Chính phủ Hàn Quốc có chính sách hợp tác phát triển qua ODA chung cho các nước đang phát triển với những mục đích sau :
- Góp phần xây dựng hòa bình và phồn vinh của toàn thế giới; - Hỗ trợ phát triển và ổn định kinh tế ở các nước đang phát triển;
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị và trao đổi với các nước đang phát triển ;
- Viện trợ nhân đạo.
Trên tinh thần đó, quan hệ hợp tác phát triển giữa Hàn Quốc và Việt Nam qua ODA cũng được phát triển. Từ khi Hàn Quốc xây dựng quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1992, Chính phủ Hàn Quốc chỉ định Việt Nam là nước hợp tác trọng điểm và tăng cường viện trợ. Tháng 11 năm 1993, Hàn Quốc tham gia Hội nghị các nước viện trợ tổ chức tại Pa-ri và cam kết viện trợ cho Việt Nam 59 triệu USD bao gồm dự án sửa chữa trung tâm đào tạo nghề với 5 triệu USD [57, tr.118-119] là sự kiện mở ra một trang mới trong việc hợp tác phát triển giữa hai nước. Tác giả vạch ra một số đặc điểm hoạt động ODA của Hàn Quốc tại Việt Nam như sau :
- Thứ nhất, tuy quy mô vốn ODA của Hàn Quốc cho Việt Nam thời gian vừa qua chưa lớn so với các nhà tài trợ khác như Nhật Bản, WB, ADB nhưng có xu hướng tăng và được đánh giá là hiệu quả tương đối cao. Viện trợ không hoàn lại của Hàn Quốc từ năm 1991 đến năm 2000, bình quân mỗi năm chỉ trên 2,7 triệu USD, giai đoạn từ năm 2001-2010 là trên 6 triệu USD, chủ yếu dưới hình thức hợp tác kỹ thuật [9, tr.25].
75
- Đặc điểm thứ hai là hợp tác phát triển của Hàn Quốc đối với Việt Nam trong thập niên vừa rồi chủ yếu từ viện trợ không hoàn lại qua KOICA chuyển sang viện trợ hoàn lại qua EDCF. Cho vay ưu đãi của Hàn Quốc bắt đầu từ năm 1995 với dự án xây dựng hệ thống nước Thiên Tân, tỉnh Đồng Nai và đến cuối năm 2006 chỉ có 10 dự án được tài trợ. Trong giai đoạn 2006-2010, Hàn Quốc đã tăng mức cung cấp viện trợ không hoàn lại 9,5 triệu USD/ năm và cho vay ưu đãi cho Việt Nam lên 100 triệu USD/ năm. Với cam kết viện trợ 268,7 triệu USD bao gồm ODA không hoàn lại 18.7 triệu USD và ODA cho vay ưu đãi là 250 triệu USD trong năm 2009, sau Pháp cam kết 221 triệu Euro và năm 2010 với 682 triệu USD Hàn Quốc đứng thứ hai, sau Nhật Bản trong các nước cam kết tài trợ ODA song phương cho Việt Nam. Hàn Quốc đã cam kết 1 tỷ USD cho giai đoạn 2008-2011.
- Một đặc điểm thứ ba là ODA không hoàn lại của Hàn Quốc đều tập trung đầu tư vào khu vực miền Trung, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội gặp khó khăn và ODA hoàn lại của Hàn Quốc lại tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa công nghệ và kỹ thuật của Hàn Quốc.
-Đặc điểm thứ tư là ODA của Hàn Quốc từ mục đích chính trị ngoại giao chuyển sang kinh tế vào những năm 2000.
Các mục tiêu và ưu tiên của chương trình viện trợ phát triển của Hàn Quốc ở Việt Nam như sau :
(1) phát triển nguồn nhân lực mà trọng tâm là là giáo dục, đào tạo và chăm sóc sức khỏe ;
(2) xây dựng thể chế trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường; (3) phát triển nông nghiệp và nông thôn
(4) phát triển cấp cơ sở bằng việc tăng cường hỗ trợ cho các hoạt động của đội ngũ tình nguyện viên và các NGO [8, tr.24].
