Bờ biển Việt Nam dài hơn 3260 km và có hàng trăm đảo lớn nhỏ là lợi thế cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản, khai thác, du lịch…Trong đó, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cung cấp hàng thủy sản cho xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia. Mặt khác, nghề NTTS còn góp phần xoá đói giảm nghèo, làm thay đổi đời sống cho người dân.Lợi nhuận từ nuôi tôm đem lại rất cao, gấp nhiều lần so với các ngành sản xuất khác trong nông nghiệp trên cùng một địa bàn đã hấp dẫn và kích thích ham muốn làm giàu của nhân dân ta. Từ lâu con tôm sú đã được xem là đối tượng nuôi truyền thống của nước ta nói chung và đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng nhưng hiện nay bệnh trên tôm sú đã gây nên tổn thất lớn cho người nuôi. Trong khi đó loài tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) vừa di nhập và thuần hóa vào nước ta đã cho thấy sự thích nghi và phát triển tốt cho năng suất cao, thời gian nuôi ngắn nên giảm được rủi ro. Tốc độ tăng trưởng của tôm cao, là loài tôm có giá trị dinh dưỡng lớn và được ưa chuộng trên thế giới. Xu hướng của người dân chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng là rất cao. Nhà nước đã quy hoạch các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) để tránh việc phát triển tràn lan. Nghề nuôi tôm thẻ vẫn còn đang mới mẻ vì thế còn nhiều điều cần phải nghiên cứu với các điều kiện khác nhau của từng vùng nuôi và để tìm ra những phương pháp nuôi có hiệu quả nhất chi phí thấp nhất. Để tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tôi đã được khoa nuôi trồng thủy sản –trường Đại học Nha Trang phân công thực hiện đề tài: “Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) tại công ty TNHH Thông Thuận – Ninh Hòa –Khánh Hòa”. Với các nội dung sau:Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất vùng nuôiTìm hiểu kỹ thuật chuẩn bị ao nuôiTìm hiểu kỹ thuật nuôiMục tiêu của đề tài là tìm hiểu và nắm được kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng tại cơ sở thực tập .Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài là có thể đánh giá ưu và nhược điểm về kỹ thuật nuôi của trại, so sánh với các phương pháp nuôi ở các khu vực khác từ đó rút ra được kinh nghiệm và tìm ra phương pháp nuôi cho hiệu quả tối ưu nhất.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình thực hiện đề tài :” Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương
phẩm tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) tại công ty TNHH
Thông Thuận – Ninh Hòa –Khánh Hòa”,đã cho tôi nhiều kiến thức thực tiễn hết sứcquan trọng và quý báu
Để có được kiến thức và kết quả như ngày hôm nay,tôi xin chân thành cảm
ơn quý thầy cô trong Khoa Nuôi Trồng Thủy Sản –Trường Đại Học Nha Trang đãgiảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản để áp dụng vào thực tiễn.Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Th.S Phạm Phương Linhtrong thời gian thực hiện đề tài cũng như hoàn thiện báo cáo này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn chú Nguyễn Đình Hiền, giám đốc chi nhánhcông ty TNHH Thông Thuận tại Ninh Hòa- Khánh Hòa,các kỹ thuật viên cùng anh
em công nhân đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và truyền đạt kinh nghiệm thựctiễn để giúp tôi hoàn thành tốt đợt thực tập này
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên ,giúp đỡ tôi trongsuốt thời gian thực tập vừa qua
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Nha Trang -2012Sinh viên thực tập:
Lê Hoài Nam
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Sơ lược về tình hình nuôi tôm he chân trắng 3
1.1.1 Thế giới 3
1.1.2 Việt Nam 5
1.2 Giới thiệu về tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) 6
1.2.1 Hệ thống phân loại 6
1.2.2 Đặc điểm sinh học 7
1.2.2.1 Đặc điểm phân bố 7
1.2.2.2 Đặc điểm hình thái 7
1.2.2.3 Tập tính sống và khả năng thích ứng với môi trường 7
1.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng 10
1.2.4 Đặc điểm sinh sản 11
1.2.4.1 Mùa vụ sinh sản 11
1.2.4.2 Khả năng sinh sản 11
1.2.5 Đặc điểm sinh trưởng 11
1.2.6 Một số vấn đề về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng 11
