hợp với loại hìnhdoanh nghiệp

- Việc thiết lập cơ chế quản lý tài chính doanh nghệp một mặt phù hợpdưới sự quản lý điều hành của nhà nước nhưng đồng thời có sự phận công,nhiệm vụ cụ thể rõ ràng đối với hoạt động nội bộ doanh nghiệp trong việc

Trang 26

thực hiện các mục tiêu kinh tế.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH TM& DV ĐỖ HỮU

2.1 Tổng quan về công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Đỗ Hữu thuộc loạihình công ty TNHH có hai thành viên trở lên, được sở kế hoạch và đầu tưthành phố Hà Nội, phòng đăng ký kinh doanh số 1 cấp giấy phép đăng kýkinh doanh số 0102034612 ngày 16/5/2008

Tên công ty là: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Đỗ Hữu.Tên giao dịch : Do Huu trading & service company limited

Có trụ sở chính tại số 4 ngõ 1295 đường Giải Phóng , phường HoàngLiệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Công ty thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 4.500.000.000 đồng do 2thành viên sáng lập là : ông Đỗ Hữu Huệ ( 2,7 tỉ) và bà Vũ Thị Tuyết ( 1,8 tỉ)đóng góp

Sơ khai ban đầu của công ty là một cửa hàng cung cấp thiết bị vật tư y

tế, buôn bán phong phú, đa dạng các mặt hàng Cửa hàng hoạt động từ năm

1989, với địa bàn hoạt động ở Hải Phòng, đến năm 2002 thì mở thêm một cơ

sở nữa tại Hà Nội và cơ sở này đã phát triển lên thành công ty TNHH TM &

DV Đỗ Hữu

Với thâm niên hoạt động như vậy, hiện giờ đã có được rất nhiều kháchhàng gắn bó lâu năm, cộng tác với nhiều đối tác nước ngoài, được ủy nhiệm

là đại lý độc quyền cho nhiều hàng của Nhật Bản và Trung Quốc

2.2 Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp

Công ty Đỗ Hữu là một công ty thương mại, với mục đích đem lại lợinhuận cho công ty, đồng thời cũng góp phần đóng góp vào sự phát triển củađất nước thông qua việc cung cấp những trang thiết bị công nghiệp hiện đại,

Trang 27

tiên tiến từ các hãng nổi tiếng trên thế giới vào thị trường Việt Nam:

Lĩnh vực hoạt động chính của công ty Đỗ Hữu:

+ Cung cấp máy răng:

+ Cung cấp máy nén khí

+ Cung cấp vòng bi

+ Cung cấp máy móc thiết bị y tế

+ Cung cấp nguyên vật liệu dùng trong ngành y tế

+ Buôn bán các thiết bị điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, các thiết bị vật

tư ngành điện và nước

+ Vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận tải

+ Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh

2.3 Các hoạt động của công ty

Trong các hoạt động cung cấp dịch vụ của công ty Đỗ Hữu, hoạt độngchính là hoạt động tìm kiếm khách hàng, sau đó tư vấn cho khách hàng nhữngloại sản phẩm phù hợp với yêu cầu của họ thông qua hoạt động dịch vụ củacông ty Đỗ Hữu

Ngoài ra còn có các bộ phận khác như bộ phận kỹ thuật, khảo sát địađiểm lắp đặt, thực hiện các hoạt động lắp đặt máy, cũng như các hoạt độngdịch vụ sau bán hàng, bộ phận xuất nhập khẩu thực hiện công việc giao dịchvới các đối tác nước ngoài, tiến hành nhập hàng hoá, làm thủ tục xuất nhậpkhẩu, bộ phận kế toán thực hiện các công việc kế toán, giao dịch với các đốitác ngân hàng trong việc thanh toán, chuyển tiền …

Để có thể đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng, công ty ĐỗHữu đã có mối quan hệ với nhiều hãng sản xuất máy công nghiệp hàng đầutrên thế giới với nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau, cũng như các đối tácvận tải

