Viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam do KOICA thực hiện

Một phần của tài liệu Hợp tác phát triển Hàn - Việt qua ODA giai đoạn 2001-2010 (Trang 52 - 68)

KOICA được thành lập tháng 04 năm 1991 là cơ quan chuyên trách hợp tác viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc với nhiệm vụ tăng cường quan hệ hữu nghị và giao lưu lẫn nhau giữa Hàn Quốc và các nước đang phát triển, hỗ trợ phát

52

triển kinh tế - xã hội cho các nước đang phát triển nhằm tăng cường hợp tác phát triển quốc tế. Từ khi thành lập KOICA, Hàn Quốc mời đoàn Việt Nam bao gồm 6 thành viên sang tham gia đào tạo và năm 1992 cung cấp trang thiết bị, thêm dự án điều tra phát triển cho Việt Nam [84, tr.131]. Sau khi KOICA mở văn phòng đại diện tại Hà Nội năm 1994, các dự án, huấn luyện viên Taekwondo, chuyên gia y tế, chương trình tình nguyện viên vv.. được triển khai. KOICA triển khai nhiều dự án đa dạng như chương trình đào tạo tại Hàn Quốc, cử chuyên gia sang các nước đang phát triển, cử tình nguyện viên sang các nước đang phát triển, điều tra phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ hoạt động của các NGO, viện trợ cứu nạn, các dự án hợp tác tổ chức quốc tế. Việt Nam là nước được ưu tiên viện trợ không hoàn lại và hưởng những ưu đãi trong hợp tác kỹ thuật của Hàn Quốc.

Từ khi Hàn Quốc xây dựng quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1992, viện trợ không hoàn lại của Hàn Quốc nói chung và qua KOICA nói riêng không ngừng tăng lên. Căn cứ kinh nghiệm phát triển và lĩnh vực chuyên môn, Hàn Quốc cố gắng tiến hành các dự án hợp tác phát triển phù hợp với chính sách phát triển của Việt Nam. Đặc biệt, tháng 4 năm 2005, hai nước ký kết Hiệp định viện trợ không hoàn lại và hợp tác kỹ thuật làm cơ sở mở rộng hoạt động viện trợ. Từ năm 2007, Chính phủ Hàn Quốc thực hiện chiến lược hỗ trợ quốc gia (CAS: Country Assitance Strategy) trung hạn 2007-2009. Từ năm 1991 đến cuối năm 2010, thông qua KOICA, Chính phủ Hàn Quốc đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 128,96 triệu USD. Cụ thể là, Hàn Quốc đã cung cấp tài chính cho 46 dự án, điều tra nghiên cứu 8 đề án, bảo trợ công trình nghiên cứu phát triển, mời 2.481 cán bộ Việt Nam sang đào tạo tại Hàn Quốc, gửi 54 chuyên gia tư vấn, mời 49 học viên cao học và nghiên cứu sinh Việt Nam, gửi 486 tình nguyện viên sang Việt Nam hoạt động trong nhiều lĩnh vực như dạy tiếng Hàn, dạy Taekwondo, phát triển nông thôn và y tế... Hàn Quốc viện trợ hàng hóa 750 nghìn USD, viện trợ khẩn cấp 740 nghìn USD cho Việt Nam13.

53

Bảng 2.3 : Tài trợ của KOICA cho Việt Nam giai đoạn 1991-2000

năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000

Quy mô tài trợ

21 316 995 2.281 3.303 3.653 2.770 3.127 6.193 4.864

Nguồn :http://stat.koica.go.kr (Đơn vị :nghìn USD)