1.2.6.1 Quản lý môi trường 11
1.2.6.2Thức ăn 14
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 15
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 15
2.1.2 Thời gian nghiên cứu 15
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu 15
Trang 32.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 15
2.3 Phương pháp thu thập số liệu 17
2.3.1 Thu thập số liệu sơ cấp 17
2.3.2 Thu thập số liệu thứ cấp 17
2.3.3 Phương pháp xác định các yếu tố môi trường ao nuôi 17
2.4 Phương pháp xử lý số liệu 17
CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
3.1 Điều kiện tự nhiên của Ninh Hòa – Khánh Hòa 20
3.1.1 Vị trí địa lý 20
3.1.2 Điều kiện khí hậu,thủy văn 20
3.2 Hệ thống công trình ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại Ninh Hòa –Khánh Hòa 21
3.3 Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi 25
3.4 Kỹ thuật chọn giống và thả giống 30
3.4.1 Kỹ thuật chọn giống 30
3.4.2 Vận chuyển và thả giống 31
3.5 Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi 33
3.5.1 Thức ăn và quản lý thức ăn 33
3.5.2 Quản lý môi trường ao nuôi 37
3.6 Một số bệnh thường gặp và phương pháp phòng, trị bệnh 45
3.6.1 Phương pháp phòng bệnh tại cơ sở thực tập 45
3.6.2 Một số bệnh thường gặp tại cơ sở thực tập và biện pháp chữa trị 46
3.7 Thu hoạch 49
3.8 Đánh giá hiệu quả kinh tế 50
CHƯƠNG IV : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 53
4.1 Kết luận 53
4.2 Kết quả nuôi tôm ao 1 và ao 3 dãy III 53
4.3 Hiệu quả kinh tế 54
4.4 Đề xuất ý kiến 54 Tài Liệu Tham Khảo
PHỤ LỤC
Trang 4GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TNHH : trách nhiệm hữu hạn
PL : Post Larvae
NTTS : nuôi trồng thủy sản
FCR : hệ số chuyển đổi thức ăn
BOD : nhu cầu oxy sinh học
COD : nhu cầu oxy hóa học
WSSV : bệnh đốm trắng (White Spot Syndrome Virus)
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Sản lượng tôm thẻ chân trắng (tấn/năm) ở Châu Mỹ La Tinh 3
Bảng 1.2: Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng qua các năm 5
Bảng 1.3: Diện tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng ở một số tỉnh năm 2006 6
Bảng 1.4: Khả năng thích ứng của tôm thẻ với môi trường 8
Bảng 2.1: Các thiết bị đo thông số môi trường 17
Bảng 3.1: Diện tích các ao nuôi trong trại (m2) 23
Bảng 3.2: lượng vôi nung CaO dùng khi cải tạo ao 28
Bảng 3.3: Mật độ thả giống tại Ao 1 và Ao 3 31
Bảng 3.4: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn (công ty UP) 33
Bảng 3.5: Cách sử dụng các loại thức ăn 35
Bảng 3.6: Theo dõi thức ăn tại ao 1 và ao 3 dãy III 36
Bảng 3.7: Khoảng dao động các yếu tố môi trường tại thời điểm thực tập 37
Bảng 3.8: Kết quả thu hoạch tôm 50
Bảng 3.9: Mức độ đầu tư và kết quả thu được của 2 ao nuôi tôm he chân trắng tại công ty TNHH Thông Thuận – Ninh Hòa – Khánh Hòa 50
Bảng 3.10: Một số chỉ tiêu kinh tế của 2 ao nuôi tôm he chân trắng tại công ty TNHH Thông Thuận – Ninh Hòa – Khánh Hòa 51
Bảng 3.11: Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất của 2 ao nuôi tôm he chân trắng tại công ty TNHH Thông Thuận – Ninh Hòa – Khánh Hòa 51
Trang 6DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 16
Hình 3.1: Bản đồ hành chính thị xã Ninh Hòa 20
Hình 3.2: Sơ đồ trại nuôi tôm thẻ chân trắng tại Ninh Hòa – Khánh Hòa 22
Hình 3.3: Sơ đồ bố trí máy quạt nước trong ao 24
Hinh 3.4: Quy cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng 26
Hình 3.5: Tháo cạn nước (A) và rải vôi để cải tạo ao (B) 27
Hình 3.6: Lù xả và cấp nước của ao nuôi tôm he thương phẩm 28
Hình 3.7: Nguồn gốc tôm giống (trái) và kỹ thuật thả giống (phải) 32
Hình 3.8: Diễn biến độ trong các ao nuôi 38
Hình 3.9: Diễn biến oxy hòa tan tại ao 1 39
Hình 3.10: Diễn biến oxy hòa tan tại ao 3 40
Hình 3.11: Diễn biến pH tại ao 1 41
Hình 3.12: Diễn biến pH tại ao 3 42
Hình 3.13: Diễn biến độ kiềm tại Ao 1 và Ao 3 43
Hình 3.14:Diễn biến độ mặn tại Ao 1 và Ao 3 44
Hình 3.15: Tôm bị bệnh đốm trắng tại cơ sở thực tập 47
Hình 3.16: Thu hoạch tôm tại ao 3 49
Trang 7MỞ ĐẦU
