Tác dụng của ODA trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt

Một phần của tài liệu Hợp tác phát triển Hàn - Việt qua ODA giai đoạn 2001-2010 (Trang 41)

Các nước đang phát triển cần huy động vốn đầu tư lớn trong giai đoạn đầu phát triển. Là nguồn vốn bổ trợ ngân sách Nhà nước, vốn ODA đã giúp Việt Nam rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước khác trên thế giới và trong khu vực, hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển nhiều mặt về kinh tế -xã hội. Ngay từ những ngày đầu tiếp nhận lại nguồn vốn ODA, Chính phủ Việt Nam đã luôn coi ODA là một phương tiện thúc đẩy hội nhập kinh tế và hỗ trợ giảm nghèo. Việt Nam tiếp nhận vốn ODA trong nhiều thời gian, sử dụng có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế -xã hội, xóa đói giảm nghèo ở nhiều địa phương khó khăn như vùng sâu vùng xa; phát triển

41

nông nghiệp và nông thôn; góp phần quan trọng hỗ trợ chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam; bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, đặc biệt là đầu tư từ ngân sách Nhà nước nhằm cải thiện các cơ sở hạ tầng kinh tế như đường xá, bến cảng, năng lượng và thông tin liên lạc; góp phần tiếp nhận khoa học, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và phát triển và cải cách thể chế; hỗ trợ tích cực cho Việt Nam thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ với những thành tích nổi bật [28, tr.203].

Từ chỗ chủ yếu là quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa tới chỗ quan hệ với tất cả các quốc gia trên thế giới dựa trên chính sách của Đảng và Nhà nước, việc tiếp nhận và sử dụng ODA của Việt Nam cũng có những thay đổi lớn. Việc sử dụng ODA trong thời gian qua đã có hiệu quả, có tác động tích cực đến phát triển năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngành và địa phương. Các công trình giao thông như Quốc lộ 5, Quốc lộ 10, Quốc lộ 18, Đường xuyên Á Tp. Hồ Chí Minh – Mộc Bài, cầu Bính, Cầu Bãi Cháy, Cầu Mỹ Thuận, Cảng hàng không Tân Sơn Nhất được tài trợ từ nguồn vốn ODA đã minh chứng rõ rệt về tác động lan tỏa của nguồn vốn ODA đối với phát triển.

Ngoài ra, nguồn vốn ODA còn hỗ trợ các địa phương, đặc biệt các tỉnh còn nghèo, những các công trình phục vụ trực tiếp đời sống của nhân dân như giao thông nông thôn, cấp điện và nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã và các bệnh viện tỉnh và huyện, các công trình thủy lợi, các chợ nông thôn...

ODA có vai trò quan trọng hỗ trợ Việt Nam xây dựng và hoàn thiện khung thể chế, pháp lý (xây dựng và hoàn thiện các Luật, các văn bản dưới Luật) thông qua việc cung cấp chuyên gia quốc tế, những kinh nghiệm và tập quán tốt của quốc tế và khu vực trong lĩnh vực pháp luật đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

42

Theo đánh giá chính thức tại Khung Định hướng chiến lược về thu hút và sử dụng ODA cho giai đoạn 2006-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nguồn vốn ODA chiếm khoảng 11% tổng vốn đầu tư và 17% tổng mức ngân sách của Chính phủ trong giai đoạn 2001-2005. Nguồn vốn ODA “đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia”9.

ODA hỗ trợ Việt Nam cải cách kinh tế theo hướng thị trường, khai thác thêm vốn; thiết lập môi trường tài chính thuận lợi, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế, phần nào đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán. Các nhà tài trợ cũng đưa ra những chương trình giúp Việt Nam chuyển dịch và điều chỉnh cơ cấu kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển chung của thế giới.

Nguồn vốn ODA giúp trang bị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ những phương pháp kinh doanh và phương tiện mới, thông qua những lớp đào tạo chuyên ngành miễn phí do các nhà tài trợ tổ chức, hỗ trợ cho các chủ doanh nghiệp đi tham dự hội chợ, tham quan ở nước ngoài… nhằm giúp các doanh nghiệp áp dụng kiến thức kinh doanh hiện đại vào thực tiễn kinh doanh ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay.

