Tình hình sử dụng thức ăn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Thống Nhất Đồng Nai (Trang 65 - 67)

- Lao động dịch vụ Người 13.436 341.397 18.471 427.315 TL với LĐ đang LV trong nền

1 Tổng SPXH (GDP)

3.1.2.3. Tình hình sử dụng thức ăn

Thức ăn hiện chiếm từ 60-70% giá thành chăn nuôi; vì vậy, giảm chí phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng và giảm giá thành sản xuất thức ăn là 2 yếu tố chi phối rất lớn đến hiệu quả kinh tế cũng như sức cạnh tranh trong chăn nuôi.

+ Năm 2008, các cơ sở chế biến thức ăn gia súc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã chế biến được 1,303 triệu tấn thức ăn hỗn hợp, 23.382 tấn thức ăn đậm đặc, tổng sản lượng thức ăn quy đổi khoảng 1,793 triệu tấn, chiếm 36,9% tổng lượng thức ăn quy đổi trên phạm vi cả nước. Phần lớn các cơ sở chế biến thức ăn gia súc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là các cơ sở có vốn 100% là đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, chất lượng thức ăn nhìn chung là tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi không chỉ trên địa bàn Đồng Nai mà còn cho các tỉnh khác ở Nam bộ và Nam Trung bộ. Huyện Thống Nhất nằm gần các cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp nên việc sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi ở Đồng Nai là khá thuận lợi do cước phí vận chuyển thấp và được sự trợ giúp nhiều mặt từ các cơ sở sản xuất thức ăn. Tuy nhiên, nguyên liệu nhập khẩu cho chế biến thức ăn công nghiệp chiếm tỷ lệ cao và giá nhập khẩu có xu thế tăng, nên giá bán thức ăn công nghiệp trong thời điểm hiện nay cao hơn khoảng 20% so với cuối năm 2009, đang là mối lo ngại của các hộ chăn nuôi.

Hầu hết các hộ chăn nuôi tập trung đều sử dụng thức ăn công nghiệp. Nhưng do giá thức ăn công nghiệp khá cao và có xu hướng tăng, nên một số trang trại chăn nuôi heo thịt có sử dụng thức ăn tự trộn theo các hướng dẫn của các cơ quan chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hoặc của nhà máy sản xuất thức ăn. Qua phỏng vấn một số trang trại, hiệu quả sử dụng thức ăn tự trộn không đồng đều; có hộ cho hiệu quả hơn so với sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp (giá thành thấp hơn), có hộ thấy không hiệu quả hơn (chậm lớn hơn).

Theo ý kiến của một số chủ trang trại chăn nuôi với quy mô lớn (trên 1.000 con), nếu mua được nguồn nguyên liệu chất lượng tốt một cách chủ động, phối trộn đúng hướng dẫn thì hiệu quả cao hơn mua cám công nghiệp. Tuy nhiên, cần phải có vốn, cơ sở tồn trữ và thu mua ở những thời điểm giá cả có lợi và có nguồn cung ổn định.

Theo thống kê của huyện Thống Nhất, toàn huyện hiện nay có khoảng 48 cơ sở mua bán thức ăn gia súc, gia cầm trong đó tập trung nhiều nhất là ở các xã: Gia Tân 2; Gia Tân 3, Quang Trung….Các cơ sở này cung cấp được khoảng 70-80% nhu cầu thức ăn chăn nuôi cho các hộ nông dân; một số còn đi lấy ở các Công ty sản xuất - chế biến thức ăn chăn nuôi ở các khu công nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp còn thấp (bình quân cả nước 53%) nên chưa khai thác hết tiềm năng của các giống heo có năng suất và chất lượng cao.

Để duy trì chăn nuôi, nhiều trang trại chăn nuôi heo trong huyện đã tự xoay sở bằng cách sản xuất và pha trộn thức ăn.

Đây là cách mà bà con nông dân đối phó với tình hình dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, vốn vay lãi suất cao và giá heo hơi lại có xu hướng giảm... khiến nông dân không còn khả năng tái đàn.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đã cung cấp công thức pha trộn cám cũng như các chất cần thiết như vitamin, đậu nành, bột thịt, bột cá… giúp người nuôi heo có thể tự tạo thức ăn chăn nuôi.

Việc tự trộn cám như vậy sẽ giúp chủ trại tiết kiệm được khá nhiều nhờ vào một số nguyên liệu như bắp, mì (sắn) và lúa mua tại chỗ giá rẻ. Trước đây, việc trộn cám còn tương đối phức tạp nhưng bây giờ các chất dinh dưỡng được nhiều Công ty cung cấp khá đầy đủ. Theo cách thức này, khi heo còn nhỏ cho đến khoảng 30 kg/con nên cho ăn cám bao của nhà máy, sau đó

chuyển dần sang cám tự trộn, như vậy thời gian nuôi vẫn đảm bảo. Với phương án tự chế biến lấy thức ăn chăn nuôi, mỗi con heo có thể tiết kiệm được trên 100 ngàn đồng so với mua cám bao của nhà máy.

Hiện nay có một số doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đã cho nhân viên đến tận các trang trại để hướng dẫn cách pha chế cám và bán những chất dinh dưỡng để sản xuất cám nên người chăn nuôi có thể tự pha trộn cám.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Thống Nhất Đồng Nai (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w