Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của huyện Thống Nhất

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Thống Nhất Đồng Nai (Trang 58 - 60)

- Lao động dịch vụ Người 13.436 341.397 18.471 427.315 TL với LĐ đang LV trong nền

1 Tổng SPXH (GDP)

3.1.1. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của huyện Thống Nhất

Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất nông nghiệp chính, nhưng trong thời gian dài chăn nuôi ở nước ta cũng như trên địa bàn huyện Thống Nhất phát triển chậm, phân tán, trình độ thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

+ Từ năm 2000 đến nay, mặc dù bị ảnh hưởng khá nặng nề của dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng ở heo và bò, nhưng với yêu cầu khách quan của phát triển nông nghiệp và ứng dụng thành công các tiến bộ kỹ thuật – công nghệ, nên chăn nuôi đã phát triển nhanh, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp.

+ Chăn nuôi phát triển nhanh, là động lực cho tăng trưởng và chuyển

đổi cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp, đem lại hiệu quả và thu nhập cao cho nông dân trong vùng. Hai loại vật nuôi chính là heo và gà được phát triển mạnh theo hướng trang trại và từ chính nguồn lực của người dân địa phương. Đây là mô hình phát triển chăn nuôi thành công không chỉ trên địa bàn Tỉnh mà trên cả địa bàn toàn quốc. Mặc dù nằm ở đầu mối giao thông, rất dễ bị lan truyền dịch bệnh do nguồn sản phẩm chăn nuôi khá lớn từ miền Trung và Lâm Đồng chuyển qua, nhưng nhờ làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm soát tốt công tác giết mổ nên huyện Thống Nhất nói riêng và Đồng Nai nói chung đã kiểm soát và điều hành khá thành công về dịch bệnh, đem lại lợi ích to lớn cho người chăn nuôi trên địa bàn Huyện sau các đợt đại dịch trên phạm vi cả nước và khu vực.

+ Chăn nuôi đã và đang chuyển mạnh từ chăn nuôi phân tán sang chăn nuôi trang trại và từ trang trại quy mô nhỏ lên trang trại quy mô vừa và lớn. Đến nay, toàn huyện đã có 419 trang trại chăn nuôi heo, hầu hết là các trang trại gia đình của người dân trong huyện, nên sự phát triển chăn nuôi đã thực sự đem lại lợi ích cho người dân địa phương. Đã có nhiều trang trại có trình độ chăn nuôi cao, xử lý, kiểm soát và sử dụng có hiệu quả chất thải chăn nuôi, khẳng định hướng phát triển lâu dài và ổn định của chăn nuôi trang trại trên địa bàn Huyện.

Bảng 3.1: Kết quả phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2006-2010

Số Hạng mục Đơn vị Các năm Tăng BQ

TT tính 2005 2010 (%/năm) 1 Tổng đàn 1.1 Đàn bò con 2.902 2.750 -1,07 Tỷ lệ sim hoá % 90 92 1.2 Đàn heo con 144.55 8 180.00 0 4,48 Tỷ lệ nạc hoá % 90 95 1.3 Gia cầm 1.000 con 410 2.000 37,31 Trong đó: Gà 1.000 con 405 1.200 24,26

Gà công nghiệp 1.000 con 350 1.150 26,86

Vịt 1.000 con 1 2 14,87 2 Sản phẩm chủ yếu 2.1 Thịt trâu, bò hơi Tấn 22 250 62,59 2.2 Thịt heo hơi tấn 10.539 16.000 8,71 2.3 Thịt gia cầm hơi tấn 1.560 3.000 13,97 2.4 Sản lượng trứng gia cầm 1.000 quả 18.000 30.000 10,76

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thống Nhất, năm 2011.

+ Là địa phương đầu tiên trong cả nước tiến hành quy hoạch các vùng khuyến khích chăn nuôi tập trung và đã thu được kết quả bước đầu khích lệ. Tuy còn nhiều khó khăn trong điều hành nhưng đến nay cũng đã có khoảng

174 trang trại vào đầu tư phát triển ổn định trên địa bàn được quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung.

+ Trong phát triển chăn nuôi, đã ứng dụng thành công các thành tựu công nghệ về giống, thức ăn, xây dựng chuồng trại, xử lý chất thải, vệ sinh phòng chống dịch bệnh. Theo kết quả điều tra, hệ số quay vòng trong chăn nuôi heo thịt đã đạt trên 2 lần, gà thịt nuôi công nghiệp từ 6-8 lần; các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi trên địa bàn Huyện hầu hết đều cao so với mặt bằng chăn nuôi của cả nước và của vùng Đông Nam bộ. Nếu làm tốt hơn khâu cung ứng thức ăn và ngăn chặn có hiệu quả hơn về lan truyền dịch bệnh từ bên ngoài vào thì chăn nuôi trên địa bàn Huyện sẽ không chỉ duy trì được sức cạnh tranh cao trên địa bàn nội địa mà lâu dài còn có thể vươn ra thị trường xuất khẩu; là điều kiện rất tốt để nâng cao thu nhập cho nông dân.

+ Hạn chế trong phát triển chăn nuôi trên địa bàn Huyện cũng như trên địa bàn cả nước là giá thức ăn công nghiệp còn cao, chưa chủ động trong phòng chống dịch bệnh; mức độ tự giác của các chủ hộ nuôi còn chưa cao và chưa đồng đều nên còn tình trạng lạm dụng hoá chất, trong đó có cả hoá chất cấm sử dụng, một số chủ trang trại còn chưa tự giác khai báo khi phát hiện dịch bệnh để giúp cơ quan chức năng có biện pháp ứng phó kịp thời. Giá cả trên thị trường còn biến động, gây thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Thống Nhất Đồng Nai (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w