ODA giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thêm vốn, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dần dần mở rộng quy mô doanh nghiệp. Ví dụ : 56 hộ nông dân Việt Nam tại tỉnh Bình Dương là những hộ sản xuất nhỏ, cá thể; đã được Quỹ Hỗ trợ phát triển dự án Mekong (MPDF) thuộc Công ty Tài chính quốc tế (IFC thuộc WB) cho vay 500.000 USD để đầu tư vào sản xuất – sau khi hợp nhất các trang trại gia đình, tạo thành Liên minh trang trại với tổng diện tích 309,5 ha đất canh tác – với cơ cấu sử dụng : 38997 USD để xây dựng Đội cơ giới nông nghiệp; 287,376 USD cho chăm sóc cây trồng; 149.038 USD cho việc xen canh cây ăn trái và khoai mỡ ngắn ngày; 25.544 USD để tạo giống sầu riêng Mon Thong.

43

Nhiều công trình giao thông chủ chốt của nền kinh tế đã được thực hiện bằng nguồn vốn ODA và đưa vào sử dụng có hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế Việt Nam tạo nên thế và lực mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong yêu cầu hội nhập nền kinh tế thế giới. ODA hỗ trợ cải tổ bộ máy và cơ chế quản lý Nhà nước theo hướng phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu và hoạt động năng động có hiệu quả, củng cố năng lực quản lý một cách có hiệu lực các nguồn tài chính nhà nước ở các cấp chính quyền trung ương và địa phương, đặc biệt chú trọng tới ngân sách dành cho xóa đói giảm nghèo. Từ năm 1995 đến năm 2006 WB và các nhà đồng tài trợ đã dành cho 5 chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam số tiền lên đến 650 triệu USD.

ODA chiếm tỷ trọng trên dưới 10% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, khoảng 3-4% trong GDP của Việt Nam song ODA là nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Chính phủ và là chất xúc tác cho các nguồn vốn đầu tư khác như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của khu vực tư nhân.... Trong quá trình thực hiện và hoàn thành các chương trình, dự án ODA, có tác dụng “kéo” các nguồn vốn khác đầu tư theo hoặc đầu tư tiếp sang lĩnh vực khác trên cơ sở lan tỏa của nguồn ODA.

44

Chương 2. Các hoạt động ODA của Hàn Quốc tại Việt Nam 2.1 Phát triển quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam

2.1.1. Bối cảnh xây dựng quan hệ Hàn Quốc và Việt Nam

Năm 1956, Hàn Quốc xây dựng quan hệ ngoại giao với chính quyền Sài Gòn và hai nước đã từng giao lưu kinh tế thông qua việc ký kết hiệp định thương mại vào năm 1962. Năm 1975 ngay trước khi Việt Nam được thống nhất, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Sài Gòn rút về, quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam bị cắt đứt hơn 17 năm.

Sự chấm dứt chiến tranh lạnh cùng với sự sụp đổ ở các nước xã hội chủ nghĩa, cũng như những diễn biến mới trong quan hệ quốc tế cuối những năm 1980, sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã dẫn đến việc các nước phải tìm ra một hướng mới cho công cuộc phát triển nền kinh tế [20, tr.10]. Các nước lớn chuyển hướng chiến lược, chú trọng phát triển nội lực, tăng cường cạnh tranh và chạy đua kinh tế. Sự kết thúc của cục diện thế giới hai cực đã thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng đa phương, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Kinh tế trở thành nhân tố quyết định sức mạnh tổng hợp từng quốc gia và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế [4, tr.320-321].

Trong hai thập niên 70 và 80 của thế kỷ XX, Hàn Quốc đã đạt tăng trưởng kinh tế ngoạn mục. Bước sang thập niên 80, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp mới (NICs: Newly Industrialized Countries), một trong những “Con rồng kinh tế Châu Á”. Hàn Quốc đã tổ chức thành công Á vận hội năm 1986 và Thế vận hội năm 1988 tại Seoul. Hàn Quốc tận dụng được những mặt tích cực của xu thế mới trên thế giới và khu vực để giới thiệu sự phát triển kinh tế thành công của mình, được cả thế giới gọi là “Kỳ tích sông Hàn”, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Nhiều nước đang phát triển mong muốn Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm thành công. Chính thời điểm này yêu cầu xin viện trợ và chia sẻ kinh nghiệm phát triển của các nước đang phát triển tăng rất nhanh.