Bờ biển Việt Nam dài hơn 3260 km và có hàng trăm đảo lớn nhỏ là lợi thếcho phát triển nuôi trồng thuỷ sản, khai thác, du lịch…Trong đó, nghề nuôi trồngthuỷ sản ở nước ta ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cungcấp hàng thủy sản cho xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia Mặtkhác, nghề NTTS còn góp phần xoá đói giảm nghèo, làm thay đổi đời sống chongười dân
Lợi nhuận từ nuôi tôm đem lại rất cao, gấp nhiều lần so với các ngành sảnxuất khác trong nông nghiệp trên cùng một địa bàn đã hấp dẫn và kích thích hammuốn làm giàu của nhân dân ta Từ lâu con tôm sú đã được xem là đối tượng nuôitruyền thống của nước ta nói chung và đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng nhưnghiện nay bệnh trên tôm sú đã gây nên tổn thất lớn cho người nuôi Trong khi đó loài
tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) vừa di nhập và thuần hóa vào nước ta đã
cho thấy sự thích nghi và phát triển tốt cho năng suất cao, thời gian nuôi ngắn nêngiảm được rủi ro Tốc độ tăng trưởng của tôm cao, là loài tôm có giá trị dinh dưỡnglớn và được ưa chuộng trên thế giới Xu hướng của người dân chuyển sang nuôitôm thẻ chân trắng là rất cao Nhà nước đã quy hoạch các vùng nuôi tôm thẻ chân
trắng (P vannamei) để tránh việc phát triển tràn lan Nghề nuôi tôm thẻ vẫn còn
đang mới mẻ vì thế còn nhiều điều cần phải nghiên cứu với các điều kiện khác nhaucủa từng vùng nuôi và để tìm ra những phương pháp nuôi có hiệu quả nhất chi phíthấp nhất
Để tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tôi đã được khoa nuôitrồng thủy sản –trường Đại học Nha Trang phân công thực hiện đề tài: “Tìm hiểu
quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone,
1931) tại công ty TNHH Thông Thuận – Ninh Hòa –Khánh Hòa” Với các nội dungsau:
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất vùng nuôi
- Tìm hiểu kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi
Trang 8- Tìm hiểu kỹ thuật nuôi
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu và nắm được kỹ thuật nuôi tôm he chân trắngtại cơ sở thực tập
Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài là có thể đánh giá ưu và nhược điểm
về kỹ thuật nuôi của trại, so sánh với các phương pháp nuôi ở các khu vực khác từ
đó rút ra được kinh nghiệm và tìm ra phương pháp nuôi cho hiệu quả tối ưu nhất
Trang 9CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1Sơ lược về tình hình nuôi tôm he chân trắng
1.1 1 Thế giới
Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm he chân trắng trên thế giới pháttriển mạnh và đạt đến trình độ kỹ thuật cao Từ hình thức nuôi cổ truyền với năngsuất khoảng vài trăm kg/ha/năm, đến nay năng suất lên đến trên 10 tấn/ha/năm tronghình thức nuôi thâm canh, thậm chí lên đển 44 tấn/ha/năm [1] Tổng sản lượng nuôitôm của thế giới gia tăng đều đặn từ năm 1970 Sản lượng tôm he chân trắng là2.133.381 tấn, vượt lên trên tôm sú là 658.221 tấn vào năm 2006 (FAO,2008)
Từ một số ít nước Nam Mỹ nuôi tôm thẻ chân trắng vào năm 1980 đến nay
đã được nuôi nhiều ở các nước trên thế giới Nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung ởcác nước Châu Mỹ Latinh, điển hình là Ecuador, Peru, Elisanvardor…Ecuador coinuôi tôm chân trắng là nghành sản xuất lớn, sản lượng tôm nuôi chiếm 95% tổngsản lượng của khu vực Châu Mỹ năm 1991 là 103.000 tấn Năm 1993, do gặp dịchbệnh hội chứng Taura (Taura Symdrome Virus) sản lượng giảm còn 1/3,sau 2-3năm khôi phục lại đạt 120.000 tấn (1998), 130.000 tấn (1999), rồi lại gặp dịch bệnhđốm trắng còn 35.000 tấn (2000).[17]
Bảng 1.1: Sản lượng tôm thẻ chân trắng (tấn/năm) ở Châu Mỹ La Tinh [12] Năm
Trang 10chân trắng lan sang Châu Á, Đông Nam Á Nhiều nước Đông Nam Á đã nhập tômchân trắng để nuôi như: philippin, Indonesia,Malaixia, Thailan,Việt Nam… với hivọng đa dạng hóa các sản phẩm tôm xuất khẩu để nhằm tránh tình trạng chỉ trôngcậy vào phần lớn tôm sú hiện nay Tôm chân trắng được nhập khẩu vào Châu Á vìngười ta nhận thấy một số loại tôm bản địa chủ yếu hiện đang được nuôi cho năngsuất thấp,mức độ tăng trưởng chậm và có khả năng mắc bệnh Việc khoanh vùngnuôi tôm chân trắng khép kín và sự phát triển của các dòng giống tôm chân trắngchọn lọc và thuần hóa đã đưa tôm chân trắng thành đối tượng quan tâm lớn củanghành nuôi tôm hiện nay Trên phạm vi toàn cầu, tôm chân trắng đang chiếm 2/3tổng sản lượng tôm nuôi toàn thế giới [17].
