ODA là nguồn vốn của Chính phủ nước ngoài hình thành từ nguồn thu thuế của người dân các quốc gia tài trợ và do vậy ODA là nguồn tài chính công của nước viện trợ. Từ tính đặc thù này, Chính phủ các nước tài trợ sử dụng ODA để theo đuổi các mục tiêu chính trị và kinh tế đối với các nước tiếp nhận viện trợ thông qua việc xác lập chính sách, các quy trình và thủ tục cung cấp viện trợ. Mặc dù DAC/OECD đã cố gắng hài hòa chính sách và quy trình, thủ tục viện trợ, song kết quả đến nay còn khá khiêm tốn. Ở Việt Nam hiện nay các nhà tài trợ cung cấp ODA khá đa dạng với những chính sách và quy trình thủ tục. Để được cung cấp ODA, nước tiếp nhận bao gồm Việt Nam thường qua các giai đoạn như sau :
1. Tổ chức và tham dự Hội nghị nhóm các nhà tài trợ chính. Tại đây đại biểu của nước xin viện trợ sẽ nêu những yêu cầu về viện trợ của nước mình, đồng thời cam kết một số vấn đề theo yêu cầu của bên tài trợ. Thời gian và địa
38
điểm tổ chức Hội nghị CG do bên tiếp nhận phối hợp với WB đề nghị. 2. Đàm phán và ký kết các hiệp định cấp Chính phủ về viện trợ.
3. Thỏa thuận và ký hiệp định khung về chi tiết (nguồn cung cấp, hình thức viện trợ, vốn đối ứng trong nước... )
4. Lập dự án : bên nhận viện trợ lập dự án ; nhưng thường các nhà tài trợ muốn quản lý nguồn vốn cho nên sẽ tự lập dự án hoặc tư vấn cho bên nhận viện trợ lập dự án.
5. Thẩm định dự án : quá trình thẩm định dự án có khi do phía nhận viện trợ thực hiện, nhưng cũng có khi cả hai bên cung cấp và tiếp nhận cùng phối hợp thẩm định.
6. Xét thầu xây lắp và mua sắm thiết bị. 7. Báo cáo tiến độ thực hiện dự án và rút vốn.
8. Thanh toán và nghiệm thu công trình [24, tr.420-421].
Để có được cam kết hỗ trợ cho cán cân thanh toán, hỗ trợ theo chương trình, hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ theo dự án, hai bên đối tác phải có quá trình tìm hiểu, xem xét, phân tích và đánh giá các yêu cầu và khả năng; trong đó có khả năng có hay không phần vốn đối ứng của nước nhận, khả năng hoàn trả (hoặc không hoàn trả) của bên được hỗ trợ. Quá trình này cũng phải được thực hiện theo những bước đàm phán, ký kết theo quy định của Chính phủ, theo luật trong nước và các cam kết theo thông lệ quốc tế. Ở Việt Nam quy trình làm thủ tục xin viện trợ được cụ thể như sau : về cơ cấu, các khoản vốn ODA có thể được tài trợ dưới hai hình thức :“Vay bằng tiền, hàng hóa” và “Vay theo chương trình để thực hiện các dự án cụ thể”.
Đối với các khoản vay bằng tiền theo chương trình điều chỉnh cơ cấu, điều chỉnh cơ cấu mở rộng, chương trình nông nghiệp, chương trình tài chính, thì các khoản vay này sẽ được rút vốn theo nhiều đợt. Mỗi đợt rút vốn chỉ được thực hiện sau khi bên Việt Nam xuất trình được các bằng chứng chứng minh rằng các biện pháp cải cách vĩ mô đã cam kết với các tổ chức cho vay đã được thực hiện.
39
Đối với các khoản vay theo dự án, bên cung cấp yêu cầu thủ tục tiến hành các dự án vay vốn phải được tiến hành qua ba giai đoạn. Sự chậm trễ trong giai đoạn trước sẽ dẫn đến việc chậm trễ trong giai đoạn tiếp theo :
Giai đoạn 1 (giai đoạn chuẩn bị đầu tư) : căn cứ theo yêu cầu viện trợ của ngành hoặc địa phương, đơn vị có nhu cầu về vốn phải xây dựng luận chứng khả thi, thông qua Bộ kế hoạch và Đầu tư để nhận được phê duyệt đầu tư của Chính phủ và chấp thuận của nhà tài trợ; xây dựng kế hoạch vốn đối ứng, kế hoạch giải phóng mặt bằng, thành lập Ban Quản lý dự án... Giai đoạn này thuộc sự chỉ đạo của cơ quan kế hoạch phối hợp với Bộ chủ quản và các chủ dự án.
Giai đoạn 2 (giai đoạn trước khi rút vốn) : giai đoạn này thường kéo dài từ 15 đến 18 tháng, tính từ ngày ký hiệp định vay để thực hiện các công việc thuê tư vấn, thiết kế sơ bộ, thiết kế chi tiết, mời thầu, mở thầu, chọn thầu, thương thảo và ký hợp đồng. Trách nhiệm chính trong giai đoạn này thuộc về các chủ dự án, các Bộ, cơ quan chủ quản và cơ quan chức năng theo các quy định tại Nghị định 42/CP và 43/CP của Chính phủ.
Giai đoạn 3 (giai đoạn rút vốn) : trách nhiệm chính trong giai đoạn này thuộc về chủ dự án, Bộ Tài chính, Ngân hàng phục vụ và các nhà tài trợ. Tuy nhiên, tiến độ rút vốn hoàn toàn phụ thuộc vào tiến độ thi công thực tế của dự án.
Hầu như trong tất cả các trường hợp, Bộ tài chính không thể làm thủ tục yêu cầu nhà tài trợ thực hiện cấp vốn trước để tạm ứng khi các dự án chưa có khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành. Việc rút vốn có thể thực hiện theo hai hình thức :
-Rút vốn trực tiếp từ các nhà tài trợ và trả thẳng cho nhà thầu (phương thức cam kết)
-Rút vốn chuyển tiền thông qua Bộ Tài chính để thanh toán cho nhà thầu (phương thức hoàn trả) [24, tr.322]
40
Thực hiện Nghị quyết của Tuyên bố Pa-ri về hiệu quả viện trợ, tính đến tình hình cụ thể của mình, Việt Nam đã hợp tác với các nhà tài trợ “quốc gia hóa”, Tuyên bố Pa-ri thành Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ (HCS : Hanoi Core Statement). Việc xây dựng và thông qua Cam kết Hà Nội là nhằm thực hiện các cam kết của Việt Nam về nâng cao hiệu quả viện trợ trong hoàn cảnh Việt Nam, góp phần hỗ trợ thực hiện Kế hoạch 5 năm 2006-2010, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo và đạt được những Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ thế giới (MDGs) và Việt Nam (VMDGs). Được xây dựng dựa trên Tuyên bố Pa-ri, Cam kết Hà Nội có 5 nội dung chính :
a) Phát huy tinh thần làm chủ b) Sự tuân thủ hệ thống quốc gia
c) Hài hòa và tinh giản quy trình thủ tục d) Quản lý dựa vào kết quả
e) Chia sẻ trách nhiệm chung
Báo cáo giữa kỳ tình hình thực hiện tuyên bố Pa-ri và cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ năm 2008 chỉ ra dù Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong tiến trình thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ và cải thiện đáng kể hiệu quả trong quản lý viện trợ nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần phải vượt qua để đạt được các mục tiêu đề ra [23, tr.27-28].