Địa hình, khí hậu và thời tiết

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Thống Nhất Đồng Nai (Trang 36 - 37)

Địa hình

Toàn bộ huyện Thống Nhất nằm trong vùng địa hình đồi thấp xen kẽ với các trãng bằng, thoải và lượn sóng là một số ngọn đồi núi dốc ở khu vực phía bắc. Địa hình được phân hoá khá rõ thành 2 tiểu vùng:

Tiểu vùng phía bắc có độ dốc phổ biến từ 8-15o, hầu hết các suối trong tiểu vùng này đều chảy về phía hồ Trị An và sông La Ngà;

Tiểu vùng phía Nam có độ dốc nhỏ, phổ biến từ 0-8o, cao độ thấp dần theo hướng từ bắc xuống nam, hầu hết các suối trong tiểu vùng này đều đổ về phía huyện Long Thành và chảy xuống hạ lưu sông Đồng Nai.

So với toàn tỉnh, địa hình của Huyện có độ dốc bình quân cao hơn: diện tích đất có độ dốc từ 0-80 chiếm 61,2%, thấp hơn mức bình quân toàn tỉnh (77,8%); diện tích đất có độ dốc từ 8-150 chiếm 24,2%, cao hơn 2 lần so với mức bình quân toàn tỉnh (10,5%) và diện tích đất có độ dốc trên 150 chiếm 10,1%, cũng cao hơn mức bình quân chung toàn tỉnh (8,7%).

Hầu hết các khu vực đất bằng (0-80) được sử dụng cho trồng cây cao su, chỉ còn khoảng 5.000 ha sử dụng cho trồng lúa và rau màu; khu vực đất sườn thoải (8-150) chủ yếu sử dụng cho trồng cây lâu năm; khu vực đất dốc (>150) bao gồm các núi Sóc Lu, Võ Dõng và Bình Lộc, phần lớn diện tích sử dụng cho trồng chuối và các cây lâu năm khác.

Khí hậu, thời tiết

Huyện Thống Nhất nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, nắng nhiều (trung bình 2.600-2.700 giờ/năm), nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 25-260C, tối thấp 21-220C, tối cao 34-350C), tổng tích ôn lớn (trung bình 9.4090C), rất thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất và tăng vụ cũng như nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa. Lượng mưa lớn (2.139 mm/năm), nhưng phân hoá sâu sắc theo mùa, trong đó: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa chiếm trên 85-90% tổng lượng mưa cả năm; mùa

khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa chỉ chiếm 10-15% tổng lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi trung bình 1.100-1.400 mm/năm, nhưng mùa khô lượng bốc hơi thường chiếm 64-67% tổng lượng bốc hơi cả năm, gây nên tình trạng mất cân đối về chế độ ẩm trong mùa khô, nhất là các tháng cuối mùa.

Hầu như không có bão tố, giá lạnh và rất ít thiên tai, tạo lợi thế cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là với các loại cây lâu năm như cao su, điều, cây ăn quả, riêng với cây hàng năm thì bị hạn chế bởi nguồn tưới vào mùa khô; nhưng khi đã có nước tưới thì sản xuất trong mùa này thường cho năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn so với sản xuất vào mùa mưa.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Thống Nhất Đồng Nai (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w