Để đạt được các mục tiêu này, Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại phù hợp với khả năng kinh tế của mình và cố gắng nâng cao tính hiệu quả của nguồn vốn vay. Đặc biệt, từ năm 2006, hàng năm hai nước tổ chức buổi họp trao đổi chính sách ODA giữa Hàn-Việt và tại buổi họp lần thứ sáu tổ chức
76
tháng 04 năm 2011 tại Hà Nội, Hàn Quốc đề xuất với Việt Nam “Chiến lược hợp tác ODA Hàn-Việt giai đoạn 2011-2015”. Phương hướng tương lai của viện trợ phát triển của Hàn Quốc đối với Việt Nam vẫn tiếp tục là nước tiếp nhận nhiều ODA của Hàn Quốc. Viện trợ không hoàn lại sẽ được tập trung vào các chương trình phát triển nguồn nhân lực và hợp tác kỹ thuật để chia sẻ kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc với Việt Nam. Vốn vay ưu đãi sẽ được cung cấp chủ yếu cho các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm góp phần vào quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam [8, tr.24]. Cùng với việc đóng vai trò chủ chốt trong Quỹ Ð ối tác khí hậu Ð ông Á , Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc đối phó biến đổi khí hậu. Hàn Quốc mong muốn trở thành đối tác thực tiễn trong quá trình phát triển của Việt Nam, cam kết tăng cường hơn nữa chất lượng và hiệu quả ODA cho Việt Nam trong thời gian tới.
77
Chương 3: Phản ứng của Việt Nam đối với ODA của Hàn Quốc 3.1. Bối cảnh mới của quan hệ hợp tác phát triển Hàn –Việt
3.1.1. Vị trí của Việt Nam trong hợp tác phát triển quốc tế
Việt Nam đang dẫn đầu về những nỗ lực thực hiện “Tuyên bố Pa-ri (Paris Declaration) về hiệu quả viện trợ (aid effectiveness)” năm 2005. Việt Nam rất tích cực trong việc nội địa hóa chương trình nghị sự toàn cầu này qua “Cam kết Hà Nội”. Việt Nam không chỉ là địa điểm tập kết viện trợ của cộng đồng quốc tế mấy năm gần đây mà còn là nước tiêu biểu nắm được xu hướng hoạt động viện trợ thế giới [68, tr.108]. Để tăng thêm hiệu quả viện trợ, các cơ quan phát triển quốc tế đang thành lập nhiều nhóm hoạt động tích cực và trao đổi thường xuyên như Nhóm các nhà tài trợ đồng chính kiến (LMDG: Like Minded Donor Group)20, Liên minh Châu  u, Nhóm Liên Hợp Quốc, Nhóm 6 Ngân hàng Phát triển, Nhóm giám sát viện trợ …. Các cơ quan phát triển quốc tế, đặc biệt các nước phương Tây cùng tham gia một số lĩnh vực chuyên ngành như y tế, giáo dục để bổ trợ nhau điểm yếu và tăng cường điểm mạnh của mình hoặc tài trợ trực tiếp cho các NGO Việt Nam hoặc INGO mà họ cho rằng các tổ chức phi chính phủ đó hoạt động tích cực và hiểu biết sâu sắc hơn thực tế của Việt Nam. Hiện nay, có 24 nhóm quan hệ đối tác21 hoạt động tại Việt Nam. Tầm quan trọng của Việt Nam không chỉ dừng lại ở đó mà Việt Nam là nơi tiếp thu được nhiều thông tin, tận mắt chứng kiến các dự án áp dụng các phương pháp hợp tác phát triển mới của các nhà tài trợ quốc tế. Thế giới sau khủng hoảng năm 2008-2009 đang chuyển sang công nghiệp sạch và tiết kiệm năng lượng. Việt Nam cũng cần phải có chính sách hỗ trợ phát triển lĩnh vực này, tăng đầu tư
20Nhóm LMDG gồm 13 nhà tài trợ song phương (Ôxtrâylia, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Hà Lan, Ai-rơ-len, Niu-di-lân, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Anh Quốc) được thành lập với ý tưởng là cùng nhau phối hợp sẽ hiệu quả hơn so với làm việc song phương.