Ở Châu Á, trong giai đoạn từ 2001 -2006 , tôm sú chỉ duy trì ở một sảnlượng nhất định, thì tôm chân trắng nhảy vọt lên 1,5- 1,6 triệu tấn (2006) và đạt 1,8triệu tấn (2009) Đặc biệt việc gia tăng nhanh sản lượng tôm chân trắng là do cácnước đã sản xuất được tôm bố mẹ sạch bệnh và áp dụng các biện pháp khoa họccông nghệ nâng cao năng suất, chất lượng tôm Đặc biệt ở Thái Lan trong năm 2004sản lượng tôm chân trắng đạt tới 300.000 tấn, chiếm tỷ lệ cao trong sản xuất tômbiển với sản lượng chiếm xấp xỉ 80% Khảo sát tại Thái Lan cho thấy nước này đãchuyển sang nuôi tôm chân trắng đời thứ 7, sạch bệnh, người nuôi tôm ở Thái Lan
đã nuôi thành cồng tôm chân trắng cỡ lớn (vượt tôm sú), có ưu thế vượt trội về năngsuất, đạt 25 -30 tấn/ha/vụ, lợi nhuận thu được cao gấp 2-3 lần so với nuôi tôm sú.Sản lượng tôm nuôi của Thái Lan năm 2008 đạt 533.000 tấn gồm 160.000 tấn tôm
sú và 373.000 tấn tôm thẻ chân trắng Còn tại Philippin , Bộ Nông Nghiệp nước nàycũng đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu và nuôi tôm chân trắng ở nước này sau nhữngnghiên cứu kỹ lưỡng cho thấy việc nuôi tôm chân trắng hiệu quả cao, lại không đedọa môi trường, góp phần đa dạng sinh học Tôm chân trắng được thế giới côngnhận là một trong ba loài tôm he nuôi có nhiều ưu điểm, có thể nuôi theo nhiều hìnhthức bán thâm canh, thâm canh và nuôi công nghiệp trong các ao đầm nước lợ mặn.[17]
1.1.2 Việt Nam
Trang 11Được sự cho phép của bộ thủy sản, tôm he chân trắng (Penaeus vannamei
Boone, 1931) đã được nhập vào Việt Nam năm 1999 ở Quảng Ninh Vào thời điểmđó,đã có một số công ty nhập tôm giống từ Đài Loan, Hawaii – Mỹ
Hiện nay tôm he chân trắng nhập vào nước ta từ nhiều quốc gia khác nhaunhữ Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc Đối tượng này đang được nuôi thương phẩm ở cáctỉnh thành có biển từ Bắc vào Nam Tôm he chân trắng đang được nuôi khá phổbiến ở các nước châu Á khác do dễ nuôi hơn tôm sú và giá cả có sức cạnh tranh lớn
Bảng 1.2: Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng qua các năm
Qua bảng 1.2 có thể thấy được sự phát triển mạnh mẽ của tôm thẻ chân trắng
ở Việt Nam, trong vòng 4 năm kế từ năm 2007 đến năm 2010 diện tích nuôi tôm thẻchân trắng tăng hơn gấp 8 lần, chứng tỏ tôm thẻ chân trắng dần dần chiếm ưu thế và
có thể thay thế tôm sú để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho thủy sản ViệtNam Dự đoán trong tương lai, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ tiếp tục tăng đểđáp ứng nhu cầu của thị trường
Trang 12Bảng 1.3: Diện tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng ở một số tỉnh năm 2006[12]
Loài: Penaeus vannamei Boone,1931 [1]
Tôm he chân trắng (Tên tiếng Anh: White Leg shrimp), tên địa phươngthường gọi tôm thẻ chân trắng
Trang 131.2.2 Đặc điểm sinh học
1.2.2.1 Đặc điểm phân bố
Ngoài tự nhiên tôm he chân trắng phân bố chủ yếu ở biển phía đông Nam
Mỹ, vùng biển tây Thái Bình Dương, từ vùng biển Mexico đến miền trung Peru.Tôm he chân trắng phân bố nhiều nhất ở vùng biển Ecuador, Hawai Hiện nay, tôm
he chân trắng được nuôi ở rất nhiều nước trên thế giới như: Đài Loan, Trung Quốc,Việt Nam
1.2.2.3 Tập tính sống và khả năng thích ứng với môi trường
a) Tập tính sống
Trong vùng biển tự nhiên tôm chân trắng sống ở nơi đáy cát, độ sâu từ 0 – 72
m, tôm trưởng thành phần lớn sống ở ven biển gần bờ, tôm nhỏ ưa sống ở khu vựccửa sông giàu dinh dưỡng Ngoài tự nhiên tôm nhỏ thường sống ở vùng cửa sông có
độ mặn thấp, nhiệt độ cao ổn định 25 – 32 0C, tôm trưởng thành bơi ra biển giao vĩ
và tiến hành sinh sản Trong tự nhiên tôm mẹ đẻ trứng ở độ sâu 70 m nước, độ mặn35‰, nhiệt độ nước 26 – 28 0C Ban ngày tôm vùi mình trong bùn, ban đêm mới đikiếm ăn [11]
Trang 14b) Khả năng thích ứng với môi trường
Bảng 1.4: Khả năng thích ứng của tôm thẻ với môi trường
12 Màu nước Xanh lục, xanh nõn chuối Vỏ đậu, màu mận chín
* oxy hòa tan (DO):
Vai trò của oxy trong nước là duy trì sự sống và tham gia vào quá trình phânhủy các chất hữu cơ giúp làm sạch đáy ao, hàm lượng oxy hòa tan trong nước làmột trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng củatôm Hàm lượng oxy hòa tan trong nước ảnh hưởng trực tiếp tới hô hấp của tômnuôi, ảnh hưởng tới khả năng bắt mồi và tăng trưởng của tôm nuôi
* pH:
