Ước lượng mô hình hồi quy phản ảnh mối quan hệ giữa lợi nhuận và các yếu tố sản xuất

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Thống Nhất Đồng Nai (Trang 89 - 92)

III. Hiệu quả tính theo tổng chi phí

3.1.5.4. Ước lượng mô hình hồi quy phản ảnh mối quan hệ giữa lợi nhuận và các yếu tố sản xuất

và các yếu tố sản xuất

Kết quả ước lượng hồi quy với phương pháp bình phương sai số bé nhất (OLS) cho ta bảng số liệu như sau:

Bảng 3.23: Kết quả hồi qui với biến phụ thuộc LnY (lợi nhuận) Tên biến Ký hiệu biến Tham số ước lượng (βi) Sai tiêu chuẩn Se( i β ) Trị thống kê t (Student) Mức ý nghĩa (Signification) t P> Lợi nhuận LnY2

Hệ số chặn β1 -1,5717*** 0,2706 -5,81 0,000 Tổng đàn LnX2 0,4648*** 0,1531 3,04 0,004 Vốn cố định LnX3 0,1641*** 0,0594 2,76 0,009 DT chuồng LnX4 0,1997** 0,0985 2,03 0,050 Công chăm sóc LnX5 0,2538** 0,1418 1,79 0,082 Kinh nghiệm LnX6 0,1686*** 0,0672 2,51 0,017 Số lần THKT LnX7 -0,0098* 0,0059 -1,65 0,107 Khu vực TT X9 -0,0732* 0,0525 -1,39 0,172

Nguồn: Kết quả ước lượng hồi quy - Stata8

***, **, *: Có ý nghĩa thống kê Student ở mức ý nghĩa (α) lần lượt là 1%, 10%, 20% Từ đó cho phép ta thiết lập mô hình hồi quy ước lượng phản ảnh mối quan hệ giữa lợi nhuận (Y2) chăn nuôi heo với các yếu tố sản xuất như sau:

LnY2=-0,5717 + 0,4648LnX2 + 0,1641LnX3 + 0,1997LnX4 + 0,2538LnX5 + + 0,1686LnX6 - 0,0098LnX7 – 0,0732 X9+ui

Với hệ số xác định (R2) là 0,97 = 97,00%. Tức 97,00% sự thay đổi của giá trị của lợi nhuận trong chăn nuôi heo được giải thích bởi các yếu tố quy mô đàn (X2), tổng vốn cố định (X3), diện tích chuồng (X4), kinh nghiệm của chủ trang trại (X6), số lần tập huấn kỹ thuật (X7) và khu vực trang trại (X9) theo như mô hình hồi quy trên.

Với những tham số ước lượng (βi) có ý nghĩa thống kê trên, cho phép ta rút ra được những nhận định về sự ảnh hưởng cụ thể của các yếu tố sản xuất đến lợi nhuận chăn nuôi heo như sau:

- Quy mô tổng đàn (X2): Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tăng (giảm) quy mô đàn lên 1% sẽ làm cho lợi nhuận chăn nuôi heo tăng (giảm) 0,4648% ở mức ý nghĩa α = 1%.

- Vốn cố định (X3): Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tăng (giảm) vốn cố định lên 1% sẽ làm cho lợi nhuận chăn nuôi heo tăng (giảm) 0,1641% ở mức ý nghĩa α = 1%.

- Diện tích chuồng (X4): Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu diện tích chuồng tăng lên 1% sẽ làm cho lợi nhuận chăn nuôi heo tăng 0,1997% ở mức ý nghĩa α = 10%.

- Công chăm sóc (X5): Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu công chăm sóc tăng lên 1% sẽ làm cho lợi nhuận chăn nuôi heo tăng 0,2538% ở mức ý nghĩa α = 10%.

- Kinh nghiệm (X6): Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu kinh nghiệm chủ trang trại tăng (giảm) 1% sẽ làm cho lợi nhuận chăn nuôi heo tăng (giảm) 0,1686% ở mức ý nghĩa α = 1%.

- Số lần tập huấn kỹ thuật (X7): có tham số ước lượng là -0,0098, phản ảnh mối quan hệ nghịch biến giữa số lần tập huấn kỹ thuật với giá trị lợi nhuận ở mức ý nghĩa thống kê α = 20%. Trong thực tế kỹ thuật chăn nuôi chủ yếu là do chủ trang trại tự nghiên cứu tìm hiểu là chính, việc tổ chức tập huấn kỹ thuật của cơ quan Nhà nước chưa thực sự phát huy hiệu quả cho chủ trang trại chăn nuôi heo.

- Khu vực trang trại (X9): Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khu vực trang trại tập trung (D=1) sẽ làm cho lợi nhuận chăn nuôi heo thấp hơn 0,0732% so với khu vực chăn nuôi không tập trung (D=0), ở mức ý nghĩa α = 20%.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Thống Nhất Đồng Nai (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w