ODA không hoàn lại của Hàn Quốc từ năm 1991 đến năm 1997 tiếp tục tăng trưởng nhưng do khủng hoảng kinh tế khu vực châu Á năm 1997 chững lại một thời gian, sau đó từ năm 2001 khôi phục xu hướng tăng trưởng. ODA không hoàn lại của Hàn Quốc trong những năm 90 chủ yếu viện trợ dự án. Trong đó, giúp Việt Nam xây dựng một trường dạy nghề ở Hà Nội, cung cấp trang thiết bị cho một trường công nhân kỹ thuật cơ - điện ở Quy Nhơn, xây dựng trường Công nhân Kỹ thuật Việt-Hàn trị giá 5 triệu USD tại Vinh. Trên lĩnh vực y tế có dự án cải thiện bệnh viện ở khu vực miền Trung như Hương Khê (Hà Tĩnh), Bắc Bình (Bình Thuận), Đức Phổ (Quảng Ngãi), Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) và Viện Nghiên cứu Bệnh Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng Phòng khám hữu nghị Việt - Hàn hỗ trợ cho Sở Y tế Hà Nội. Lĩnh vực kinh tế có dự án xây dựng thị trường chứng khoán Việt Nam và lĩnh vực viễn thông thông tin có dự án xây dựng hệ thống mạng máy tính của Trung tâm khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, nay là Viện Khoa học Xã Hội Việt Nam. Lĩnh vực khoa học có dự án xây dựng Trung tâm hợp tác công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VICKOTECH) vv... Hàn Quốc còn tài trợ cho các dự án điều tra bao gồm điều tra hợp tác phát triển tài nguyên, Dự án nghiên cứu khả thi nâng cấp quốc lộ 18 từ Bắc Ninh đi Quảng Ninh và điều tra cải thiện chống tổn thất điện lực để tài trợ nâng cấp trung tâm an toàn điện- điện khí vv...

Viện trợ không hoàn lại của Hàn Quốc trong giai đoạn 1991-2000 được thực hiện trong bối cảnh xây dựng quan hệ ngoại giao và tăng cường việc hợp tác với Việt Nam. Các dự án thường được đề xuất trong buổi làm việc của lãnh đạo của hai nước, vì vậy mang tính chính trị cao, các dự án điều tra phát triển của KOICA thường không liên kết với EDCF để trở thành dự án thực tiễn [84, tr.128-132].

54

Bảng 2.4. : Tài trợ của KOICA cho Việt Nam giai đoạn 2001-2010

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Quy mô tài trợ 4.814 4.706 3.515 9.853 8.994 7.873 12.228 10.195 14.512 24,747

Nguồn :http://stat.koica.go.kr (Đơn vị : nghìn USD)

Vào giai đoạn 2001-2010, viện trợ không hoàn lại của Hàn Quốc cho Việt Nam thay đổi mang tính thực tiễn và tích cực hơn, nội dung phong phú hơn. Hàn Quốc tăng cường các dự án viện trợ dự án đã thực hiện qua KOICA trong thời kỳ trước. KOICA ký kết hợp tác với các cơ quan chuyên ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức tư nhân, các trường đại học trong nước và các tổ chức quốc tế. Cùng với ý thức nhân đạo ngày càng nâng cao của người dân Hàn Quốc KOICA thực hiện các dự án hình thức mới. Ví dụ, năm 2001-2002 KOICA phối hợp với Trung tâm giao dịch chứng khoán Hàn Quốc tài trợ cho Trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam 400 nghìn USD. Các hoạt động ODA không hoàn lại trong thời gian này bao gồm nhiều loại hình khác nhau như viện trợ dự án, điều tra phát triển, viện trợ hàng hóa, đào tạo tại Hàn Quốc, cử nhiều chuyên gia tư vấn sang Việt Nam, tình nguyện viên, huấn luyện viên Taekwondo, bác sĩ vv... sang Việt Nam làm việc.

Một đặc điểm của viện trợ không hoàn lại Hàn Quốc tại Việt Nam trong thập niên này là Chính phủ Hàn Quốc ưu tiên đầu tư vào miền Trung là nơi mà trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam quân đội Hàn Quốc đóng và làm việc. Từ năm 1965 đến năm 1973, tổng số 312 nghìn 853 quân Hàn Quốc sang Việt Nam tham chiến và 4960 người hy sinh [81, tr.74] chủ yếu ở 5 tỉnh như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa [81, tr.75-76]. Hiện nay vùng này là một trong những vùng khó khăn về mặt kinh tế - xã hội Việt Nam. Chính phủ Hàn Quốc cần xoa dịu sự căng thẳng có khả năng tiềm ẩn sau sự kiện bộc lộ (1999-2000) về vụ thảm sát dân Việt Nam do quân đội Hàn Quốc tiến hành trong thời chiến tại vùng này. Chẳng