pH có vai trò rất quan trọng trong ao, nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếptới tôm nuôi Khi pH giảm thấp (pH < 5) sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy củamáu, hậu quả là mang tiết ra nhiều chất nhầy, da và phần bên ngoài cơ tiết ra nhiềuchất nhớt, một số vùng da trở nên đỏ, đồng thời làm giảm khả năng đề kháng củatôm đối với bệnh, nhất là bệnh vi khuẩn Khi pH tăng cao (pH > 9) sẽ làm cho các tếbào ở mang và các mô của tôm bị phá hủy đồng thời làm tăng tính độc hại củaammoniac trong môi trường nước đối với tôm nuôi Sự biến đổi của pH phụ thuộc
Trang 15vào độ kiềm, sự phát triển của tảo, nước mưa Trong ao nuôi tảo phát triển mạnhthường kéo theo sự không ổn định của pH
Ổn định pH là tăng cường hệ đệm cacbonate:
Vì vậy để ổn định pH ta phải ổn định kiềm bằng cách bón vôi cacbonatehoặc dolomite
Khi bón vôi trong ao sẽ xảy ra sự phân ly các ion giúp bù đắp cho hệ đệmCaCO3 + HOH + CO2 → Ca(HCO3)2 → Ca2+ + 2HCO3- (3.3)
Trang 16Khi bón vôi Dolomite phản ứng xảy ra như sau:
CaMg(CO3)2 + CO2 + HOH → Ca2+ + Mg2+ + 4HCO3- (3.4)
Ở phản ứng (3.3) và (3.4) cho thấy lượng ion ở phản ứng (3.4) tạo ra gấp đôi
so với phản ứng (3.3), do vậy trong thực tế sử dụng vôi Dolomite sẽ tạo độ kiềmnhanh hơn so với vôi Super canxi
Độ kiềm còn liên quan đến sự lột xác của tôm, đối với tôm thẻ chân trăng dotốc độ tăng trưởng nhanh nên tôm thường xuyên lột xác làm giảm độ kiềm Để bùđắp ta tích cực bón vôi
1.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp, có thể ăn nhiều loại thức ăn có nguồn gốcthực vật và động vật
Ở giai đoạn ấu trùng chúng ăn thức ăn tự nhiên, chủ yếu là tảo đơn bào vàluân trùng (Thực vật phù du và động vật phù du) Trong sản xuất giống ta thường
bổ sung thức ăn công nghiệp, tảo khô, và các dinh dưỡng khác
Trong khẩu phần thức ăn của tôm cũng cần một tỷ lệ thích hợp về hàm lượngcác chất dinh dưỡng như: protein, lippid, glucid, vitamin, muối khoáng… Chế độdinh dưỡng thiếu hoặc không cân đối đều ảnh hưởng đến tốc sinh trưởng và sứckhỏe của tôm Thành phần dinh dưỡng thay đổi theo từng giai đoạn trong vòng đờicủa tôm Hàm lượng protein thích hợp trong khẩu phần ăn của chúng là 35% thấphơn so với tôm sú (40%) Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm he chân trắngtương đối cao, cường độ bắt mồi cao, đặc biệt là vào ban đêm Trong điều kiện nuôithương phẩm bình thường, lượng cho ăn một ngày chỉ cần 5% khối lượng thân
Trang 17nhưng trong mùa vụ sinh sản, đặc biệt là giữa và cuối giai đoạn phát dục của buồngtrứng thì nhu cầu về lượng thức ăn hàng ngày của tôm tăng lên 3 – 5 lần[9].
1.2.4 Đặc điểm sinh sản
1.2.4.1 Mùa vụ sinh sản
Ngoài tự nhiên,tôm thẻ chân trắng thành thục sinh dục quanh năm Mùa sinhsản của tôm chân trắng có thể chênh lệch theo từng vùng, tùy vĩ độ như ở ven biểnphía bắc do tôm đẻ từ tháng 3 đến tháng 8 nhưng đẻ rộ vào trong năm tháng 4 – 5
Ở Peru mùa tôm đẻ chủ yếu từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau [2]
1.2.4.2 Khả năng sinh sản
Tôm chân trắng là loài thụ tinh ngoài, chúng có thể thành thục và đẻ trứngquanh năm, các giai đoạn phát triển của ấu trùng cũng tương tự như tôm sú Trongđiều kiện nuôi nhân tạo tôm chân trắng cũng có thể thành thục và đẻ trứng, vì vậyhiện nay trên thế giới đã có nhiều công ty, xí nghiệp chuyên sản xuất, gia hoá giốngtôm bố mẹ đạt nhằm nâng cao chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu sản xuất giống.Trong điều kiện nuôi nhân tạo người ta đã sản xuất được đàn tôm bố mẹ thuầnchủng sạch bệnh và đàn tôm bố mẹ có khả năng kháng bệnh
1.2.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cũng giống như các loài tôm khác, tôm he chân trắng có vỏ cấu tạo bởi lớpkitin Do đó, trong quá trình sinh trưởng tôm phải trải qua nhiều lần lột xác Tôm chântrắng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tôm sú ở giai đoạn đầu Từ ngày thứ 20 trở đi,mỗi tuần tôm có thể tăng từ 2 – 3g Khi khối lượng tôm đạt 20g thì tốc độ tăng trưởngchậm dần (khoảng 1g/tuần) Tôm cái lớn nhanh hơn tôm đực Cũng giống như các loàitôm khác, tôm he chân trắng có chu kì lột xác tăng dần theo thời gian phát triển Quátrình lột xác của tôm tùy thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, điều kiện môi trường
1.2.6 một số vấn đề về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng
1.2.6.1 Quản lý môi trường
Oxy hòa tan (DO)
Trang 18Oxy hòa tan trong nước ao nhiều hay ít là vấn đề rất quan trọng đối với sinhtrưởng và phát triển của tôm Khoảng 80% tổng lượng oxy trong ao do thực vật phù ducung cấp, khoảng 15% từ quạt nước đưa vào và khoảng 5% từ không khí khuếch tán trựctiếp vào nước [4].