45

Vào thời điểm này Hàn Quốc không nhận được nhiều ưu đãi cho các nước đang phát triển như trước đây nữa, nền kinh tế Hàn Quốc vốn dựa nhiều vào thương mại cần đa phương hóa thị trường xuất khẩu với các nước có chế độ chính trị khác nhau. Chính sách ngoại giao phương Bắc (The Northern Diplomacy Policy) (2- 1988) của Hàn Quốc đã thúc đẩy, thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, Hàn Quốc phát triển mạnh quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương bao gồm các nước ASEAN.

Song song với tình hình của Hàn Quốc, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Việt Nam khởi xướng công cuộc “Đổi Mới”, mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc “cùng tồn tại hòa bình, bình đẳng cùng có lợi”. Tuy nhiên, vào thời điểm đó việc cải thiện quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam vẫn còn nhiều trở ngại. Phải đến cuối năm 1990, về căn bản, Mỹ mới thay đổi chính sách đối với các nước Đông Dương. Theo đó, từ nửa cuối năm 1990 Chính phủ Hàn Quốc mới bắt đầu chính thức cho phép các doanh nghiệp Hàn Quốc được đặt chi nhánh tại Việt Nam. Thực ra, từ năm 1983, Hàn Quốc và Việt Nam bắt đầu giao dịch thương mại gián tiếp với quy mô nhỏ. Đến năm 1988 hai nước bắt đầu mở thương mại trực tiếp. Năm 1990, quy mô xuất khẩu Hàn Quốc sang Việt Nam đạt được hơn 100 triệu USD và nhu cầu đầu tư tại Việt Nam ngày càng tăng, giao lưu kinh tế bộ phận tư nhân theo hướng phát triển [57, tr.115].

Sau các cuộc gặp gỡ không chính thức được tiến hành thông qua sứ quán của hai nước tại Thái Lan, Nhật Bản, tháng 12-1991, đoàn đại biểu Chính phủ Hàn Quốc đã tới Hà Nội để bàn về vấn đề thiết lập quan hệ bình thường giữa hai nước. Ngày 22- 12-1992, với chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lee Sang Ock, hai nước Hàn Quốc và Việt Nam tuyên bố chung thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ và bình thường hóa quan hệ giữa hai bên [20, tr.18-19]. Hàn Quốc và Việt Nam thống nhất hàn gắn vết thương quá khứ để mở ra một giai đoạn mới tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước.

46

2.1.2. Quan hệ Hàn Quốc –Việt Nam sau năm 1992

Sau khi Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi Mới, các phương tiện thông tin Hàn Quốc tập trung giới thiệu về tiềm năng thị trường Việt Nam, đồng thời cũng phản ánh các vấn đề xã hội do chiến tranh Việt Nam để lại, nhất là vấn đề con lai Hàn Quốc [13, tr.145]. Tuy nhiên, Chính phủ hai nước Hàn Quốc và Việt Nam đều mong muốn tập trung sức lực phát triển kinh tế, khắc phục hậu quả của các cuộc chiến tranh trong quá khứ.

Ngay sau khi quan hệ ngoại giao được thiết lập, đầu năm 1993, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thăm Hàn Quốc, đánh dấu chuyến thăm cấp cao đầu tiên của một lãnh đạo Việt Nam tới Hàn Quốc. Một năm sau, Thủ tướng Hàn Quốc Lee Young Duk có chuyến thăm đáp lại. Năm 1995, lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười thăm Hàn Quốc. Tổng thống Hàn Quốc Kim Young Sam thăm Việt Nam năm 1996. Các cuộc gặp lãnh đạo các cấp thường xuyên được tổ chức tại hai nước và bên lề các hội nghị quốc tế ở nước ngoài. Trao đổi đoàn cấp cao, đoàn của các bộ ngành và giao lưu nhân dân ngày càng được tăng cường, thúc đẩy.