Những mối quan hệ với các Ngân hàng trong nước cũng như quốc tế đểphục vụ cho việc chuyển tiền giữa khách hàng và nhà cung cấp, và giữa nhà

Trang 28

cung cấp với công ty Đỗ Hữu, giữa khách hàng và công ty Đỗ Hữu

Sơ đồ 1.1 Vai trò của công ty Đỗ Hữu

2.3.1 Hoạt động tìm kiếm khách hàng:

Đây là một khâu vô cùng quan trọng trong thành công hay thất bại củacông ty Đỗ Hữu Việc tìm kiếm khách hàng thực chất là việc thực hiện hoạtđộng Marketing

2.3.1.1 Tạo các mối quan hệ với các bệnh viện , các phòng khám.

Khách hàng có nhu cầu máy

Công ty

Đỗ Hữu

Nhà cung cấp (nước ngoài )

Tìm kiếm khách hàng

Hoạt động marketing

Qua các hoạt động quảng cáo

Tư vấn cho khách hàng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ

Chào hàng, làm thủ tục nhập hàng, khảo sát địa điểm, lắp đặt

Các dịch vụ hậu mãi

Trang 29

+ Hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng giúp cho thuận lợi cho công việc thiết

kế của khách hàng, cũng như tạo những niềm tin cho khách hàng về chấtlượng sản phẩm cũng như năng lực kỹ thuật của công ty, khách hàng có thểyên tâm về những sản phẩm của công ty Đỗ Hữu

+ Tặng quà trong nhưng ngày lễ, tết thể hiện sự quan tâm của công ty đốivới khách hàng

2.2.3.2 Xây dựng các hoạt động quảng cáo

Các hoạt động quảng cáo chủ yếu nhằm nâng cao uy tín của công ty Đỗ

Hoạt động tìm kiếm khách hàng

Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng

Tạo các mối quan hệ hợp tác với các bệnh viện, phòng khám.

Xây dựng mạng lưới các đại lý

Xây dựng các chương trình khuyến mại

Tạo mối quan hệ

Tặng quà, nhân những ngày lễ tết, mở những lớp đào tạo về công nghệ cho các nhân viên, cũng như các vé mời đến các buổi triển lãm, giới thiệu công nghệ mới

Trang 30

Hữu, khuyếch chương hình ảnh của công ty Đỗ Hữu đến những khách hàng

có nhu cầu

Các hoạt động quảng cáo

2.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp

Hoạt động quảng cáo

Biển quảng cáo tại 99 Phương Mai, Biển quảng cáo tại Giải Phóng

Quảng cáo trên đài, báo

Tham gia các buổi hội thảo, tham gia vào các buổi trển lãm

Phát tờ rơi

Trang 31

2.4.1.2 Bộ phận phục vụ kinh doanh:

Bao gồm: Bộ phận kỹ thuật, dịch vụ sau bán hàng, dịnh vụ bảo hành, bộ

phận kế toán, nhân viên văn phòng, bộ phận xuất nhập khẩu, bộ phận phục

vụ, bảo vệ

2.4.1.3 Bộ phận kế toán.

2.4.2 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Sơ đồ 1.2 Tổ chức của công ty Đỗ Hữu

Chức năng từng bộ phận:

Giám đốc: Là người phụ trách chung, quản lý, chỉ đạo các hoạt động của

công ty, phê duyệt các chính sách và các mục tiêu Uỷ nhiệm và phân công

trách nhiệm cho các trợ lý giám đốc, trưởng phòng

Trợ lý giám đốc: Giúp việc cho giám đốc theo sự uỷ quyền của giámđốc Giúp việc cho giám đốc trong các lĩnh vực tài chính, kỹ thuật, về các

