Đặc điểm tiếp nhận viện trợ phát triển của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Hợp tác phát triển Hàn - Việt qua ODA giai đoạn 2001-2010 (Trang 30 - 32)

Tổng vốn viện trợ bao gồm ODA và tổ chức tư nhân quốc tế cung cấp cho Hàn Quốc trong giai đoạn năm 1945-1999 được thống kê là 13,976 tỷ USD. Trong đó, vốn ODA là 12,776 tỷ USD và nguồn vốn viện trợ tư nhân là 1,2 tỷ USD. Trong 12,776 tỷ USD nguồn vốn viện trợ phát triển, nguồn vốn viện trợ không hoàn lại là 6,997 tỷ USD chiếm 55% và số vốn còn lại là viện trợ hoàn lại có tỷ lệ cho không trên 25% là 5,779 tỷ. Ngoài ra, Hàn Quốc tiếp nhận vốn vay phát triển tỷ lệ cho không dưới 25% là 31,196 tỷ USD.

Bảng 1.5 : Quy mô viện trợ Hàn Quốc đã tiếp nhận giai đoạn 1945-1999

Viện trợ phát triển (1945-1999)

Vốn vay phát triển chính thức ít ưu đãi (1964-1999) ODA NGO 31,196 tỷ USD 12,776 tỷ USD 1,2 tỷ USD 13,976 tỷ USD Nguồn : [51, tr.394]

Phân loại theo chủ thể cung cấp viện trợ thì nguồn vốn viện trợ song phương chiếm 93% là 11,88 tỷ USD, nguồn vốn viện trợ đa phương chỉ là 968 triệu USD. Phân theo loại hình viện trợ, Hàn Quốc đã tiếp nhận nhiều loại hình viện trợ đa dạng bao gồm cung cấp điện, hàng tiêu dùng, kỹ thuật và vốn ... “Cắt giảm nợ và tái cấu trúc” là loại hình viện trợ duy nhất Hàn Quốc không tiếp nhận.

Trong các chủ thể cung cấp ODA, Mỹ là nước cung cấp viện trợ song phương lớn nhất chiếm 43% là 5,542 tỷ USD và tiếp theo là Nhật Bản cung cấp 5,52 tỷ USD, Đức cung cấp 835 triệu USD, Kế hoạch Cứu hội Tư nhân tại Hàn Quốc (CRIK : Civil Relief in Korea) cung cấp 457 triệu USD, WB cung cấp 143 triệu USD, Cơ quan Tái thiết Hàn Quốc của UN (UNKRA : United Nations Korean Reconstruction Agency) cung cấp 122 triệu USD [51, tr. 395-396].

30

triển kinh tế - xã hội của mình. Các dự án viện trợ được cung cấp cho Hàn Quốc tiến hành bởi tầm nhìn xa, nhấn mạnh nguồn nhân lực, công nghệ, chính sách, thể chế và những yếu tố hợp tác soft (linh hoạt), do đó, các dự án tồn tại được lâu và có thể nâng cao hiệu quả viện trợ. Xem xét về viện trợ nước ngoài dành cho Hàn Quốc trong thời kỳ phát triển kinh tế, viện trợ vốn vay thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế trong nước dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhưng viện trợ không hoàn lại sau chiến tranh Hàn Quốc chủ yếu là hàng tiêu dùng nhằm khắc phục hậu quả chỉ thúc đẩy tiêu thụ không ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế [68, tr.49].

Đặc biệt, Hàn Quốc thể hiện ý chí, sáng kiến (inisitive), tham gia tích cực và có ý thức làm chủ trong quá trình thực hiện các dự án viện trợ. Trước khi triển khai từng dự án, Hàn Quốc chú trọng đối thoại chính sách và trao đổi ý kiến với đơn vị cung cấp viện trợ nhằm lựa chọn các dự án ưu tiên, tập trung và lựa chọn các dự án cần thiết. Lấy ví dụ, việc thành lập viên nghiên cứu khoa học kỹ thuật Hàn Quốc (KIST :Korea Institute of Science and Technology) năm 1966 và xây dựng dự án nhà máy sản xuất gang thép POSCO năm 1968, đường cao tốc Xơun-Busan năm 1970 vv... sử dụng vốn ODA và tiếp nhận hợp tác kỹ thuật từ nước ngoài để phục vụ cho Hàn Quốc khắc phục được trình độ khoa học công nghệ tụt xa so với các nước phát triển, làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp Hàn Quốc bền vững hiện nay.

Kinh nghiệm tiếp nhận viện trợ của Hàn Quốc hiện đang được thế giới đánh giá cao và giúp cho Hàn Quốc xây dựng chính sách viện trợ cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ định rằng Hàn Quốc tiếp nhận được nhiều viện trợ vì Hàn Quốc vừa là đối tượng vấn đề Nam-Bắc vừa là đối tượng vấn đề Đông-Tây. Có sự giúp đỡ của các nước đó, Hàn Quốc mới phát triển được như ngày hôm nay.

31

Một phần của tài liệu Hợp tác phát triển Hàn - Việt qua ODA giai đoạn 2001-2010 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)