Khái quát về tiếp nhận viện trợ phát triển của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Hợp tác phát triển Hàn - Việt qua ODA giai đoạn 2001-2010 (Trang 27 - 30)

Hàn Quốc giành được độc lập sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, chưa kịp chỉnh đốn lại đất nước, chiến tranh Hàn Quốc tàn phá hết những gì còn sót lại. Từ một nước nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, song nền kinh tế Hàn Quốc kể từ đầu những năm 1960 đến nay, đã có những bước

27

phát triển ngoạn mục. Hàn Quốc khắc phục được hậu quả chiến tranh và đạt được sự phát triển nổi bật cùng với cả tăng trưởng kinh tế và dân chủ hóa. Sự thành công của Hàn Quốc gọi là “Kỳ tích sông Hàn” thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách trong khu vực và thế giới. Trong quá trình xây dựng đất nước, Hàn Quốc đã tiếp nhận viện trợ của các nước trên thế giới, nguồn vốn này đã đóng góp lớn vào việc xây dựng cơ sở phát triển kinh tế - xã hội.

Quá trình tiếp nhận ODA của Hàn Quốc thường chia thành 5 thời kỳ như sau: - Viện trợ của thời kỳ đầu tiên từ năm 1945-1948 được thực hiện 3 năm trong thời kỳ quá độ do Chính phủ quân sự Mỹ tại Hàn Quốc (USAMGIK: United States Army Military Government in Korea) được UN giao quyền thống trị tại vùng Nam Hàn. Viện trợ thời kỳ này mang tính chất khác với hoạt động viện trợ phát triển chính thức bởi sự thỏa thuận giữa Hàn Quốc với các quốc gia khác từ sau khi Chính phủ Hàn Quốc thành lập năm 1948.

- Thời kỳ thứ hai là từ sau khi Chính phủ Hàn Quốc thành lập đến năm 1960. Đặc điểm của thời kỳ này là viện trợ cứu hộ khẩn cấp trong thời kỳ chiến tranh Hàn Quốc và viện trợ liên tiếp của UN nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh đến năm 1960. Ngoài ra, có nguồn viện trợ khác nhằm tái thiết kinh tế Hàn Quốc do Mỹ làm chủ đạo dưới cơ chế hỗ trợ bảo vệ tương hỗ mang tính chiến lược của Mỹ.

- Thời kỳ thứ ba từ năm 1961-1975 có hoạt động viện trợ được thực hiện với chương trình có kế hoạch nhằm ổn định kinh tế cùng với đầu tư và phát triển trung dài hạn. Ngoài Mỹ và UN, Hàn Quốc chủ động tìm kiếm các nguồn cung cấp viện trợ song phương và đa phương khác.

- Vào thời kỳ thứ tư từ năm 1976-1990 có sự hợp tác phát triển quốc tế tích cực, trong thời kì này việc đầu tư các dự án viện trợ không hoàn lại gần như chấm dứt hết và các dự án phát triển lớn qua nguồn vốn vay phát triển chính thức được thực hiện mạnh mẽ.

28

- Thời kỳ thứ năm từ năm 1991-1999 Hàn Quốc từ nước tiếp nhận viện trợ chuyển sang vị trí cung cấp viện trợ cho các nước đang phát triển. Cho dù EDCF được thành lập năm 1987 nhưng cùng với sự thành lập của KOICA là cơ quan chuyên trách viện trợ phát triển chính thức năm 1991, Hàn Quốc thực sự tham gia nhiều hoạt động hợp tác phát triển quốc tế.

Bảng 1.4 : Phân kỳ hợp tác phát triển Hàn Quốc

Phân loại Nội dung chính

Thời kỳ dưới hệ thống thống trị quân sự Mỹ (1945-1948)

Chỉ tiếp nhận viện trợ Mỹ đối với khu vực đã chiếm lĩnh.

Thời kỳ phục hồi chiến tranh và Tái thiết kinh tế (1949-1960)

Tiếp nhận viện trợ của UN để tái thiết sau chiến tranh và viện trợ không hoàn lại của Mỹ trọng tâm là bảo vệ thương hộ và ổn định kinh tế bởi Luật bảo vệ an toàn tương hỗ (MSA: Mutual Security Act) của Mỹ.

Thời kỳ đầu hợp tác phát triển

(1961-1975)

Tiếp nhận viện trợ nhằm phát triển kinh tế

Tiếp nhận nguồn viện trợ đa dạng như viện trợ song phương từ Mỹ, Đức, Nhật ...và đa phương như ADB, IDA...

Năm 1975 mức thu nhập bình quân Hàn Quốc vượt tiêu chuẩn viện trợ của IDA (520USD).

Thời kỳ cuối hợp tác phát triển

(1976-1990)

Năm 1976 ngừng viện trợ không hoàn lại từ AID

Giảm tỷ trọng viện trợ phát triển không hoàn lại và tiếp nhận vốn vay phát triển.

Tiếp nhận vốn vay phát triển lớn, vốn vay chuyển đổi cơ cấu từ các tổ chức phát triển quốc tế.

Thời kỳ chuyển đổi (1991-1999)

Năm 1991 UNDP công nhận Hàn Quốc là nước cung cấp viện trợ kỹ thuật

Năm 1991 đề xướng tham gia viện trợ phát triển qua KOICA

29

Một phần của tài liệu Hợp tác phát triển Hàn - Việt qua ODA giai đoạn 2001-2010 (Trang 27 - 30)