KỸ THUẬT TRỒNG CÂY KEO DẬU

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ :KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ THÂM CANH VÀ TRỒNG MỘT SỐ LOẠI CỎ PHỤC VỤ NUÔI DÊ (Trang 55)

1. Đặc điểm

Keo dậu thuộc họ đậu, thân bụi hoặc thân gỗ lâu năm. Cây có thể cao tới 10m và rễ có thể đâm sâu tới 4m. Cây có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là đất nhiều mùn, dễ thoát nước. Cây có khả năng chịu hạn rất tốt nhưng kém chịu lạnh và sương muối

Năng suất chất xanh thay đổi tuỳ theo giống, điều kiện đất đai, khí hậu và điều kiện chăm sóc. Trung bình có thể đạt 40 - 45 tấn chất xanh/ha/năm.

Chu kỳ kinh tế trồng keo dậu 5 - 6 năm. Từ năm thứ hai sau khi trồng mỗi năm chỉ cần làm cỏ và bón phân một lần vào vụ xuân.

56

2. Kỹ thuật trồng

a. Thời gian trồng

Tốt nhất là vào tháng 4

b. Chuẩn bị đất

Có thể trồng keo dậu ở ruộng tập trung, trên bờ bụi, bờ mương máng hoặc trong vườn, làm hàng rào. Cần chú ý chọn loại đất thoát nước, ít chua. Nếu trồng tại ruộng thì chuẩn bị đất như khi trồng các loại đậu đỗ khác.

Sau khi cày bừa và làm đất tiến hành lên luống rộng 3m, rạch các hàng trên luống cách nhau 70 - 80cm, sâu khoảng 10cm

c. Phân bón

Trung bình cho 1 ha cần bón: + 10 tấn phân chuồng;

+ 300 kg phân lân nung chảy; + 150 kg clorua kali.

Các loại phân này dùng bón lót toàn bộ trước khi bừa lần cuối và mỗi năm bón một lần vào vụ xuân

d. Cách trồng và chăm sóc

Trước khi gieo, cần xử lý hạt như sau: làm ướt hạt bằng nước lã, sau đó đổ nước nóng 90 - 1000C vào và ngâm trong vòng 5 phút. Bước tiếp theo là gạn hết nước nóng và đổ nước lã vào cho ngập hạt, ngâm tiếp 5 - 10 giờ, rồi lại gạn hết nước và để hạt thật khô ráo, trước khi đem gieo.

57

Gieo hạt theo hàng rạch, trung bình 1m dài gieo 20 hạt (lượng hạt khô cần cho mỗi ha khoảng 20 kg), lấp đất sâu khoảng 5cm

Cũng có thể gieo hạt vào bầu đất hoặc vườn ươm, sau đó, khi cây mọc cao khoảng 45cm bứng đi trồng (trong trường hợp trồng làm hàng rào) như các loại cây gỗ khác; trồng cây cách cây 50cm.

Sau khi trồng khoảng 10 ngày, kiểm tra tỷ lệ nảy mầm, nếu cần thiết thì gieo hoặc trồng dặm lại.

Dùng cuốc xới xáo nhẹ theo hàng và làm sạch cỏ dại hai đợt: lúc 15 ngày và lúc 40 ngày sau khi trồng

3. Thu hoạch và sử dụng

Sau khi trồng khoảng 4 - 5 tháng, có thể thu hoạch lứa đầu (tuỳ theo đất đai và điều kiện chăm sóc, lúc đó cây có thể cao tới 1,5m). Khi thu hoạch lứa đầu, cắt gốc cách mặt đất 70 cm. Các lứa tiếp theo cắt chừa lại cành mới tái sinh 5 cm và cứ sau khoảng 45 ngày cắt một lần.

Có thể sử dụng keo dậu như nguồn thức ăn tươi xanh. Cũng có thể phơi sấy khô, nghiền thành bột.

Keo dậu là cây có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là protein. Tuy nhiên, keo dậu có hạn chế là chứa một lượng nhỏ độc tố mimosine (thường tập trung trong các phần non của cây như lá, chồi non). Vì vậy khi sử dụng keo dậu cần có biện pháp làm giảm hàm lượng mimosine (như xử lý nhiệt trên 700C; nhúng trong nước qua đêm; phun dung dịch sulphát sắt II... ) và khống chế lượng keo dậu chỉ chiếm < 30% khẩu phần ăn cho gia súc.

58

MỤC LỤC

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ THÂM CANH ... 1

I. MỘT SỐ TẬP TÍNH VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA DÊ ... 2

1. Tập tính ăn uống, chạy nhảy, bầy đàn ... 2

2. Đặc điểm tiêu hóa thức ăn ... 3

3. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển ... 4

4. Đặc điểm sinh sản và tiết sữa ... 5

II. CÁC GIỐNG DÊ VÀ KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG ... 5

1. Các giống dê chính hiện có tại Việt Nam... 5

- Dê Beetal (nhập từ Ấn Độ) ... 8

2. Kỹ thuật chọn giống ...11

III. CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI ...12

1. Vị trí ...13

2. Vật liệu làm chuồng ...14

3. Các kiểu chuồng trại ...14

4. Yêu cầu kỹ thuật chuồng nuôi dê ...15

IV. KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG ...18

1. Chăm sóc, nuôi dưỡng dê con ...18

2. Chăm sóc, nuôi dưỡng dê hậu bị ...21

3. Chăm sóc, nuôi dưỡng dê đực giống ...22

4. Chăm sóc, nuôi dưỡng dê cái sinh sản ...23

5. Chăm sóc, nuôi dưỡng dê lấy sữa ...26

6. Chăm sóc, nuôi dưỡng dê lấy thịt ...28

59

1. Bệnh tiêu chảy ...29

2. Bệnh viêm phổi...29

3. Bệnh viêm ruột hoại tử ...30

4. Bệnh viêm lở miệng truyền nhiễm ...30

5. Bệnh tụ huyết trùng ...31

6. Bệnh lở mồm, long móng ...32

7. Viêm kết mạc truyền nhiễm ...32

8. Bệnh thối móng ...33 9. Bệnh cầu trùng ...33 10. Bệnh giun tròn ...34 11. Bệnh sán dây...35 12. Bệnh sán lá gan ...36 13. Bệnh ghẻ ...38

14. Bệnh do ve, ruồi và các côn trùng khác ...38

15. Bệnh do nấm ...39

16. Bệnh viêm vú dê ...40

17. Một số kỹ thuật thú y ở dê ...41

KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI CÂY LÀM THỨC ĂN CHO DÊ ...43

I. KỸ THUẬT TRỒNG CỎ GHINÊ ...43

1. Đặc điểm ...43

2. Kỹ thuật trồng ...44

3. Thu hoạch và sử dụng...46

II. KỸ THUẬT TRỒNG CỎ RUZI ...46

1. Đặc điểm ...46

60

3. Thu hoạch và sử dụng...49

III. KỸ THUẬT TRỒNG CỎ VOI ...49

1. Đặc điểm ...49

2. Kỹ thuật trồng ...50

3. Thu hoạch và sử dụng...51

IV. KỸ THUẬT TRỒNG CỎ STYLO ...52

1. Đặc điểm ...52

2. Kỹ thuật trồng ...52

3. Thu hoạch và sử dụng...54

V. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY KEO DẬU ...55

1. Đặc điểm ...55

2. Kỹ thuật trồng ...56

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ :KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ THÂM CANH VÀ TRỒNG MỘT SỐ LOẠI CỎ PHỤC VỤ NUÔI DÊ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)