Sau khi Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi Mới, các phương tiện thông tin Hàn Quốc tập trung giới thiệu về tiềm năng thị trường Việt Nam, đồng thời cũng phản ánh các vấn đề xã hội do chiến tranh Việt Nam để lại, nhất là vấn đề con lai Hàn Quốc [13, tr.145]. Tuy nhiên, Chính phủ hai nước Hàn Quốc và Việt Nam đều mong muốn tập trung sức lực phát triển kinh tế, khắc phục hậu quả của các cuộc chiến tranh trong quá khứ.
Ngay sau khi quan hệ ngoại giao được thiết lập, đầu năm 1993, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thăm Hàn Quốc, đánh dấu chuyến thăm cấp cao đầu tiên của một lãnh đạo Việt Nam tới Hàn Quốc. Một năm sau, Thủ tướng Hàn Quốc Lee Young Duk có chuyến thăm đáp lại. Năm 1995, lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười thăm Hàn Quốc. Tổng thống Hàn Quốc Kim Young Sam thăm Việt Nam năm 1996. Các cuộc gặp lãnh đạo các cấp thường xuyên được tổ chức tại hai nước và bên lề các hội nghị quốc tế ở nước ngoài. Trao đổi đoàn cấp cao, đoàn của các bộ ngành và giao lưu nhân dân ngày càng được tăng cường, thúc đẩy.
Hai bên đã thiết lập cơ chế hợp tác ở các cấp: năm 1993 thành lập Ủy Ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, khoa học-công nghệ. Năm 1995, hai nước thiết lập cơ chế trao đổi các chuyến thăm thường niên của hai Bộ trưởng Ngoại giao, họp trao đổi về chính sách thường niên cấp Vụ, Cục giữa hai Bộ Ngoại giao. Các bộ ngành khác như Bộ Môi trường, Tổng cục thuế cũng tổ chức cuộc gặp thường niên, hai bên trao đổi tích cực công việc hợp tác.
Đầu tháng 9 năm 1999, Tạp chí thời sự hàng tuần Hankyoreh 21 Hàn Quốc lần đầu tiên đề cập đến vấn đề thảm sát dân Việt Nam do quân đội Hàn Quốc gây ra trong chiến tranh Việt Nam [13, tr.146]. Tiếp theo, Báo Tuổi Trẻ ở TP.HCM bắt đầu giới thiệu vụ thảm sát đó và năm sau báo chí nước ngoài cũng đưa tin về sự kiện này [81, tr.44-45]. Hàng loạt bài báo viết về vấn đề thảm sát đã gây nên một cơn sốc
47
làm xôn xao công luận Hàn Quốc, phát động chiến dịch quyên góp tiền “Xin hãy tha thứ cho lịch sử đáng hổ thẹn của chúng tôi”, kéo dài khoảng 1 năm. Tuy nhiên, phản ứng của phía Chính phủ Việt Nam về sự kiện này là duy trì lập trường khép kín lại chuyện bất hạnh trong thời kỳ chiến tranh giữa hai nước. Còn đối với Chính phủ Hàn Quốc, sự kiện này dẫn đến sự điều chỉnh lớn của chính sách ngoại giao đối với Việt Nam sau này.
Nhân chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương, năm 2001, hai nước thiết lập “quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ 21”, tạo cơ sở cho việc mở rộng quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế - thương mại, xã hội, văn hóa, du lịch…một cách toàn diện và sâu sắc. Trong bối cảnh khắc phục hậu quả khủng khoảng kinh tế, tiền tệ ở khu vực Đông Á năm 1997, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung (1998-2002) đã có bước điều chỉnh chiến lược đối ngoại mới, chuyển sang chú trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á nhằm mở rộng thị trường, nâng cao vị thế đối ngoại của Hàn Quốc. Trong bối cảnh đó, Hàn Quốc ngày càng coi trọng quan hệ với Việt Nam. Năm 2002, Cựu Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm từng đánh giá : “Chưa có một nước nào trong một thời gian ngắn lại phát triển quan hệ nhanh với Việt Nam như Hàn Quốc”. Nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Lee Myung Bak năm 2009, hai nước nâng cấp quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc lên thành quan hệ "Ð ối tác hợp tác chiến lược" vì hòa bình, ổn định và phát triển. Trong giai đoạn này, quan hệ trên nhiều mặt, đặc biệt về kinh tế, thương mại phát triển mạnh. Hàn Quốc ngày càng trở thành đối tác quan trọng của Việt Nam. Hai bên đã ký nhiều Hiệp định, thỏa thuận hợp tác quan trọng giữa các Bộ, ngành, tạo cơ sở pháp lý và tiền đề cho việc phát triển quan hệ song phương cũng như quan hệ đa phương. Các mặt hợp tác khác như lao động, du lịch… cũng tăng lên nhanh chóng. Xem xét hai lĩnh vực kinh tế thương mại và đầu tư của Hàn Quốc, tổng kim ngạch mậu dịch song phương tăng gấp hơn năm lần từ 436 triệu USD năm 1992 lên hơn 2 tỷ USD năm 2000, xấp xỉ tới 13tỷ
48
USD năm 2010, đầu tư của Hàn Quốc tăng mạnh và Hàn Quốc đang là một trong những nước có số dự án đầu tư nước ngoài nhiều nhất vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 23,2 tỷ USD năm 2010.
Xét về thực chất, Hàn Quốc và Việt Nam không có xung đột về lợi ích căn bản, quan hệ của hai bên cơ bản là thuận lợi. Tuy nhiên, hai nước vẫn phải đặt mối quan hệ đối tác trong tổng thể quan hệ đối ngoại của mỗi nước, vấn đề cán cân thương mại giữa hai nước10, hợp tác lao động, du lịch còn một số hạn chế. Quan hệ giữa Nam Bắc Triều Tiên nhiều lúc gây ra khó khăn cho Việt Nam. Ngoài ra, việc phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc cũng bắt đầu nổi lên thành một vấn đề xã hội nhạy cảm ở mỗi nước [35, tr.109-116].