Tình hình tiếp nhận ODA trước năm 1993

Một phần của tài liệu Hợp tác phát triển Hàn - Việt qua ODA giai đoạn 2001-2010 (Trang 32 - 33)

Trước năm 1975, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc. Miền Bắc nhận viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, chủ yếu là Liên Xô cũ và Trung Quốc. Miền Nam khi đó nhận viện trợ của các nước tư bản, chủ yếu là viện trợ quân sự của Mỹ [18, tr.174]. Trong những năm chiến tranh, người dân Việt Nam vượt qua những khó khăn, thiếu thốn một phần cũng là nhờ vào những khoản viện trợ này. Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam gặp phải những khó khăn do hậu quả chiến tranh, thiếu vốn và kỹ thuật lạc hậu. Vì thế Việt Nam tranh thủ mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước có chế độ chính trị khác nhau, bình thường hóa quan hệ với phương Tây [57, tr.14]. Việt Nam vẫn tiếp tục tiếp nhận ODA, không những từ các nước xã hội chủ nghĩa mà cả từ các nước tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, do sự kiện Việt Nam đưa quân vào Campuchia năm 1978, phần lớn các nước tư bản phương Tây và Trung Quốc đã cắt nguồn viện trợ ODA cho Việt Nam. Nhưng Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa vẫn cung cấp vốn và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam với những ưu đãi nhiều hơn nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh và tái thiết kinh tế. Lúc đó Việt Nam là thành viên của Hội đồng tương trợ kinh tế [57, tr.14]. Các nước phương Tây do thực hiện chính sách cấm vận của Hoa Kỳ nên hầu như không có viện trợ, trừ một số nước như Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch vv..cung cấp viện trợ không hoàn lại mang tính nhân đạo. Từ 1975 – 1989 Việt Nam thống nhất trong bối cảnh vẫn còn chiến tranh lạnh, nên nền kinh tế Việt Nam thời đó chủ yếu dựa viện trợ của Liên Xô.5 Năm 1989 Việt Nam rút quân khỏi Campuchia. Việc từng bước bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và các nước trên thế giới đã giúp Việt Nam dần thoát khỏi sự bao vây cô lập, để hội nhập với thế giới và phát triển. Các nước phương Tây cung cấp viện trợ không hoàn lại trên 1,5 tỷ USD và UN, các

5Liên Xô duy trì quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam từ nửa sau những năm 1950 và sau khi Việt Nam thống nhất cung cấp viện trợ với quy mô lớn. Đến năm 1987 Liên Xô cung cấp viện trợ có trị giá 12,2 tỷ USD cho Việt Nam.권율(1994),주요국의대베트남경제협력과핚국의 ODA 지원방향, 대외경제정책연구원 지역정보센터, 핚국 tr.14

32

NGO quốc tế viện trợ khoảng 1,4 tỷ USD chủ yếu là viện trợ không hoàn lại trong giai đoạn 1975 – 1992 [28, tr.199]. Đối với các tổ chức tài chính quốc tế, Việt Nam chính thức tiếp quản vị trí của chính quyền ngụy quyền Sài Gòn tại các tổ chức năm 1976. Việt Nam cũng đã vay vốn gần 400 triệu USD từ các tổ chức này trong các năm 1977-1979.

Đến năm 1991 khi Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã thì không còn viện trợ của các nước này nữa [28, tr.197]. Việc mất đi nguồn tài trợ quan trọng là khối các nước xã hội chủ nghĩa là một thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam và đòi hỏi Việt Nam phải có những điều chỉnh trong chiến lược phát triển của mình [20, tr.11]. Giai đoạn 1991-1993, viện trợ của Liên Xô bị cắt bỏ gần như hoàn toàn, Hoa Kỳ lại chưa bỏ lệnh cấm vận, do đó viện trợ ODA cho Việt Nam thời kỳ này suy giảm rõ rệt và đạt mức 300-400 triệu USD/năm [18, tr.175]. Tổng dư nợ nước ngoài trên GDP của Việt Nam giai đoạn này lên tới 173% và Việt Nam bị xếp vào nhóm các nước nghèo có vay nợ cao (HIPC: Heavily Indebted Poor Country) [28, tr.199]. Tháng 11 năm 1993 sau khi dàn xếp các khoản nợ vay với Câu Lạc Bộ Paris, Việt Nam nối lại các quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế và các quốc gia trên thế giới [20, tr.200].

Một phần của tài liệu Hợp tác phát triển Hàn - Việt qua ODA giai đoạn 2001-2010 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)