Hợp tác Công-Tư

Một phần của tài liệu Hợp tác phát triển Hàn - Việt qua ODA giai đoạn 2001-2010 (Trang 95 - 97)

Cộng đồng quốc tế đang quan tâm về “xóa đói giảm nghèo” do sự tham gia của bộ phận dân sự bao gồm doanh nghiệp, NGO, các trường đại học vv.. nhằm không chỉ tạo công ăn việc làm mà còn thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế bền vững qua đầu tư của doanh nghiệp tư nhân, chuyển giao kỹ thuật kết hợp với ODA. Tại Việt Nam, các cơ quan phát triển quốc tế nhận thức được hạn chế của phương thức viện trợ phát triển cho các nước phát triển qua ODA, chuyển quan điểm từ viện trợ (Aid) sang phát triển (Development) và cần thiết sử dụng kiến thức chuyên môn của bộ phận tư nhân để đảm bảo nguồn vốn viện trợ phát triển mới và nâng cao hiệu quả viện trợ phát triển cho các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tư nhân tăng cường hoạt động về hợp tác phát triển, mở rộng nhận thức về trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng (CSR: Corporate Social Responsibility) để giải quyết các vấn đề xã hội như nghèo đói, môi trường vv….

Hợp tác Công -Tư (PPP: Public-Private Partnership) là một cơ chế hợp tác giữa Chính phủ và bộ phận tư nhân nhằm hỗ trợ phát triển các nước đang phát triển, thường được hiểu là hợp tác nhằm vốn, kỹ thuật, kiến thức chuyên môn của tư nhân được sử dụng cho các dự án tại các nước đang phát triển như các dự án hợp tác công tư, quỹ cộng đồng... Gần đây, Việt Nam chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng theo định hướng phát triển bằng hình thức hợp tác Công - Tư và Quyết định 71/2010/QĐ –TTg ngày 09 tháng 11 năm 2010 về việc ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác Công – Tư. Quy chế này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 01 năm 2011, quy định điều kiện, thủ tục và nguyên tắc áp dụng thí điểm đối với một số Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công theo hình thức đối tác Công - Tư trong lĩnh vực thí điểm đầu tư như sau :

1. Đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ ; 2. Đường sắt, cầu đường sắt, hầm đường sắt ;

95

4. Cảng hàng không, cảng biển, cảng sông ; 5. Hệ thống cung cấp nước sạch ;

6. Nhà máy điện ; 7. Y tế (bệnh viện) ;

8. Môi trường (nhà máy xử lý chất thải) ;

9. Các Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Hình 3.1 : Hiệu quả hợp tác Công –Tư

Nguồn : Bộ Ngoại giao Thương mại Hàn Quốc36

Tuy nhiên, các cơ quan hữu quan Hàn Quốc như Cơ quan xúc tiến đầu tư và

thương mại Hàn Quốc (KOTRA), KOICA37

hoài nghi về quyết định này và khuyến cáo các doanh nghiệp Hàn Quốc thận trọng đầu tư với hình thức hợp tác Công-Tư tại Việt Nam trong vài năm tới vì hệ thống văn bản pháp luật về hình thức hợp tác

36

Trong phương án xây dựng Cơ chế hợp tác Công –Tư trong ODA ngày 14 tháng 11 năm 2008, Phòng hợp tác phát triển, Bộ Ngoại giao Thương mại Hàn Quốc

37

96

Công –Tư tại Việt Nam chưa hoàn chỉnh, không rõ ràng và các cơ quan Việt Nam còn chưa nắm được nội dung 38

.

Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Đặng Kim Sơn cho hay, hình thức hợp tác Công - Tư tại Việt Nam hiện nay phù hợp với các dự án quy mô nhỏ, thiết thực với dân sinh hơn các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng có nhu cầu đầu tư vốn lớn39, có nhiều rủi ro. Trường hợp của công ty thực phẩm ORION Hàn Quốc đầu tư trồng giống khoai tây tại Đà Lạt làm nguyên liệu sản xuất chip khoai tây40 và dự án hợp tác trồng giống cây ngân hạnh Hàn Quốc tại Mộc Châu do công ty trồng rừng Shin Hwa Hàn Quốc và Tổng đội Thanh niên Xung phong Vạn Xuân là hình thức hợp tác Công - Tư có thể nghiên cứu và phát triển thêm.

Một phần của tài liệu Hợp tác phát triển Hàn - Việt qua ODA giai đoạn 2001-2010 (Trang 95 - 97)