55

hạn, Hàn Quốc viện trợ dự án qua KOICA như dự án xây dựng 40 trường tiểu học tại các xã nghèo 5 tỉnh này trong hai năm 2001-2002 trị giá 2 triệu USD, dự án xây mới 5 bệnh viện tại huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi, huyện Phú Long tỉnh Bình Định, huyện Hòa Hiệp Trung tỉnh Phú Yên, huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị ở miền Trung trị giá 3 triệu USD trong hai năm 2002-2004. Dự án xây dựng Trường Cao đẳng công nghệ thông tin Việt-Hàn tại Đà Nẵng được Hàn Quốc tài trợ 2004-2007 với 10 triệu USD. Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam với tổng số vốn viện trợ 35 triệu USD trong giai đoạn 2006-2012 là dự án viện trợ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của Chính phủ Hàn Quốc dành cho Việt Nam qua KOICA. Dự án đang được triển khai và trong thời gian thi công, chuẩn bị và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tương lai làm việc tại bệnh viện này. Năm 2009, KOICA còn tài trợ thêm cho 40 trường tiểu học đã đầu tư 2001- 2002 ở miền Trung để tu sửa và mở rộng phòng học. Ngoài năm tỉnh miền Trung quân đội Hàn Quốc đã từng có mặt thời chiến, năm 2007-2008 Hàn Quốc qua KOICA tài trợ 2,3 triệu USD cho trường kỹ thuật công nghiệp TP. Vinh được nâng cấp thành trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp Vinh mở rộng trường học, xây dựng xưởng thực hành trên diện tích 3.400m2 với hai tầng, gồm: phòng học và thực hành của các khoa động lực, cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin.

Việt Nam và Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác phát triển khoa học công nghệ trong Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Trung tâm hợp tác công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VICKOTECH) được khánh thành vào tháng 12- 2001 là kết quả hợp tác giữa Viện khoa học và công nghệ Hàn Quốc (KIST) với Viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ (NACENTECH) Việt Nam do Chính phủ Hàn Quốc qua KOICA viện trợ không hoàn lại với tổng số vốn là 2 triệu 880 nghìn USD trong thời gian 1997-2001. Mục đích của VIKOTECH là tiến hành hợp tác, chuyển giao công nghệ giữa hai nước trong các lĩnh vực điện tử, quang điện tử (Laser), công nghệ thông tin, vật liệu mới, tư vấn thẩm định công nghệ và sở hữu trí tuệ, quản lý và kế hoạch hóa công tác nghiên cứu phát triển thông qua các hình thức đào tạo cán bộ, trao đổi kinh nghiệm

56

thông tin; cử chuyên gia tư vấn; tiến hành hội thảo khoa học, thực hiện các dự án nghiên cứu chung. Ngoài dự án này, Dự án xây dựng Trường Cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc tại Đà Nẵng mà tác giả nhắc ở phần trên tuyển sinh khoá đầu tiên từ tháng 9-2007, với quy mô đào tạo khoảng 2.400 sinh viên hệ cao đẳng, trở thành trường cao đẳng chuyên đào tạo về lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) hàng đầu của Việt Nam. Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, lập chương trình, giáo trình dạy và học, trang thiết bị công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống mạng, cử chuyên gia tư vấn Hàn Quốc sang Việt Nam giúp đỡ cũng như tiếp nhận đào tạo giáo viên Việt Nam về lĩnh vực công nghệ thông tin tại Hàn Quốc.

Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, Hàn Quốc có lợi thế cạnh tranh trong ngành viễn thông thông tin. Chính phủ Hàn Quốc qua KOICA hỗ trợ trang thiết bị về công nghệ thông tin cho Việt Nam thực hiện Dự án hỗ trợ xây dựng thư viện điện tử tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ trong hai năm 2006-2007 với 1.425 nghìn USD. Dự án gồm các hạng mục: xây dựng hệ thống thư viện điện tử tại Viện Thông tin Khoa học thuộc Học viện, phòng đào tạo cho học viên về cách sử dụng hệ thống thư viện điện tử, phòng đọc; hỗ trợ nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý, xây dựng và vận hành hệ thống thư viện điện tử, hoạch định chính sách về thư viện điện tử…; cử cán bộ của Học viện sang Hàn Quốc tham quan, học tập và mời chuyên gia Hàn Quốc sang làm việc tại Học viện. Thông qua hệ thống thư viện được điện tử hoá hoàn toàn với công nghệ tiên tiến lấy người sử dụng làm trọng tâm, mọi công việc thư viện thủ công trước đây giờ được giải quyết bằng việc xử lý trên hệ thống máy tính, nhờ đó nâng cao hiệu suất xử lý công việc, giúp người sử dụng tiện lợi khi tìm kiếm và đọc sách của thư viện. Hơn nữa, việc xuất bản sách điện tử (E-book) đã tạo dựng được cơ sở cung cấp dịch vụ trực tuyến qua hệ thống internet và có thể tạo ra nhiều loại hình dịch vụ qua việc chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan liên quan.