Trong ao nuôi tôm, hàm lượng oxy hòa tan thấp sẽ làm tôm chậm lớn, có thểgây chết tôm do thiếu dưỡng khí, một biểu hiện rõ nhận thấy khi thiếu oxy sẽ làmtôm nổi đầu Nuôi tôm với mật độ dày và tăng cường biện pháp cho ăn thức ăn bổsung là nguyên nhân chính làm tiêu hao oxy Hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôitôm tốt nhất là > 4 mgO2/l Nếu hàm lượng oxy hòa tan < 1,2 mgO2/l sẽ gây chếttôm Ngưỡng oxy còn phụ thuộc vào cỡ tôm, tôm càng lớn thì ngưỡng oxy càngtăng dần
Tôm he chân trắng thường lột xác đồng loạt vào ban đêm, thời điểm DOxuống thấp, khi lột xác mang tôm hấp thu oxy kém nên nhu cầu oxy cần nhiều hơnlúc bình thường, nếu thiếu oxy xảy ra lúc lột xác, tôm sẽ chết đồng loạt ở đáy ao (vìquá trình lột xác sẽ sảy ra ở đáy ao) Cần quan tâm và cung cấp đầy đủ khi tôm lột xác [4]
pH
pH có sự dao động trong ngày do mức độ quang hợp của tảo, những ngày pH cóbiên độ dao động lớn cho thấy tảo phát triển mạnh hoặc tảo tàn
pH biến động do các nguyên nhân sau:
pH thấp là do quá trình phân hủy của các hợp chất hữu cơ của vi khuẩn, do quátrình hô hấp của tôm và các sinh vật khác
pH cao là do quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh
Quản lý pH thông qua quản lý mật độ tảo trong ao nuôi Biện pháp quản lý pH làbón các loại vôi Dolomite, CaCO3, CaO, Ca(OH)2 với lượng từ 15 – 20 kg/1000 m3 vàolúc 20h trong suốt vụ nuôi [7]
Độ kiềm
Độ kiềm giữ vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hệ đệm của môi trườngnước, đây được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng duy trì được sự biến động
Trang 19thấp nhất của pH nước ao nuôi, hạn chế tác hại của các chất độc sẵn có trong ao, nhằmkhông tạo ra các sốc bất lợi cho tôm nuôi Đối với vùng nước lợ và mặn độ kiềm ở trị sốlớn hơn 80 mg CaCO3/l được xem là thích hợp [9].
Nguyên nhân làm giảm độ kiềm trong các ao nuôi tôm he chân trắng là:
Đất ao bị xì phèn
Mùa mưa, lượng nước mưa trong ao nhiều
Trong những tháng đầu vụ nuôi, tôm thường xuyên lột vỏ
Trong ao nuôi có nhiều ốc
Bón vôi CaCO3, CaMg(CO3)2 được xem là biện pháp hữu hiệu duy trì và làmtăng độ kiềm
Độ mặn (S‰)
Độ mặn không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và tỷ lệ sống so với các yếu
tố môi trường khác Ở tôm he, một phần quan trọng trong vòng đời tôm sống ởvùng nước lợ, cửa sông nên tôm he là một loài rất rộng muối, chúng có thể tồn tạitrong ngưỡng độ mặn từ 0,5 – 45 ‰, thậm chí là môi trường nước ngọt, nhưngkhoảng độ mặn thích hợp cho tôm phát triển là 10 – 25 ‰
Tảo
Tảo là một thành phần sinh vật hết sức quan trọng trong ao nuôi tôm nóiriêng và ao nuôi thủy sản nói chung Ngoài việc tạo nguồn dinh dưỡng cần thiết chogiai đoạn đầu của tôm khi mới thả giống, tảo còn là nguồn cung cấp oxy hòa tan chủyếu cho quá trình hô hấp của tôm nuôi Trong ao nuôi công nghiệp, tảo là yếu tốsinh học trong quá trình tự làm sạch môi trường (nhà máy lọc sinh hoc), bởi sự hấpthu mạnh các muối dinh dưỡng, đặc biệt là muối ammonia sản phẩm của quá trìnhphân giải chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, chất thải của tôm, hạn chế mức độ gây độccủa chúng, cung cấp một lượng lớn oxy cho ao, thúc đẩy quá trình phân hủy cáchợp chất hữu cơ tích tụ trong ao
Trang 20Tảo còn làm giảm cường độ ánh sang đi sâu vào nước ao, ngăn cản sự pháttriển của tảo đáy, tảo còn làm ổn định nhiệt độ trong ao và góp phần lớn vào việcđiều chỉnh giá trị pH trong ao nuôi tôm.
