- Lao động dịch vụ Người 13.436 341.397 18.471 427.315 TL với LĐ đang LV trong nền
1 Tổng SPXH (GDP)
3.1.2.1. Số lượng và quy mô trang trại heo huyện Thống Nhất
Nhìn chung, trình độ phát triển chăn nuôi của nước ta còn thấp hơn so với trình độ của khu vực và thấp hơn nhiều so với các nước chăn nuôi tiên tiến (năng suất chăn nuôi chỉ bằng 60 - 80% so với một số nước chăn nuôi tiên tiến trong khu vực, giá thành chăn nuôi cao hơn từ 10 - 40%), chưa có sản phẩm chăn nuôi đặc thù và còn hạn chế trong an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chăn nuôi truyền thống còn chiếm tới 70% tổng đàn, sản phẩm không đồng nhất về chất lượng và sức cạnh tranh rất yếu trên thị trường xuất khẩu (giá thịt lợn nạc của Việt nam có thời điểm cao hơn 1,3-1,5 lần so với giá ở thị trường Chicago (Mỹ), giá thịt lợn xuất khẩu của ta năm 2002 cao gấp 1,5 lần của Trung Quốc, giá thịt gà cao hơn 30 - 40% so với Thái Lan). Dịch bệnh thường xuyên xảy ra trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay; gây thiệt hại rất lớn đến chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm và heo.
Tuy nhiên, Đồng Nai lại là tỉnh phát triển mạnh về chăn nuôi và đứng hàng đầu cả nước về phát triển chăn nuôi heo và gà theo phương thức nuôi công nghiệp (trang trại). Ngoài ra còn phát huy lợi thế đặc thù của từng địa phương như phát triển bò sữa ở khu vực Long Thành, bò thịt ở các huyện Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, Vĩnh Cửu.
Đối với huyện Thống Nhất, hiện nay hầu hết các chỉ tiêu bình quân về chăn nuôi theo đầu người của Huyện đều vượt trội so với mức bình quân cả nước và tỉnh Đồng Nai, nhất là chỉ tiêu bình quân về đầu heo và gà, cộng với lợi thế về vị trí địa lý và mặt bằng, định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh Đồng Nai đã xác định Thống Nhất là 1 trong những huyện trọng điểm của tỉnh về phát triển chăn nuôi tập trung, thuận lợi về thu hút đầu tư phát triển chăn nuôi công nghiệp cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài Huyện.
Theo tiêu chí mới quy định tại Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNN ngày 14/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; quyết định số 3196/QĐ.UBND ngày 29/11/2011 của UBND Tỉnh Đồng Nai về việc Ban hành tiêu chí xác định kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tính đến cuối năm 2011 toàn huyện Thống Nhất có 635 trang trại. Trong đó có 419 trang trại chăn nuôi heo chiếm 65,98%, 118 trang trại chăn nuôi gà chiếm 18,58% và 98 trang trại chăn nuôi khác chiếm 15,44%. Như vậy về mặt quy
mô trang trại, thì trang trại heo chiếm tỷ lệ lớn nhất (65,98%) trong số trang trại của huyện. Điều này cho thấy hiệu quả của chăn nuôi heo theo quy mô trang trại là rất lớn trong phát triển kinh tế của huyện.
Bảng:3.2. Cơ cấu trang trại chăn nuôi giai đoạn 2009-2011
TT Loại trang trại
2009 2010 2011 Số lượng (T.trại) Cơ cấu (%) Số lượng (T.trại ) Cơ cấu (%) Số lượng (T.trại ) Cơ cấu (%) 1 T.trại CN heo 368 77,00 398 67,69 419 65,98 2 T.trai CN Gà 69 14,43 104 17,69 118 18,58 3 T.trại CN Cút 41 8,57 86 14,62 98 15,44 Cộng 478 100 588 100 635 100
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phòng Nông nghiệp và PTNT H.Thống Nhất
Năm 2011, toàn huyện Thống Nhất có tổng đàn heo là 201.086 con, với 419 trang trại chăn nuôi heo, là huyện có tổng đàn heo và số trang trại chăn nuôi cao nhất toàn tỉnh Đồng Nai (toàn tỉnh có 1.539 trang trại chăn nuôi theo tiêu chí mới, TT 27/TT-BNNPTNT)). Trên địa bàn huyện Thống Nhất có 10 xã đều có trang trại chăn nuôi heo, trong đó nhiều nhất là xã Gia Kiệm 127 trang trại, xã Quang Trung 60 trang trại, Gia Tân 3 có 54 trang trại, Gia Tân 2 có 53 trang trại, Lô 25 có 36 trang trại, Bàu Hàm 2 có 21 trang trại, Xuân Thiện 17 trang trại, Xuân Thạnh 16 trang trại và Hưng Lộc có 16 trang trại. Số đàn heo của các trang trại là 76.090con, chiếm 37,84% tổng đàn heo của huyện (76.090con /201.086 con), được thể hiện bảng 3.3.