hoạt động Marketing, về nguồn nhân lực của công ty lập các chương trình

tuyển dụng, các chương trình xúc tiến bán hàng, các hoạt động quảng cáo

Phòng dự án: Tham gia vào các hoạt động đấu thầu công khai, những dự

án lớn, trong cả các lĩnh vực máy nén khí, máy phát điện, máy xây dựng,

nhân lực của phòng dự án bao gồm cả bộ phận kỹ thuật, có trách nhiệm về kỹ

thuật tất cả các mặt hàng của công ty Bộ phận xuất nhập khẩu, phụ trách về

công việc xuất nhập khẩu, giao dịch với các đối tác nước ngoài

Trợ lý giám đốc Giám đốc

Phòng kinh doanh vòng bi

Trợ lý giám đốc Giám đốc

Phòng

Kỹ thuật

Phòng

PA, chăm sóc KH

Trang 32

Phòng kinh doanh : Phòng này có trách nhiệm phụ trách việc kinh doanhcủa công ty, phân phối hàng đến các hệ thống đại lý, mở rộng hệ thống cácđại lý,

Phòng kế toán: Thực hiện các công việc kế toán của công ty: Tính lương,quản lý các thiết bị văn phòng, quan hệ với các ngân hàng trong nước và quốc

tế để thực hiện các công việc chuyển tiền, cũng như công việc mua bán ngoài

tệ trong công việc kinh doanh, tiến hành các công việc liên quan đến ngânhàng (Như mở LC, làm các bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hợp đồng), cũng nhưquản lý các khoản nợ, các nguồn vốn của công ty

Phòng marketting và chăm sóc khách hàng

- Phòng marketting cơ cấu bao gồm 1 trưởng phòng và 7 nhân viên

Chức năng của bộ phận marketting :

 Tiếp thị cho các mặt hàng kinh doanh, các dịch vụ của công ty

 Tạo dựng hình ảnh thương hiệu của công ty

 Tìm kiếm các khách hàng mới cho công ty

 Đưa công ty gần gũi hơn với các khách hàng cả trong nước và quốc tế

Chức năng của bộ phận chăm sóc khách hàng:

Bộ phận này có nhiệm vụ tiếp nhận và giải đáp mọi thắc mắc của kháchhàng, chuyển các yêu cầu của khách hàng tới các phòng ban có liên quan đểđược giải quyết

Thực thi các chính sách hậu mãi của công ty đối với mạng lưới kháchhàng

Đây là bộ phận ảnh hưởng quan trọng tới tình hình kinh doanh của công

ty, vì thế chịu sự quản lý chặt chẽ Khách hàng có tìm đến công ty hay không,

có quay trở lại công ty hay không, phụ thuộc rất nhiều vào khâu này

2.5 Kết quả hoạt động trong thời gian gần đây.

Năm 2008, tình hình kinh tế Thế giới có nhiều diễn biến phức tạp nhưgiá Dollar, giá vàng, giá dầu tăng, giảm đột biến, khó lường; khủng hoảng

Trang 33

lương thực thế giới, thiên tai tàn khốc nhiều nơi Nền kinh tế Việt Nam trongnăm 2008 cũng gặp phải không ít khó khăn, thử thách từ tác động của suythoái kinh tế thế giới, thị trường bất động sản Việt Nam ảm đạm và thị trườngchứng khoán suy giảm mạnh Biến động mạnh trên thị trường tài chính tiền tệhết sức khó lường Những biến động về lạm phát, lãi suất, đặc biệt là chínhsách vĩ mô vừa chống lại lạm phát thì trong thời gian ngắn lại quay sangchống thiểu phát, suy giảm kinh tế đã tác động rất mạnh tới hoạt động sảnxuất kinh doanh Chính phủ đã đề ra tám nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạmphát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, duy trì mức tăngtrưởng GDP gần 6,5% tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 62.9 tỷ, nguồn vốn đầu

tư nước ngoài ( FDI) đạt 64.9 tỷ

Trước tình hình đó, trong năm vừa qua, công ty đã cố gắng vượt qua mọikhó khăn để cố gắng hoạt động thật hiệu quả và đã đạt được những kết quả rấtđáng khích lệ

