Đặc điểm thổ nhưỡng và phân bố sử dụng đất đa

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Thống Nhất Đồng Nai (Trang 37 - 40)

Đặc điểm

Đất đai của Huyện có nguồn gốc phát sinh từ đá mẹ Bazan, được phân thành 4 nhóm đất với 6 loại đất, nhưng có 2 nhóm đất chiến hầu hết diện tích là nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất đen (chiếm tới 94,73 % tổng diện tích tự nhiên); 2 nhóm còn lại có điện tích rất nhỏ là nhóm đất tầng mỏng và nhóm đất đá bọt. + Nhóm đất đỏ vàng (feralsolas: Fr): diện tích 12.050,93ha, chiếm 48,75%, phân bố chủ yếu trên địa hình đồi thấp và lượn sóng của xã Xuân Thiện và Xuân Thạnh. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng (tỉ lệ sét từ 45-65%), phản ứng đất từ vừa đến chua (pHH2O= 5-6, pHkcl= 4-5); đạm, lân, kali và mùn tổng số khá giàu. Đây là loại đất tốt nhất của huyện, thích hợp trồng cây cao su, cây ăn trái và các cây có giá trị kinh tế cao.

+ Nhóm đất đen (Luvisol – Lv): diện tích 11.321,31ha, chiếm 45,8%, phân bố ở khu vực quanh miệng núi lửa thuộc các xã Gia Kiệm, Quang Trung và số ít ở các xã Hưng Lộc, Xã Lộ 25. Đất có thành phần cơ giới trung bình, phản ứng đất từ ít chua đến trung tính (pHH2O= 5,5-7,8; pHKCl= 5-6,5), hàm lượng đạm, lân, kaly và mùn tổng số khá giàu nhưng có nhiều đá lộ đầu và đá

phiến nên khó cơ giới hóa. Khả năng sử dụng phụ thuộc vào địa hình và khả năng thoát nước; trong đó trên đất có độ dốc lớn được sử dụng trồng chuối và các loại cây lâu năm khác, đất bằng trồng lúa, màu.

+ Nhóm đất tầng mỏng (Leptosol – Lp): diện tích 170ha, chiếm 0,69%, phân bố tập trung ở khu vực núi Sóc Lu, tầng đất canh tác mỏng do quá trình bào mòn bề mặt xảy ra mạnh, có nhiều kết von và đá lẫn, không thích hợp cho canh tác nông nghiệp.

+ Nhóm đất đá bọt (Andosol: An): diện tích 65,67ha, chiếm 0,27% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố trên địa hình dốc nên đất bị rửa trôi mạnh, có tỉ lệ đá lẫn cao (60-90%), có nhiều hạn chế đối với sản xuất nông nghiệp.

Bảng 2.1:Diện tích các loại đất trên địa bàn huyện Thống Nhất

Số Loại đất Diện tích Tỷ lệ TT hiệu (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 24.720,7 8 100 I Nhóm đất đá bọt núi lửa An 65,67 0,27 1 Đất đá bọt điển hình Anh 65,67 0,27 II Nhóm đất đỏ vàng Fr 12.050,9 3 48,75 2 Đất đỏ thẫm FRr 6.876,77 27,82 3 Đất đỏ vàng FRx 5.174,15 20,93 III Nhóm đất tầng mỏng Lp 170,65 0,69 4 Đất tầng mỏng chua Lp 170,65 0,6 IV Nhóm đất đen Lv 11.321,3 1 45,8 5 Đất tầng mỏng chua LVt 6.366,77 25,75 6 Đất nâu thẫm LVx 4.954,53 20,04 V Đất sông suối, hồ đập 1.112,23 4,5

Nguồn: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp.

Nhìn chung, đất đai trên địa bàn của huyện thuộc loại đất tốt, địa hình ít dốc, tầng đất dày, hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp với phát triển cây lâu

năm cho hiệu quả kinh tế cao như cao su, tiêu, cà phê, cây ăn quả, số ít diện tích trên địa hình thấp cục bộ (khoảng 5-6 ngàn ha) thích hợp với trồng lúa nước vào mùa mưa và rau, màu vào mùa khô.

Hiện trạng sử dụng đất.

Theo số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2010, hầu hết diện tích trên địa bàn huyện đã được đưa vào sử dụng, trong đó:

- Đất nông nghiệp: diện tích 20.950 ha, chiếm 84,74%;

- Đất phi nông nghiệp: diện tích 3.680 ha (làm tròn số), chiếm 14,75%. - Đất chưa sử dụng chỉ còn 94 ha, chiếm 0,38%.

Sử dụng đất nông nghiệp đã phát huy được lợi thế đất đai của từng khu vực trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 20.380ha, chiếm 97,28% diện tích đất đất nông nghiệp; đất lâm nghiệp 124ha, chiếm 0,59%; đất nuôi trồng thủy sản 125ha, chiếm 0,6%.

- Trong đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa 1.300ha, đất trồng màu và cây ngắn ngày khác 1.716ha, đất trồng cây lâu năm 17.363ha, chiếm 86,19% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

- Trong đất trồng cây lâu năm, đất cây cao su 4.372ha, cà phê 633ha, tiêu 409ha, điều 3.128ha, cây ăn quả các loại 6.483ha, các loại cây lâu năm khác 2.338ha.

- Trong đất lúa, hầu hết diện tích đã trồng 2 – 3 vụ chuyên lúa và lúa màu, trên đất cây hàng năm khác cũng được sản xuất từ 2-3 vụ/năm, số ít diện tích có tưới trồng rau từ 3-4 vụ/năm.

Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Thống Nhất giai đoạn 2006-2010 Thứ tự MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Diện tích năm 2010 (ha)

So với năm 2005 (ha)

Diện tích năm 2006 Tăng(+) giảm(-) Tổng diện tích tự nhiên 24.723,61 24.721,63 1,98 1 Đất nông nghiệp NNP 20.950,36 21.609,08 -658,72

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Thống Nhất Đồng Nai (Trang 37 - 40)