TT Đơn vị xã
Tổng đàn heo
(con)
Quy mô trang trại heo
1 Gia Tân 1 10.984 2.712 19 24,69 143 2 Gia Tân 2 37.654 9.746 53 25,88 184 3 Gia Tân 3 22.411 7.688 54 34,30 142 4 Gia Kiệm 43.465 30.936 127 71,17 244 5 Quang Trung 37.331 10.361 60 27,75 173 6 Bàu Hàm 2 6.940 1.561 21 22,49 74 7 Lộ 25 15.769 5.992 36 38,00 166 8 Hưng Lộc 8.859 3.347 16 37,78 209 9 Xuân Thiện 8.930 2.155 17 24,13 127 10 Xuân Thạnh 8.743 1.592 16 18,21 100 Toàn huyện 201.086 76.090 419 37,84 182
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phòng Nông nghiệp và PTNT H.Thống Nhất
3.1.2.2.Tình hình áp dụng tiến bộ KHKT của trang trại
Hiện nay, trong chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Thống Nhất kể cả chăn nuôi nhỏ lẽ và chăn nuôi trang trại tập trung đều sử dụng giống ngoại. Nguồn cung cấp giống chủ yếu là các trại giống trong tỉnh Đồng Nai và các nhà máy chế biến thức ăn gia súc cung cấp giống cho các hộ nuôi hợp đồng và các hộ chăn nuôi lớn kiêm làm đại lý cho nhà máy. .
Toàn bộ là các giống heo ngoại như Yokshire, Landrace, Duroc, Pietrain và các giống lai 2 máu của 4 giống thuần này. Các trại có quy mô lớn đã mua giống gốc được nhập từ nước ngoài. Các hộ có quy mô vừa và nhỏ thường mua tinh để phối với lợn nái (là con lai 2 máu) của cơ sở để sản xuất con giống lợn thịt. Thường chỉ các trại mới thành lập hoặc hộ nuôi ít mới mua con giống thương phẩm.
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu kinh tế kỷ thuật các giống heo ngoại
Hạng mục Đơn vị Giống
Landrace Yokshir e
Duroc Pietrai n
1. Tăng trọng 150 ngày tuổi Kg 92 90 82 77
2. BQ tăng trọng hàng ngày Kg/ngày 0,6 0,6 0,6 0,5
3. Tăng trọng BQ trong giai đoạn 90 ngày – 150 ngày
Kg/ngày 0,85 0,83
4. Tiêu tồn thức ăn =Kg TĂ/Kg tăng trọng
Kg/Kg 2,5-2,6 2,5-2,6 2,7-2,8 2,7-2,9
5. Độ dày mỡ lưng: 150 ngày Mm 10,5 11 10,5 9
6. Số con đẻ BQ/lứa Con 10-12 10-13 7-8 8-10
7. Trọng lượng sơ sinh Kg/con 1,2-1,3 1,42 1,35 1,25 8.Trọng lượng BQ 21 ngày
tuổi
Kg 6,33 5,9 6,0 6,47
9. Lứa đẻ/nái/năm Con/lứa 2,0-2,2 2,0-2,1 2,35 2,3
Nguồn: Cục chăn nuôi – Bộ NN& PTNT
Kết quả điều tra các cơ sở chăn nuôi tập trung có quy mô lớn và vừa tại Thống Nhất (theo phương pháp phỏng vấn) cho thấy các cơ sở này đã đạt mức 85-95% các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nêu trên (tùy theo trình độ của từng trang trại). Ví dụ: số lứa đẻ 1,8-2,2 lứa/năm, thời gian cai sữa từ 58-62 ngày, trọng lượng sau cai sữa 18-20 kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,6-2,8 kg/kg tăng trọng, số lợn con nuôi sống sau cai sữa 9-10 con…