Hoạt động lắp đặt các trang thiết bị cho các bệnh viện và phòng khámtư

 Tính đến 31/12/2008 công ty đã lắp hàng trăm máy móc nhất là vềnha khoa cho các bệnh viện lớn và các phòng khám trong khắp các tỉnh thànhtrên cả nước, với doanh thu thu về là hàng trăm nghìn USD

Hoạt động cung cấp nguyên vật liệu cho ngành y tế

 Đi kèm với việc lắp đặt các máy móc, công ty còn cung cấp đầy đủ,các nguyên vật liệu đi cùng với các trang thiết bị đó Ngoài ra công ty còn cócửa hàng thiết bị y khoa chuyên bán buôn bán lẻ các mặt hàng, đem lại doanhlợi đáng kể theo từng tháng Hầu hết các nơi lắp máy đều mua luôn nguyênvật liệu ở cửa hàng của công ty, và rất nhiều phòng khám khác vẫn giữ mốiquan hệ hợp tác với công ty

Hoạt động sửa chữa trang thiết bị máy móc

Với đội ngũ kỹ sư và thợ lành nghề hàng đầu nên hoạt động này của

Trang 34

công ty chiếm được sự tin tưởng cao của các khách hàng Uy tín của công tyngày càng được nâng cao, và có chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực này, đangdần tạo thành một thương hiệu được yêu thích

Hoạt động chăm sóc khách hàng

Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, tất cả các kháchhàng đến với công ty đều được tiếp đón niềm nở, chăm sóc chu đáo, tư vấnphù hợp với nhu cầu của khách hàng

Các dịch vụ hậu mãi được công ty quản lý, thúc đẩy tiến hành đúngnhư cam kết với khách hàng, vì thế mạng lưới khách hàng ngày càng mởrộng, nhất là trên 80% khách hàng tiếp tục hợp tác với công ty sau khi đã kíkết một số hợp đồng trước đó

Hoạt động tài chính kế toán

Công tác kế toán và quản lý tài chính thực hiện nghiêm túc theo quychế tài chính

Hoạt động kho quỹ

Năm 2008, công tác kho quỹ đảm bảo thu, chi kịp thời

Hoạt động vận chuyển hàng hóa:

Đảm bảo sự nhanh chóng, an toàn và kịp thời cho khách hàng, nên đượckhách hàng rất tin tưởng

Đây là một việc rất quan trọng, vì không những nó đem lại nguồn thucho công ty mà còn kéo khách hàng ở những nơi xa tìm đến với công ty.Mạng lưới khách hàng cũng vì thế mà ngày càng được lan rộng

Hoạt động xuất nhập khẩu thương mại:

Công ty đã hợp tác với khá nhiều các hãng ở các nước như Nhật Bản vàTrung Quốc

Nhiều hãng đã tin tưởng và muốn cửa hàng thiết bị của công ty đồng ýlàm đại lý độc quyền cho hãng, vì thế đã phần nào khẳng định được uy tín, vịtrí của công ty

Các hoạt động hỗ trợ khác.

Trang 35

Công tác quản trị điều hành.

Công tác quản trị điều hành của Ban giám đốc đã thực sự sâu sát, cụ thểđến từng nghiệp vụ, từng phòng

Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo và triển khai mạng lưới.

 Công tác tổ chức cán bộ, nhân sự, lao động, tiền lương: thực hiệncác thủ tực tiếp nhận tuyển dụng, ký HĐ lao động theo đúng như quy định.Thực hiện tính, chi trả lương, BHXH, BHYT đúng quy chế, chế độ của nhànước Từng bước kiện tòan bộ máy tổ chức, đưa hoạt động của các phòng ban

và cơ quan đi vào kỉ cương

 Công tác đào tạo và đào tạo lại: coi công tác đào tạo nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ, văn hóa cho CBVC, lao động là nhiệm vụ thườngxuyên Trong năm 2008, công ty đã cho nhân viên theo học nhiều lớp nghiệp

vụ theo các chuyên đề như: chuyên đề bán lẻ, chuyên đề phí dịch vụ, lớp PRchuyên nghiệp…

Công tác xây dựng kế hoạch, tổng hợp.

