Phát triển trang trại ở tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Thống Nhất Đồng Nai (Trang 31 - 33)

Mô hình kinh tế trang trại đã xuất hiện ở Đồng Nai từ lâu dưới dạng các đồn điền trồng cây công nghiệp dài ngày, các vườn chuyên trồng cây ăn quả với quy mô lớn… Tuy nhiên, tất cả các đồn điền và vườn cây đều thuộc sở hữu của các tầng lớp giàu có, người nghèo vẫn là người lao động làm thuê.

Trong khoảng thời gian từ 1976-1985, thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, phần lớn đồn điền đã được quốc hữu hóa. Nhà nước thành lập những nông trường quốc doanh, công ty liên doanh để tiếp quản và khai thác mở rộng sản xuất. Ở nông thôn Đồng Nai, hợp tác xã và tập đoàn sản xuất cũng phát triển mạnh, kinh tế hộ gia đình được thay bằng kinh tế tập thể, theo đó mô hình kinh tế trang trại cũng theo dần mất đi.

Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới theo tinh thần nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Đồng Nai là một trong những tỉnh chuyển nhanh qua nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Các loại hình kinh tế trang trại chỉ phát triển nhanh chóng từ sau năm 1990, đặc biệt từ 1993 khi luật đất đai được quốc hội ban hành. Đến năm 1995, Đồng Nai đã có 889 trang trại được thành lập. Đến năm 2000, số trang trại trên toàn tỉnh đã là 2.875 trang trại. Năm 2003 số trang trại của tỉnh đã tăng đến 3.117 trang trại và năm 2006 là 3.240 trang trại, năm 2008 là 3.387 trang trại, năm 2009 là 3.183 trang trại (Ngô Thị Bích Thuận, 2009).

Tỉnh Đồng Nai hiện có 3.666 trang trại, tăng 549 trang trại so với năm 2003; với tổng diện tích đất sản xuất - kinh doanh là 13.109 ha; trong đó có: 1.547 trang trại trồng cây lâu năm, 195 trang trại trồng cây hằng năm, 1.464 trang trại chăn nuôi, 223 trang trại thủy sản, 15 trang trại lâm nghiệp, 222 trang trại tổng hợp... Tổng vốn đầu tư sản xuất của các trang trại trên toàn địa bàn là 1.361 tỉ đồng, mức vốn bình quân cho một trang trại đạt hơn 371 triệu đồng; trong đó vốn tự có là 1.138 tỉ đồng, vốn vay ngân hàng và các đối tượng khác hơn 223 tỉ đồng...

Đa số các trang trại ở Đồng Nai đều áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế. Các trang trại trồng trọt đều đưa giống mới vào sản xuất, áp dụng biện pháp xử lý ra hoa trên cây ăn quả,

quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên đồng ruộng, có hệ thống tưới nước tiết kiệm. Các trang trại chăn nuôi đều sử dụng giống mới, một số trang trại đã sử dụng hệ thống làm mát chuồng trại, chủ động sản xuất, chế biến nguồn thức ăn chăn nuôi. Tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực chăn nuôi của các trang trại hiện đạt trên 1.992 tỉ đồng (bình quân 625 triệu đồng/trang trại) và đạt tổng thu nhập bình quân 382,83 tỉ đồng/năm, bình quân một trang trại chăn nuôi đạt 120 triệu đồng/năm. Tính chung, tổng giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ của kinh tế trang trại toàn tỉnh (cả trồng trọt và chăn nuôi) đạt 1.220 tỉ đồng/năm, bình quân 333 triệu đồng/trang trại. Bên cạnh thu hút một khối lượng lớn tiền vốn trong dân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, việc phát triển kinh tế trang trại của Đồng Nai đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 11.292 lao động, 6.769 lao động thời vụ, có ý nghĩa rất lớn trong việc xóa đói giảm nghèo và gián tiếp góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội ở vùng nông thôn (Tạp chí cộng sản số 15, 2010).

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Thống Nhất Đồng Nai (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w