Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 82,70 165,55 82,

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Thống Nhất Đồng Nai (Trang 40 - 42)

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thống Nhất, năm 2010.

Nhìn chung, so với mặt bằng sản xuất nông nghiệp của vùng Đông Nam bộ thì trình độ sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện khá cao, thể hiện ở năng suất và hiệu quả cây lâu năm khá cao; vòng quay và năng suất trên đất cây hàng năm cũng khá cao. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng đất bền vững, cần tăng cường ứng dụng các thành tựu công nghệ cao phù hợp với từng đối tượng cây trồng để tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, giải phóng bớt lao động nông nghiệp vào các ngành phi nông nghiệp.

Sử dụng đất phi nông nghiệp đã từng bước đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu dân cư, thiết chế văn hoá thể thao, trụ sở hành chính các cấp. Riêng sử dụng đất cho phát triển các cơ sở công nghiệp còn chậm, sẽ được ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội để tạo thêm nhiều việc làm cho khu vực nông thôn, hiện là một trong những nhiệm vụ trọng yếu trong xây dựng nông thôn mới của nước ta hiện nay.

Tài nguyên rừng và khoáng sản

Diện tích và trữ lượng rừng của Huyện Thống Nhất trong những năm qua có xu hướng giảm dần, đến nay chỉ còn 316 ha rừng trồng tập trung, phân bố chủ yếu ở xã Gia Tân 1. Các khu vực núi cao hầu như không còn rừng, thay vào đó là chuối, điều và một số cây lâu năm khác. Tuy tỷ lệ che phủ rừng không đáng kể nhưng hiện có tới 72% diện tích của huyện được che phủ bằng cao su, cây ăn quả lưu niên và cây lâu năm khác đã có tác động tích cực đến việc hạn chế tình trạng rửa trôi, xói mòn đất, phục hồi nguồn nước ngầm tầng nông và cải thiện vi khí hậu.

Khoáng sản trên địa bàn Huyện không phong phú về chủng loại, chủ yếu đá và đất sỏi sạn với trữ lượng lớn. Trong đó, đất sỏi sạn được khai thác

để làm nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng, giao thông, san lấp mặt bằng. Đá ở khu vực núi Sóc Lu có trữ lượng khoảng 133 triệu m3, chất lượng đá trung bình, hiện đang được khai thác. Dự báo nhu cầu sử dụng đá và đất trong thời gian tới sẽ còn tăng, nhất là đá sỏi sạn phục vụ cho san lấp mặt bằng xây dựng các khu dân cư đô thị ở Tp. Hồ Chí Minh và các công trình giao thông trong vùng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Thống Nhất Đồng Nai (Trang 40 - 42)