57

thành phần của Ð ề án ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm Chính phủ Việt Nam. Dự án gồm một phần chức năng trọng tâm đấu thầu điện tử cho các cán bộ ngành Việt Nam và chuyển giao công nghệ. Tổng mức đầu tư Dự án là 3.370.766 USD, trong đó Chính phủ Hàn Quốc qua KOICA tài trợ 3 triệu USD và vốn đối ứng 370.766 USD, thời gian thực hiện ba năm (2009-2011). Mục tiêu chủ yếu của Dự án là xây dựng và thử nghiệm hệ thống EPPS với phần cốt lõi là đấu thầu điện tử (e- bidding), đồng thời tiến hành thử nghiệm tại ba đơn vị là UBND TP. Hà Nội, Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. Hệ thống EPPS được thiết kế và phát triển thông qua Công ty Samsung SDS (nhà thầu chính) của Hàn Quốc và Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc EVN (nhà thầu phụ). Sau khi triển khai thử nghiệm thành công, EPPS đã chuyển sang giai đoạn 2 (2010- 2015) là mở rộng hệ thống với các chức năng mua sắm điện tử, quản lý hợp đồng điện tử, thanh toán điện tử và áp dụng từng bước với các cơ quan Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp và sau này mở rộng cho mọi thành phần kinh tế.

Sau khi Bộ Môi trường Hàn Quốc và Bộ Khoa học -Công nghệ và môi trường Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tháng 9 năm 2000, thông qua KOICA và các cơ quan chuyên ngành việc đào tạo cán bộ, trao đổi chuyên gia và mở lớp tập huấn về môi trường được thực hiện. Lĩnh vực môi trường là một trong những lĩnh vực hai nước hợp tác chặt chẽ nhất và hàng năm Bộ trưởng Bộ môi trường hai nước gặp nhau, đánh giá và trao đổi phương án hợp tác. Chính phủ Hàn Quốc qua KOICA đang tích cực thực hiện hỗ trợ về lĩnh vực môi trường như hỗ trợ công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, quản lý và kiểm soát nguồn nước nhằm phù hợp với chính sách môi trường của Việt Nam. Hai bên đã tiến hành hợp tác thực hiện các dự án chung nhằm tăng cường năng lực bảo vệ môi trường cho ngành công nghiệp của Việt Nam. Giai đoạn 1, Chính phủ Hàn Quốc giúp Việt Nam tăng cường năng lực bảo vệ môi trường đối với một số ngành công nghiệp chủ chốt ở Việt Nam trong giai đoạn 2003-2005 với 600 nghìn USD, giai đoạn 2 dự án tăng cường năng lực xử lý nước thải công nghiệp 2007-2008 với 900 nghìn USD. Dự án

58

giai đoạn hai này thực hiện khảo sát nghiên cứu chung về xử lý nước thải tại bãi chôn lấp rác, chuyển giao kinh nghiệm và công nghệ về xử lý nước thải trên phạm vi rộng như nước thải từ lò giết mổ gia súc, từ nhà máy chế biến thuỷ sản và hàng nông sản, v.v…Ngoài ra, dự án còn thực hiện chuyển giao công nghệ về việc theo dõi và kiểm soát về tình hình ô nhiễm môi trường, thông qua đó hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý nguồn nước cho cơ quan liên quan nghiên cứu về lĩnh vực môi trường của Việt Nam. Chính phủ Hàn Quốc đang tăng cường hỗ trợ việc quản lý môi trường cho Việt Nam thông qua việc nâng cao công nghệ xử lý các chất gây ô nhiễm môi trường từ các loại nước thải, cung cấp các trang thiết bị liên quan, công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, quản lý và kiểm soát nguồn nước, đào tạo, tư vấn công nghệ, nghiên cứu chung v.v… nhằm phù hợp với chính sách môi trường của Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tháng 11 năm 2007, đại diện KOICA tại Việt Nam và Viện Nghiên cứu khí tượng- thủy văn-môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam ký Biên bản thỏa thuận, theo đó Chính phủ Hàn Quốc qua KOICA đầu tư 1,5 triệu USD cho dự án xây dựng Trung tâm đào tạo môi trường trong giai đoạn 2007 -

Một phần của tài liệu Hợp tác phát triển Hàn - Việt qua ODA giai đoạn 2001-2010 (Trang 52 - 68)