Hai bên đã thiết lập cơ chế hợp tác ở các cấp: năm 1993 thành lập Ủy Ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, khoa học-công nghệ. Năm 1995, hai nước thiết lập cơ chế trao đổi các chuyến thăm thường niên của hai Bộ trưởng Ngoại giao, họp trao đổi về chính sách thường niên cấp Vụ, Cục giữa hai Bộ Ngoại giao. Các bộ ngành khác như Bộ Môi trường, Tổng cục thuế cũng tổ chức cuộc gặp thường niên, hai bên trao đổi tích cực công việc hợp tác.

Đầu tháng 9 năm 1999, Tạp chí thời sự hàng tuần Hankyoreh 21 Hàn Quốc lần đầu tiên đề cập đến vấn đề thảm sát dân Việt Nam do quân đội Hàn Quốc gây ra trong chiến tranh Việt Nam [13, tr.146]. Tiếp theo, Báo Tuổi Trẻ ở TP.HCM bắt đầu giới thiệu vụ thảm sát đó và năm sau báo chí nước ngoài cũng đưa tin về sự kiện này [81, tr.44-45]. Hàng loạt bài báo viết về vấn đề thảm sát đã gây nên một cơn sốc

47

làm xôn xao công luận Hàn Quốc, phát động chiến dịch quyên góp tiền “Xin hãy tha thứ cho lịch sử đáng hổ thẹn của chúng tôi”, kéo dài khoảng 1 năm. Tuy nhiên, phản ứng của phía Chính phủ Việt Nam về sự kiện này là duy trì lập trường khép kín lại chuyện bất hạnh trong thời kỳ chiến tranh giữa hai nước. Còn đối với Chính phủ Hàn Quốc, sự kiện này dẫn đến sự điều chỉnh lớn của chính sách ngoại giao đối với Việt Nam sau này.

Nhân chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương, năm 2001, hai nước thiết lập “quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ 21”, tạo cơ sở cho việc mở rộng quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế - thương mại, xã hội, văn hóa, du lịch…một cách toàn diện và sâu sắc. Trong bối cảnh khắc phục hậu quả khủng khoảng kinh tế, tiền tệ ở khu vực Đông Á năm 1997, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung (1998-2002) đã có bước điều chỉnh chiến lược đối ngoại mới, chuyển sang chú trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á nhằm mở rộng thị trường, nâng cao vị thế đối ngoại của Hàn Quốc. Trong bối cảnh đó, Hàn Quốc ngày càng coi trọng quan hệ với Việt Nam. Năm 2002, Cựu Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm từng đánh giá : “Chưa có một nước nào trong một thời gian ngắn lại phát triển quan hệ nhanh với Việt Nam như Hàn Quốc”. Nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Lee Myung Bak năm 2009, hai nước nâng cấp quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc lên thành quan hệ "Ð ối tác hợp tác chiến lược" vì hòa bình, ổn định và phát triển. Trong giai đoạn này, quan hệ trên nhiều mặt, đặc biệt về kinh tế, thương mại phát triển mạnh. Hàn Quốc ngày càng trở thành đối tác quan trọng của Việt Nam. Hai bên đã ký nhiều Hiệp định, thỏa thuận hợp tác quan trọng giữa các Bộ, ngành, tạo cơ sở pháp lý và tiền đề cho việc phát triển quan hệ song phương cũng như quan hệ đa phương. Các mặt hợp tác khác như lao động, du lịch… cũng tăng lên nhanh chóng. Xem xét hai lĩnh vực kinh tế thương mại và đầu tư của Hàn Quốc, tổng kim ngạch mậu dịch song phương tăng gấp hơn năm lần từ 436 triệu USD năm 1992 lên hơn 2 tỷ USD năm 2000, xấp xỉ tới 13tỷ

48

USD năm 2010, đầu tư của Hàn Quốc tăng mạnh và Hàn Quốc đang là một trong những nước có số dự án đầu tư nước ngoài nhiều nhất vào Việt Nam với tổng vốn

Một phần của tài liệu Hợp tác phát triển Hàn - Việt qua ODA giai đoạn 2001-2010 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)