Bên cạnh đó, trong các ao nuôi công nghiệp thường có hiện tượng thừa dinhdưỡng do thức ăn và các chất hữu cơ khác, gây nên hiện tượng nở hoa, gây ra một
số hậu quả cho ao nuôi tôm, không chỉ các chất dinh dưỡng không được hấp thụ màxác chết của chúng sẽ lắng tụ ở đáy ao, phủ lên đáy một lớp chất hữu cơ đang phânhủy Tất cả những hậu quả do tảo chết sẽ gây ra một môi trường hết sức căngthẳng, thậm chí gây hại trực tiếp cho tôm Mật độ tảo cao có thể làm giảm hàmlượng oxy trong nước vào ban đêm do sự hô hấp Nhưng mật độ tảo thấp, pH vàoxy hòa tan có thể được ổn định hơn nhưng lại không phù hợp cho tôm nuôi Do đó,điều chỉnh tảo để ổn định môi trường là việc làm tối cần thiết cho cả vụ nuôi
Trang 21CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu :
Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Thông Thuận xã Ninh Quang – Thị
xã Ninh Hòa – Tỉnh Khánh Hòa
2.1.2 Thời gian nghiên cứu :
Đề tài được thực hiện từ ngày 21/2/2012 đến ngày 4/6/2012
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu :
Tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931)
2.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Trang 22Hình 2.1 :Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (Penaeus
vannamei Boone, 1931) tại Ninh Hòa –Khánh Hòa
Hệ thống công
trình và kỹ thuật
chuẩn bị ao nuôi
Kỹ thuật chọn giống và thả giống
Kỹ thuật chăm sóc và quản lý
bị ao nuôi
Kỹ thuật chọn giống
Kỹ thuật thả giống
Thức
ăn và chế độ cho ăn
Quản
lý ao nuôi
Phòng
và trị bệnh
Thu hoạch và đánh giá hiệu quả kinh tế
Kết luận và đề xuất ý kiến
Trang 232.3 Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1 Thu thập số liệu sơ cấp
Thông qua quá trình trưc tiếp tham gia nuôi thương phẩm tôm he chân trắngtại Ninh Hòa– Khánh Hòa Tìm hiểu thông tin qua kỹ sư, công nhân tại ao nuôi
2.3.2 Thu thập số liệu thứ cấp
Tìm hiểu thông qua các tài liêu, sách báo, tạp chí, kết quả nghiên cứu và báocáo của các cơ quan chức năng
2.3.3 Phương pháp xác định các yếu tố môi trường ao nuôi
Bảng 2.1 : Các thiết bị đo thông số môi trường
(2lần/ngày) Đo hàng ngày
6 DO Test O2 phương pháp so màu 6h và 15h
(2lần/ngày) Đo hàng ngày
2.4 Phương pháp xử lý số liệu
2.4.1 Xử lý số liệu
Tất cả các số liệu được sử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2007.
2.4.2 Phương pháp xác định các thông số lỹ thuật
Tốc độ sinh trưởng đặc trưng chiều dài của tôm (SGR):
SGR = (LnL2 – LnL1) /(t2 – t1) x 100
Trang 24Trong đó :
SGR: tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài (%/ngày)
L1: chiều dài trung bình tại thời điểm t1 (cm)
L2: chiều dài trung bình tại thời điểm t2 (cm)
t1: thời gian lúc kiểm tra L1 (ngày)
t2: thời gian lúc kiểm tra L2 (ngày)
Tốc độ sinh trưởng đặc trưng khối lượng của tôm (ADG):
ADG = (LnW2 – LnW1)/(t2 – t1) x 100
Trong đó:
ADG: tốc độ sinh trưởng vế khối lượng (%/ngày)
W1: khối lượng trung bình tại thời điểm t1 (gram)
W2: khối lương trung bình tại thời điểm t2 (gram)
t1: thời gian lúc kiểm tra W1 (ngày)
t2: thời gian lúc kiểm tra W2 (ngày)
Ước lượng tỷ lệ sống của tôm.
N: số tôm thả lúc đầu (con)
Ước lượng tổng khối lượng tôm trong ao
M = (m x T x N)/1000
Trang 25Trong đó:
M: Tổng khối lượng tôm trong ao nuôi
m: Khối lượng trung bình của tôm (g/con)
T: Tỷ lệ sống tại thời điểm kiểm tra (%)
N: Số tôm thả lúc đầu (con)
Tính hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR).
FCR tính đến ngày kiểm tra:
FCR = (W2 – W1)/(M2 – M1)
Trong đó:
W1: Tổng khối lượng thức ăn đã sử dụng tại thời điểm kiểm tra trước (kg)
W2: Tổng khối lượng thức ăn đã sử dụng tại thời điểm kiểm tra sau (kg)
M1: Tổng khối lượng tôm tại thời điểm kiểm tra trước (kg)
M2: Tổng khối lượng tôm tại thời điểm kiểm tra sau (kg)
FCR của toàn bộ vụ nuôi:
FCR= B/(W2 – W1)
Trong đó:
B: khối lượng thức ăn sử dụng trong suốt vụ nuôi (kg)
W2: khối lương tôm lúc thu hoạch (kg)
W1: khối lương tôm khi thả nuôi (kg)
Trang 26CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Điều kiện tự nhiên của Ninh Hòa – Khánh Hòa
3.1.1 Vị trí địa lý
Ninh Hòa nằm trong tỉnh Khánh Hòa, rộng 1197,77 km2, phía bắc giáphuyện Vạn Ninh, phía đông giáp biển Đông, phía nam giáp thành phố Nha Trang,huyện Diên Khánh và huyện Khánh Vĩnh, phía tây giáp tỉnh Đak Lak
Thị xã Ninh Hòa nằm tại ngã ba nơi giao nhau giữa quốc lộ 1 và quốc lộ 26
đi Buôn Ma Thuột Trung tâm thị xã cách thành phố Nha Trang 33 km, cách thị trấnVạn Giã (huyện Vạn Ninh) 27 km, cách Buôn Ma Thuột 164 km
Hình 3.1: Bản đồ hành chính thị xã Ninh Hòa
3.1.2 Điều kiện khí hậu,thủy văn
Thị xã Ninh Hòa là khu vực thuộc khí hậu nhiệt đới quanh năm gió mùagồm : gió nồm, gió nam (gió Lào) và gió bấc Nhiệt độ trung bình của khu vực này
là 26,6 oc, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.350 mm Hàng năm mưa nhiều vàotháng mười và tháng mười một thường gây lũ lụt lớn Mùa khô nắng gắt, gió nam
Trang 27thổi mạnh thường gây hạn hán.Nhiệt lượng ánh sang dồi dào, 2.482 giờ nắng trongnăm, tổng nhiệt lượng bình quân trong năm là 9500oc
Thời điểm thực tập bắt đầu vào tháng 2 – 6 nên thời tiết thuận lợi nhất trongnăm cho hoạt động nuôi tôm thương phẩm tại Ninh Hòa – Khánh Hòa, thời điểmnày ít mưa và nhiệt độ khá ổn định nên các yếu tố môi trường khá ổn định, giúp choviệc quản lý được thuận lợi hơn
3.2 Hệ thống công trình ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại Ninh Hòa –Khánh Hòa
Khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng có tổng diện tích là 25ha , được chia thành
5 dãy, có 35 ao, trong đó có 5 ao chứa và 30 ao nuôi Hệ thống ao nuôi được bố trítheo sơ đồ sau:
Trang 28Hình 3.2: Sơ đồ trại nuôi tôm thẻ chân trắng tại Ninh Hòa – Khánh Hòa
Kho +khu trộn thức ăn
Kho thức ăn
Trang 29Bảng 3.1 : Diện tích các ao nuôi trong trại (m2) Dãy
Trang 30vào sự lên xuống của chế độ thủy triều nên không chủ động được về nguồn nướctrong quá trình nuôi Vì khi cần lấy nước phải chờ thủy triều dâng mới có thể bơmnước từ kênh vào các mương chứa nước.