21Nhóm hành động chống đói nghèo, Nhóm đối tác hỗ trợ chương trình mục tiêu quốc gia, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, Nhóm hành động giới, Môi trường, Sự tham gia của người dân, Đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Khu vực Tài chính, Thương mại, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Giáo dục, Y tế, HIV/AIDS, Ngành Lâm nghiệp, Nước và vệ sinh nông thôn, Giảm nghẹ Thiên tai, Nhóm Hỗ trợ quốc tế -Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giao thông, Quan hệ đối tác cho hỗ trợ phát triển chính thức của TP.HCM, Diễn đàn Đô thị, Cải cách hành chính công, Pháp luật, Quản lý Tài chính công, Nhóm đối tác về hiệu quả viện trợ.
78
vào năng lượng gió, năng lượng mặt trời…
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, ở cấp dự án, hơn một nửa số dự án phát triển hiện đang được thực hiện ở Việt Nam có đồng tài trợ của các đối tác phát triển khác. Ví dụ, Hiện đại hóa quản lý tài chính công, Giáo dục cho mọi người, Đối tác lâm nghiệp đều được đồng tài trợ. Vì có nhiều nhà tài trợ cùng hỗ trợ một sáng kiến, chi phí giao dịch được giảm nhiều và sự gắn kết về chính sách được cải thiện [22, tr.50-51]. Hai cơ quan phát triển của Hàn Quốc cũng đang tìm các phương án hợp tác với các nhà tài trợ khác. Chẳng hạn, KOICA hợp tác với JICA trên lĩnh vực môi trường và KEXIM tham gia hoạt động Nhóm 6 ngân hàng tại Việt Nam. Từ năm 2010, Hàn Quốc là thành viên của ủy ban điều hành Nhóm đối tác về hiệu quả viện trợ tại Việt Nam. Ngoài ra, JICA đề xuất Hàn Quốc hợp tác vốn vay EDCF tham gia cho Chương trình Biến đổi Khí hậu (Climate Change Program Loan) cho Việt Nam, lấy dự án này là mốc sự kiện hợp tác tại Châu Á [68, tr.234].
Còn phía Việt Nam cũng nhận thức rõ rằng vị thế của mình trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định và muốn làm vai trò có sáng kiến gì để thay đổi thế giới và khu vực.22 Việt Nam đã hoàn thành và vượt nhiều nội dung trong mục tiêu MDGs và có thể đạt được các mục tiêu còn lại vào năm 2015. Những thành quả đó có được là nhờ MDGs đã được lồng ghép vào các chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển ở các cấp; đồng thời còn được thực hiện thông qua nhiều chương trình mục tiêu quốc gia với sự tham gia và tập trung nguồn lực của cả xã hội, cộng đồng quốc tế. Sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam trong thực hiện MDGs, cần tiếp tục nỗ lực tối đa nhằm duy trì môi trường kinh tế ổn định, xây dựng cơ chế ngăn ngừa và giải quyết khủng hoảng, tạo điều kiện thương mại thuận lợi. Việt Nam muốn các nước tiếp tục quan tâm, cung cấp nguồn lực cho việc thực hiện MDGs và tìm giải pháp đối với những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính tiền tệ, khủng hoảng năng lượng, lương thực và đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.
79
Thống kê của Bộ kế hoạch đầu tư cho thấy, năm 2000, năm trước khi thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001- 2010, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 391USD/năm thì đến năm 2010, GDP bình quân đầu người đã vượt kế hoạch, đạt 1.168 USD/năm, đưa Việt Nam ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp, gia nhập nhóm quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình thấp.23
Xuất khẩu của Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng, năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt hơn 71 tỷ USD, chiếm 2/3 GDP, cao gấp gần 5 lần năm 2000 là 14,5 tỷ USD, với tốc độ tăng bình quân gần 17,2%/năm. Với nền kinh tế phụ thuộc lớn vào xuất khẩu như Việt Nam, sự tăng tốc của xuất khẩu chính là động lực tăng trưởng của nền kinh tế.
Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cao là 7,2%/năm với sự đóng góp chủ yếu của vốn. Dù tăng trưởng đạt mục tiêu đề ra, song hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn thấp, phát triển chưa bền vững, nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước còn nhiều yếu kém, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam có trình độ công nghệ và quản lý yếu kém. Trong xuất khẩu, hàng thô vẫn chiếm tỷ trọng lớn, hàng công nghệ cao còn chiếm tỷ lệ khiếm tốn. Tỷ lệ này không thay đổi nhiều năm qua, do sự chuyển dịch cơ cấu lao động chậm. Mục tiêu đặt ra đến năm 2010 là đóng góp của nông nghiệp vào GDP đạt dưới 20%, nhưng hiện vẫn ở mức 21%. Việt Nam đã bước vào thời kỳ dân số vàng, nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp. Đây là điều rất đáng lo ngại trong điều kiện nền kinh tế
23
Ngân hàng Thế giới phân nhóm quốc gia theo mức thu nhập đầu người / năm (năm 2008) Nhóm các nước có thu nhập thấp GNI bình quân đầu người dưới 935 USD/năm Nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp GNI bình quân đầu người từ 936 đến 3.705 USD/năm Nhóm các nước có thu nhập trung bình cao GNI bình quân đầu người từ 3.706 đến 11.455 USD/năm Nhóm các nước thu nhập cao GNI bình quân đầu người trên 11.456 USD/năm
80
tri thức.
Một số hạn chế nữa là, kết cấu hạ tầng không đồng bộ, các công trình xây dựng kéo dài, chậm đưa vào sử dụng. Thị trường khoa học công nghệ, thị trường lao động, thị trường bất động sản hình thành, nhưng còn nhiều bất cập. Thể chế thị trường, cơ chế chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng… những tiền đề chính cho phát triển kinh tế của Việt Nam đều đang khó khăn. Tư duy phát triển kinh tế - xã hội chưa theo kịp thực tế phát triển. Để khắc phục được những hạn chế trên, Việt Nam cần huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó vai trò của viện trợ phát triển của cộng đồng quốc tế trong thời gian tới sẽ rất quan trọng.
Biểu 3.1 : Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA tại Việt Nam 1993-2009
0.00 1000.00 2000.00 3000.00 4000.00 5000.00 6000.00 7000.00 8000.00 9000.00 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 CAM KẾT KÝ KẾT GIẢI NGÂN
Nguồn : Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam năm 2010 [21]
Từ năm 1993 đến cuối năm 2010, tổng vốn ODA được các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam đạt tới hơn 64 tỷ USD và có xu hướng tăng lên qua mỗi năm. Trong bối cảnh chịu hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới, các nhà tài trợ tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) đã cam kết tiếp tục dành cho Việt Nam khoản vốn ODA năm 2009 trị giá khoảng 8,2 tỷ USD và năm 2010 là 7,88 tỷ USD. Điều này cho thấy các nhà tài trợ quốc tế đang đánh giá rất cao về môi trường phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
81
Theo số liệu thống kê, tổng số vốn đã được giải ngân 1993-2010 đạt trên 28 tỷ USD. Tỷ lệ giải ngân vốn ODA trong 4 năm (2006-2010) gần đây cho thấy, tổng số giải ngân đạt hơn 12,5 tỷ USD, chiếm trên 40% tổng vốn ODA cam kết và riêng năm 2010 giải ngân đạt 3,5 tỷ USD. Tuy con số được giải ngân đạt được còn thực sự khiêm tốn nhưng đang tăng lên. Vì viện trợ không hoàn lại không có những ràng buộc về trả nợ nước ngoài, chủ yếu dưới hình thức hỗ trợ kỹ thuật, tập trung vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, xã hội, cải cách hành chính... nên tỷ lệ giải ngân đạt mức cao hơn vốn ODA hoàn lại có điều kiện giải ngân nghiêm ngặt do các nhà tài trợ đặt ra. Nguồn vốn ODA có hoàn lại thường đầu tư vào các dự án có công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, mà các dự án này thường phải qua nhiều công đoạn, mất nhiều thời gian. Nguyên nhân chính của việc giải ngân và sử dụng vốn ODA còn thấp hơn mức trung bình của khu vực là do từ trước đến này vốn ODA đều được sử dụng để đầu tư các dự án công lớn. Nhưng sử dụng cách nào thì cũng do cơ quan quản lý nhà nước cấp Bộ, Ngành hoặc các doanh nghiệp nhà nước quản lý và chi tiêu nên hiệu quả và tính minh bạch thấp, còn không ít những vấn đề cần tiếp tục được điều chỉnh.
Theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 được Đại hội Đảng