- Lao động dịch vụ Người 13.436 341.397 18.471 427.315 TL với LĐ đang LV trong nền
1 Tổng SPXH (GDP)
3.1.2.4. Xử lý chất thải và vệ sinh môi trường
Nhìn chung các hộ chăn nuôi lớn đều có ý thức cao về xử lý chất thải. Các trang trại đều thu gom phân heo mỗi ngày 2 lần kèm theo rửa sạch nền chuồng, hầu hết phân heo và gia cầm đều được thu gom để bán và sử dụng, nhưng việc tiêu thụ phân còn gặp nhiều khó khăn vào mùa mưa, nhất là thời kỳ mưa nhiều và mưa tập trung. Các hộ chăn nuôi tập trung cần phải có khu dự trữ phân và nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở chế biến phân bón từ nguyên liệu là chất thải chăn nuôi.
Riêng xử lý nước rửa chuồng còn nhiều tồn tại, các hộ chăn nuôi lớn thường xử lý bằng Biogar, nhưng cũng còn nhiều hộ mà phần lớn là các hộ nuôi với quy mô nhỏ còn xả thẳng vào các đường thoát trong các khu dân cư hoặc xuống suối. Trong công tác quản lý môi trường, UBND huyện chỉ đạo UBND các xã tăng cường các biện pháp quản lý để ngăn chặn sự gia tăng ô nhiễm trong khu dân cư. Các cơ sở chăn nuôi khi lập thủ tục mở trang trại luôn có bản cam kết tự xử lý về môi trường và thực hiện yêu cầu về môi trường theo hướng dẫn và quy định của cơ quan quản lý chức năng về môi trường. Đồng thời khuyến khích các hộ chăn nuôi đầu tư sản xuất vào các khu chăn nuôi đã quy hoạch, tiến hành sử dụng hệ thống Biogas và xử lý nước thải bằng cây thủy sinh như cây bèo lục bình, cây cần tây nước….Đây là những cây có khả năng hấp thụ các chất thải và hợp chất vô cơ từ các loại
chất thải chăn nuôi. Bên cạnh đó, UBND huyện và các xã cùng các phòng ban thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân giữ gìn vệ sinh chung trong chăn nuôi heo nhằm đảm bảo tính bền vững trong quá trình chăn nuôi, sản xuất.
3.1.3. Đặc điểm của các trang trại chăn nuôi heo được điều tra