Nguồn nước mà trại sử dụng cũng được các hộ dân nuôi tôm xung quanh trại
sử dụng nên nếu có dịch bệnh thì rất dễ lây lan đến trại và các hộ dân xung quanh
Hình 3.3 : Sơ đồ bố trí máy quạt nước trong ao
Mỗi ao lắp đặt 2- 6 dàn quạt nước, tùy theo từng ngày tuổi của tôm nuôi,tuần đầu tiên chỉ chạy quạt nước vào ban đêm, đến tuần thứ 2 trở đi cho chạy quạtnước cả ngày, đêm và tăng số dàn quạt nước theo từng giai đoạn phát triển của tôm
để đảm bảo cung cấp đủ oxy hòa tan Mỗi dàn lắp đặt 16 cánh quạt và được chạybằng mô tơ điện 3 pha 4 mã lực Trại có 2 trạm phát điện 3pha công suất lớn luônsẵn sàng phát điện khi hệ thống điện lưới có sự cố bị mất điện
Kênh dẫn nước
Cống cấp nước
Dàn quạt nước
Máy bơm
Trang 31Quạt nước được bố trí để tạo dòng xoáy gom chất thải vào giữa đáy ao trongquá trình nuôi, giúp cho khu vực sinh sống của tôm là vùng gần bờ luôn sạch sẽ vàchất thải sẽ được tập trung giữa đáy ao nên dễ dàng cho việc xử lý Bố trí quạt nướcgiúp tạo dòng chảy trong ao, làm hàm lượng oxy hòa tan tăng lên và được trộn đềutrong các tầng nước, dòng chảy do quạt nước tạo ra còn giúp phân bố đều các thànhphần sinh vật trong ao, giúp cho nhiệt độ trong các tầng nước ổn định hơn tránh sốcnhiệt cho tôm.
Nước được cấp vào ao nuôi bằng cách mở lù đáy xả cạn để nước từ kênhchảy vào ao, đến khi mực nước trong ao bằng mực nước ngoài kênh thì đóng nắp lùlại và dùng máy bơm để bơm tiếp nước từ kênh vào ao cho đến khi ao đầy nước Bờ
ao được phủ một lớp bạt nilon để ngăn nước thẩm thấu qua bờ ao làm mất nướctrong ao Đáy ao chủ yếu là đất sét và đất sét pha cát nên rất phù hợp cho nuôi tôm
he thương phẩm
3.3 Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi
Chuẩn bị ao nuôi là một trong những khâu đầu tiên và rất quan trọng,nóquyết định đến sự thành công của cả 1 vụ nuôi tôm thương phẩm Sau mỗi vụ nuôithì toàn bộ chất thải đều tích tụ dưới đáy ao, làm đáy ao bị ô nhiễm Do đó,cải tạođáy ao sẽ giúp ao có nền đáy sạch, giúp cho việc quản lý môi trường nước trong aosuốt cả vụ nuôi được dễ dàng và ổn định hơn
Quy trình cải tạo tại cơ sở thực tập được tiến hành theo phương pháp cải tạokhô Các bước cải tạo ao được tiến hành theo sơ đồ sau:
Tháo cạn nước đáy ao (7 Phơi khô
ngày)
Rải vôi và phơi đáy ao (7 ngày)
Lấy nước
từ kênh vào ao
Diệt cá tạp
và xử lý nướcGây màu
nước
Trang 32Hinh 3.4 : Quy cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng
Sau mỗi vụ nuôi, ao nuôi tôm he thương phẩm được tháo cạn nước và phơikhô đáy ao 7 ngày để diệt các vi khuẩn bề mặt đáy ao (xem hình 3.5 A) Dùng vôinung CaO rải đều khắp mặt đáy ao để diệt khuẩn và mầm bệnh, ao sau khi bón vôitiếp tục phơi nắng 7 ngày (xem hình 3.5 B)
Trang 33BHình 3.5: Tháo cạn nước (A) và rải vôi để cải tạo ao (B)
Lượng vôi nung CaO dùng để cải tạo ao thường phụ thuộc vào pH đất (xembảng 3.2)