Ngày càng hoàn thiện, đảm bảo cung cấp số liệu chính xác, nhanhchóng, kịp thời phục vụ công tác điều hành kinh doanh của Ban lãnh đạo

Công tác kiểm tra, kiểm soát.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trên tất cả các nghiệp vụchú trọng công tác tín dụng Qua kiểm tra đã phát hiện giúp các bộ phận cầnkhắc phục thiếu sót

Công tác thi đua khen thưởng.

Thực hiện nhanh chóng kịp thời theo sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo đảmbảo đúng quy định và đảm bảo quyền lợi cho CBCNV

2.6 Tình hình thực hiện công tác quản lý tại công ty TNHH TM &

DV Đỗ Hữu.

Công ty mới được thành lập với thời gian chưa lâu, hiện tại các nội quyquy chế của công ty mới đang được từng bước xây dựng Tuy chưa có cơ chế

Trang 36

quản lý tài chính cụ thể nhưng trong quá trình hoạt động công ty vẫn tuân thủcác quy định của pháp luật hiện hành Điều này đã được thể hiện tại phòng kếtoán và trong công tác kế toán:

Đối với việc hạch toán kế toán

2.6.1 Tài sản ngắn hạn

Loại tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có, tình hình biế độngtăng, giảm tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu

và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốntrong một kỳ kinh doanh hoặc trong một năm Tài sả ngắn hạn của doanhnghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền, hiện vật( vật tư, hang hoá), dưới dạngđầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: Vốn bằng tiền; các khoảnđầu tư tài chính ngắn hạn; các khoản phải thu; hàng tồn kho và các tài sảnngắn hạn khác

- Kế toán các tài sản thuộc tài sản ngắn hạn phải tuân thủ các nguyên tắcđánh giá giá trị quy định cho từng loại tài sản: Vốn bằng tiền; đầu tư ngắnhạn; các khoản phải thu; các khoản tạm ứng; các khoản cầm cố, ký cược, kýquỹ ngắn hạn, hàng tồn kho…

- Đối với các loại tài sản ngắn hạn thuộc nhóm đầu tư ngắn hạn, các tàikhoản nợ phải thu, hàng tồn kho được đánh giá và phản ánh giá trị trên các tàikhoản kế toán theo giá gốc Cuối niên độ kế toán nếu giá trị thuần có thể thựchiện đuợc của hàng tồn kho thấp hơn giá trị gốc thì được lập dự phòng giảmgiá hoàng tồn kho, đối với các khoản phải thu đã được phân loại là khoản nợphải thu khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được thì được lập dự phòngphải thu khó đòi

- Khoản dự phòng giảm giá, dự phòng phải thu khó đòi không được ghitrực tiếp vào các tài sản ngắn hạn mà phải phản ánh trên một tài khoản

Trang 37

riêng( tài khoản dự phòng) và đuợc ghi chép , xử lý theo quy định của chế độtài chính hiện hành.

- Tài khoản dự phòng giảm giá, dự phòng phải thu khó đòi về tài sảnngắn hạn được sử dụng để điều chỉnh giá trị ghi sổ kế toán của tài sản ngắnhạn nhằm xác định được giá trị thuần có thể thực hiện được của các tài sảnngắn hạn trên bảng cân đối kế toán

2.6.2 Tài khoản dài hạn

Tài khoản dài hạn của công ty bao gồm: tài sản cố định ( TSCĐ) hữuhình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính, bất động sản đầu tư, đàu tư vàocông ty liên kết, đầu tư vốn góp liên doanh, đầu tư dài hạn khác và đầu tưXDCB ở công ty, chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập hoãn lại.Nguyên tắc kế toán tài sản dài hạn:

Trong mọi trường hợp, kế toán TSCĐ phải tôn trọng nguyên tắc đánh giátheo nguyên giá( giá thực tế hình thành TSCĐ) và giá trị còn lại của TSCĐ

Kế toán TSCĐ phải phản ánh được 3 chỉ tiêu giá trị của TSCĐ: nguyêngiá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ

Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn của TSCĐ

Kế toán phải phân loại TSCĐ theo đúng phương pháp phân loại đã đượcquy định trong các báo cáo kế toán, thống kê và phục vụ cho công tác quản lý,tổng hợp chỉ tiêu của Nhà nước

Đối với các khoản đầu tư tài chính như: đầu tư vốn góp liên doanh, đầu

tư kinh doanh bất động sản… kế toán phải phản ánh số hiện có và tình hìnhtăng giảm theo giá thực tế Đồng thời phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõitừng khoản đầu tư tài chính dài hạn và các khoản chi phí ( nếu có), lãi phátsinh từ hoạt động đầu tư tài chính dài hạn

2.6.3 Nợ phải trả

Nợ phải trả bao gồm:

Nợ ngắn hạn: là khoản tiền mà công ty có trách nhiệm trả trong vòng

Trang 38

một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường.

Nợ dài hạn : là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm

Kế toán nợ phải trả cũng tôn trọng các quy định sau

- Các khoản nợ phải trả của công ty phải được theo dõi chi tiết số nợ phảitrả, số nợ đã trả theo từng chủ nợ

- Các khoản nợ phải trả của công ty phải được phân loại thành nợ ngắn hạn

và nợ dài hạn căn cứ vào thời hạn phải thanh toán của từng khoản nợ phải trả

- Nợ phải trả bằng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được kế toán chi tiếtcho từng chủ nợ, theo chỉ tiêu số lượng, giá trị quy định

- Cuối niên độ kế toán, số dư của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệphải được đánh giá theo tỷ giá quy định

- Những chủ nợ mà công ty có quan hệ giao dịch, mua hàng thườngxuyên hoặc có số dư về nợ phải trả lớn, bộ phận kế toán phải kiểm tra dốichiếu về tình hình công nợ đã phát sinh với từng khách hàng và định kỳ phải

có xác nhận nợ bằng văn bản với các chủ nợ

- Các tài khoản nợ phải trả chủ yếu có số dư bên có, nhưng trong quan hệvới từng chủ nợ, các tài khoản 331, 333, 334, 338 có thể có số dư bên Nợphản ảnh số đã trả lớn hơn số phải trả Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tàichính cho phép lấy số dư chi tiết của các tài khoản này để lên hai chỉ tiêu bêntài sản và bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán

2.6.4 Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu mà công ty khôngphải cam kết thanh toán Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ công tư và các nhàđầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ

sở hữu không phải là một khoản nợ

Bao gồm:

- Vốn đóng góp của các nhà dầu tư để thành lập hoặc mở rộng công ty

- Các khoản thặng dư vốn

Ngày đăng: 05/12/2012, 15:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Hệ thống kế toán Việt Nam- Bộ tài chính, Hệ thống tài khoản kế toán, Nhà xuất bản tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống tài khoản kế toán
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính
3. PGS.TS Đặng Đình Hào, Giáo trình Những cơ sở pháp lý trong kinh doanh Thương mại- dịch vụ, Nhà xuất bản thống kê- Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Những cơ sở pháp lý trong kinh doanh Thương mại- dịch vụ
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê- Đại học kinh tế quốc dân
4. PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, TS Trần Văn Bão, Giáo trình Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
5. Hệ thống văn bản pháp luật, Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn, Nhà xuất bản tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính
6. Bộ tài chính, Những quy định mới nhất về thuế thu nhập cá nhân, thủ tục kê khai- nộp- quyết toán thuế, kiểm tra- thanh tra thuế, hóa đơn chứng từ, Nhà xuất bản tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những quy định mới nhất về thuế thu nhập cá nhân, thủ tục kê khai- nộp- quyết toán thuế, kiểm tra- thanh tra thuế, hóa đơn chứng từ
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính
7. PGS.TS Lưu Thị Hương, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
9. Các website của chính phủ và của các doanh nghiệp Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác định giá Bất động sản là nhà ở thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
2.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp (Trang 30)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w